Trang chủNewsThời sựĐường sắt cao tốc Bắc - Nam trước thời khắc lịch sử

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam trước thời khắc lịch sử

Trình Bộ Chính trị Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam để đưa ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 diễn ra vào tháng 10 tới sẽ là “thời khắc lịch sử” quyết định VN có thể chính thức bước vào thập niên đường sắt cao tốc hay không.

Những cuộc tranh luận đã đi đến hồi kết

Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII vừa thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và hiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đang được Bộ GTVT hoàn tất, chuẩn bị trình tự, hồ sơ thủ tục để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào kỳ họp tháng 10.2024. Cụ thể, tuyến đường sắt tốc độ cao có điểm đầu tại TP.Hà Nội là tổ hợp ga Ngọc Hồi, điểm cuối tại TP.HCM là ga Thủ Thiêm. Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đề xuất xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/giờ, tải trọng 22,5 tấn/trục; chiều dài khoảng 1.541 km với 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa. Đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết; đường sắt Bắc – Nam hiện hữu vận chuyển hàng hóa và khách du lịch chặng ngắn. Tổng mức đầu tư khoảng 70 tỉ USD.

Kể từ khi được tái khởi động sau “cái lắc đầu” vào tháng 5.2010 đến nay, dự án có quy mô lớn nhất VN đã trải qua hơn 1 thập niên “nâng lên đặt xuống” do những tranh luận không hồi kết về công nghệ xây dựng tương ứng với tốc độ. Thực tế, Báo cáo nghiên cứu đầu tiên về đường sắt tốc độ cao được Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) lập trong giai đoạn 2005 – 2008 đã đề xuất cao tốc Bắc – Nam đạt tốc độ thiết kế 350 km/giờ (tốc độ khai thác thực tế 300 km/giờ), tổng mức đầu tư gần 56 tỉ USD. Tuy nhiên, dự án sau đó đã không nhận được đa số đồng ý từ các đại biểu Quốc hội do lo ngại tổng mức đầu tư quá lớn kéo theo gánh nặng nợ công, trong bối cảnh đất nước còn nhiều dự án cần ưu tiên hơn.

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam trước thời khắc lịch sử- Ảnh 1.

Tổng cục Thống kê đánh giá đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có thể đóng góp khoảng 1 điểm % tăng trưởng GDP mỗi năm trong giai đoạn 2025 – 2037

ẢNH: NGỌC THẮNG

Trong suốt giai đoạn 2011 – 2019, dù dự án được tiếp tục nghiên cứu dưới sự chủ trì của JICA hay Liên danh tư vấn Tedi – Tricc – Tedi South thì quan điểm đường sắt tốc độ cao chạy 350 km/giờ, chỉ chở khách vẫn được Bộ GTVT bảo lưu. Thế nhưng, khi kết quả nghiên cứu tiền khả thi của Liên danh tư vấn được Bộ GTVT trình lên Chính phủ vào đầu năm 2019, phía Bộ KH-ĐT lại đưa nhiều góp ý phản biện, cho rằng đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tốc độ 200 – 250 km/giờ (chạy kết hợp cả tàu khách và tàu hàng) vừa tiết giảm được hơn 30 tỉ USD chi phí đầu tư, vừa phù hợp với điều kiện đất nước và đạt hiệu quả về khai thác hơn phương án tàu chạy 300 – 350 km/giờ chỉ chở khách.

Kể từ đó, mỗi lần Bộ GTVT báo cáo với Chính phủ về tiến độ dự án lại kéo theo những cuộc tranh luận “nảy lửa” giữa các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học và cả người dân về tốc độ tàu chạy, chỉ chở khách hay chở cả hàng. Sau đó, Bộ GTVT đã xây dựng thêm kịch bản thứ ba là tuyến đường sắt tốc độ thiết kế 350 km/giờ, khai thác tàu chở khách nhưng có thể dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu. Tình hình cứ nhùng nhằng mãi, cho đến khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 49-KL/TW về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt VN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nêu rõ đến năm 2025 phải phấn đấu phê duyệt xong chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; khởi công các đoạn ưu tiên trong giai đoạn 2026 – 2030 và năm 2035, toàn bộ dự án phải hoàn thành. Sức ép về thời gian không cho phép Chính phủ chần chừ nghiên cứu thêm nữa. Do đó, Bộ GTVT đã tăng tốc cùng các bộ, ban, ngành tích cực nghiên cứu kinh nghiệm, tham khảo mô hình từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổ chức học tập kinh nghiệm tại 6 nước sở hữu và làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao để “chốt” kịch bản 3.

Theo đơn vị tư vấn, tốc độ chạy tàu 350 km/giờ phù hợp với các tuyến dài từ 800 km trở lên, tập trung nhiều đô thị có mật độ dân số cao như hành lang Bắc – Nam của nước ta. Ngoài ra, trên chặng Hà Nội – TP.HCM, tốc độ 350 km/giờ có khả năng thu hút hành khách cao hơn khoảng 12,5% so với tốc độ 250 km/giờ; chi phí đầu tư tốc độ 350 km/giờ cao hơn tốc độ 250 km/giờ khoảng 8 – 9%. Tuy nhiên, nếu đầu tư với tốc độ 250 km/giờ, việc nâng cấp lên tốc độ 350 km/giờ là khó khả thi và không hiệu quả.

Đích 10 năm có khả thi ?

TS Nguyễn Anh Tuấn, chuyên gia về đường sắt, khẳng định về mặt chiến lược, việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam 350 km/giờ cho tầm nhìn xa 50 – 100 năm nữa là hoàn toàn hợp lý. Bối cảnh thực tế hiện nay cũng cho phép phương án này khả thi. Theo TS Nguyễn Anh Tuấn, trước đây đầu tư cho đường sắt phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách. Đường sắt có tổng mức đầu tư rất lớn, yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải xây dựng hoàn chỉnh từng đoạn tuyến, không thể phân kỳ đầu tư có chuyển tiếp như đường bộ nên gần như không thể thu hút nguồn vốn tư nhân, vốn xã hội hóa.

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam trước thời khắc lịch sử- Ảnh 2.

Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tính toán sơ bộ xác định tổng mức đầu tư dự án khoảng 67,34 tỉ USD

NGUỒN: ĐVTV

Thế nhưng, hiện nay ngành đường sắt đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư có tiềm lực mạnh cả trong nước và quốc tế, giúp giảm tải gánh nặng ngân sách, giải quyết được cả bài toán về vốn, công nghệ cũng như nhân lực. Mặt khác, thị trường hàng không cũng đã thay đổi theo chiều hướng khác, giá vé máy bay ngày càng tăng cao. Do đó, nếu đường sắt chạy tàu với tốc độ cao 300 – 350 km/giờ, có phương án giá vé hợp lý thì hoàn toàn có thể cạnh tranh được với hàng không. Song song, nâng cấp tuyến đường sắt hiện hữu để phục vụ vận tải hàng hóa. Đến năm 2030, mạng lưới đường bộ cao tốc Bắc – Nam hoàn thành cũng sẽ giải quyết được bài toán này.

Về tiến độ triển khai, Bộ GTVT dự kiến sau khi được các cơ quan có thẩm quyền thông qua, sẽ đấu thầu lựa chọn tư vấn quốc tế, triển khai khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong năm 2025 – 2026. Triển khai giải phóng mặt bằng, đấu thầu lựa chọn nhà thầu và khởi công các dự án thành phần đoạn Hà Nội – Vinh và Nha Trang – TP.HCM cuối năm 2027; khởi công các dự án thành phần đoạn Vinh – Nha Trang năm 2028 – 2029 và phấn đấu hoàn thành đầu tư toàn tuyến năm 2035.

Đáng chú ý, hiện nay đã có một số cường quốc, đồng thời là những “ông trùm” đường sắt như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… ngỏ ý muốn hợp tác và hỗ trợ VN trong dự án đường sắt cao tốc này. Từ Mỹ, chuyên gia kinh tế và quản lý đô thị Huỳnh Thế Du nhấn mạnh với Thanh Niên rằng để hoàn thiện được tuyến đường sắt cao tốc nối từ Bắc vào Nam trong 10 năm với chi phí 70 tỉ USD thì phương án hợp tác, tận dụng kỹ thuật của Trung Quốc là khả thi nhất. Dù chỉ mới bắt đầu phát triển đường sắt tốc độ cao từ đầu thế kỷ 21, đi sau Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng Trung Quốc đã nhanh chóng bứt phá. Đến năm 2024, Trung Quốc đã sở hữu hơn 45.000 km đường ray tốc độ cao, sử dụng các tàu như Fuxing, đạt tốc độ lên đến 350 km/giờ. Nếu như những năm 2000, Trung Quốc phải phụ thuộc vào các công ty nước ngoài như Alstom hay Siemens để làm đường sắt tốc độ cao, thì chỉ trong thời gian ngắn các kỹ sư nước này đã có thể tự phát triển các giải pháp nội địa tiên tiến, phù hợp với điều kiện địa lý và quy mô rộng lớn của quốc gia. Đáng chú ý, chi phí làm đường sắt tốc độ cao của Trung Quốc khá rẻ, chỉ bằng khoảng một nửa so với chi phí xây dựng của Nhật Bản. Địa hình của nước này cũng có xuyên núi, xuyên rừng giống như VN.

Công nghệ làm hạ tầng giao thông của Trung Quốc cực hiệu quả, nhanh, chi phí thấp. Vấn đề lớn nhất là năng lực khả năng quản lý, giám sát của VN. Nếu chúng ta có khả năng nghiên cứu, tìm hiểu bài bản, giám sát tốt, đảm bảo chống thất thoát thì mục tiêu 10 năm hoàn thiện tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam là hoàn toàn khả thi.

TS Huỳnh Thế Du

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/duong-sat-cao-toc-bac-nam-truoc-thoi-khac-lich-su-185240929212551385.htm

Cùng chủ đề

‘Quyết tâm triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam trong khoảng năm 2026-2027’

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các bộ trưởng đã nêu rõ nhu cầu cụ thể và mối quan tâm của Việt Nam hiện nay đối với vấn đề phát triển đường sắt và chuyển đổi số. Chiều 25.6 tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Lâu Tề Lương, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC). Thủ...

Bộ Chính trị: Ưu tiên đầu tư cao tốc, đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Chỉ đạo này được nêu rõ tại Kết luận số 72 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, được Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai ký ban hành.Bộ Chính trị đánh giá, 10 năm thực hiện Nghị...

Đột phá đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Đường sắt 140 năm tuổi, trì trệ lạc hậu của VN đang đứng trước cơ hội đổi thay hạ tầng lớn nhất trong vài chục năm qua khi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ được Thường trực Chính phủ trình Bộ Chính trị trong tháng 3 và báo cáo Quốc hội trong năm 2024. Trước đó, khi làm việc với Bộ GTVT, Thường trực Chính phủ yêu cầu xây dựng đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC)...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

‘Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đạt được tất cả các mục tiêu’

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ thành công tốt đẹp, đạt được ở mức cao tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân kết thúc chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hoa Kỳ. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn: -...

Chủ tịch Tập đoàn BRG Nguyễn Thị Nga kể chuyện 135 ngày thần tốc kiến tạo tuyệt tác sân gôn tại xứ Huế

Tại Lễ khai trương sân gôn Golden Sands Golf Resort, sáng 28/9/2024, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, đại diện chủ đầu tư đã chia sẻ câu chuyện 135 ngày thần tốc kiến tạo tuyệt tác sân gôn tại xứ Huế này. Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG chia sẻ, kể từ hôm nay, trên bản đồ các điểm đến gôn đặc sắc nhất thế giới đã đánh dấu thêm địa danh Vinh Xuân và...

Cùng hiện thực hóa tương lai hòa bình, ổn định, thịnh vượng và bền vững

KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ, VAI TRÒ VÀ TIẾNG NÓI CỦA VIỆT NAM Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79. Ảnh: TTXVN Chuyến công tác đối ngoại đa phương đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định mong muốn của Việt Nam cùng các quốc gia, tổ chức quốc tế đề ra những định hướng chính sách quan trọng...

Đánh bại tay cơ số 1 thế giới Dick Jaspers, Trần Thanh Lực vào chung kết billiards carom 3 băng

Bất ngờ xảy ra khi tay cơ Trần Thanh Lực xuất sắc thắng áp đảo “thần cơ” số 1 thế giới người Hà Lan Dick Jaspers, để bước vào chung kết Giải billiards carom 3 băng vô địch thế giới 2024 (World Championship) diễn ra tại Phan Thiết. “Thần cơ” số 1 thế giới người Hà Lan Dick Jaspers tự tin ghi những điểm quan trọng ở các lượt cơ đầu tiên của trận bán kết 2 Giải billiards carom...

Thủ tướng kể về quyết định sống còn để giữ đập Thác Bà, đê Hoàng Long

(Dân trí) - Để bảo đảm an toàn đập Thác Bà, các cơ quan đã đưa ra những quyết định quan trọng để vừa phân lũ ở thượng nguồn, chuẩn bị phá đập phụ, vừa sơ tán người dân ở hạ nguồn, sẵn sàng tình huống xấu nhất. Điều này được Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ khi phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và...

Cùng chuyên mục

Di dời người dân trong đêm khỏi vùng sạt lở tại Hà Giang

Hà Giang - Nhiều hộ dân trong vùng nguy cơ sạt lở tại xã Việt Vinh được di dời ngay trong đêm. Khu vực sạt lở đất trên QL2 tại xã Việt Vinh. Ảnh: Người dân cung cấp Tối 29.9, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Đình Quang - Chủ tịch UBND xã Việt Vinh cho biết, địa phương đang khẩn trương di dời khoảng 40 người dân tại thôn Thượng Mỹ (cách điểm sạt lở tại Km51...

WPC đánh giá cao chính sách của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Ông Iraklis Tsavdaridis cho biết có niềm tin chắc chắn rằng Việt Nam luôn chú trọng về quyền con người và việc bảo vệ quyền con người. Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, phát biểu bên lề khóa họp thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, Thư ký thường trực Hội đồng Hòa bình Thế giới (WPC) Iraklis Tsavdaridis đã có những đánh giá về chính sách nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền...

Những khoảnh khắc ấn tượng tại Hội đua bò Bảy Núi 2024

(Dân trí) - Hội đua bò Bảy Núi là một trong những sự kiện văn hóa đặc sắc và hấp dẫn của tỉnh An Giang. Đây không chỉ là cuộc thi tranh tài giữa các chú bò mà còn là dịp để thể hiện văn hóa và tinh thần đoàn kết. Năm nay, hội đua bò Bảy Núi có 64 đôi bò tham gia tranh tài. Trước đó, những chú bò được đưa về sân đấu từ rất sớm để...

Dự án 8 Chương trình MTQG với bình đẳng giới ở vùng DTTS và miền núi: Cần tháo gỡ vướng mắc, bất cập để...

 Thưa bà, xin bà cho biết những kết quả nổi bật sau gần 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” ở vùng DTTS&MN?Bà Lò Thị Thu Thủy: Thực hiện Chương trình MTQG 1719, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, Chính phủ giao cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện Dự án...

Chương trình MTQG 1719 tạo động lực phát triển vùng đồng bào DTTS huyện Kon Rẫy

Chị Y Thẻ (dân tộc Ba Na) ở thôn 3, xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy chia sẻ: Tháng 11/2023, gia đình được xã hỗ trợ 1 con bò cái sinh sản trị giá gần 20 triệu đồng. Sau thời gian chăm sóc thì đến nay đã sinh sản được 1 bê con. Gia đình cố gắng chăm sóc để sau này phát triển thêm, có thu nhập cho gia đình và có tiền trả lại khoản...

Mới nhất

Chương trình MTQG 1719 tạo động lực phát triển vùng đồng bào DTTS huyện Kon Rẫy

Chị Y Thẻ (dân tộc Ba Na) ở thôn 3, xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy chia sẻ: Tháng 11/2023, gia đình được xã hỗ trợ 1 con bò cái sinh sản trị giá gần 20 triệu đồng. Sau thời gian chăm sóc thì đến nay đã sinh sản được 1 bê con. Gia đình cố gắng...

Bến Tre giới thiệu 32 dự án mời gọi đầu tư năm 2024

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre vừa công bố chuỗi sự kiện Hội nghị Xúc tiến đều tư tỉnh Bến Tre năm 2024 với chủ đề “Bến Tre - Tầm nhìn hướng Đông và tiềm năng phát triển bền vững”, sẽ diễn ra trong hai ngày 2-3/10/2024. ...

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương tiếp và làm việc với đoàn công tác của Cơ quan chống doping thế giới và Cơ quan chống...

Sáng 27/9, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của Cơ quan chống doping thế giới (WADA) và Cơ quan chống doping Trung Quốc (CHINADA). ...

Mới nhất