Trang chủNewsNhân quyềnGiáo hội Phật giáo Việt Nam: cầu nối hòa bình trong ngoại...

Giáo hội Phật giáo Việt Nam: cầu nối hòa bình trong ngoại giao nhân dân


Với bề dày lịch sử, truyền thống và giá trị văn hóa tôn giáo phong phú, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) không chỉ là tổ chức tôn giáo có nhiệm vụ hoằng pháp mà còn là cầu nối quan trọng trong công tác đối ngoại nhân dân, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế.

Thủ tướng chúc mừng đồng bào Phật giáo nhân dịp Đại lễ Phật đản 2024
Các tổ chức Phật giáo góp phần duy trì hòa bình, hòa hợp và hiểu biết lẫn nhau

Tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các tổ chức hữu nghị nhân dân

GHPGVN đã xây dựng quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều tổ chức Phật giáo trên toàn thế giới và tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế, trở thành thành viên sáng lập và nòng cốt của các tổ chức quan trọng như Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (WFB), Diễn đàn Phật giáo châu Á vì hòa bình (ABCP), Liên minh Phật giáo Thế giới (IBC) và Ủy ban tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc (ICDV).

Các quan hệ này không chỉ thúc đẩy giao lưu tôn giáo mà còn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngoại giao nhân dân, tăng cường sự hiểu biết và đoàn kết giữa các quốc gia, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Đông Á. GHPGVN cũng duy trì quan hệ hữu nghị với các tổ chức Phật giáo tại Lào, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Sri Lanka, Ấn Độ…, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực.

Bên cạnh đó, GHPGVN cũng tích cực tham gia các tổ chức hữu nghị nhân dân như Hội hữu nghị Việt Nam – Lào, Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia, Hội hữu nghị Việt Nam – Ấn Độ… Các đại diện của Giáo hội đã đóng vai trò cầu nối trong việc thắt chặt tình đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam và các nước, thông qua việc tham gia các hoạt động ngoại giao nhân dân, tổ chức nhiều sự kiện giao lưu văn hóa và trao đổi Phật giáo quốc tế.

Dấu ấn từ việc tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc

Một trong những sự kiện quan trọng nhất mà GHPGVN đã tổ chức là ba kỳ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc vào các năm 2008, 2014 và 2019. Sự kiện này không chỉ thu hút sự tham gia của hàng nghìn đại biểu từ hơn 100 quốc gia mà còn là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.

Nghi lễ Tắm Phật tại Vesak 2014 ở Việt Nam. (Ảnh: Báo VnExpress)
Nghi lễ tắm Phật tại Vesak 2014 ở Việt Nam. (Ảnh: Báo VnExpress)

Đặc biệt, Đại lễ Vesak 2019 tổ chức tại chùa Tam Chúc, Hà Nam với chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững” đã góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Tham gia sự kiện có nhiều nguyên thủ quốc gia và các lãnh đạo tổ chức quốc tế, cho thấy tầm ảnh hưởng quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực ngoại giao tôn giáo.

Sự thành công của các kỳ Đại lễ Vesak đã không chỉ giới thiệu giá trị tinh thần Phật giáo Việt Nam, mà còn là một dấu ấn quan trọng trong việc nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại nhân dân.

Công tác từ thiện quốc tế và đối ngoại nhân dân

Tinh thần từ bi, bác ái của Phật giáo Việt Nam không giới hạn ở trong nước mà còn lan tỏa rộng rãi thông qua các hoạt động từ thiện quốc tế. Trong đại dịch COVID-19, GHPGVN đã ủng hộ vật tư y tế và tài chính cho Ấn Độ, Lào, Campuchia và Sri Lanka, giúp các nước này vượt qua khó khăn. Đây không chỉ là sự thể hiện của lòng từ bi mà còn góp phần củng cố tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và các nước láng giềng, nâng cao vị thế nhân đạo của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Bên cạnh đó, tại các địa phương, GHPGVN cũng đã tổ chức nhiều hoạt động từ thiện, hỗ trợ các nhóm dân tộc thiểu số và cộng đồng khó khăn. Các sự kiện như lễ Vu Lan, Tết Nguyên đán, Đại lễ Vesak, cùng các chương trình khám chữa bệnh miễn phí, xây dựng cầu đường tại các vùng sâu, vùng xa đã trở thành cầu nối giúp thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác quốc tế.

Đặc biệt, GHPGVN tích cực tham gia chương trình “Ươm mầm hữu nghị”, cung cấp học bổng và hỗ trợ chỗ ở cho sinh viên Lào và Campuchia đang học tập tại Việt Nam. Đây là những nỗ lực nhằm thắt chặt tình hữu nghị giữa các thế hệ trẻ Việt Nam và các nước láng giềng, tạo dựng quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững.

Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsey (Cần Thơ) trong một buổi giảng dạy cho các em sinh viên đang lưu trú tại chùa. (Ảnh: VOV)
Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsey (Cần Thơ) trong một buổi giảng dạy cho các em sinh viên đang lưu trú tại chùa. (Ảnh: VOV)

Đối thoại liên tôn và giao lưu quốc tế

GHPGVN đã tham gia tích cực vào các diễn đàn đối thoại liên tôn và văn hóa quốc tế, đặc biệt là trong các chương trình của Liên hợp quốc và các diễn đàn khu vực như Đối thoại tôn giáo và văn hóa ASEAN, Đối thoại Liên tôn Á – Âu và Đối thoại Liên tôn khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Những hoạt động này đã giúp GHPGVN lan tỏa thông điệp về hòa bình, tình thương và trách nhiệm xã hội trong cộng đồng quốc tế.

Năm 2022, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, đã đại diện GHPGVN tham dự Đại hội lãnh đạo các tôn giáo thế giới lần thứ VII tại Cộng hòa Kazakhstan. Tại sự kiện này, thông điệp của GHPGVN về sự đoàn kết tôn giáo, giải quyết các vấn đề toàn cầu như xung đột, nghèo đói và biến đổi khí hậu, đã được lan tỏa mạnh mẽ, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong việc chung tay giải quyết những thách thức quốc tế.

Trong tham luận tại tọa đàm “Hoạt động quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” vào năm 2022, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, khi đó là Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, đã đánh giá cao vai trò chủ động và tích cực của GHPGVN.

Bà khẳng định: “Các hoạt động giao lưu và đối ngoại nhân dân của GHPGVN đã góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước, tăng cường giao lưu văn hóa, giới thiệu tới bạn bè quốc tế về lịch sử, tín ngưỡng văn hóa, tôn giáo, đất nước và con người Việt Nam, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam, đồng thời phát huy vai trò của Phật giáo trong việc huy động nguồn lực cho các hoạt động đối ngoại nhân dân”.

Để ghi nhận những đóng góp tích cực và tâm đức của GHPGVN và các chư tăng đối với hòa bình, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc, Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao tặng Kỷ niệm chương vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc cho nhiều vị chư tăng của Giáo hội.

Trong tương lai, GHPGVN sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, đặc biệt là việc đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một cơ hội lớn để GHPGVN khẳng định vai trò và vị thế của mình, góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đại biểu từ 80 quốc gia dự Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam

Tại cuộc họp báo ngày 27/9, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 do Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc và Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam tổ chức từ ngày 6-8/5/2025 tại cơ sở II Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 có chủ đề “Hòa hợp và Bao hàm vì Nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững” sẽ có sự tham dự của khoảng 2.000 đại biểu, trong đó khoảng 1.000 đại biểu quốc tế đến từ 80 quốc gia trên thế giới.

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam không chỉ là một sự kiện trong đại của Phật giáo mà còn có ý nghĩa là một sự kiện đối ngoại quan trọng góp phần nâng cao vai trò của Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế và khẳng định vị thế và trách nhiệm của Việt Nam đối với Liên hợp quốc. Bên cạnh đó, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 cũng là một sự kiện văn hóa, đối ngoại nhân dân, là cơ hội quảng bá hình ảnh, con người và văn hóa Việt Nam đến với thế giới.

Đến nay Đại lễ Vesak đã trải qua 24 lần tổ chức, trong đó có 15 lần tổ chức tại Thái Lan, 1 lần tại Sri Lanka và 3 lần tại Việt Nam. Các kỳ Đại lễ Vesak tại Việt Nam được tổ chức vào các năm 2008 tại Hà Nội, năm 2014 tại Ninh Bình và năm 2019 tại Hà Nam.





Nguồn: https://thoidai.com.vn/giao-hoi-phat-giao-viet-nam-cau-noi-hoa-binh-trong-ngoai-giao-nhan-dan-205429.html

Cùng chủ đề

Tây Ninh: dấu ấn trong công tác đối ngoại nhân dân vùng biên 2024

Năm 2024 đánh dấu những bước tiến quan trọng trong công tác đối ngoại nhân dân của tỉnh Tây Ninh, góp phần củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị với các tỉnh giáp biên thuộc Vương quốc Campuchia. Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật,...

Cán bộ đối ngoại nhân dân là những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị Việt – Trung

Bà Vu Thục Huệ, nguyên nhân viên y tế Bệnh viện Nam Khê Sơn (Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc) cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên tạp chí Thời Đại về những kỷ niệm với những người làm công tác đối ngoại nhân dân nhân kỷ niệm 74 năm Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (17/11/1950 - 17/11/2024). Bà nói: sự tận tâm, chuyên nghiệp...

Tăng cường giao lưu nhân dân giữa Hà Nội với các địa phương của Argentina

Đại sứ Marcos Antonio Bednarski bày tỏ mong muốn tổ chức sự kiện về nhảy Tango tại Hà Nội để thế hệ trẻ Việt Nam có thể hiểu hơn về văn hóa của Argentina. Đại sứ cũng gợi ý, bộ môn bóng đá là một điểm mạnh của Argentina, qua đó có thể triển khai một chương trình hợp tác kỹ thuật cho bóng đá Việt Nam. Ngày 8/11, tại Hà Nội, Chủ tịch UBND...

Thừa Thiên Huế tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đối ngoại nhân dân

Ngày 7/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Học viện Ngoại giao đã tổ chức khai mạc Khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng đối ngoại nhân dân. Khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng đối ngoại nhân dân...

Tăng cường giao lưu hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội và các địa phương của Argentina

Trong cuộc gặp với lãnh đạo thành phố Hà Nội, Đại sứ Argentina tại Việt Nam Marcos Antonio Bednarski mong muốn có thêm nhiều hoạt động giao lưu hữu nghị như tổ chức sự kiện nhảy tango ngoài trời tại Hà Nội, trao đổi kinh nghiệm về bóng đá giữa Argentina và Việt Nam. Nhật Bản mong muốn tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân tại Hà Nội ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cảnh sát biển Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác, thúc đẩy thực thi pháp luật trên biển

Ngày 16/12, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Công tác Cảnh sát biển Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, nhằm thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật trên biển trong khu vực giữa 2 lực lượng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ 2. Hội nghị do Trung tướng Lê Quang Đạo,...

Đại diện chính quyền và nhân dân Abyei: Bộ đội Việt Nam là một phần của cộng đồng địa phương

Ngày 16/12, tại căn cứ Highway Phái bộ UNISFA, lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày Hội quốc phòng toàn dân và đốt lửa trại truyền thống. Lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35...

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Công ty Thủy điện Bản Vẽ: 14 năm một chặng đường phát triển

Nhìn lại chặng đường 14 năm phát triển và trưởng thành, mỗi cán bộ, nhân viên Công ty Thủy điện Bản Vẽ đều tự hào, bởi đã luôn nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Ngày 7/8/2004, Dự án Thủy điện Bản Vẽ, với công suất 320 MW trên dòng sông Nậm Nơn, lớn nhất khu vực Bắc miền trung tại xã Yên Na - huyện Tương Dương - tỉnh Nghệ An...

Thắm đượm “Nghĩa tình Duyên Hải” năm 2024

Sau 11 mùa tổ chức, “Nghĩa tình Duyên Hải” đã trở thành chương trình thường niên góp phần gắn kết cộng đồng, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách” của EVN, EVNGENCO1 và Công ty Nhiệt điện Duyên Hải.Tối ngày 12/12, tại Công viên xã Dân Thành (thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh), Tổng Công ty phát điện 1 (EVNGENCO1) và Công ty Nhiệt điện Duyên Hải tiếp tục tổ chức...

Bài đọc nhiều

Tối nay, khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 tại Quảng Trị

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách. Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới Trong kỷ nguyên mới, quyền con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước. Quyền con người trong kỷ nguyên...

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Hành trình yêu thương bên dòng Sê Pôn

“Khát vọng lớn nhất của con người là được sống. Tôi đem các con về nhà, muốn con được sống, được ăn cơm, có áo mặc, được học hành…”. Đó là chia sẻ của bà Kăn Ling ở bản Tăng Cô Hang, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị về hành trình gần 40 năm nhận nuôi những đứa trẻ không nơi nương tựa. Hành trình ấy của người mẹ Pa Kô bên dòng Sê Pôn, đầy ấm...

Cùng chuyên mục

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đăng ký và thống kê hộ tịch bảo đảm quyền công dân để không ai bị bỏ lại phía sau

Ngày 16/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024.

Tất bật mùa vụ cao điểm ở làng “khô Phú Thọ”

(LĐXH) - Nói tới những làng nghề sản xuất, chế biến cá khô nổi tiếng tại các tỉnh miền Tây hẳn nhiều người biết tới địa danh xã Phú Thọ, thuộc địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Nơi đây có nghề chế biến cá khô lâu năm với chất lượng sản phẩm thơm ngon được khách hàng ưa chuộng và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu chứng nhận “khô Phú Thọ”.Những ngày đầu tháng...

Mới nhất

Công an khuyến nghị các thủ tục người dân cần biết

Công an TP HCM khuyến nghị những trường hợp cần thiết, gấp thì người dân phải nộp trước một tuần trước khi Nghị quyết 1278 có hiệu lực là ngày 1-1-2025. Công an TP HCM khuyến nghị những trường hợp cần thiết, gấp thì người dân phải nộp trước một tuần trước khi Nghị quyết 1278 có...

Dâng trào ‘Tôi yêu Tổ quốc tôi’ ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

TPO - "Tôi yêu Tổ quốc tôi! Tôi yêu Tổ quốc tôi..." là tiếng hô vang và cảm xúc dâng trào tự hào của đại biểu Đại hội Hội LHTN Việt Nam toàn quốc lần thứ IX trong hành trình tham quan, trải nghiệm ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. TPO - "Tôi yêu...

Binh chủng Công binh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 15-12, tại Lữ đoàn Công binh 229, Binh chủng Công binh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 / 22-12-2024). Thiếu tướng Trần Trung Hòa, Tư lệnh Binh chủng Công binh chủ trì gặp mặt. Tham dự...

Nêu gương sáng ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh: Lan tỏa người tốt, việc tốt cùng bước vào kỷ nguyên mới (Bài...

Cùng với cả nước, Quảng Ninh đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển theo định hướng chỉ đạo của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Tô Lâm. Đánh giá một cách khách quan, thành tựu từ phát triển kinh tế-xã hội vùng...

Hình mẫu thanh niên thế hệ mới phải phát triển toàn diện trên nền tảng ‘Tôi yêu Tổ quốc tôi’

Phát biểu khai mạc Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy nhấn mạnh hình mẫu thanh niên trong 5 năm tới phải toàn diện, có bản sắc văn hóa đậm đà. ...

Mới nhất

Bạc quay đầu tăng nhẹ