Trang chủNewsThời sựĐánh giá tác động tới người dân và doanh nghiệp khi xây...

Đánh giá tác động tới người dân và doanh nghiệp khi xây dựng bảng giá đất


Trao đổi với báo chí xoay quanh nội dung này, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân nhấn mạnh, trong quá trình xây dựng bảng giá đất điều chỉnh, các địa phương cần xem xét thận trọng, kỹ lưỡng, đánh giá tác động một cách đầy đủ đến các nhóm đối tượng sử dụng đất nhất là người dân và doanh nghiệp…

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thưa ông, thời gian qua vấn đề xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024 được dư luận đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên nhiều địa phương đã gặp lúng túng, vướng mắc trong quá trình triển khai, vì sao có tình trạng này?

Một trong những nội dung mang tính đột phá của Luật Đất đai 2024 là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, phát huy vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, sử dụng đất đai, trong đó có nội dung điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Do là chính sách đột phá, phân cấp mạnh mẽ, triệt để và nhiều điểm mới nên thời gian đầu không tránh khỏi một số khó khăn, vướng mắc, lúng túng tại các địa phương.

Vướng mắc, lúng túng thời gian qua chủ yếu liên quan đến quy định tại, khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024. Khoản này nêu rõ bảng giá đất theo Luật Đất đai 2013 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025. Trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương.

Đây là quy định chuyển tiếp, nhằm nhằm giúp các địa phương thực hiện lộ trình từng bước xây dựng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024 để áp dụng từ 1/1/2026, tránh cú sốc tăng giá đột biến ảnh hướng đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Tuy nhiên khi tiến hành điều chỉnh bảng giá đất hiện hành, nếu các địa phương không xem xét thận trọng, kỹ lưỡng, đánh giá tác động một cách đầy đủ thì sẽ xảy ra trường hợp bảng giá đất điều chỉnh có chênh lệch rất lớn so với giá đất bảng giá đất hiện hành. Điều này khiến người dân, doanh nghiệp phản ứng vì số tiền họ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai sẽ tăng cao so với khi áp dụng bảng giá đất cũ.

Còn nếu không điều chỉnh kịp thời bảng giá đất cho phù hợp với tình hình tại địa phương thì rất dễ dẫn đến giá đất trong kết quả đấu giá chênh lệch rất lớn so với giá khởi điểm tạo nên sự đột biến, bất thường và có thể gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

Ở cả hai trường hợp này đều là hiện tượng không tốt, gây phản ứng trái chiều, thiếu đồng thuận trong dư luận xã hội, tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường, tác động đến phát triển kinh tế, an ninh xã hội, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều địa phương gặp vướng mắc, lúng túng trong triển khai Luật Đất đai trong thời gian qua.

Vậy thời gian qua, chúng ta đã có giải pháp gì để tháo gỡ các vướng mắc này thưa ông?

– Để đảm bảo các điều kiện triển khai Luật Đất đai 2024 từ ngày 1/8 (sớm hơn 5 tháng so với kế hoạch), thời gian vừa qua Chính phủ, Thủ tướng chính phủ đã có những chỉ đạo rất quyết liệt. Theo đó, chỉ trong thời gian ngắn, Bộ TN&MT và các bộ, ngành, cơ quan liên quan đã chủ động, phối hợp xây dựng, trình Chính phủ ban hành nhiều Nghị định quy định chi tiết thi hành luật. Bản thân Bộ TN&MT cũng ban hành nhiều thông tư, văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai luật.

Chỉ tính riêng vấn đề liên quan đến giá đất, bảng giá đất thuộc thẩm quyền của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì từ ngày 8/8/2024 đến nay, Bộ TN&MT đã có 3 lần có các văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố để đôn đốc, hướng dẫn các địa phương hoàn thiện các văn bản thẩm quyền được giao tại Nghị định số 71/2024 và việc điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp với tình hình thực tế giá đất tại địa phương.

Cùng với đó, chúng tôi cũng làm việc với các địa phương gặp vướng mắc trong vấn đề này để tháo gỡ. Cụ thể như ngày 10/9 vừa qua, Bộ TN&MT cùng với các bộ ngành liên quan đã làm việc với UBND TP Hồ Chí Minh để phối hợp xử lý các vướng mắc của thành phố trong áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024. Ngay sau cuộc làm việc trên, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đã có hàng loạt văn bản chỉ đạo liên quan như cho phép sử dụng bảng giá đất hiện hành để giải quyết các hồ sơ thuế đất tồn đọng trong thời gian qua; chuẩn bị các bước để ban hành bảng giá đất điều chỉnh trong tháng 10/2024.

Theo báo cáo của các địa phương, từ 18/1/2024 đến 31/7/2024 có 12 tỉnh thành đã ban hành bảng giá đất điều chỉnh theo quy định tại khoản 1, điều 257 của Luật Đất đai 2024. Đặc biệt, từ ngày 1-8 đến nay  có thêm 4 tỉnh, thành phố ban hành bảng giá đất điều chỉnh gồm: Hà Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thái Bình, Nam Định. Các địa phương này đều không gặp vướng mắc gì trong triển khai quy định trên.

Như vậy, có thể thấy với cách làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động như vậy, Bộ TN&MT và các bộ ngành, cơ quan liên quan đã cùng với các địa phương xử lý được các lúng túng ban đầu trong quá trình triển khai luật. Qua đó góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh…

Bộ TN&MT cho rằng, cần đánh giá tác động tới người dân và doanh nghiệp khi xây dựng bảng giá đất.
Bộ TN&MT cho rằng, cần đánh giá tác động tới người dân và doanh nghiệp khi xây dựng bảng giá đất.

Tuy nhiên vừa qua vẫn có ý kiến cho rằng các địa phương cần hướng dẫn chi tiết hơn của các bộ ngành trong vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2024. Ông thấy sao?

– Chúng tôi cũng rất chia sẻ với các địa phương về việc Luật Đất đai 2024 đã phân cấp cho địa phương một vấn đề rất quan trọng, có tác động đến đông đảo đối tượng sử dụng đất. Còn về các hướng dẫn chi tiết hơn, như tôi đã nói ở trên đến nay các văn bản liên quan về giá đất, bảng giá đất đã khá là đầy đủ.

Bên cạnh đó, Bộ TN&MT cũng đã tổ chức Hội nghị toàn quốc phổ biến các quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024, trong đó có Nghị định số 71/2024 quy định về giá đất. Tại hội nghị, đích thân lãnh đạo bộ và các cơ quan chuyên môn về đất đai của bộ đã cùng thảo luận, đối thoại với đại diện Sở TN&MT của 63 tỉnh thành để làm rõ các vấn đề còn có cách hiểu khác nhau, từ đó thống nhất trong nhận thức, nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện luật trong thực tiễn.

Ngoài ra, thời gian qua Bộ TN&MT liên tục phối hợp với các địa phương trong để tập huấn chuyên sâu, cùng nắm bắt tình nắm bắt tình hình triển khai thi hành để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện luật.

Nhất là mới đây, Bộ trưởng TN&MT đã thành lập tổ công tác để tiếp nhận các ý kiến phản ánh, các kiến nghị đề xuất của địa phương để kịp thời hướng dẫn, xử lý các khó khăn vướng mắc ngay từ đầu.

Cho đến nay, qua báo cáo của các tổ chuyên môn làm việc trực tiếp với các địa phương thì hầu hết các tỉnh thành đều đã thống nhất và không còn nhiều lúng túng nữa. Hiện, bộ vẫn đang tiếp tục phối hợp với các bộ ngành, cơ quan liên quan và các địa phương để cùng đẩy nhanh việc triển khai Luật Đất đai 2024.

Là người trực tiếp tham gia từ quá trình xây dựng luật cho đến các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn triển khai luật, ông có chia sẻ, đồng thời đề nghị gì với các địa phương trong vấn đề xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024?

– Quy định về giá đất, bảng giá đất trong Luật Đất đai 2024 là chính sách cốt lõi trong vấn đề tài chính đất đai giúp hoàn thiện phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường như tinh thần của Nghị quyết 18đã đặt ra. Đồng thời nó cũng góp phần làm hài hoà lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp trong vấn đề đất đai.

Đến nay, các văn bản hướng dẫn triển khai cũng đã khá đầy đủ, điều cần bây giờ là tập trung vào khâu tổ chức thực hiện. Đặc biệt là cần kiên trì, nhất quán trong việc thực hiện chính sách này. Việc điều chỉnh, bổ sung ngay sau khi chính sách vừa được ban hành cần cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng tính ổn định của hệ thống pháp luật, tránh tác động không mong muốn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội, đời sống của nhân dân và dư luận trong, ngoài nước, môi trường đầu tư kinh doanh…

Đối với các địa phương, trong quá trình điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024 cần xem xét một cách thận trọng, kỹ lưỡng, đánh giá tác động một cách đầy đủ. Cụ thể, cần phải phân tích, đánh giá kết quả thực hiện bảng giá đất hiện hành, xem xét giá đất trong bảng giá đất so với mặt bằng giá đất tại địa phương. Đồng thời, đánh giá tác động của dự thảo bảng giá đất đối với đối tượng áp dụng, có lộ trình phù hợp, mức tăng phù hợp với từng khu vực, vị trí, loại đất.

Ngoài ra, các địa phương cũng phải lấy ý kiến đơn vị có liên quan để tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ, hạn chế việc chênh lệch quá lớn về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện. Qua đó đảm bảo sự đồng thuận của cơ quan thẩm định và các đối tượng chịu tác động, hạn chế phản ứng bất bình, thiếu đồng thuận trong xã hội.

Xin cảm ơn ông!



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/danh-gia-tac-dong-toi-nguoi-dan-va-doanh-nghiep-khi-xay-dung-bang-gia-dat.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Diễn tập khu vực phòng thủ Thành phố Hà Nội với 4 giai đoạn

Xây dựng khu vực phòng thủ Thành phố Hà Nội vững mạnh Những năm qua, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; xung đột Nga - Ucraina và Dải Gaza kéo dài, kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm song kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng bền vững. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP tăng bình quân 5,67%/năm, thu nhập bình quân đầu người cán mốc trên 150 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo...

Thấp thỏm dưới chân núi lở

Đêm đến không dám ở trong nhà 2 lần bị núi Van Cà Vãi sạt lở, đất đá đổ ập vào nhà làm sập gian bếp, chuồng gia súc, nhà vệ sinh..., gia đình 5 nhân khẩu của ông Đinh Ang và bà Đinh Thị Thẻo (tổ dân phố Làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) luôn sống trong cảnh bất an, phập phồng lo sợ khi mùa mưa lũ đến. "May là chưa có...

Phê duyệt Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh bảo đảm khách quan, trung thực

Theo đó, Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành gồm 9 nội dung: Gia nhập thị trường (5 câu hỏi); minh bạch, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số (5 câu hỏi); chi phí thời gian (4 câu hỏi); chi phí không chính thức (4 câu hỏi); cạnh tranh bình đẳng (1 câu hỏi); tính năng động và tiên phong của sở, ban, ngành (1 câu hỏi); hỗ trợ sản xuất,...

Có nên uống hoa đu đủ đực hàng ngày?

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Uống hoa đu đủ đực hàng ngày có thực sự tốt cho sức khỏe? Hoa đu đủ đực được biết đến với nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Các chất như axit gallic, beta carotene, vitamin A, B1, C, E, canxi, và các khoáng chất khác đều có mặt trong loại hoa này, giúp cải thiện sức khỏe toàn diện. Lợi ích khi uống hoa đu đủ đực Tăng cường tiêu hóa:...

Những người đặc biệt lưu ý khi ăn thịt gà để tránh “rước họa vào thân”

Người bị bệnh thận hạn chế ăn thịt gà Thận đóng vai trò như một hệ thống lọc tinh vi, không ngừng làm việc để loại bỏ các chất thải và độc tố khỏi máu, đảm bảo sự cân bằng nội môi cho cơ thể. Thịt gà, mặc dù là một nguồn protein quan trọng, lại chứa một lượng purine đáng kể. Khi tiêu thụ thịt gà, cơ thể sẽ phân hủy purine thành axit uric, tạo thêm gánh...

Bài đọc nhiều

‘Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đạt được tất cả các mục tiêu’

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ thành công tốt đẹp, đạt được ở mức cao tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân kết thúc chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hoa Kỳ. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn: -...

Thành lập thành phố Đông Triều trực thuộc tỉnh Quảng Ninh

(Dân trí) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Ninh, trong đó thành lập TP Đông Triều trực thuộc tỉnh Quảng Ninh. Ngày 28/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 37 để xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của một số tỉnh, thành phố. Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Cùng hiện thực hóa tương lai hòa bình, ổn định, thịnh vượng và bền vững

KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ, VAI TRÒ VÀ TIẾNG NÓI CỦA VIỆT NAM Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79. Ảnh: TTXVN Chuyến công tác đối ngoại đa phương đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định mong muốn của Việt Nam cùng các quốc gia, tổ chức quốc tế đề ra những định hướng chính sách quan trọng...

Đánh bại tay cơ số 1 thế giới Dick Jaspers, Trần Thanh Lực vào chung kết billiards carom 3 băng

Bất ngờ xảy ra khi tay cơ Trần Thanh Lực xuất sắc thắng áp đảo “thần cơ” số 1 thế giới người Hà Lan Dick Jaspers, để bước vào chung kết Giải billiards carom 3 băng vô địch thế giới 2024 (World Championship) diễn ra tại Phan Thiết. “Thần cơ” số 1 thế giới người Hà Lan Dick Jaspers tự tin ghi những điểm quan trọng ở các lượt cơ đầu tiên của trận bán kết 2 Giải billiards carom...

Thủ tướng kể về quyết định sống còn để giữ đập Thác Bà, đê Hoàng Long

(Dân trí) - Để bảo đảm an toàn đập Thác Bà, các cơ quan đã đưa ra những quyết định quan trọng để vừa phân lũ ở thượng nguồn, chuẩn bị phá đập phụ, vừa sơ tán người dân ở hạ nguồn, sẵn sàng tình huống xấu nhất. Điều này được Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ khi phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và...

Cùng chuyên mục

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam trước thời khắc lịch sử

Trình Bộ Chính trị Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam để đưa ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 diễn ra vào tháng 10 tới sẽ là "thời khắc lịch sử" quyết định VN có thể chính thức bước vào thập niên đường sắt cao tốc hay không. Những cuộc tranh luận đã đi đến hồi kết Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII vừa thống nhất chủ trương đầu...

Di dời người dân trong đêm khỏi vùng sạt lở tại Hà Giang

Hà Giang - Nhiều hộ dân trong vùng nguy cơ sạt lở tại xã Việt Vinh được di dời ngay trong đêm. Khu vực sạt lở đất trên QL2 tại xã Việt Vinh. Ảnh: Người dân cung cấp Tối 29.9, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Đình Quang - Chủ tịch UBND xã Việt Vinh cho biết, địa phương đang khẩn trương di dời khoảng 40 người dân tại thôn Thượng Mỹ (cách điểm sạt lở tại Km51...

WPC đánh giá cao chính sách của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Ông Iraklis Tsavdaridis cho biết có niềm tin chắc chắn rằng Việt Nam luôn chú trọng về quyền con người và việc bảo vệ quyền con người. Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, phát biểu bên lề khóa họp thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, Thư ký thường trực Hội đồng Hòa bình Thế giới (WPC) Iraklis Tsavdaridis đã có những đánh giá về chính sách nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền...

Dự án 8 Chương trình MTQG với bình đẳng giới ở vùng DTTS và miền núi: Cần tháo gỡ vướng mắc, bất cập để...

 Thưa bà, xin bà cho biết những kết quả nổi bật sau gần 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” ở vùng DTTS&MN?Bà Lò Thị Thu Thủy: Thực hiện Chương trình MTQG 1719, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, Chính phủ giao cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện Dự án...

Chương trình MTQG 1719 tạo động lực phát triển vùng đồng bào DTTS huyện Kon Rẫy

Chị Y Thẻ (dân tộc Ba Na) ở thôn 3, xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy chia sẻ: Tháng 11/2023, gia đình được xã hỗ trợ 1 con bò cái sinh sản trị giá gần 20 triệu đồng. Sau thời gian chăm sóc thì đến nay đã sinh sản được 1 bê con. Gia đình cố gắng chăm sóc để sau này phát triển thêm, có thu nhập cho gia đình và có tiền trả lại khoản...

Mới nhất

Dự án 8 Chương trình MTQG với bình đẳng giới ở vùng DTTS và miền núi: Cần tháo gỡ vướng mắc, bất cập để...

 Thưa bà, xin bà cho biết những kết quả nổi bật sau gần 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” ở vùng DTTS&MN?Bà Lò Thị Thu Thủy: Thực hiện Chương trình MTQG 1719, giai đoạn I: từ năm...

Đà Nẵng còn nhiều dự án chưa hoàn thành theo tiến độ cam kết

Đà Nẵng còn nhiều dự án thực hiện chưa đúng tiến độ cam kếtTheo kế hoạch, năm 2024 thành phố Đà Nẵng sẽ hoàn thành 40 công trình, dự án; tuy nhiên đến nay có 13 dự án thực hiện chưa đúng tiến độ cam kết. Thành phố Đà Nẵng yêu cầu làm rõ nguyên nhân chậm trễ. ...

“Định hướng phát triển cơ sở dữ liệu ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình”

Hội thảo là diễn đàn để các chuyên gia, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến phát triển cơ sở dữ liệu ngành Văn hóa, Thể thao, Du...

Các địa phương tập trung khôi phục sản xuất sau bão, lũ

Nhu cầu giống cho sản xuất lớnBão, lũ gây thiệt hại nặng đối với diện tích nông nghiệp ở nhiều địa phương miền bắc cho nên hiện nay nhu cầu hạt giống và cây giống để phục hồi, khôi phục sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt là rất lớn. Trong đó, với cây lúa cần 15 nghìn tấn...

Mới nhất