Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBéo phì gây bệnh khớp, tiểu đường, đột quỵ

Béo phì gây bệnh khớp, tiểu đường, đột quỵ


Nhiều người béo phì bị kỳ thị, sống tự ti, khép mình vì bị cho rằng do ăn nhiều nên béo phì; trong khi, béo phì là bệnh mạn tính, cần nhận thức đúng và điều trị kịp thời.

TS.BS Lâm Văn Hoàng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì, hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Tổng Thư ký Hội Đái tháo đường và Nội tiết TP.HCM, cảnh báo béo phì là bệnh mạn tính, tái phát và tiến triển; là cửa ngõ của nhiều bệnh tật, đe dọa sức khỏe người bệnh.

Bác sỹ Hoàng dẫn một nghiên cứu cho thấy, béo phì với BMI hơn 30 kg/m2, gây nhiều biến chứng nguy hiểm, như viêm khớp gối (chiếm 52%), tăng huyết áp (chiếm 51%), ngưng thở khi ngủ (chiếm 40%), trào ngược dạ dày thực quản (chiếm 35%), gan nhiễm mỡ không do rượu (chiếm 29%), đột quỵ (chiếm 3%), đái tháo đường và nhồi máu cơ tim cùng chiếm 21%, nguy cơ ung thư… Những người bệnh này cần được chăm sóc y tế, điều trị kịp thời.

“Thế nhưng nhiều người chưa hiểu đúng về béo phì, chưa biết đây là bệnh, chỉ đi khám khi đã có biến chứng. Người bệnh cần nhận thức đúng về bệnh béo phì, thay vì chỉ xem đây là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh khác hoặc quan niệm béo phì do ăn nhiều, thiếu vận động”, bác sỹ Hoàng cảnh báo.

Cũng vì chưa hiểu đúng nên nhiều người định kiến, kỳ thị người thừa cân béo phì. Người thừa cân béo phì sống tự ti, khép mình, khó hòa nhập cộng đồng, khó chấp nhận bản thân, xấu hổ về ngoại hình, bế tắc trong cuộc sống.

“Trầm cảm, rối loạn lo âu là một trong những biến chứng của béo phì. Cần nhận thức đúng về bệnh để điều trị kịp thời và xóa bỏ định kiến, kỳ thị với người béo phì. Đó là điều nhân văn”, bác sỹ Hoàng nhấn mạnh.

Người mắc bệnh béo phì có nguy cơ trầm cảm tăng 55% theo thời gian, còn những người bị trầm cảm cũng tăng 58% nguy cơ béo phì, theo Liên đoàn phẫu thuật béo phì thế giới (IFSO).

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh tỉnh rối loạn sức khỏe tâm thần cũng là một trong những yếu tố cần được đánh giá với người bệnh béo phì.

Học viện Y khoa Hoàng gia Anh (Royal College of Physicians UK) cho rằng, điều quan trọng với nền y tế quốc gia là phải xóa bỏ sự kỳ thị liên quan đến béo phì.

Đây không phải do lối sống của người ăn quá nhiều mất kiểm soát mà do cơ thể rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng của di truyền và các yếu tố môi trường xã hội như ít có thời gian vận động…

Béo phì là tình trạng tích tụ mỡ thừa quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân. Theo WHO, với người châu Á, BMI từ 23 trở lên là thừa cân, BMI từ 25 trở lên là béo phì. BMI được tính bằng cách lấy cân nặng chia cho bình phương chiều cao.

“Vòng eo cũng là chỉ số quan trọng, giúp tầm soát nguy cơ thừa cân béo phì; đồng thời là biểu hiện của tình trạng thừa mỡ nội tạng. Đối với người châu Á, nguy cơ này tăng lên khi vòng eo trên 80 cm ở nữ và trên 90 cm ở nam”, bác sỹ Hoàng cho biết.

Trước đây, béo phì không được công nhận là bệnh. Đến năm 1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới chính thức công nhận béo phì là một bệnh mạn tính. Năm 1997, khi tỷ lệ người dân béo phì và thừa cân đã tăng gấp 3 lần so với năm 1975, WHO chính thức công nhận béo phì là một đại dịch toàn cầu.

Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (American Medical Association) cũng công nhận béo phì là một bệnh mạn tính đòi hỏi quản lý và điều trị lâu dài. Liên đoàn Béo phì Quốc tế (World Obesity Federation – WOF) nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động ngay lập tức để ngăn ngừa và kiểm soát đại dịch toàn cầu này.

Theo Liên đoàn Phòng chống Béo phì Thế giới, tỷ lệ béo phì trên toàn thế giới đã tăng ba lần từ năm 1975 đến năm 2022. Gần 3 tỷ người thừa cân béo phì, trong đó 1 tỷ người phải chung sống với bệnh béo phì – tức cứ 7 người thì có 1 người mắc bệnh.

Con số này được dự đoán sẽ tăng lên, đến năm 2035 có 51% thế giới, tương đương hơn 4 tỷ người béo phì hoặc thừa cân nếu không có hành động can thiệp kịp thời; nghĩa là cứ 4 người sẽ có 1 người thừa cân béo phì.

Số người béo phì ở Việt Nam đang có tốc độ tăng nhanh nhất trong các nước Đông Nam Á, ở mức 38%; trong khi tỷ lệ người béo phì của các nước trong khu vực là 10%-20%.

Riêng tại TP.HCM, tình trạng thừa cân béo phì tiếp tục tăng ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi tăng từ 11,1% (năm 2017) lên 13,6% (năm 2022), trong khi toàn quốc là 11,1%; ở người trưởng thành hơn 37%, trong khi toàn quốc chỉ 20%.

Thống kê riêng của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, tỷ lệ người thừa cân béo phì chiếm khoảng 56%-57% trên tổng số bệnh nhân đến khám tại bệnh viện một năm qua.

Tỷ lệ người thừa cân béo phì ngày càng tăng nhưng tỷ lệ được điều trị còn rất nhiều hạn chế. Đồng thời, bác sỹ Hoàng dẫn số liệu của Đại học Y khoa Yale (Mỹ) năm 2016, đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2, tỷ lệ điều trị là 86%; tuy nhiên, tỷ lệ điều trị đối với người thừa cân béo phì chỉ 2%, trong khi có đến 46% người Mỹ thừa cân béo phì.

Theo bác sỹ Hoàng, nhu cầu điều trị luôn rất nhiều nhưng chưa có đơn vị y tế chuyên nghiệp chăm sóc và điều trị cho người thừa cân béo phì.

Nhiều người thừa cân béo phì áp dụng những phương pháp giảm cân không chính thống, không được chứng minh bởi khoa học, gây nhiều đau đớn, thậm chí mất mát về thể chất và tinh thần người bệnh. Vì vậy, cần trung tâm chuyên sâu, toàn diện để tầm soát, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế cho người thừa cân béo phì.

Bộ Y tế hiện đã ban hành tài liệu hướng dẫn và điều trị béo phì. Theo đó, các bác sỹ điều trị béo phì bằng cách tiếp cận từng bước, đa mô thức và cá thể hóa. Người bệnh được đánh giá, điều trị theo chỉ định của bác sỹ đồng thời thay đổi lối sống toàn diện, từ ăn uống đến vận động.

Theo bác sỹ Hoàng, có nhiều yếu tố gây béo phì như di truyền học, giới tính, lối sống, sức khỏe tâm thần, tuổi, dân tộc. Trong đó, yếu tố không thể thay đổi được như lớn tuổi, di truyền, rối loạn nội tiết; các yếu tố thay đổi được, như ít vận động, chế độ ăn, hút thuốc lá và sử dụng thuốc.

Yếu tố di truyền học đóng vai trò quan trọng gây béo phì. Các nghiên cứu ước tính rằng yếu tố di truyền chiếm khoảng 40%-70% nguy cơ béo phì ở một người.

Gen di truyền liên quan đến hệ thống điều khiển sự thèm ăn và tiêu hao năng lượng, quá trình trao đổi chất và tích trữ mỡ. Đơn cử như gene ADRB3 giảm khả năng đốt cháy mỡ và tăng tích trữ mỡ, góp phần làm tăng tình trạng béo phì.

“Điều trị bệnh béo phì là trách nhiệm của xã hội, không phải của riêng cá nhân. Cũng như các bệnh không lây nhiễm khác, béo phì có thể phòng ngừa và kiểm soát được”, bác sỹ Hoàng nói.





Nguồn: https://baodautu.vn/beo-phi-gay-benh-khop-tieu-duong-dot-quy-d226057.html

Cùng chủ đề

Khám béo phì phát hiện gan nhiễm mỡ, đái tháo đường

Nam bệnh nhân 30 tuổi, ngụ tại Bắc Ninh, cao 177 cm, nặng 109 kg, kề cận mức béo phì nguy hiểm, chưa từng khám sức khỏe trước đó, phát hiện đái tháo đường type 2, rối loạn lipid máu, gan nhiễm mỡ độ 3, tăng men gan. Nếu tiếp tục chủ quan, trì hoãn không đi khám, bệnh nhân có thể phải nhập viện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại biểu tiếp tục sốt ruột trước tình trạng thiếu thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế nói đã tháo gỡ nhiều

Thực tế, vẫn còn thời điểm người dân khám xong không mua được thuốc tại nhà thuốc bệnh viện, ảnh hưởng đến việc điều trị, theo phản ánh của đại biểu Quốc hội. Đại biểu tiếp tục sốt ruột trước tình trạng thiếu thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế nói đã tháo gỡ nhiềuThực tế, vẫn còn thời điểm người dân khám xong không mua được thuốc tại nhà thuốc bệnh viện, ảnh hưởng đến việc điều trị, theo...

Cơ hội nào cho cổ phiếu ngân hàng?

Chỉ số VNFINLEAD - nơi tập trung các mã chứng khoán ngân hàng - tài chính hàng đầu thị trường - đã có một phiên giảm mạnh trong hôm nay (11/11), đưa chỉ số về lại vùng giá hồi nửa cuối tháng 9 vừa qua. Chỉ số VNFINLEAD - nơi tập trung các mã chứng khoán ngân hàng - tài chính hàng đầu thị trường - đã có một phiên giảm mạnh trong hôm nay (11/11), đưa...

Đấu giá đất Hoài Đức vắng lặng, nhưng mức giá trúng đã vượt 100 triệu đồng/m2

Phiên đấu giá 32 lô đất cuối cùng tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên không còn cảnh đông đúc, tấp nập như hai phiên đấu giá trước. Tuy nhiên, mức giá trúng có thể sẽ không vì vậy mà giảm sút. Đấu giá đất Hoài Đức vắng lặng, nhưng mức giá trúng đã vượt 100 triệu đồng/m2Phiên đấu giá 32 lô đất cuối cùng tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên không còn cảnh đông đúc, tấp nập như...

Cổ phần hóa, thoái vốn đều chậm, vẫn còn nguyên nhân chậm phê duyệt phương án sử dụng đất

Việc sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước là 1 trong 4 nội dung lớn liên quan đến nội dung chất vấn tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội XV mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội. Cổ phần hóa, thoái vốn đều chậm, vẫn còn nguyên nhân chậm phê duyệt phương án sử dụng đấtViệc sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước là 1...

Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trường

Lực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng của phiên hôm nay, trong khi nhóm ngân hàng “hạ giá” sâu. Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trườngLực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng...

Bài đọc nhiều

6 nhóm người nên hạn chế ăn thịt vịt

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, vị ngọt, nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư.Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D. Đây là...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

Cách thở đúng cách khi chạy bộ

Khi chạy bộ, cơ bắp và hệ hô hấp phải làm việc nhiều hơn bình thường. Cơ thể tạo ra nhiều khí carbon dioxide (CO2) và cần nhiều oxy hơn khiến người chạy dễ cảm thấy hụt hơi, khó thở, tức ngực nếu hít thở không đúng cách.Hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng được khuyến khích khi chạy bộ. Hít vào bằng mũi góp phần phát hiện mùi hôi, chất độc hại trong không khí. Không...

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Cùng chuyên mục

Đại biểu tiếp tục sốt ruột trước tình trạng thiếu thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế nói đã tháo gỡ nhiều

Thực tế, vẫn còn thời điểm người dân khám xong không mua được thuốc tại nhà thuốc bệnh viện, ảnh hưởng đến việc điều trị, theo phản ánh của đại biểu Quốc hội. Đại biểu tiếp tục sốt ruột trước tình trạng thiếu thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế nói đã tháo gỡ nhiềuThực tế, vẫn còn thời điểm người dân khám xong không mua được thuốc tại nhà thuốc bệnh viện, ảnh hưởng đến việc điều trị, theo...

Lợi ích, cách sử dụng an toàn và tác dụng phụ của cây hương thảo

Các lợi ích chính của hương thảo cho sức khỏe là: Cải thiện hệ thần kinh Hương thảo giúp cải thiện chức năng của hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ, sự tập trung và lý luận, và giúp ngăn ngừa và điều trị các vấn đề như trầm cảm và lo lắng. Loại thảo dược này thậm chí còn giúp giảm mất trí nhớ xảy ra tự nhiên ở người cao tuổi, và cũng có thể được sử dụng dưới...

Cứu sống bệnh nhân có vết thương thấu tim, gan

GĐXH – Bệnh nhân bị vật sắc nhọn đâm vào vùng ngực và mũi ức, đứt sụn sườn 5-6, bên trái có 1 vết thương tim, 2 vết thương gan. ...

Phát hiện virus mới có thể tiêu diệt siêu vi khuẩn kháng thuốc

Các nhà khoa học Australia vừa phát hiện virus mới có thể tiêu diệt siêu vi khuẩn kháng thuốc, mở ra hướng đi mới trong cuộc chiến chống kháng kháng sinh. ...

ĐBQH: Phòng khám gắn mác quốc tế, bác sĩ ‘dỏm’ bủa vây bệnh nhân

Đặt vấn đề chất vấn tại Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV diễn ra chiều nay (11/11), đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu thực trạng các cơ sở y tế tư nhân, phòng khám, phòng mạch, bác sĩ gắn mác có yếu tố nước ngoài... treo bảng hiệu điều trị nhiều loại bệnh, trong đó không ít bác sĩ không có bằng cấp cũng như giấy phép hành nghề, bệnh nhân không biết đâu mà...

Mới nhất

Đại biểu tiếp tục sốt ruột trước tình trạng thiếu thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế nói đã tháo gỡ nhiều

Thực tế, vẫn còn thời điểm người dân khám xong không mua được thuốc tại nhà thuốc bệnh viện, ảnh hưởng đến việc điều trị, theo phản ánh của đại biểu Quốc hội. Đại biểu tiếp tục sốt ruột trước tình trạng thiếu thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế nói đã tháo gỡ nhiềuThực tế, vẫn còn thời điểm...

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Thượng viện Chile

(ĐCSVN) - Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị Quốc hội hai bên tăng cường hợp tác, phát huy vai trò trong việc ủng hộ thông qua các sáng kiến, thỏa thuận và hiệp định hợp tác được ký kết giữa chính phủ, các bộ, ngành và địa phương hai nước nhằm hoàn thiện khuôn khổ hợp tác song...

Công bố Cúp Chiến thắng 2024 lần thứ 8

(ĐCSVN) - Giải thưởng thường niên, danh giá được ví như Oscar của thể thao Việt Nam - Cúp Chiến thắng 2024 lần thứ 8 đã chính thức công bố đề cử. Danh sách đề cử các hạng mục giải thưởng Cúp Chiến thắng 2024 ...

Bão số 8 giật cấp 13 đổ bộ Biển Đông

Lúc 22h, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão số 8 mạnh cấp 11 (103-117km/h), giật cấp 13. Bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 20km/h.Dự báo đến 22h ngày 12/11, bão số 8 trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h. Sức gió...

Cô gái người Mông giành giải Hoa khôi Duyên dáng thanh niên Yên Bái

TPO - Vượt qua hơn 100 thí sinh đến từ các huyện, thị xã, thành phố, thí sinh người dân tộc Mông, ở huyện Mù Cang Chải vừa trở thành Hoa khôi cuộc thi "Duyên dáng thanh niên Yên Bái" năm 2024. TPO - Vượt qua hơn 100 thí sinh đến từ các huyện, thị xã,...

Mới nhất