Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chính“Lợi” và “hại” khi đồ uống có đường chịu thuế tiêu thụ...

“Lợi” và “hại” khi đồ uống có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt


“Lợi” và “hại” khi đồ uống có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Chuẩn bị được trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ tám, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) với đề xuất bổ sung nước giải khát có đường vào diện chịu thuế đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả người dân và doanh nghiệp.





Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5 g/100 ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Tại Tờ trình Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Chính phủ nêu rõ, xu thế chung về cải cách thuế tiêu thụ đặc biệt ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là mở rộng cơ sở tính thuế. Việc này nhằm hạn chế tiêu dùng một số loại hàng hóa có hại cho sức khỏe cộng đồng, trẻ em, môi trường, hoặc nhà nước cần có sự điều tiết về tiêu dùng, bổ sung một số hàng hóa, dịch vụ mới vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (như nước giải khát có đường).

Dự thảo Luật bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5 g/100 ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế suất 10%) để thực hiện các chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Bộ Y tế về thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam.

Chính sách mới này, theo Chính phủ, nhằm kịp thời ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng thừa cân, béo phì đáng báo động ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhằm dự phòng giảm thiểu rủi ro bệnh tật và gánh nặng y tế đối với bệnh không lây nhiễm, nâng cao nhận thức và hạn chế tiêu thụ nước giải khát có đường, mang lại lợi ích về sức khỏe cộng đồng, đặc biệt đối với giới trẻ, thế hệ tương lai của quốc gia, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tại Báo cáo Đánh giá tác động của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) dẫn hàng trăm con số minh chứng cho sự cần thiết phải hạn chế tiêu thụ nước giải khát có đường.

Như, nhiều nhóm nước giải khát có đường được tiêu thụ trong năm 2022 tăng trưởng mạnh so với năm 2021, cụ thể là đồ uống có ga (16,7%), nước tăng lực (25,5%), nước rau và quả (16,92%), nước uống thể thao (35,6%), trà pha sẵn (9,8%). Dự kiến, các sản phẩm này tiếp tục tăng trưởng 6,4 – 8,7% trong năm tiếp theo.

Trong khi đó, tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em Việt Nam là đáng báo động. Nếu không có các can thiệp hiệu quả, ước tính đến năm 2030, Việt Nam sẽ có gần 2 triệu trẻ em trong độ tuổi 5 – 19 tuổi bị thừa cân, béo phì.

Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường, theo Bộ Tài chính, làm tăng giá các sản phẩm nước giải khát có hàm lượng đường cao, định hướng người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế, hoặc nước giải khát ít đường.

Đối với ngân sách nhà nước, thì năm 2026 tăng thu so với năm 2025 khoảng 2.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, số thu các năm sau sẽ giảm hơn so với năm đầu, do tác dụng của mục tiêu đánh thuế nước giải khát có đường để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng (sử dụng ít đi) và nhà sản xuất (chuyển đổi công thức, sản xuất sản phẩm có hàm lượng đường dưới ngưỡng đánh thuế).

Tác động tích cực nữa, theo đánh giá của Ban Soạn thảo, là sẽ khuyến khích các doanh nghiệp thay đổi thành phần, công thức sản xuất nước giải khát, giảm tỷ lệ đường trong sản phẩm để không chịu thuế. Từ đó, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Thẩm tra sơ bộ, đa số ý kiến thành viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội nhất trí với việc bổ sung sản phẩm nước giải khát vào diện chịu thuế, đồng thời, đề nghị Chính phủ làm rõ nội dung “theo Tiêu chuẩn Việt Nam”, vì quy định này có thể dẫn đến vướng mắc trong thực hiện đối với các sản phẩm nhập khẩu không được sản xuất theo Tiêu chuẩn Việt Nam, song vẫn có hàm lượng đường trên 5 g/100 ml.

Nhất trí với chính sách mới nói trên, song Bộ Y tế đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, bổ sung theo lộ trình các loại đồ uống có đường khác để phù hợp với định nghĩa của WHO, gồm các loại đồ uống có chứa đường tự do, như nước ngọt có ga hoặc không có ga; nước ép và đồ uống từ trái cây/rau củ; chất cô đặc dạng bột và lỏng; nước có pha chế hương liệu; nước tăng lực và đồ uống cho người chơi thể thao; trà pha sẵn; cà phê pha sẵn và đồ uống sữa có pha chế hương liệu.

“Theo định nghĩa của WHO, thì còn một số loại chưa được bao hàm trong khái niệm nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam”, Bộ Y tế giải thích.

Tác động tiêu cực đến doanh nghiệp không lớn

Theo Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường là không khả thi trong việc đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì. Bởi béo phì là một căn bệnh phức tạp do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm nạp dư thừa năng lượng, thiếu hoạt động thể chất… Sử dụng nước giải khát có đường không phải là nguyên nhân chính và duy nhất.

Hiệp hội này cũng cho rằng, áp thuế là không hiệu quả trong việc tác động lên hành vi của người tiêu dùng, bởi hiệu ứng thay thế khi người tiêu dùng có thể tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống khác có hàm lượng đường và ca-lo cao hơn nước giải khát, như sữa, milo, bánh ngọt.

Sẽ tiếp tục nghiên cứu

– Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Hiện có 107 quốc gia trên toàn thế giới và 6/10 quốc gia trong ASEAN đánh thuế nước giải khát có đường. Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đưa ra tiêu chuẩn nước giải khát có hàm lượng đường trên 5 g/100 ml theo tiêu chuẩn của Việt Nam để quản lý theo đúng tiêu chuẩn này. Theo đó, hàng nhập khẩu nếu đạt tiêu chuẩn này, thì vẫn cứ thu thuế. Bộ Khoa học và Công nghệ đã có quy định về tiêu chuẩn của Việt Nam đối với các loại hàng hóa này. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về quy định áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường.

Một số ý kiến tại Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng cho rằng, với mục tiêu góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, thì việc chỉ đề xuất bổ sung nước giải khát có đường vào diện chịu thuế là chưa bao quát toàn diện các sản phẩm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. Vì nước giải khát có đường không phải là sản phẩm duy nhất có hàm lượng đường, nên nếu chỉ thu thuế đối với sản phẩm này, thì người tiêu dùng vẫn có thể tiêu thụ đường với hàm lượng cao hơn từ các sản phẩm khác (như bánh, kẹo,…), dễ gây tình trạng thừa cân, béo phì và có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng hơn.

Đồng thời, các ý kiến này cho rằng, việc thu thuế đối với đồ uống có đường có thể thay đổi hành vi lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng, song chưa hẳn đã đạt được mục tiêu hạn chế tiêu dùng, do người dân có nhiều lựa chọn khác để thay thế, như sử dụng các sản phẩm có đường được pha chế tại chỗ theo yêu cầu của khách hàng. Đây là những sản phẩm rất khó để kiểm soát hàm lượng đường và cơ quan quản lý thuế cũng không có đủ căn cứ để thu thuế đối với các sản phẩm đồ uống này.

Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam nhấn mạnh, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có tác động lớn tới đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp là ngành nước giải khát và các ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan, như ngành mía đường, bao bì, bán lẻ và hậu cần ở Việt Nam, đặc biệt là ảnh hưởng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đưa nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt dễ gây phản ứng mạnh từ phía các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu nước giải khát, cũng là tác động tiêu cực được Cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tính đến.

Nhưng, Bộ Tài chính lập luận, việc thực hiện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có hàm lượng đường trên 5 g/100 ml sẽ làm tăng giá bán, từ đó góp phần làm giảm nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này. Do đó, trong thời gian đầu có thể ảnh hưởng giảm sản lượng, doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu mặt hàng này và các ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan như ngành mía đường, bao bì, bán lẻ.

“Tuy nhiên, mức thuế suất đề xuất 10% trên giá bán của cơ sở sản xuất sẽ có tác động khiêm tốn đến giá bán lẻ của các sản phẩm (tăng giá khoảng 5%), nên tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp không lớn. Để giảm tiêu thụ nước giải khát có đường, giá bán lẻ mặt hàng này cần phải tăng 20% trở lên, tương đương với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt trên giá bán ra của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải là 40%”, Bộ Tài chính phân tích.

Ngoài ra, Cơ quan chủ trì soạn thảo nêu rõ, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường như một chính sách y tế công cộng, đặc biệt là một biện pháp phòng ngừa để bảo vệ, nâng cao sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thanh thiếu niên. Từ đó góp phần kiểm soát được yếu tố nguy cơ gây bệnh, làm giảm tỷ lệ bệnh tật, tử vong, nên giảm áp lực lên hệ thống y tế, giảm quá tải bệnh viện.





Nguồn: https://baodautu.vn/loi-va-hai-khi-do-uong-co-duong-chiu-thue-tieu-thu-dac-biet-d226110.html

Cùng chủ đề

Đề xuất nước giải khát có đường phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Chiều 26/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.Theo tờ trình của Chính phủ, xu thế ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là mở rộng cơ sở tính thuế tiêu thụ đặc biệt, nhằm hạn chế việc tiêu dùng một số loại hàng hóa có hại cho sức khỏe cộng đồng, trẻ em, môi trường.Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết...

Mức thuế đối với rượu, bia nên tính theo nồng độ cồn

Ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó tổng giám đốc Deloitte Việt Nam cho rằng, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia mà không dựa vào nồng độ cồn, như quy định tại Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tám tới đây, là chưa hợp lý và chưa bảo vệ được sức khỏe người tiêu dùng. ...

Trình phương án thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia

Tờ trình Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi vừa được Chính phủ gửi tới Quốc hội. Đây là dự án luật sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 sẽ khai mạc sáng 21/10 tới. Ảnh minh họa. Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi (Dự thảo) quy định thuế suất theo tỷ lệ phần...

Đề nghị tăng cao thuế thuốc lá và đồ uống có đường

Ngày 20-9, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội thảo sự cần thiết phải tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng có hại cho sức khỏe để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống có đường vì lợi ích sức khỏe cộng đồng. Tại hội thảo, các chuyên gia của Bộ Y tế và đại diện Tổ chức Y tế thế giới...

Người Việt dùng nhiều sản phẩm có hại, tăng thuế có thể giảm tiêu thụ

Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia phòng chống yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm, Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, khẳng định ba sản phẩm thuốc lá, rượu bia và đồ uống có đường đang gây hại trực tiếp cho sức khỏe cũng như hệ lụy trong tương lai.Hút...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhà đầu tư cấp tập đến, Việt Nam sẵn sàng đón chờ

Việt Nam đang chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để có thể đón các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI). Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử của Foxconn tại Bắc Ninh. Ảnh: Đức Thanh Cấp tập nhà đầu tư tìm đến Trong vòng chưa đến 1 tuần, liên tiếp có tới...

Đà Nẵng còn nhiều dự án chưa hoàn thành theo tiến độ cam kết

Đà Nẵng còn nhiều dự án thực hiện chưa đúng tiến độ cam kếtTheo kế hoạch, năm 2024 thành phố Đà Nẵng sẽ hoàn thành 40 công trình, dự án; tuy nhiên đến nay có 13 dự án thực hiện chưa đúng tiến độ cam kết. Thành phố Đà Nẵng yêu cầu làm rõ nguyên nhân chậm trễ. Thành phố Đà Nẵng vừa yêu cầu...

Bến Tre giới thiệu 32 dự án mời gọi đầu tư năm 2024

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre vừa công bố chuỗi sự kiện Hội nghị Xúc tiến đều tư tỉnh Bến Tre năm 2024 với chủ đề “Bến Tre - Tầm nhìn hướng Đông và tiềm năng phát triển bền vững”, sẽ diễn ra trong hai ngày 2-3/10/2024. Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Trúc Sơn phát biểu tại buổi họp báo. Phó...

Soi hướng tuyến dự kiến của tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Soi hướng tuyến dự kiến của tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - NamKết quả nghiên cứu mới nhất của tư vấn đã rút ngắn chiều dài tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam khoảng 4 km so với phương án trình năm 2019 với chiều dài tuyến chính sau rà soát là 1.541 km. Ảnh minh họa Theo...

Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn không được tiếp tục dự án xây dựng cụm 15 chung cư ở Thanh Đa

Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn không được tiếp tục dự án xây dựng cụm 15 chung cư ở Thanh ĐaSở Xây dựng TP.HCM cho rằng không có cơ sở xem xét đề nghị của Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn TNHH MTV (RESCO) về việc tiếp tục làm dự án xây dựng cụm 15 chung cư ở Thanh Đa Sở Xây...

Bài đọc nhiều

Công ty chứng khoán của bà Nguyễn Thanh Phượng huy động 4.000 tỉ làm gì?

Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcap (VCI) vừa công bố nghị quyết HĐQT thông qua phương án phát hành riêng lẻ với khối lượng hơn 143,6 triệu cổ phiếu. Giá chào bán 28.000 đồng/cổ phiếu.Giá rẻ hơn cổ phiếu đang lưu hànhMức dự kiến phát hành nêu trên tương đương 25% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Số tiền dự...

BCG Land mở rộng hợp tác toàn cầu, sẵn sàng bứt phá với dự án King Crown Infinity

Hợp tác quốc tế: Bước ngoặt lớn trong tầm nhìn chiến lược của BCG Land Xu hướng hợp tác với các đối tác quốc tế đã trở thành yếu tố then chốt cho sự thành công của các doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt khi Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới. Đối với BCG Land, việc hợp tác này không chỉ là chiến lược phát triển, mà đó còn là cam...

Ấn Độ tiếp tục nới xuất khẩu gạo, gạo Việt có thể phải giảm giá

Ngày 28-9, Ấn Độ bật đèn xanh cho việc xuất khẩu gạo trắng non-basmati trở lại, trong bối cảnh gạo tồn kho ở nước này đang tăng vọt và nông dân chuẩn bị thu hoạch vụ mùa mới trong vài tuần tới.Dẫn nhận định từ các thương nhân, các chuyến hàng gạo lớn hơn từ Ấn Độ sẽ tăng cường nguồn cung...

Giá vàng hôm nay 29/9/2024 chốt tuần giảm, vàng nhẫn vẫn ngự trên đỉnh lịch sử

Giá vàng thế giới chốt tuần ở mức 2.657 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn tháng 12/2024 giao dịch ở mức 2.680 USD/ounce. Tại thị trường trong nước, giá vàng miếng 9999 tại SJC là 81,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 83,5 triệu đồng/lượng (bán ra). Doji niêm yết ở mức 81,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 83,5 triệu đồng/lượng (bán ra).  SJC công bố giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 81,5-83 triệu đồng/lượng (mua - bán). Doji niêm...

“The Moneyverse – Vũ trụ đồng tiền” sẽ lên sóng VTV3 từ ngày 29/9

Tham gia chương trình, hơn 15.000 sinh viên thuộc 27 trường đại học trên toàn quốc được thể hiện tài năng, sự tự tin và khả năng ứng biến linh hoạt trong các thử thách xoay quanh 5 hành tinh gồm: Kiếm tiền - Tiêu tiền...

Cùng chuyên mục

Chứng khoán tuần mới: Vượt ngưỡng 1.300 điểm, sau đó rồi sao?

Đồng thời việc quản trị rủi ro danh mục đầu tư cần được đặt ưu tiên cao, theo đó nhà đầu tư cần chủ động chốt lời một phần những mã cổ phiếu đã tăng nhanh trên 15% trong 2 tuần gần đây và giảm tỉ lệ cổ phiếu xuống ngưỡng an toàn (dưới 100%). Cần hạn chế việc giải ngân mới...

Giá vàng hôm nay 30/9/2024 trong nước trên đỉnh kỷ lục, thế giới bất ngờ giảm

Diễn biến giá vàng hôm nay cho thấy vàng nhẫn trong nước sáng nay ít biến động. Đầu giờ sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 81,5-83 triệu đồng/lượng (mua - bán), giữ nguyên so với mức đóng cửa cuối tuần qua. Tương tự, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji cũng giữ giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 ở mức kết tuần qua,  chiều mua...

USD tiếp tục đi ngang?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/9, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức hỗ trợ quan trọng là 100, khả năng cao sẽ tiếp tục dao động đi ngang trong một thời gian nữa.

Mới nhất

Khám phá Di tích Quốc gia Đặc biệt núi Non Nước: Núi thơ độc đáo nhất Việt Nam

Nổi tiếng với hơn 40 bài thơ khắc trên vách núi của các danh nhân, núi Non Nước ở tỉnh Ninh Bình được mệnh danh là "núi Thơ," "bảo tàng Thơ" khắc nhiều bài thơ cổ nhất Việt Nam.   Núi Non Nước (hay còn gọi là Dục Thúy sơn, Băng sơn, Sơn Thủy, Thủy Sơn, Hộ Thành sơn…) nằm ở...

Đặc sản ‘gà nước mặn’ ở Phú Yên giá tiền triệu, khách ‘đỏ mắt’ tìm mua

Cá bò hòm (hay còn gọi là cá thiết giáp) là loại hải sản quý hiếm được tìm thấy ở một số vùng biển từ Ninh Thuận đến Bình Thuận nhưng ngon và phổ biến hơn cả là ở Vũng Rô (TX Đông Hòa, tỉnh Phú Yên). Theo người dân địa phương, cá bò hòm thường sống trong các...

Hợp tác mật thiết giữa Công an Việt Nam với Cảnh sát Hàn Quốc

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an hội đàm với Tư lệnh Cơ quan Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc Cho Ji Ho. Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an hội đàm với Tư lệnh Cơ quan Cảnh sát quốc gia...

Nhiều phụ huynh cho con nghỉ học trong ngày đầu tuần

 Cô giáo "dỗi" - nhiều phụ huynh lo lắng cho con tạm nghỉ học Thông tin mới nhất, sáng ngày 30/9, có 24 học sinh lớp 4/3...

Chính thức thông xe cầu phao Phong Châu, những điều cần lưu ý khi qua cầu

Từ 6h sáng 30-9, Lữ đoàn công binh 249 (Binh chủng Công binh) chính thức cho thông xe cầu phao Phong Châu. Ngay sau khi thông xe, đông đảo người dân và phương tiện từ 2 huyện Lâm Thao và Tam Nông (của tỉnh Phú Thọ) di chuyển qua cầu. Tuoitre.vn

Mới nhất