Trang chủKinh tếNông nghiệpNuôi bò vàng A Lưới- mô hình thoát nghèo bền vững

Nuôi bò vàng A Lưới- mô hình thoát nghèo bền vững


Trước đây, gia đình ông Lê Văn Chương (thôn Cân Tôm, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới) có hoàn cảnh khó khăn vì phát triển chăn nuôi, trồng trọt kiểu nhỏ lẻ, manh mún. Những năm trở lại đây, bằng việc đầu tư phát triển chăn nuôi bò vàng quy mô lớn, từ hộ nghèo, gia đình ông Chương đã có kinh tế khá giả nhờ thu nhập ổn định.

“Trước đây gia đình tôi có chăn nuôi bò nhưng số lượng nhỏ lẻ nên thu nhập chỉ như lấy công làm lãi, đời sống vì thế rất khó khăn. Từ khi được sự hướng dẫn, hỗ trợ của các cấp chính quyền, đoàn thể, tôi mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi bò vàng quy mô gia trại, số lượng lên cả trăm con. Hiện mỗi năm mô hình chăn nuôi bò vàng cho lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng”, ông Chương phấn khởi kể.

Tương tự gia đình ông Chương, nhiều hộ dân ở xã Hồng Thượng từ hoàn cảnh kinh tế khó khăn đã vươn lên thoát nghèo nhờ phát triển chăn nuôi bò vàng. Theo Hội Nông dân xã Hồng Thượng, trước đây người dân ở xã chủ yếu phát triển chăn nuôi bò nhỏ lẻ, mỗi gia đình chỉ nuôi 1-2 con, nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Từ khi huyện có chủ trương phát triển chăn nuôi bò vàng số lượng lớn và áp dụng chặt chẽ khoa học kỹ thuật, số lượng đàn bò vàng ở địa phương ngày càng tăng về số lượng và chất lượng.

Hiện Hồng Thượng là một trong những địa phương có số lượng bò vàng nhiều nhất huyện A Lưới. Toàn xã có hàng chục hộ dân phát triển chăn nuôi bò vàng số lượng lớn, tổng đàn bò ở xã đã lên hơn 1.000 con. Mô hình chăn nuôi bò vàng đã trở thành mô hình thoát nghèo hiệu quả, bền vững cho nhiều hộ dân.

Nuôi bò vàng A Lưới- mô hình thoát nghèo bền vững  - Ảnh 2.

Phương thức chăn nuôi của đồng bào vùng cao và điều kiện thời tiết đặc thù đã tạo nên hương vị riêng có của thịt bò vàng A Lưới.

Bò vàng A Lưới là giống bò vàng bản địa, có thớ thịt nhỏ, mịn và được chăn nuôi tự nhiên nên chất lượng thịt thơm ngon. Phương thức chăn nuôi của đồng bào vùng cao và điều kiện thời tiết đặc thù đã tạo nên hương vị riêng có của thịt bò vàng A Lưới.

Từ năm 2021, thịt bò vàng A Lưới được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. Cũng trong năm này, Hội Nông dân huyện A Lưới được giao làm hồ sơ trình xin cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể và logo biểu trưng cho “Thịt bò vàng A Lưới”.

Tháng 2/2023, “Thịt bò vàng A Lưới” được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ. Đây là điều kiện, cơ hội tốt cho huyện giới thiệu, quảng bá thịt bò vàng A Lưới ra thị trường và thúc đẩy hoạt động chăn nuôi theo quy hoạch, mang lại hiệu quả cao cho các hộ dân, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

Cùng thời gian này, UBND huyện A Lưới triển khai thực hiện đề án phát triển đàn bò trên địa bàn huyện giai đoạn 2023-2025 với tổng kinh phí hơn 33,5 tỷ đồng. Theo mục tiêu đề ra, đến cuối năm 2025, tổng đàn bò ở huyện A Lưới đạt 12.000 con. Từ năm 2023 đến năm 2025, sẽ có khoảng 1.800 con bò cái hậu bị được nhập vào địa bàn huyện (gồm bò vàng và bò lai 25% máu ngoại), đồng thời có khoảng 1.200 con bò cái được phối giống bằng thụ tinh nhân tạo.

Nuôi bò vàng A Lưới- mô hình thoát nghèo bền vững  - Ảnh 3.

Từ khi huyện A Lưới có chủ trương phát triển chăn nuôi bò vàng số lượng lớn và áp dụng chặt chẽ khoa học kỹ thuật, số lượng đàn bò vàng ở địa phương ngày càng tăng về số lượng và chất lượng.

Để phát triển chăn nuôi bò bền vững, huyện tiến hành tập huấn cho nông dân, kỹ thuật viên và cán bộ thú y cơ sở. Trên địa bàn huyện cũng sẽ có 45ha cỏ được trồng mới, những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sẽ được chuyển sang trồng ngô, khoai lang, cây họ đậu… để tạo nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi bò.

Hiện tại huyện A Lưới có tổng đàn gia súc gần 20.000 con, trong đó riêng đàn bò hơn 13.000 con. Cùng với việc phát triển số lượng và chất lượng đàn bò vàng, thời gian qua, các cửa hang nông sản A Lưới được hình thành, góp phần quảng bá cho nông sản nơi đây, trong đó thịt bò vàng là một trong những mặt hàng đặc sản của địa phương với các sản phẩm đa dạng như thịt bò tươi, thịt bò khô, thịt bò một nắng…

Sản phẩm thịt bò vàng A Lưới trở thành một trong mặt hàng được đông đảo du khách chọn mua khi đến huyện miền núi này. Đồng thời, tại nhiều cửa hàng nông sản, hội chợ ở miền xuôi, nhất là ở TP.Huế, sản phẩm thịt bò vàng A Lưới được người tiêu dùng ưa chuộng.

Ông Nguyễn Văn Hải- Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết: Thời gian tới, huyện sẽ tăng cường tuyên truyền cho bà con nhân dân về phát triển chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi bò vàng. Huyện cũng quán triệt sâu rộng đến người dân việc phải đảm bảo chất lượng, xuất xứ nguồn gốc thịt bò để giữ thương hiệu sản phẩm, phát triển thị trường tiêu thụ, từ đó giúp người chăn nuôi bò vàng trên địa bàn phát triển kinh tế bền vững. 





Nguồn: https://danviet.vn/nuoi-bo-vang-a-luoi-mo-hinh-thoat-ngheo-ben-vung-20240930091035781.htm

Cùng chủ đề

Thăm “ngôi nhà chung” bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới

(Tổ Quốc) - Việc đưa vào hoạt động Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã đáp ứng được mong mỏi về một "ngôi nhà chung" để bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc đang sinh sống tại đây. ...

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới

(Tổ Quốc) - Thời gian qua, công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) được triển khai kịp thời, đồng bộ, qua đó đạt được nhiều kết quả tích cực.Về văn học nghệ thuật, địa phương đã...

Tại huyện A Lưới của Thừa Thiên Huế, nghề dệt độc đáo này đang tạo việc làm, thu nhập tốt cho dân

Nghề dệt zèng (vải thổ cẩm) là nghề truyền thống được hình thành cách đây hàng trăm năm của đồng bào Tà Ôi ở huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trang phục làm từ sản phẩm dệt zèng đã trở thành nét văn...

Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch tại A Lưới

A Lưới là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, di tích lịch sử văn hóa, làng nghề đa dạng. Huyện còn là vùng đất lưu giữ nhiều phong tục tập...

A Lưới thoát nghèo và mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”

Thu nhập bình quân đầu người tăng 1,6 lần Đến xã Quảng Nhâm (huyện A Lưới), hỏi gia đình anh Nguyễn Hải Teo hầu như ai cũng biết, bởi đây là một trong những hộ dân thoát nghèo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một ông giám đốc Quảng Ninh tự tin xuất khẩu hàu đại dương, hải sản đại bổ nhờ công nghệ này

Bằng tư duy nhạy bén, anh Nguyễn Văn Cường (xã Liên Hòa, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư công nghệ hiện đại để chế biến và bảo quản hàu Đại Dương. Qua đó, không chỉ nâng cao giá trị hàu Đại Dương, mà còn đảm bảo sản phẩm...

Phụ huynh vui mừng, nhà trường đồng thuận

TPHCM vừa đề xuất hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên GDTX hệ THPT từ năm học 2025 - 2026. ...

Gành Dầu tăng tốc đạt xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025

Xã Gành Dầu (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là một trong nhưng xã đầu tiên của đảo ngọc đạt chuẩn nông thôn mới. Với lợi thế cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm… được đầu tư bài bản, trên địa bàn xã có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư...

Xây dựng tổ khuyến nông cộng đồng thành lực lượng chủ lực của ngành nông nghiệp ở cơ sở

Do là tổ chức mới hình thành nên các tổ khuyến nông cộng đồng chưa thể vận hành và hoạt động "trơn tru" ngay được; một số nơi còn chưa rõ về mô hình tổ chức, tư cách pháp nhân và thiếu nguồn lực hoạt động; năng lực của một số...

IELTS 8.0, SAT 1560, vừa nhận học bổng 7,5 tỷ đồng du học Mỹ

Trần Nam Khánh, học sinh lớp chuyên Anh 12A3, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ vừa nhận được học bổng 7,5 tỷ đồng cho 4 năm học từ ngôi trường top đầu của Mỹ. ...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Nguồn vốn chính sách giúp người dân Đắk Nông giảm nghèo nhanh và bền vững

Tại tỉnh Đắk Nông, những năm qua với “trợ lực” là nguồn vốn chính sách đã tiếp sức cho công tác giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ có nguồn vốn này mà hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã phát triển sinh kế, ổn định sản xuất để nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền...

Quảng Nam công nhận 68 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Sáng 19/12, Bộ Quốc phòng...

Một ông giám đốc Quảng Ninh tự tin xuất khẩu hàu đại dương, hải sản đại bổ nhờ công nghệ này

Bằng tư duy nhạy bén, anh Nguyễn Văn Cường (xã Liên Hòa, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư công nghệ hiện đại để chế biến và bảo quản hàu Đại Dương. Qua đó, không chỉ nâng cao giá trị hàu Đại Dương, mà còn đảm bảo sản phẩm...

Ngọt giòn cải làn Tân Liên

Sản phẩm OCOP 3 sao “Rau cải làn Tân Liên” của Hợp tác xã (HTX) sản xuất rau an toàn Tân Liên (thôn Nà Hán, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) đang từng bước khẳng định chất lượng, thương hiệu trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Thời điểm này, người dân thôn Nà Hán, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đang tất bật trồng gối vụ, chăm sóc và thu hoạch...

Gành Dầu tăng tốc đạt xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025

Xã Gành Dầu (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là một trong nhưng xã đầu tiên của đảo ngọc đạt chuẩn nông thôn mới. Với lợi thế cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm… được đầu tư bài bản, trên địa bàn xã có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư...

Mới nhất

Hơn 1.400 giáo viên tham dự chương trình tập huấn AI

NDO - Đại học RMIT Việt Nam triển khai tập huấn miễn phí cho giáo viên trên cả nước trong khuôn khổ sáng kiến của trường nhằm hỗ trợ người làm công tác giáo dục nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ AI, đặc biệt là AI tạo sinh trong các hoạt động dạy và học....

Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Dễ phát tán, nhưng lại khó kiểm soát, các tác nhân CBRN không chỉ đe dọa sức khỏe con người, cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến môi trường. Hiểm họa từ CBRN Theo ông Bùi Thế Nghị - Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hoá chất - Cục Hoá...

Điện Quang báo lỗ, ông Hồ Quỳnh Hưng không còn là người đại diện pháp luật

Ông Hồ Quỳnh Hưng, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện Quang, không còn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp này. Người thay thế là ông Trần Quốc Toản. ...

Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 phê duyệt Đề án Hội...

Tháo gỡ khó khăn trong việc tổ chức thực hiện giáo dục quyền con người tại cơ sở giáo dục mầm non

NDO - Giáo dục quyền con người là chìa khoá để góp phần nâng cao nhận thức xã hội, giúp ngăn ngừa, hạn chế vi phạm quyền, bảo đảm mỗi cá nhân biết tự bảo vệ quyền của mình và biết tôn trọng phẩm giá, quyền và tự do của người khác; trong đó có cán bộ...

Mới nhất