Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBài 3: Những cam kết chính trị để y tế cơ sở...

Bài 3: Những cam kết chính trị để y tế cơ sở làm tròn vai 'người gác cổng'


Mạng lưới y tế cơ sở hiện nay đã phủ rộng khắp toàn quốc, 100% xã phường/thị trấn có trạm y tế xã. Khi công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân tại tuyến y tế cơ sở làm tốt sẽ góp phần quan trọng để giảm tải cho tuyến trên và quan trọng hơn là giảm chi phí, thời gian cho người dân khi khám, điều trị bệnh, nhất là các loại bệnh mãn tính có thể điều trị tại cơ sở.

Chính vì vậy, trong 20 năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản chính sách quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển hệ thống y tế cơ sở.

Chìa khóa đổi mới mạnh mẽ xương sống y tế

Phó giáo sư Phan Lê Thu Hằng – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính (Bộ Y tế), Giám đốc Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống y tế tuyến cơ sở cho hay cả nước hiện có hơn 11.400 trạm y tế xã, phường, thị trấn, thôn, bản… Những năm qua, mạng lưới y tế cơ sở được tổ chức đồng bộ, bao phủ rộng khắp, ở tất cả các xã đều có trạm y tế. Mạng lưới y tế cơ sở, đặc biệt là trạm y tế cấp xã, có 2 chức năng chủ yếu, bao gồm cung ứng các dịch vụ y tế cơ bản cho người dân và điều tiết hệ thống và được xem là “người gác cổng hệ thống y tế.”

Hệ thống y tế cơ sở có ý nghĩa quan trọng, bởi đây là nơi tiếp xúc đầu tiên của người dân với hệ thống cung ứng dịch vụ y tế, là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cũng như sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật. Đây cũng là nơi phân tích, sàng lọc, phân loại để đảm bảo sự kết nối giữa nhu cầu chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế phù hợp nhất.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn mà hệ thống y tế cơ sở đã đạt được, công tác y tế cơ sở thời gian qua còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, đòi hỏi phải có những cơ chế, chính sách mới phù hợp hơn.

VNP_c Hang.jpg
Phó giáo sư Phan Lê Thu Hằng – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính (Bộ Y tế), Giám đốc Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống y tế tuyến cơ sở. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, coi đây là yếu tố hàng đầu của công tác an sinh xã hội, trực tiếp bảo vệ giống nòi, bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng chủ trương “Đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát triển.” Ngành y tế nói chung và y tế cơ sở nói riêng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và lãnh đạo Bộ Y tế qua các thời kỳ.

“Đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát triển.”

Mạng lưới y tế cơ sở ở Việt Nam không ngừng được củng cố qua các thời kỳ, trở thành xương sống của hệ thống y tế Việt Nam. Trong đó, ngày 22/01/2002, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX ban hành Chỉ thị số 06- CT/TW về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Đây là văn bản chỉ đạo quan trọng của Đảng với nội dung riêng về y tế cơ sở, yêu cầu các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể quán triệt, nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của mạng lưới y tế cơ sở, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.

Sau hơn 20 năm thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX, mạng lưới y tế cơ sở đến nay đã bao phủ rộng khắp cả nước, từng bước được củng cố về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và có cơ chế vận hành hiệu quả. Những thành tựu quan trọng nhất của hệ thống y tế Việt Nam đều gắn chặt với những nỗ lực của y tế cơ sở, góp phần quan trọng giúp các chỉ số sức khỏe cơ bản của Việt Nam cao hơn các quốc gia có cùng mức thu nhập.

Thống kê của ngành y tế cho thấy, người dân đã tiếp cận và sử dụng nhiều hơn dịch vụ khám, chữa bệnh tại mạng lưới y tế cơ sở. Việc sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa tuyến huyện, phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế tuyến xã có sự gia tăng đáng kể. Tổng số lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại y tế cơ sở tăng từ 86 triệu lượt (năm 2012) lên tới 113 triệu lượt (năm 2022); duy trì mức trên 70% tổng số lượt khám, chữa bệnh của cả hệ thống y tế. Tỷ lệ khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền trong tổng số khám, chữa bệnh tại tuyến huyện là 14,6% và ở tuyến xã là 30,5%.

VNP_kham tram y té cc.jpg
Người dân đến khám tại Trạm Y tế xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. (Ảnh: T.G/Vietnam+)

Trong giai đoạn hiện nay, y tế cơ sở đang được đẩy mạnh vai trò triển khai phòng, chống và quản lý các bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích, y tế học đường; tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, môi trường y tế. Đến nay có 85% số trạm y tế tuyến xã triển khai quản lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường, quản lý bệnh nhân rối loạn sức khỏe tâm thần…

Trước những yêu cầu cần thay đổi để đáp ứng thực tế trong tình hình mới, ngày 25/10/2023, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 25-CT/TW về việc tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở với quan điểm y tế cơ sở là nền tảng, phát triển vững chắc hệ thống y tế cơ sở, xây dựng mạng lưới y tế rộng khắp, gần dân, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong Chỉ thị nêu rõ: “Thường xuyên tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân…, mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ; đẩy mạnh phong trào rèn luyện, nâng cao sức khoẻ toàn dân.”

Mới đây, ngày 23/01/2024, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030. Những văn bản quan trọng này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của y tế cơ sở trong thời gian tới.

Phó giáo sư Phan Lê Thu Hằng đánh giá đây là 2 văn bản đặc biệt quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với công tác y tế trong thời gian tới. Nếu như Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030 được xem là chính sách chiến lược chung, bao trùm toàn bộ phạm vi hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong đó dành ưu tiên hàng đầu cho y tế cơ sở thì Chỉ thị số 25 của Ban Bí thư được xem là chính sách chiến lược được thiết kế riêng cho mạng lưới y tế cơ sở. Những chính sách chiến lược này không chỉ đề ra chiến lược tiếp cận, mục tiêu cần hướng tới, danh mục ưu tiên (hay các nhóm nhiệm vụ giải pháp chính) để phát triển và đổi mới mạng lưới y tế cơ sở, mà còn cả phương thức thực hiện các ưu tiên để hướng tới mục tiêu mong muốn.

Chỉ thị số 25 của Ban Bí thư được xem là chính sách chiến lược được thiết kế riêng cho mạng lưới y tế cơ sở.

Gần đây nhất, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 281/QĐ-TTg ngày 5/4/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới. Kế hoạch nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các bộ, ngành, chính quyền địa phương và người dân về công tác y tế cơ sở; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế, chính sách và bố trí nguồn lực cho công tác y tế cơ sở. Về nhiệm vụ, giải pháp, Kế hoạch nêu rõ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền các cấp tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp.

Kế hoạch đưa ra với những mục tiêu rõ ràng về luân chuyển, điều động nhân lực y tế để hỗ trợ thường xuyên cho y tế cơ sở, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở. Theo đó, phấn đấu đến năm 2030, mỗi trạm y tế có ít nhất một bác sỹ cơ hữu; mỗi thôn, bản có một nhân viên y tế được đào tạo hoặc tập huấn về chuyên môn. Ngành y tế nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ cho nhân lực y tế cơ sở tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc. Có chính sách đột phá để thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi làm việc, gắn bó lâu dài tại y tế cơ sở, nhất là vùng khó khăn, biên giới, hải đảo. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả việc luân phiên, luân chuyển, điều động nhân lực y tế để hỗ trợ thường xuyên cho y tế cơ sở.

Theo Kế hoạch, Việt Nam phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95% dân số, trên 95% người dân sử dụng dịch vụ chăm sóc ban đầu tại y tế cơ sở được bảo hiểm y tế chi trả, trên 95% dân số được quản lý sức khỏe, người có nguy cơ cao mắc bệnh được kiểm tra sức khỏe ít nhất mỗi năm một lần, hướng tới kiểm tra sức khỏe định kỳ cho toàn dân.

“Kim chỉ nam” cho y tế cơ sở

Tư lệnh ngành Y tế cho biết trong thời gian qua, để triển khai thực hiện Chỉ thị 25, ngành y tế đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình ưu tiên dành cho y tế cơ sở như nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, triển khai các chính sách về cơ chế tài chính, đào tạo nhân lực cho y tế cơ sở…

Phó giáo sư Phan Lê Thu Hằng thì cho hay Chỉ thị số 25-CT/TW đã khẳng định quan điểm y tế cơ sở là nền tảng, phát triển vững chắc hệ thống y tế cơ sở, xây dựng mạng lưới y tế rộng khắp, gần dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong xây dựng, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về y tế cơ sở.

Chỉ thị xác định rõ những ưu tiên trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác y tế cơ sở, theo đó nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, hệ thống chính trị về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của y tế cơ sở.

VNP_Vĩnh phú tây 2.jpg

Theo bà Hằng, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở với số lượng, cơ cấu phù hợp và đảm bảo đội ngũ nhân lực này hoạt động một cách hiệu quả trong việc cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng dân cư là yêu cầu được nhấn mạnh trong Chỉ thị số 25 của Ban Bí thư. Những định hướng ưu tiên về đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng được nêu trong Chỉ thị số 25 của Ban Bí thư có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đối với tự thân mạng lưới y tế cơ sở, những định hướng này giúp nâng cao năng lực toàn diện (bao gồm năng lực chuyên môn, quản lý và tài chính) một cách bền vững.

Chỉ thị số 25-CT/TW đã khẳng định quan điểm y tế cơ sở là nền tảng, phát triển vững chắc hệ thống y tế cơ sở, xây dựng mạng lưới y tế rộng khắp, gần dân.

Về tài chính, Chỉ thị số 25 nhấn mạnh vai trò chủ chốt của Đảng và Nhà nước cũng như trách nhiệm đảm bảo nguồn tài chính đẩy đủ ở cấp độ quốc gia cũng như cấp độ địa phương để đầu tư thỏa đáng cho y tế cơ sở. Đó là chưa bao giờ, sự quan tâm của hệ thống chính trị và người dân đối với công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và mạng lưới y tế cơ sở lại cao như hiện nay. Những chính sách chiến lược mới liên quan tới y tế cơ sở được ban hành trong thời gian gần đây được cập nhật những xu hướng đổi mới mang tính toàn cầu về chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đã xác định rõ con đường phát triển mạng lưới y tế cơ sở. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe sẽ từng bước được cải thiện. Sự phối hợp giữa Bộ Y tế và các địa phương, giữa ngành y tế với các ban, ngành, đoàn thể đối với sự phát triển mạng lưới y tế cơ sở ngày càng gắn kết và có hiệu quả hơn.

Bà Phan Lê Thu Hằng cho hay Bộ Y tế kiến nghị cần tăng cường cam kết chính trị và trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu; đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động của y tế cơ sở. Bộ Y tế cũng mong muốn Đảng, Chính phủ và Nhà nước quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo cung ứng đủ thuốc, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế của y tế cơ sở và tạo niềm tin cho người dân, đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động của y tế cấp xã.

Thực tế cho thấy việc thực hiện thành công các chính sách về y tế cơ sở sẽ phụ thuộc phần lớn vào chính các địa phương, theo đó sự vào cuộc một cách tích cực và chủ động của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư địa phương đóng vai trò quyết định./.

b45de8a9bc5a1a04434b.jpg
Nhân viên y tế theo dõi sức khỏe cho trẻ nhỏ sau tiêm chủng tại Trạm Y tế xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. (Ảnh: T.G/Vietnam+)
(Vietnam+)



Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/bai-3-nhung-cam-ket-chinh-tri-de-y-te-co-so-lam-tron-vai-nguoi-gac-cong-post979702.vnp

Cùng chủ đề

Sẵn sàng cho Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Ngày 20/9, Ban tổ chức Hội thi đã đi kiểm tra, khảo sát công tác chuẩn bị và vị trí các địa điểm thi tại Trường Cao đẳng Dầu khí, tổ chức họp đánh giá và thống nhất lại các nôi dung của Hội thi. Ban tổ chức kiểm tra trang thiết bị môn thi Vân hành Thiết bị Khoan Dầu khí. Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII là sự kiện lớn được Petrovietnam tổ chức định...

Tăng cường trao đổi, chia sẻ kiến thức về giáo dục quyền con người

 Các đại biểu tham dự Tọa đàm. (Ảnh: Văn phòng Thường trực về Nhân quyền) ...

Không ngừng cập nhật xu hướng công nghệ, chuyển đổi số trong nghiên cứu khoa học

PGS.TS Nguyễn Lê Cường, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực phát biểu tại hội nghị.  ...

Cảng Quốc tế Tân cảng

 Đại tá Nguyễn Năng Toàn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn...

Xây dựng phần mềm phục vụ công tác PCCC

Sáng 28-9, Trường Đại học Công thương TPHCM và Công an quận Tân Phú tổ chức “Lễ ra mắt Tổ tình nguyện sinh viên tham gia điều tiết giao thông và tuyên truyền, thực hiện chuyển đổi số công tác quản lý phòng cháy chữa cháy (PCCC)” trên địa bàn quận Tân Phú, với khoảng 500 tình nguyện viên tham gia. Phát biểu tại buổi lễ, NGƯT. PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua kết quả Báo cáo UPR chu kỳ IV của Việt Nam

Việt Nam tái khẳng định cam kết và chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, sự coi trọng đối với Cơ chế UPR và Hội đồng Nhân quyền. Trong khuôn khổ Khóa họp thường kỳ lần thứ 57, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 27/9 đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam. Đoàn Việt Nam đã thông báo lập trường đối...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị rút kinh nghiệm về ứng phó bão số 3

Nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài đã chung sức, đồng lòng hướng về đồng bào bị bão, lũ, với tất cả “tình dân tộc, nghĩa đồng bào.” Biểu dương các Thành viên Chính phủ, Bộ trưởng, Trưởng ngành, các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các lực lượng chủ công như Quân đội, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, ngành Điện lực,...

Hát Then, Đàn Tính và Nghệ thuật Xòe Thái – tinh hoa tỏa sáng ở Lai Châu

Chương trình biểu diễn ở huyện Phong Thổ tối 27/9 xoay quanh chủ đề ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người, những nét đẹp trong đời sống tín ngưỡng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Thái.Lai Châu: Ngắm tục gội đầu của các cô gái người Thái trắng ở Phong ThổĐặc sắc trang phục truyền thống và tục nhuộm răng đen của người Lào ở Lai ChâuĐặc sắc Lễ hội Nàng Han của người...

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tìm hiểu cơ hội hợp tác với thành phố Kazan

Theo Đại sứ Đặng Minh Khôi, nước Cộng hoà Tatarstan có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư, nhất là lĩnh vực công nghiệp, công nghệ thông tin, hóa dầu, y tế công nghệ cao. Trên cơ sở đó, Đại sứ đề nghị Chính phủ Tatarstan chú trọng phối hợp với các địa phương của Việt Nam để mở rộng hợp tác...

Việt Nam khẳng định vai trò của giáo dục quyền con người

Cũng tại sự kiện, Tiến sỹ Lê Xuân Tùng, giảng viên chính Viện Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đã chia sẻ việc triển khai Đề án 1309 về đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tại Việt Nam với một số kết quả nổi bật như tổ chức các khoá tập huấn quyền con...

Bài đọc nhiều

Uống nước kiềm pha muối, người đàn ông nguy kịch

Bệnh nhân nam N.V.S (41 tuổi, trú tại Bắc Giang) được đưa đến khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng suy kiệt trầm trọng.Bệnh nhân có tiền sử viêm phế...

Vì sao hay bị đau đầu do thay đổi thời tiết?

Vì sao thay đổi thời tiết hay bị đau đầu? Hầu hết mọi người đều cho rằng cơn...

Rào cản chăm sóc sức khỏe với người di cư

Kết quả Điều tra Biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình 1/4/2022 của Tổng cục Thống kê cho thấy, dòng di cư lớn nhất ở nước ta là từ thành thị đến thành thị, chiếm tới 44,6% tổng số các dòng di cư trong cả nước. Tại Hội thảo Di cư và sức khỏe người di cư nội địa do Cục Dân...

Lấy mẫu xét nghiệm nguồn nước nơi chung cư có 59 người dân bị tiêu chảy

Ngày 26/9, lãnh đạo Trung tâm Y tế TP Vinh (Nghệ An) cho biết, đơn vị vừa kiểm tra và lấy mẫu nguồn nước tại chung cư Golden 3 (xóm 19, xã Nghi Phú) để làm rõ sự...

Cùng chuyên mục

Đừng mắc sai lầm: Cho con ăn giặm quá sớm, vừa ăn vừa xem điện thoại

"Trước đây, ở Nhật Bản có giai đoạn cho rằng "ăn nhiều, nuôi lớn" là điều tốt và đã từng tổ chức cuộc thi trao giải thưởng cho các em bé béo.Tuy nhiên sau đó, vấn đề gia tăng bệnh tật liên quan đến lối sống (bệnh không truyền nhiễm, NCDs), đã làm thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của...

Thời tiết thất thường, vì sao nhiều người hay đau đầu?

Viêm xoang: Thủ phạm lớn nhấtThS.BS Lê Ngô Minh Như - phòng khám tai mũi họng - mắt, Bệnh viện Đại học Y Dược - cơ sở 3 - cho biết viêm xoang hay viêm mũi xoang là tình trạng viêm nhiễm của các xoang cạnh mũi, gây ra bởi vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc do các phản ứng dị ứng.Các...

Loại lá có mùi thơm giúp hạ đường huyết và cao huyết áp, người bệnh tiểu đường nên ăn để phòng bệnh

Người bệnh tiểu đường uống nước lá nếp (lá dứa) có tốt không?Lá nếp (hay còn gọi là dứa thơm, lá nếp là loại thảo mộc phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Không như lá của...

Mới nhất

Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức bữa cơm trên bản

TPO - Trong khuôn khổ chương trình “Cơm trên bản” năm 2024, Tỉnh đoàn Yên Bái phối hợp cùng các mạnh thường quân đã tổ chức trao quà, nấu cơm cho các em nhỏ ở xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu, với tổng trị giá gần 500 triệu đồng. ...

Phe cực hữu Áo tự tin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử

Trong hơn một năm qua, đảng FPO của Kickl đã duy trì vị trí dẫn đầu nhờ vào việc tập trung vào các vấn đề nhập cư và sự bất...

Phát huy tính tự lực, tự cường trong vùng DTTS ở Lâm Đồng

Để bảo tồn những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Chu Ru, ngoài sự quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện của các ngành, các cấp liên quan thì chính những người con Chu Ru đóng vai trò quyết định. Bản thân tôi cũng như những nhân sỹ trí thức, Người có uy tín,...

Thị trường cà phê toàn cầu có thể thâm hụt năm thứ 4 liên tiếp

Giá cà phê thế giới rạng sáng ngày 28/9/2024, lúc 4 giờ 20 phút được cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là...

Đại tướng Lê Trọng Tấn

(Bqp.vn) - Đồng chí Lê Trọng Tấn (tên thật là Lê Trọng Tố), sinh ngày 01/10/1914 trong một gia đình nông dân yêu nước tại thôn An Định, làng Nghĩa Lộ, xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội). Trải qua hơn 40 năm hoạt...

Mới nhất