Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVừa vào lớp 1, nhiều phụ huynh biến con thành 'thợ cày'...

Vừa vào lớp 1, nhiều phụ huynh biến con thành ‘thợ cày’ học thêm kín tuần


Mong muốn con trai làm quen dần với chữ cái và con số, chị Nguyễn Thị Thu Hoài (37 tuổi, Thường Tín, Hà Nội) quyết định cho đi học con học thêm ngay từ đầu tháng 8. Thế nhưng khi bước vào năm học mới, dù con đã tự tin, chị Hoài vẫn duy trì lịch học đều đặn cho con với 4 buổi học thêm, gồm 3 buổi tối trong tuần và một buổi chiều cuối tuần.

Theo quan điểm của chị, con trai phải học kín ngày, kín tuần, mới củng cố được kiến thức. Nếu không học thêm, sẽ không theo được các bạn. 

Vừa vào lớp 1, nhiều trẻ ‘vắt chân lên cổ’ học 9-10 tiếng/ngày. (Ảnh minh hoạ)

Vừa vào lớp 1, nhiều trẻ ‘vắt chân lên cổ’ học 9-10 tiếng/ngày. (Ảnh minh hoạ)

“Nhiều hôm tới trường đón con về đi học thêm, con ngây thơ hỏi “lại phải đi học hả mẹ?”. Tôi nghe mà chỉ biết cười trừ. Buổi tối, thấy con bước ra từ lớp học thêm với vẻ mặt phờ phạc, mệt mỏi, tôi không khỏi xót xa nhưng không còn cách nào khác ngoài việc động viên con cố gắng”, nữ phụ huynh nói.

Chị Hoài kể khi còn nhỏ, gia đình khó khăn, cả chị và chồng đều không có điều kiện được đi học nên có phần thua thiệt hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Do đó, hai vợ chồng quyết đầu tư toàn lực cho cậu con trai, không để con thua thiệt bạn bè.

Mỗi buổi học thêm của con trai chị Hoài có giá từ 150.000 – 200.000 đồng. Ước tính một tháng gia đình sẽ dành riêng một khoản tiền khoảng 4 triệu đồng để con học thêm. Dẫu tốn kém tiền bạc hay mất nhiều thời gian đưa đón, vợ chồng chị vẫn chưa bao giờ nghĩ đến việc ngừng cho con đi học.

Không chỉ chị Hoài, nhiều phụ huynh cho hay, từ đầu năm học mới đến nay, con thường ra khỏi nhà từ sáng và về nhà lúc 7-8h tối, sau đó lại làm bài tập tới 9-10h khuya. Có gia đình cho con học thêm tất cả các buổi trong tuần, thậm chí cuối tuần với lý do sợ con không theo kịp chương trình và các bạn trong lớp.

“Lịch học của con chưa là gì so với các bạn trong lớp”, “Phải học kín ngày, kín tuần, mới củng cố được kiến thức” hay “Ở nhà con không tập trung, bố mẹ kèm không nổi”… là những lý lẽ biện minh được một số phụ huynh đưa ra.

Theo cô Bùi Thị Nhơn, giáo viên trường Tiểu học Tân Thành A (Bình Phước), khá đông các bậc phụ huynh cho rằng chương trình của các con hiện quá nhanh, quá khó. Do vậy, cần cho con đi học trước chương trình, học thêm đủ các lớp. 

“Bản thân tôi nhận thấy chương trình tiểu học, đặc biệt là khối lớp 1 hiện nay không nặng, các em hoàn toàn có thể theo kịp, nếu như phụ huynh không đặt nặng về mặt thành tích”, cô Nhơn nói. 

Thế nhưng với tâm lý sợ thua bạn bè, lực học không đủ xuất sắc, nhiều phụ huynh ở thành phố sẵn sàng xếp lịch học của con kín như bưng, thời gian học lên tới 9-10 tiếng/ngày, hơn cả người đi làm, “như vậy là khao khát thành tích, giải thưởng chứ không thực sự lo lắng cho tương lai của con trẻ”. 

Bước vào lớp 1, một số em đã biết đọc, viết, tính toán, vô tình tạo nên sự khác nhau về kỹ năng, nhận thức giữa các học sinh trong cùng một lớp. Tuy nhiên giáo viên sẽ dạy theo chương trình chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT, chứ không dạy theo những gì học sinh đã biết. Do đó, cha mẹ không nên lo lắng và không cần thiết phải cho con đi học thêm quá nhiều.

Một bài chia sẻ của phụ huynh về lịch học của con gây sốc. (Ảnh chụp màn hình)

Một bài chia sẻ của phụ huynh về lịch học của con gây sốc. (Ảnh chụp màn hình)

Đừng biến giáo dục thành cuộc đua khắc nghiệt

Chứng kiến những đứa trẻ vừa chân ướt chân ráo vào lớp 1 đã sớm phải bước vào cuộc đua khắc nghiệt mà chính chúng cũng không hiểu lý do, TS Hồ Lâm Giang, chuyên gia tâm lý giáo dục, trưởng ban cố vấn giáo dục Happy Teen xót xa: “Lịch học của đứa trẻ 6 tuổi, đau lòng thay lại nhiều hơn của người trưởng thành đi làm, hay ngay cả một học sinh đang đến tháng cao điểm ôn thi vào lớp 10, ôn thi đại học”.

Học tập là hành trình dài, đòi hỏi sự tự thân nỗ lực, sự yêu thích, đam mê. Tiếc là tâm lý sợ thua kém “con nhà người ta” mà nhiều bố mẹ hy sinh chính tuổi thơ con mình để đổi lấy thành tích, sự ngưỡng mộ của xã hội.

TS Giang cho rằng, những phụ huynh sắp xếp cho con cái lịch học dày đặc, bản thân họ có lẽ từng nạn nhân của bệnh thành tích, khi chỉ quan tâm tới kết quả học tập mà bỏ qua sự phát triển về thể lực và tinh thần của trẻ.

Bên cạnh học kiến thức, trẻ cần được học về cách ứng xử, cách giao tiếp, yêu thương để khám phá và cảm nhận cuộc sống. Tuy nhiên với lịch học dày đặc được phụ huynh sắp xếp như hiện nay, trẻ khó có thời gian nghỉ ngơi trọn vẹn, chưa nói đến việc kết nối với thiên nhiên hay có hoạt động giải trí, thể lực thường xuyên.

Với cuộc chạy đua như vậy, các gia đình sẽ có thêm thành tích nhưng cũng sẽ mất nhiều hơn thế, khi tạo ra những đứa trẻ sợ học, sợ tới trường, luôn trong trạng thái mệt mỏi và kiệt quệ.

“Chúng ta đã chứng kiến áp lực của các em học sinh cấp 2, cấp 3 trong các kỳ thi vượt cấp. Tuy nhiên, áp lực giờ đã đè nặng tới cả những em với vào lớp 1, thật khiến tim những người lớn, cũng làm người cha người mẹ như tôi thắt lại”, TS Giang nói và mong các bậc phụ huynh hãy cân nhắc, đưa ra sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp vì sự phát triển cân bằng và toàn diện của trẻ.



Nguồn: https://vtcnews.vn/vua-vao-lop-1-nhieu-phu-huynh-bien-con-thanh-tho-cay-hoc-them-kin-tuan-ar898385.html

Cùng chủ đề

Con đứng nhất lớp, tuần học thêm 5 buổi mẹ vẫn lo bị tụt lại phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong muốn cùng...

Không phải khóa học thêm nào cũng cần thiết và hiệu quả

(Dân trí) - Chuyên gia cho rằng việc chi tiền cho giáo dục không trùng khớp với đầu tư và hiệu quả. Trong số 12.428 phụ huynh tham gia khảo sát với báo Dân trí, gần 4.300 người chi tiêu từ 2-5 triệu đồng/tháng cho việc học thêm của 1 con, chiếm tỷ lệ 35%.Điều này đồng nghĩa, nếu có 2 con, số tiền mà 4.300 gia đình phải chi cho học thêm vào khoảng 4-10 triệu đồng/tháng.Mức chi tiêu...

Con thuộc nhóm học thêm ít nhất lớp, mỗi tháng mẹ vẫn mất hơn 13 triệu đồng

(Dân trí) - Trong số 50 phụ huynh tham gia khảo sát, có đến 31 phụ huynh cho biết, nếu có tài chính sẽ cho con học thêm nhiều hơn và chất lượng hơn. Mẹ chi 13 triệu đồng học thêm mỗi tháng vẫn áy náy với conChị Nguyễn Thị Hà nuôi 2 con đang học THCS công lập tại quận Ba Đình. Con lớn lớp 9, con nhỏ lớp 7. Số tiền học thêm hàng tháng của 2 con...

Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc. Mới đây, nhằm chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định ở các trường học trên địa bàn, Phòng GD-ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) yêu cầu các trường rà soát, xử lý, kiểm điểm các trường...

Bố mẹ chi 2,4 tỷ tiền học thêm để con đỗ đại học, liệu có xứng đáng?

TRUNG QUỐC - Kết thúc kỳ thi tuyển sinh đại học, một phụ huynh Trung Quốc cho biết, đã chi 700.000 nhân dân tệ (NDT) trong 3 năm cho con học thêm để đổi lấy 645/750 điểm. Chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc, một phụ huynh nước này cho biết, đã chi 700.000 nhân dân tệ (tương đương 2,4 tỷ đồng) trong 3 năm cho con học thêm để đổi lấy 645/750 điểm tại kỳ thi tuyển sinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

ĐBQH: Dự án, công trình ‘đắp chiếu’ làm lãng phí niềm tin của nhân dân

Sáng 4/11, thảo luận tại hội trường về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 - 2025 trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận) nêu vấn đề lãng phí và đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm có giải pháp thật sự hiệu quả để phát huy hết tiềm lực của xã hội, của nền kinh tế, đưa đất nước đi lên.Ông Thông cho...

Tuyển Việt Nam cần dè chừng tiền vệ chạy nhanh nhất Bundesliga

Gerrit Holtmann thi đấu cho VfL Bochum tại Bundesliga mùa giải 2024/2025. Tuy nhiên, tuyển thủ Philippines chỉ là "kép phụ". Anh được tung vào sân từ băng ghế dự bị trong trận đấu gặp Frankfurt ở vòng 9. Bất chấp việc đội nhà nhận thất bại nặng nề 2-7, Gerrit Holtmann vẫn đi vào lịch sử giải đấu.Pha nước rút của tiền vệ sinh năm 1995 đạt vận tốc 36,74 km/h - anh trở thành người chạy...

Tạo fanpage giả mạo giải chạy để lừa thanh toán online

Mới đây, Ban tổ chức giải chạy Nha Trang Night Run Sanvinest - Báo Khánh Hòa 2024 phát đi thông báo về việc xuất hiện tài khoản facebook giả mạo Ban tổ chức đăng tải thông tin sai lệch, giả mạo giải chạy nhằm lừa đảo vận động viên.Theo đó, tại fanpage giả mạo này, các đối tượng đã cung cấp số tài khoản: 9486786839, được mở tại ngân hàng Techcombank, chủ tài khoản là Công ty TNHH...

ĐBQH: Một bộ phận cán bộ chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội

Nội dung trên được nêu tại phiên thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 - 2025 trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, diễn ra sáng 4/11.Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) nhất trí với báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2024 và dự kiến năm 2025 với rất nhiều thành tích...

Hai tuyệt tác sân gôn sẵn sàng chào đón sự kiện BRG Golf Hanoi Festival 2024

Trong hai ngày 9 và 10/11, sự kiện được mong chờ hàng năm của cộng đồng yêu gôn tại Việt Nam và khu vực mang tên BRG Golf Hanoi Festival 2024 sẽ được tổ chức tại 2 tuyệt phẩm sân gôn Kings Island Golf Resort (Sơn Tây) và Legend Hill Country Club (Sóc Sơn) của Hà Nội.Cả 2 sân gôn đẳng cấp thế giới và chuẩn thi đấu quốc tế này đã sẵn sàng để mang tới những...

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cùng chuyên mục

Vì sao Trường Đại học Sư phạm TPHCM bỏ xét tuyển học bạ?

Từ 2025, Trường Đại học Sư phạm TPHCM sẽ bỏ xét tuyển học bạ - phương thức có điểm chuẩn cao ở các năm trước. Việc xét tuyển vào trường cũng sẽ có nhiều điểm mới. Bỏ xét học bạ để công bằng cho thí sinh Những năm qua, điểm chuẩn phương thức xét tuyển học bạ của Trường Đại học Sư phạm TPHCM rất cao. Để được làm giáo viên tương lai, thí sinh phải có học bạ giỏi và...

Trường đại học giúp nâng cao kiến thức và ứng dụng về AI cho doanh nghiệp

Với mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại TP.HCM nâng cao kiến thức và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Khoa Kinh tế - Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã phối hợp với...

Đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ

Từ ngày 15/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bỏ thi, chuyển sang chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định mới của Chính phủ. Bộ GDĐT vừa chính thức ban hành Thông tư...

Ra mắt Không gian hợp tác đại học Pháp ngữ tại TP.HCM

Sáng 4-11, Tổ chức đại học Pháp ngữ (AUF) và Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ký kết thoả thuận khung hợp tác phát triển Không gian hợp tác đại học Pháp ngữ tại TP. HCM. Không gian này được đặt tại...

Bỏ xét tuyển học bạ để giảm tỷ lệ ảo

Trong kế hoạch tuyển sinh năm 2025 tới đây, nhiều trường đại học (ĐH) cho hay sẽ bỏ phương thức xét tuyển bằng học bạ. Trước đó từ mùa tuyển sinh 2024, không ít trường cũng đã bỏ phương thức tuyển sinh này. ...

Mới nhất

ĐBQH: Dự án, công trình ‘đắp chiếu’ làm lãng phí niềm tin của nhân dân

Sáng 4/11, thảo luận tại hội trường về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 - 2025 trong Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận) nêu vấn đề lãng phí và đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm có giải pháp thật sự hiệu quả...

Bộ Công Thương thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO

Bộ Công Thương vừa ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong bộ thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO. Cụ thể, Bộ Công Thương mới ban hành Quyết định số 2881/QĐ-BTC về việc Ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan,...

Việt Nam – Australia thúc đẩy hợp tác công nghệ và đổi mới sáng tạo

Những năm qua, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ và thành tựu nổi bật, đóng góp thiết thực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, củng cố quốc phòng và an ninh quốc gia, cải thiện an sinh xã hội và chất lượng...

Kinh tế Hoa Kỳ được dự báo tỏa sáng trước thềm bầu cử Mỹ

Nền kinh tế Mỹ sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong quý 3 khi lạm phát giảm, tiền lương tăng, thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng trước cuộc bầu cử Mỹ căng thẳng Nền kinh tế Mỹ có khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong quý 3 khi lạm...

Mới nhất