Trang chủNewsThế giớiNợ nước ngoài đè nặng các nền kinh tế đang phát triển...

Nợ nước ngoài đè nặng các nền kinh tế đang phát triển – Sự đảo ngược lịch sử


4 năm bị ảnh hưởng bởi những cú sốc bên ngoài, nhất là đại dịch Covid-19, đã khiến nhiệm vụ trả nợ nước ngoài trở nên bất khả thi ở nhiều nền kinh tế đang phát triển. Ngân khố nhà nước nhanh chóng cạn kiệt và các thách thức về tài chính chồng chất.

Gánh nặng nợ nước ngoài làm cho tình trạng nghèo đói gia tăng ở Kenya. Ảnh: The Standard
Gánh nặng nợ nước ngoài làm cho tình trạng nghèo đói gia tăng ở Kenya. Ảnh: The Standard

LTS: Sau những cú sốc như đại dịch Covid-19, lạm phát, khó khăn hậu Covid-19, xung đột và thiên tai…, không ít nước đang phát triển phải gánh thêm các khoản vay nợ nước ngoài. Giờ đây, khả năng trả nợ và phát triển kinh tế của các nước này đang gặp thách thức lớn. Nhiều giải pháp đã được đưa ra để giúp các nền kinh tế đang phát triển tránh rơi vào tình trạng nợ xấu.

Thực trạng

Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất đối với trái phiếu kho bạc vào tháng 3-2022, tiền tệ của các quốc gia thu nhập thấp giảm mạnh giá trị, chính phủ các nước mất quyền tiếp cận thị trường vốn. Ở châu Phi cận Sahara, 19 quốc gia không thể, hoặc có nguy cơ cao không trả được nợ.

Các cuộc biểu tình bạo lực bắt đầu ở Nairobi, Kenya vào tháng 6-2022 như một phản ứng trực tiếp đối với đề xuất của chính phủ về dự luật tài chính giúp tăng thuế để trả nợ nước ngoài. Gánh nặng nợ nần của Kenya đã buộc các nhà lãnh đạo của nước này phải cắt giảm ngân sách liên bang, bao gồm cả chi tiêu cho y tế, để dồn tiền trả nợ.

Chính phủ cũng hoãn trả lương cho các công chức. Tháng 2-2023, Nairobi phải phát hành trái phiếu quốc tế với lãi suất cao ngất ngưởng là 10% so với khoảng 6% đối với trái phiếu mà nước này phát hành năm 2021, để tái cấp vốn cho các khoản nợ hiện tại và đáp ứng nhu cầu phát triển. Kenya hiện đang chi 75% doanh thu thuế cho việc trả nợ.

Khi các chính phủ chuyển ngày càng nhiều nguồn lực để giải quyết gánh nặng nợ, họ sẽ có ít tiền hơn cho các khoản đầu tư để cải thiện cuộc sống của người dân. Tổng giá trị thanh toán lãi suất của 75 quốc gia nghèo nhất thế giới, trong đó hơn một nửa là ở châu Phi, đã tăng gấp 4 lần trong thập niên qua. Năm 2024, theo kế hoạch, các quốc gia này sẽ phải chi hơn 185 tỷ USD, tương đương khoảng 7,5% tổng GDP để trả nợ.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), con số đó lớn hơn số tiền các nước này chi hàng năm cho y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng cộng lại. Tăng trưởng đình trệ đã làm giảm khả năng ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm của các quốc gia trong bối cảnh những tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu, gia tăng bất ổn chính trị và buộc mọi người phải di cư. Có tới gần 40% các quốc gia đủ điều kiện nhận viện trợ phát triển từ WB, GDP bình quân đầu người hiện nay thấp hơn so với trước đại dịch. WB mô tả đây là “sự đảo ngược lịch sử trong quá trình phát triển”.

Vòng lẩn quẩn

Để hiểu rõ hơn về tình thế khó khăn do nợ nước ngoài, hãy xem xét trường hợp Ethiopia. Vào những năm 1980, đây là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới và đã trải qua nạn đói tàn khốc. Tuy nhiên, đất nước này đã trở thành một trong những câu chuyện thành công nhất về y tế và phát triển toàn cầu.

Từ năm 2000-2019, số ca tử vong do các bệnh truyền nhiễm đã giảm một nửa, tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm 2/3 và tỷ lệ tử vong ở bà mẹ giảm 3/4. Việc tiếp cận vệ sinh và nước sạch cũng được cải thiện đáng kể. Từ năm 2004-2019, GDP bình quân đầu người của Ethiopia đã tăng gần 200% và nền kinh tế của nước này tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm.

Nhưng trong vài năm qua, thành quả này đã mất đi. Ethiopia đã phải chịu đựng các cuộc khủng hoảng chồng chất, từ sự bùng phát dịch bệnh đến cuộc nội chiến tàn khốc ở Tigray. Hàng trăm ngàn thường dân thiệt mạng, cộng thêm thảm họa thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt và hàng tỷ con châu chấu hoành hành. Với doanh thu thuế giảm sút, viện trợ quốc tế cho y tế cơ bản và phát triển giảm xuống mức thấp nhất trong gần một thập niên.

Chính phủ Ethiopia không có tiền để ứng phó hay đáp ứng nhu cầu của hơn 120 triệu người dân. Nợ đã trở thành khoản mục lớn nhất trong ngân sách của chính phủ, trong khi đầu tư vào các lĩnh vực phát triển con người bị đình trệ. Chính phủ chỉ chi 8USD bình quân đầu người cho y tế so với 26USD để trả nợ trong năm tài chính kết thúc vào tháng 7-2021.

Các kế hoạch chuyển đổi hệ thống y tế của đất nước phải hoãn lại. Do không có đủ nguồn tài trợ và mức lương ổn định, nhân viên y tế bỏ nghề. Một vòng lẩn quẩn là đầu tư vào y tế và phát triển giảm do không có nguồn lực tài chính, dẫn đến tăng trưởng kinh tế giảm kéo theo giảm chi tiêu cho y tế.

KHÁNH MINH tổng hợp





Nguồn: https://www.sggp.org.vn/no-nuoc-ngoai-de-nang-cac-nen-kinh-te-dang-phat-trien-su-dao-nguoc-lich-su-post761351.html

Cùng chủ đề

Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào công việc chung của “Nhóm G77 và Trung Quốc”

Ngày 25/10, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập “Nhóm G77 và Trung Quốc”. Tham dự sự kiện có Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Philemon Yang cùng Đại sứ các nước thành viên G77 và Trung Quốc tại tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Theo phóng viên TTXVN tại New York, phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Đặng Hoàng Giang,...

Rebirth – sự tái sinh của thương hiệu thời trang White Chic

Bộ sưu tập REBIRTH của WHITE CHIC đánh dấu sự tái sinh mạnh mẽ, kết hợp vẻ đẹp vượt thời gian với xu hướng thời trang bền vững. Những thiết kế tối giản, thanh lịch, nhưng đầy cá...

Nợ công an toàn, Việt Nam đang vay nợ ở đâu?

Chính phủ vừa có báo cáo Quốc hội về tình hình nợ công năm 2024 và dự kiến năm 2025.Theo đó, trên cơ sở ước thực hiện vay, trả nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia năm 2024, dự kiến các chỉ tiêu nợ đến cuối năm 2024 nằm trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn đã...

34% nhân viên y tế tại TP.HCM có nguy cơ trầm cảm

Bác sĩ Nguyễn Thái Thanh Phong - phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện quận 1) - chia sẻ với Tuổi Trẻ thời điểm "chiến đấu" với đại dịch COVID-19 thực sự là quãng thời gian chịu áp lực rất lớn."Thực tế các nhân viên y tế trong bệnh viện thường xuyên phải chịu áp lực khủng khiếp. Có một...

Quảng bá bối cảnh quay phim ở Việt Nam tại Liên hoan Phim Quốc tế Busan, Hàn Quốc

Dự hội thảo có bà Ngô Phương Lan - Chủ tịch VFDA, nguyên Cục trưởng Cục điện ảnh; ông Vũ Hồ - đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc; ông Park Kwangsu - Chủ tịch LHP Busan; ông Kim Hong - Joon - Viện trưởng Viện Phim Hàn Quốc; ông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên: TP Thủ Đức sẵn sàng để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Theo đồng chí Nguyễn Văn Nên, cả nước đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ 2025-2030, nhiệm kỳ mà Tổng Bí thư Tô Lâm có chỉ đạo bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. TP Thủ Đức cần hành trang gì, điều kiện gì và cả những yêu cầu cần thiết khác để đi vào chặng đường ấy? Ngày 23-10, Đoàn khảo sát Thành ủy TPHCM do đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính...

Israel công bố hiện trường vụ tấn công tiêu diệt thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar ở Dải Gaza

Quân đội Israel đã công bố đoạn video từ thiết bị bay không người lái, cho thấy những hình ảnh của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar, người mà trước đó Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố là đã bị tiêu diệt.Israel tiếp tục tấn công LebanonMỹ viện trợ quân sự gần 18 tỷ USD cho Israel Israel công bố lệnh sơ tán mới tại Đông Lebanon Ngoại trưởng Iran tới Ai Cập tìm cách hạ nhiệt khu...

Kỳ vọng gì ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới?

Theo hãng tin Reuters, nhiều ngân hàng lớn của Trung Quốc như Ngân hàng Công thương (ICBC), Ngân hàng Xây dựng (CCB) dự kiến giảm lãi suất với hơn 42.000 tỷ USD tiền gửi trong tuần này. Mức giảm tiền gửi kỳ hạn 1 năm của ICBC hay CCB có thể là 0,2% trở lên. Các kỳ hạn dài hơn giảm ít nhất 0,25%. Tháng 9 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc...

Công chiếu Phim tài liệu đầu tiên về bóng đá nữ Việt Nam

Ngày ngày 17-10, phim tài liệu “Bóng đá Nữ Việt Nam, Chuyện Lần Đầu Kể” được chính thức công chiếu tại 52 cụm rạp trên toàn quốc. Câu chuyện 30 năm phát triển của bóng đá nữ Việt Nam lần đầu được kể qua ống kính của đạo diễn Nguyễn Thị Thắm. “Bóng Đá Nữ Việt Nam, Chuyện Lần Đầu Kể" được phát hành bởi BHD và công chiếu từ ngày...

Trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân tặng ông Dương Bá Quy

Ngày 17-10, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho đồng chí Dương Bá Quy, nguyên Xã đội trưởng xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Tại buổi lễ, thừa ủy quyền Chủ tịch nước, ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng...

Bài đọc nhiều

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

Thống tướng Myanmar phát thông điệp cho phe nổi dậy trong chuyến thăm Trung Quốc

Thống tướng Min Aung Hlaing, đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường hôm 6.11. ...

Ông Biden hứa chuyển giao quyền lực hòa bình và trật tự cho ông Trump

Trong bài phát biểu với cả nước, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông sẽ đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự cho Tổng thống đắc cử Donald Trump. ...

Cùng chuyên mục

NÓNG! Đánh bom ga tàu hỏa gây thương vong rất lớn

Ít nhất 13 người đã thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ nổ bom tại một ga tàu ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan, ngày 9/11, theo truyền thông địa phương.

Vì sao Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa cho Ukraine?

Giới chức Ukraine tỏ ra bức xúc và cho rằng Anh chưa gửi thêm tên lửa tầm xa là do mối quan hệ song phương đang xấu đi kể từ khi Công đảng Anh lên cầm quyền. ...

Chó robot tham gia bảo vệ ông Trump

Chó robot thuộc biên chế Sở Mật vụ Mỹ đã được triển khai tuần tra quanh khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Donald Trump ở bang Florida. ...

Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.

Mới nhất

Đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM ưu tiên nguồn vốn từ PPP

Nguồn vốn đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM ưu tiên vốn huy động từ hình thức PPP (bao gồm cả hình thức BT), nếu ngân sách nhà nước tham gia thì ưu tiên nguồn vốn địa phương. Nguồn vốn đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM ưu tiên vốn huy động từ hình thức PPP (bao gồm cả hình...

Giá chung cư tăng nghẹt thở, nhà đầu tư chuyển sang bất động sản liền kề

Trong bối cảnh giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, nhiều nhà đầu tư phải cân nhắc lại chiến lược của mình. Phân khúc bất động sản liền kề đã trở thành lựa chọn sáng giá hơn bao giờ hết. Giá chung cư tăng "nghẹt thở", nhà đầu tư chuyển sang bất động sản liền kềTrong bối cảnh giá...

Nụ cười trở lại trên khuôn mặt học sinh vùng cao sau bão số 3

Ngày 8.11, tại Trường PTDT bán trú tiểu học số 1 xã Sán Chải (H.Si Ma Cai, Lào Cai), Ban tổ chức dự án 'Nối vòng tay...

Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình lần thứ IV: Tự tin lãnh đạo

Ngày 6/11/2024, Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029 đã bầu ra 33 doanh nhân nữ tham gia Ban Chấp hành. Bà Hoàng Thị Hồng tiếp tục được tín nhiệm làm Chủ tịch Hội khóa mới. Đại hội Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình lần thứ IV: Tự tin lãnh đạo...

Sẽ tăng cường chế tài với người nội bộ mua bán chui cổ phiếu

Dự thảo Luật sửa đổi 7 Luật bao gồm Luật Chứng khoán sẽ không còn luật hoá hành vi vi phạm nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin giao dịch của người nội bộ và người có liên quan, nhưng sẽ "mạnh tay" hơn khi áp dụng chế tài. Sẽ tăng cường chế tài với người nội bộ mua...

Mới nhất