Trang chủKinh tếNông nghiệp"Bắt bệnh" để thoát nghèo ở các huyện miền núi tại Bình...

“Bắt bệnh” để thoát nghèo ở các huyện miền núi tại Bình Định


Hơn 1.100 tỷ đồng giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

Theo ông Đinh Văn Lung – Trưởng ban Dân tộc tỉnh Bình Định, giai đoạn 2019-2024, từ nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác của Trung ương và địa phương, đã có trên 604 công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), với tổng kinh phí 1.172 tỷ đồng.

Đến nay, các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi cơ bản đã giải quyết các công trình hạ tầng thiết yếu.

Đặc biệt, những năm qua các địa phương miền núi Bình Định đã tập trung giải ngân nguồn vốn dự án 1 thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ hộ nghèo xây mới nhà ở cho 68 hộ dân; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 250 hộ; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 679 người.

Ngoài ra, quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư tập trung ở những nơi cần thiết, với hàng trăm hộ dân được tái định cư, góp phần đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS.

Đường bê tông được đầu tư vào tận các ngôi làng ở miền núi tỉnh Bình Định. Ảnh: QN.

“Sau 5 năm thực hiện các chính sách xã hội trong vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội cơ bản hoàn thành, vượt so với kế hoạch; đời sống vật chất, tinh thần của người dân tiếp tục được cải thiện. Thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế – xã hội giữa vùng đồng bào DTTS với đồng bằng của tỉnh”, ông Lung cho hay.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn những tồn tại như kinh tế vùng DTTS và miền núi một số nơi còn chậm phát triển. Sản xuất nông nghiệp là chủ yếu; việc áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật còn hạn chế. Năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi còn thấp, giá thành sản xuất cao, tính cạnh tranh thấp.

Theo ông Lung, nguyên nhân những tồn tại trên do xuất phát điểm vùng DTTS và miền núi là khá thấp; địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, rất khó khăn trong việc thu hút đầu tư.

Ngoài ra, trình độ, năng lực của cán bộ ở vùng DTTS còn chênh lệch so với khu vực đồng bằng, đô thị. Đời sống của người dân thu nhập chủ yếu vào các sản phẩm nông nghiệp, nhưng thu nhập còn khá thấp, bấp bênh.

Ông Lung cho biết, trong thời gian tới sẽ tập trung giải quyết cơ bản về đất ở, đất sản xuất, nhà ở, điện, nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho vùng đồng bào DTTS; thực hiện tốt chính sách tín dụng đối với hộ nghèo; phát triển đồng bộ các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội vùng DTTS.

Đến 2029, tỷ lệ giảm nghèo hằng năm 3-4%; giảm từ 50% trở lên số xã đặc biệt khó khăn (xã khu vực III) và 100% số thôn đặc biệt khó khăn ngoài xã khu vực III so với hiện nay. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện và có thu nhập ổn định đạt 35-40%, trong đó có ít nhất 50% là lao động nữ.

Lễ khánh thành Công trình cấp điện cho làng Canh Giao, xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, từ lưới điện quốc gia. Ảnh: QN.

Duy trì 100% xã có đường ô tô được nhựa hóa, bê tông hóa đến trung tâm xã; 100% xã có trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đáp ứng nhu cầu học tập; 90% xã có cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn; 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 100% trạm y tế xã có bác sĩ và đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Xây dựng hạ tầng khang trang ở miền núi

Thời gian qua, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhiều khu dân cư ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số của các huyện miền núi An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh từng bước đổi thay.

Hạ tầng nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.

Vốn chị Đinh Thị Hòa và con gái chỉ sống trong căn nhà sàn đơn sơ, xuống cấp ở thôn 4, xã An Hưng, huyện miền núi An Lão, tỉnh Bình Định.

Thế nhưng, năm 2023, từ nguồn kinh phí của dự án 1, chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc “chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”, gia đình chị Hòa đã được hỗ trợ xây dựng lại nhà mới.

Tháng 4/2024, căn nhà cấp 4 xây kiên cố của gia đình chị Hòa được khánh thành đưa vào sử dụng. Trong căn nhà mới của gia đình chị Hòa đầy ắp tiếng cười.

“Trước đây 2 mẹ con ở nhà tôn cuộc sống vất vả. Bây giờ được Nhà nước hỗ trợ làm nhà, hai mẹ con tôi rất cảm ơn. Ngoài ra, Nhà nước cũng tặng gia súc để phát triển kinh tế. Giờ đây tôi cố gắng làm ăn để vươn lên trong cuộc sống”, chị Hòa tâm sự.

Huyện miền núi An Lão, tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả 10 dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ nguồn kinh phí của chương trình này, UBND huyện An Lão đã hỗ trợ người dân xây dựng nhà ở, tổ chức tái định cư và đầu tư cơ sở hạ tầng.

Bình Định chú trọng đầu tư hạ tầng ở miền núi, để giúp bà con thoát nghèo, phát triển kinh tế. Ảnh: QN.

Đến nay, huyện này đã hỗ trợ xây dựng hàng trăm căn nhà, đầu tư xây dựng, sửa chữa 16 tuyến đường bê tông liên thôn, đường dẫn vào các khu sản xuất của người dân; xây dựng nhiều tuyến kênh mương nội đồng. Hệ thống điện ở xã An Hưng; các thiết chế nhà văn hóa xã An Vinh, An Toàn, An Dũng, An Hưng, An Nghĩa. Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 23 hộ ở các xã đặc biệt khó khăn và đầu tư hệ thống nước sinh hoạt tập trung tại xã An Trung.

Hạ tầng giao thông được kết nối đồng bộ giữa các khu dân cư và khu sản xuất, giúp người dân đi lại và vận chuyển hàng hóa thuận tiện, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Hiện nay, tại huyện miền núi An Lão đã xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả, cách làm hay trong trồng trọt và chăn nuôi. Huyện An Lão tiếp tục đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn của chương trình; tập trung nguồn lực, chuyển đổi nghề, hỗ trợ sinh kế cho các đối tượng yếu thế, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống người dân.

Trong khi đó, địa hình huyện miền núi Vĩnh Thạnh chủ yếu là đồi núi, độ cao trung bình từ 500m – 600m, có nhiều sông, suối chia cắt nên việc đi lại còn nhiều khó khăn.

UBND huyện Vĩnh Thạnh thành lập ban chỉ đạo, tổ kiểm tra, tổ giúp việc; đồng thời ban hành kế hoạch thực hiện chương trình cho cả giai đoạn, kế hoạch thực hiện hàng năm và kế hoạch thực hiện của từng dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Đến nay, nhiều dự án của chương này phát huy hiệu quả, giúp người dân ổn định cuộc sống. Ngoài ra, công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực luôn được quan tâm.

Năm 2024, thực hiện dự án 5 về “Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”, huyện Vĩnh Thạnh đã xây mới 4 phòng học bộ môn ở Trường Phổ thông Dân Bán trú THCS Vĩnh Sơn; Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Vĩnh Kim; hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm cho lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai chương trình ở các cấp.

Kéo điện lưới quốc gia về các bản làng tại miền núi Bình Định. Ảnh: QN.

Tỉnh Bình Định phấn đấu đến năm 2025, 100% số xã ở các huyện miền núi có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông, trên 95% số thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa. Các địa phương miền núi ở tỉnh này xây dựng cầu dân sinh kiên cố nhằm tăng cường tính kết nối, liên kết giữa các xã đặc biệt khó khăn với các khu vực xung quanh, giúp phát triển bền vững và góp phần xây dựng nông thôn mới.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 sẽ tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân. Ðây được xem là “đòn bẩy” quan trọng góp phần thúc đẩy và nâng cao hơn nữa đời sống người dân vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa.





Nguồn: https://danviet.vn/bat-benh-de-thoat-ngheo-o-cac-huyen-mien-nui-tai-binh-dinh-20240928163956795.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo cơ hội làm quen Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh: Xuân Phú Theo đó, việc chủ động lường trước khó khăn để đưa ra giải pháp...

Negav thừa nhận gặp sai lầm lớn về phát ngôn trong concert “Anh trai say hi”, mạng xã hội “bùng nổ” tranh cãi

Tối qua (28/9), khi trình diễn tại concert Anh trai say hi trước 20.000 khán giả, rapper Negav đã nhắn gửi tới mẹ: "Khi đứng đây, em muốn nói chuyện với mẹ em. Mẹ ơi, mẹ thấy chưa? Mẹ thấy quyết định cho con nghỉ học đúng...

Dự thảo Luật Nhà giáo “lương giáo viên sẽ được ưu tiên xếp cao nhất”: Thầy cô nói gì?

Dự thảo Luật Nhà giáo: Lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo. Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết,...

TP Bảo Lộc của Lâm Đồng đã chi hàng tỷ đồng để tạo sinh kế, bò giống trao tận tay người nghèo

Thành phố Bảo Lộc ngày nay là một trong hai trung tâm lớn của tỉnh Lâm Đồng nằm ở độ cao 800 - 1.000m. TP. Bảo Lộc nổi tiếng với cây chè với lịch sử lâu đời. Đây cũng là địa phương có nghề trồng dâu,...

Bài đọc nhiều

Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang kiến nghị xây dựng công trình phòng, chống sạt lở, đường cao tốc, nhà ở thương mại

Theo đó, Quyết định số 435 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 24/4/2023, phân công thành viên Chính phủ chủ trì, đôn đốc làm việc với các địa phương về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và...

Báo NTNN, Cty CP phân bón Bình Điền tổ chức chương trình “Mang sinh kế cho bà con vùng bão lũ

Dự kiến sáng ngày 4/10, tại Công ty CP Bình Điền Ninh Bình (xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) diễn ra lễ khởi động chương trình “Mang sinh kế cho bà con vùng bão - lũ” các tỉnh Lào Cai và Yên Bái...

Thí điểm “Sổ tay hướng dẫn xây dựng dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng”

Theo báo cáo tại buổi tập huấn, Việt Nam là một trong những nước đạt được thành tích nổi bật trong việc thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và an ninh lương thực thực phẩm trong những năm qua. Tuy nhiên, tình trạng suy...

Nông dân Thái Nguyên thoát nghèo nhờ nguồn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội

Hiệu quả từ nguồn vốn vay ưu đãiTrong 7 năm qua, Hội Nông dân huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) đã tích cực phối hợp cùng với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện trong việc giải ngân nguồn vốn vay ưu đãi và đạt nhiều...

Doanh nghiệp đầu tiên ký biên bản cung cấp dừa tươi vào Trung Quốc

Doanh nghiệp chủ động xuất khẩu dừa tươiViệc ký kết nằm trong chương trình xúc tiến thương mại tại Triển lãm Công nghiệp Trái cây và Rau quả Quốc tế Quảng Châu (Trung Quốc), ngày 27/9. Đây là bước ngoặt quan trọng, mở ra cơ hội lớn...

Cùng chuyên mục

TP Bảo Lộc của Lâm Đồng đã chi hàng tỷ đồng để tạo sinh kế, bò giống trao tận tay người nghèo

Thành phố Bảo Lộc ngày nay là một trong hai trung tâm lớn của tỉnh Lâm Đồng nằm ở độ cao 800 - 1.000m. TP. Bảo Lộc nổi tiếng với cây chè với lịch sử lâu đời. Đây cũng là địa phương có nghề trồng dâu,...

Vô rừng ngập mặn ở Nhơn Trạch của Đồng Nai thấy la liệt đặc sản nước lợ, người ta tranh nhau mua

Rừng ngập mặn là nguồn tài nguyên quý giá, là thành phần quan trọng của hệ sinh thái carbon xanh có ý nghĩa rất quan trọng trong góp phần làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Là tỉnh công nghiệp nhưng Đồng Nai có vùng rừng ngập...

Là một trong 3 “điểm nóng”, tỉnh Bình Định ra Nghị quyết về hỗ trợ ngư dân lắp thiết bị giám sát hành trình

Bình Định đưa ra cách làm mới để giải quyết vấn đề cấp báchHĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về việc hỗ trợ kinh phí lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GSHT) cho tàu cá có chiều dài từ 12 m...

Trồng lúa công nghệ cao ở Hải Phòng, làm ra sản phẩm đạt OCOP 3 sao

Clip: Giám đốc HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp nông nghiệp xã An Hòa - chị Hoàng Thị Gái chia sẻ về "Cánh đồng công nghệ" của HTX. Thực hiện: Thu ThuỷTừng là Nông...

Bão giật tung nóc nhà, một gia đình nông dân 7 người ở Hải Dương, chung tay cho ngày trở về

Ông Đinh Ngọc Dậu, Chủ tịch UBND xã Thái Tân cho biết, đó là gia đình bà Nguyễn Thị Năng thuộc diện hộ cận nghèo của địa phương. Trong cơn bão số 3 vừa qua, do bão mạnh, gió giật, cuốn bay toàn bộ phần nóc...

Mới nhất

Lại nhức nhối chuyện lạm thu đầu năm học mới

Các khoản lạm thu trong trường học như: mua sắm máy lạnh, ti vi, quạt điện, máy tính, máy chiếu, bàn ghế, sửa chữa sân trường, nhà để xe học sinh,… thậm chí là giáo viên chủ nhiệm...

Nam bác sĩ bật khóc, ôm người mẹ vừa qua đời khi thực hiện xong di nguyện

Ngày 25/9, bà L.T.H.M. (trú tại Hà Đông, Hà Nội) qua đời. Con trai bà M....

Khi ứng viên phó giáo sư bị gỡ bài báo khoa học

Thực tế, các bài báo bị gỡ bỏ do các tác giả có những khiếm khuyết và cả sai phạm trong nghiên cứu, thậm chí vi phạm liêm chính khoa học. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng "việc gỡ bài báo...

Infographic: Chi tiết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Hà Nội - Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024), nhiều sự kiện văn hóa sẽ được tổ chức tại các địa điểm trong toàn thành phố. Laodong.vn Nguồn:https://tuoitre.vn/tim-kiem.htm?keywords=gi%E1%BA%A3i%20ph%C3%B3ng%20th%E1%BB%A7%20%C4%91%C3%B4

Đi quá nửa cuộc đời mới gặp đúng người

Đi quá nửa cuộc đời mới tìm thấy người đồng điệu ...

Mới nhất

Những quán hàng quê cũ