Trang chủNewsThời sựĐẩy mạnh hơn nữa đột phá thể chế theo yêu cầu của...

Đẩy mạnh hơn nữa đột phá thể chế theo yêu cầu của Hội nghị Trung ương 10


Thủ tướng: Đẩy mạnh hơn nữa đột phá thể chế theo yêu cầu của Hội nghị Trung ương 10- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đẩy mạnh hơn nữa đột phá thể chế theo yêu cầu của Hội nghị Trung ương 10 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; các bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo.

Theo các báo cáo tại phiên họp, thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo, để xử lý kết quả rà soát trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng đề nghị xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và dự thảo các luật này.

Cùng với đó, Bộ Tài chính xây dựng đề nghị xây dựng và Dự thảo về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia.

Dự thảo 3 luật trên đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến và sẽ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).

Cùng với đó, thông qua rà soát về vấn đề phân cấp, ủy quyền tại Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, các thành viên của Ban Chỉ đạo nhận thấy một số vướng mắc liên quan chủ thể được phân cấp, nhận phân cấp, quy trình thực hiện phân cấp; chủ thể được ủy quyền và quy trình thủ tục ủy quyền.

Ban Chỉ đạo cũng rà soát, nhận thấy một số vường mắc cụ thể tại một số luật khác. Trong đó, tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, có những vướng mắc về các dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 2 vụ trở lên; quy định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo tác động môi trường.

Thủ tướng: Đẩy mạnh hơn nữa đột phá thể chế theo yêu cầu của Hội nghị Trung ương 10- Ảnh 2.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chủ trì phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo có các vướng mắc liên quan thời hạn giấy phép nhận chìm ở biển; thủ tục trong hoạt động nhận chìm ở biển. Tại Luật trồng trọt năm 2018, có vướng mắc trong quy định điều kiện buôn bán phân bón.

Ban Chỉ đạo cũng nghiên cứu các vướng mắc, bất cập tại các luật không thuộc phạm vi rà soát theo yêu cầu, nhận thấy có 10 luật, với 26 nội dung có mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, vướng mắc cần xem xét, giải quyết.

Cùng với thảo luận sôi nổi, cho ý kiến về nội dung các vướng mắc, bất cập nói trên, các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị thúc đẩy xử lý các vướng mắc, bất cập liên quan đến thủ tục hành chính đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày 30/8/2022, nhất là một số vướng mắc, bất cập tại các dự án luật đã có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc đang trình xây dựng.

Tư duy đổi mới, đột phá, tầm nhìn chiến lược, lâu dài

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao và cơ bản nhất trí với các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, sâu sắc, chất lượng của các Phó Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Ban Chỉ đạo tại phiên họp; giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến, ban hành Thông báo kết luận Phiên họp để thống nhất triển khai.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo tiếp tục bám sát quy chế hoạt động, các nội dung, kế hoạch, hoạt động của Ban Chỉ đạo để tham gia đóng góp công sức, trí tuệ vào rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Các bộ trưởng, trưởng ngành tập trung chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ưu tiên nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất, thời gian cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật; trong đó có việc rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Thủ tướng: Đẩy mạnh hơn nữa đột phá thể chế theo yêu cầu của Hội nghị Trung ương 10- Ảnh 3.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phát biểu tại cuộc họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta đang ở trong thời kỳ tăng tốc, bứt phá hoàn thành nhiệm vụ năm 2024, chuẩn bị bước sang năm 2025 – năm hoàn thành toàn bộ mục tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Hội nghị Trung ương 10 đã nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, trong đó có đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế, chính sách để khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển.

Theo Thủ tướng, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật phải theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn nữa; giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp, xóa bỏ cơ chế xin – cho và môi trường phát sinh tham nhũng, tiêu cực, nhất là tham nhũng vặt; với tư duy thông thoáng, đổi mới, đột phá, tầm nhìn chiến lược, lâu dài cho sự phát triển, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, tránh lợi ích cục bộ.

Thủ tướng lấy một số ví dụ cụ thể liên quan tới việc xây dựng quy định về triển khai các dự án đầu tư công, về hợp tác công – tư, về khuyến khích điện mặt trời áp mái…

Thủ tướng nêu rõ, Trung ương và các bộ, ngành tập trung xây dựng luật pháp, thể chế, cơ chế, chính sách, các chiến lược, kế hoạch, chương trình; đẩy mạnh phân cấp phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi cấp dưới và thiết kế công cụ kiểm tra, giám sát; địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm.

Thủ tướng lưu ý, quá trình rà soát, đề xuất xử lý các vướng mắc của pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, tháo gỡ vướng mắc từ thực tiễn. Trong xây dựng luật có nội dung cần quy định chi tiết, cụ thể nhưng cũng có nội dung cần quy định khái quát, nguyên tắc, nhất là những vấn đề còn biến động nhiều thì giao Chính phủ quy định bảo đảm linh hoạt, chính quyền từ Trung ương đến địa phương thực hiện căn cứ thực tiễn. Những vấn đề, dự án, công việc đã giao địa phương làm tốt thì cần phải đánh giá, khái quát, luật hoá.

Thủ tướng nhắc lại tinh thần “Cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện, luật hóa; cái gì chưa có quy định hay thực tế vượt quá quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn và không nóng vội”.

Việc rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói riêng và xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật nói chung phải bảo đảm tiến độ, thời gian, nâng cao chất lượng; trong quá trình xây dựng pháp luật phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội.

Thủ tướng: Đẩy mạnh hơn nữa đột phá thể chế theo yêu cầu của Hội nghị Trung ương 10- Ảnh 4.
Thủ tướng lưu ý, quá trình rà soát, đề xuất xử lý các vướng mắc của pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, tháo gỡ vướng mắc từ thực tiễn – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cho ý kiến về một số nội dung cụ thể trong 3 dự án luật do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo chuẩn bị trình Quốc hội, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, tiếp thu các ý kiến xác đáng, giải trình thuyết phục với số liệu cụ thể, hoàn thiện các dự án luật.

Thủ tướng cũng cho ý kiến về các phương án xử lý đối với nội dung bất cập, vướng mắc đã được phát hiện, báo cáo tại phiên họp. Đối với các vướng mắc, bất cập tại các dự án luật đã có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hoặc đang trong quá trình xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền thì các bộ, cơ quan ngang bộ tổng hợp, đề xuất xử lý ngay trong quá trình hoàn thiện, trình cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến hoặc xem xét thông qua. Đối với các dự án luật chưa có trong chương trình, kế hoạch xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 thì tổng hợp, báo cáo, đề xuất Quốc hội.

Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục rà soát, xác định các bất cập, vướng mắc có tính cấp bách, những “điểm nghẽn” về thể chế cần tháo gỡ để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, bảo đảm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô theo đúng yêu cầu nhiệm vụ và chỉ đạo của Chính phủ. Cùng với xây dựng luật, cần khẩn trương xây dựng ban hành các nghị định hướng dẫn thực hiện luật để tổ chức thực thi các luật kịp thời, hiệu quả.

Thủ tướng giao Bộ Tư pháp tham mưu kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo theo đúng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo; đồng thời, tiếp tục tổng hợp tình hình xử lý văn bản sau rà soát và kết quả rà soát từ các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương; phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ nghiên cứu, đánh giá các kết quả rà soát, báo cáo Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định.

Để bảo đảm tính khách quan, toàn diện, chính xác của kết quả rà soát, bảo đảm đầy đủ cơ sở tham mưu cho Ban Chỉ đạo, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cần linh hoạt tổ chức các hoạt động hội nghị, hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học trong các lĩnh vực pháp luật được rà soát theo đúng quy định pháp luật, đặc biệt là các vấn đề có ý kiến khác nhau giữa cơ quan kiến nghị với bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước.

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Phó Trưởng ban Thường trực tiếp tục chỉ đạo Bộ Tư pháp, các bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Chỉ đạo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban theo quy định./.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-day-manh-hon-nua-dot-pha-the-che-theo-yeu-cau-cua-hoi-nghi-trung-uong-10-380808.html

Cùng chủ đề

Bình Dương sẵn sàng khởi động giai đoạn phát triển mới

Thủ tướng lưu ý, để thực hiện quy hoạch, Bình Dương cần tập trung huy động các nguồn lực thực hiện và tổ chức thực hiện khoa học, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, phân công rõ...

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc 17.000 tỷ đồng tại Đông Nam Bộ

Thị sát khu vực giải phóng mặt bằng dự án, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đây là tuyến đường rất huyết mạch, có ý nghĩa chiến lược, kết nối giữa Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, sân bay Long Thành và hàng loạt tuyến cao...

TPHCM gánh vác trọng trách và sứ mệnh trong chuyển đổi công nghiệp

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, chuyển đổi công nghiệp phải vừa làm mới các ngành công nghiệp truyền thống (như cơ khí chế tạo, hóa chất…), vừa phải phát triển các ngành công nghiệp mới với khái niệm rộng hơn, liên quan tới các...

Thủ tướng nêu 6 ý nghĩa lớn của Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư tại TPHCM

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sovico Group, cho biết tại Khu Công nghệ cao TPHCM, tập đoàn đã triển khai nhiều dự án lớn gồm Trung tâm Đổi mới Sáng tạo - Galaxy Innovation Hub, Trung tâm Công nghệ Hàng...

Tập đoàn hàng đầu thế giới muốn xây dựng các cảng biển lớn, hiện đại tại Việt Nam

Về phần mình, ông Robert Maersk Uggla đã gửi lời chia buồn chân thành nhất tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam về những tổn thất to lớn do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra tại Việt Nam.Chủ tịch tập đoàn cảm ơn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi

Miền Trung, miền Nam làm bù lại cho miền BắcThời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu vẫn là không để người dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc, bị đói, bị rét, không có chỗ ở; các cháu học sinh sớm tới trường, bệnh...

Công tác dự báo bão số 3 cơ bản, chính xác, kịp thời, tương đồng với các cảnh báo của các cơ quan khí...

Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng các bộ LĐ&TB-XH, NN&PTNT, GTVT, Y tế, VH-TT&DL, TN&MT; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Tổng Giám đốc Đài...

Hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3

Khó khăn, hạn chế:Bên cạnh những kết quả nổi bật trong triển khai ứng phó, khắc phục hậu quả bão và mưa lũ sau bão, tuy nhiên thiệt hại do bão, lũ quét, sạt lở đất vẫn còn rất lớn, với những khó khăn, tồn tại.(1)...

Đức coi Việt Nam là đối tác then chốt trong khu vực

Đề cập đến các vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông, hai bên đề cao các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nhất trí giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, đảm...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Cuba

Tại các cuộc hội đàm, hội kiến, tiếp xúc cấp cao, hai bên đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa giá trị lịch sử của mối quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt, thủy chung, trong sáng giữa hai dân tộc anh em Việt Nam - Cuba.Nhân dịp thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Cuba, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm,...

Bài đọc nhiều

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

CSGT mở cao điểm 30 ngày xử lý học sinh vi phạm luật giao thông

Chiều 27/9, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đơn vị vừa ban hành kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trên địa bàn cả nước.  Theo đại diện Cục CSGT, thời gian qua, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông có nhiều diễn biến phức tạp, gây nên nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Đồng thời, để...

Thái Lan bắt hành khách dọa đánh bom chuyến bay từ Việt Nam

Nữ hành khách người Ba Lan bị cáo buộc đe dọa đánh bom trên chuyến bay Thai VietJet từ Đà Nẵng (Việt Nam) đến Bangkok. Sân bay quốc tế Suvarnabhumi, Thái Lan Ngày 26-9, một hành khách nữ người Ba Lan đã bị bắt tại sân bay quốc tế Suvarnabhumi, sau khi bị cáo buộc đe dọa đánh bom trên chuyến bay của Hãng hàng không Thai VietJet từ Đà Nẵng (Việt Nam) đến Bangkok. Chuyến bay VZ961 chở 121 người, trong đó có...

Tin có bom trên chuyến bay đến Bangkok là thông tin giả

Theo thông báo chính thức của Hãng hàng không Vietjet, trên chuyến bay VZ961 ngày 26/9 của Vietjet Thái Lan từ Đà Nẵng đến Bangkok (Thái Lan), một hành khách đã thông báo về việc có bom trên tàu bay. Sau quy trình kiểm tra nghiêm ngặt, nhà chức trách nhanh chóng kết luận là thông tin giả. Sân bay quốc tế Survanabhumi (Thái Lan) Phi hành đoàn đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp an toàn hàng không và thông...

Từ nay đến cuối năm, khả năng xuất hiện khoảng 5 cơn bão/áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông

NDO - Dự báo, từ tháng 10-12, hoạt động của bão/áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có khả năng cao hơn trung bình nhiều năm; trong đó, số cơn đổ bộ vào đất liền có thể cao hơn tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía nam. Ngoài ra, thời kỳ này không khí lạnh khả năng hoạt động mạnh, hiện tượng rét đậm ở Bắc Bộ có thể xuất hiện từ nửa cuối tháng...

Cùng chuyên mục

Vì sao những người Ukraine được huy động không muốn chiến đấu?

“80% những người bị bắt trên đường phố không muốn chiến đấu”, tờ Monde dẫn lời ông Nesterenko cho hay. Ông cũng phàn nàn có rất ít người dân Ukraine tự nguyện muốn gia nhập lực lượng vũ trang Ukraine. Theo ông, một trở ngại nữa cho việc huy động quân là danh tiếng không tốt của các nhân viên cơ quan đăng ký và nhập ngũ quân đội Ukraine. Ông cũng phàn nàn,...

Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh mở lớp Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc

Tham gia lớp bồi dưỡng, các học viên được cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt về lĩnh vực công tác dân tộc. Qua đó nâng cao nhận thức cho cấp ủy chi bộ, cán bộ Mặt trận, trưởng và phó trưởng khu phố, ấp nơi có đông...

Quân đội Israel tuyên bố đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah

Trong một tuyên bố trên mạng xã hội X vào ngày 28/9, người phát ngôn quân đội Israel, Avichay Adraee, cho biết quân đội Israel "đã tiêu diệt... Hassan Nasrallah, lãnh đạo của tổ chức khủng bố Hezbollah". Ông cho biết thêm một lãnh đạo cấp cao khác của Hezbollah,...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc Cho Ji Ho

 Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc Cho Ji Ho. Ảnh:...

Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi

Miền Trung, miền Nam làm bù lại cho miền BắcThời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu vẫn là không để người dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc, bị đói, bị rét, không có chỗ ở; các cháu học sinh sớm tới trường, bệnh...

Mới nhất

Kinh tế Hà Nội tăng trưởng mạnh mẽ

Hơn 10 năm trước Hà Nội đứng sau nhiều tỉnh, thành phố về thu hút FDI, nhưng nay, Hà Nội đã vươn lên vị trí thứ 2, chỉ sau TP.HCM. Đầu tàu hút FDI của miền Bắc Dù chiếm chỉ 1% dân số cả nước, nhưng...

“The Moneyverse – Vũ trụ đồng tiền” sẽ lên sóng VTV3 từ ngày 29/9

Tham gia chương trình, hơn 15.000 sinh viên thuộc 27 trường đại học trên toàn quốc được thể hiện tài năng, sự tự tin và khả...

HDMon Group và Indochina Capital hợp tác chiến lược

Đại diện HDMon Group và Indochina Capital tại lễ ký kết. Sau thành công tại dự án The Zei (Nam Từ Liêm, Hà Nội), để nâng tầm hợp tác giữa hai đơn vị, HDMon Group và Indochina Capital đã quyết định bắt tay, trở thành đối tác chiến lược trong thời gian tới. Chia sẻ tại sự kiện,...

Để trở thành Industry Leader, chúng tôi không ngại bị phong danh “kẻ lập dị”

Coteccons: Để trở thành Industry Leader, chúng tôi không ngại bị phong danh “kẻ lập dị”     Coteccons: Để trở thành Industry Leader, chúng tôi không ngại bị phong danh “kẻ lập dị”   Trong khi nhiều người khát khao trở thành...

Vosco lên kế hoạch họp bất thường bàn việc phát triển đội tàu

Vosco lên kế hoạch họp bất thường bàn việc phát triển đội tàuVosco dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 11/2024 chỉ ít lâu sau khi có thay đổi nhân sự chủ chốt. Công ty cổ phần Vận tải...

Mới nhất