Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếRào cản chăm sóc sức khỏe với người di cư

Rào cản chăm sóc sức khỏe với người di cư


Kết quả Điều tra Biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình 1/4/2022 của Tổng cục Thống kê cho thấy, dòng di cư lớn nhất ở nước ta là từ thành thị đến thành thị, chiếm tới 44,6% tổng số các dòng di cư trong cả nước.

Tại Hội thảo Di cư và sức khỏe người di cư nội địa do Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức ngày 24/9, ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số nói rằng, dân số Việt Nam hiện đang là 100,3 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm 38,13%.





Ông Lê Thanh Dũng phát biểu tại Hội thảo.

Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với 67,7 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 67,4% tổng dân số. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và dân số trong độ tuổi lao động lớn đã mang lại nhiều lợi thế to lớn cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và cũng chắc chắn tác động rất lớn đến các dòng di cư tại Việt Nam.

Kết quả Điều tra Biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình 1/4/2022 của Tổng cục Thống kê cho thấy, dòng di cư lớn nhất ở nước ta là từ thành thị đến thành thị, chiếm tới 44,6% tổng số các dòng di cư trong cả nước.

Khu vực có tỷ suất xuất cư cao nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và Trung du, miền núi phía Bắc. Khu vực thu hút người di cư nhất là Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Hồng.

Các tỉnh có tỷ suất xuất cư cao như: Lạng Sơn, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu. Các tỉnh, thành phố có tỷ suất nhập cư cao như: Bắc Ninh, Bình Dương, Đà nẵng, TP.HCM, Thừa Thiên Huế, Long An.

Tỷ lệ người di cư trong nhóm tuổi 20-24 là cao nhất ở cả nam và nữ. Tiếp đến là những người trong nhóm tuổi 25-29 và 15-19. Nguyên nhân chủ yếu của di cư là việc làm (54,5%) và theo gia đình/chuyển nhà (15,5%), đi học (16%).

Xu hướng nữ hóa di cư thường quan sát được trong nhiều năm qua. Năm 2022, nữ di cư chiếm 53,2%. Tỷ lệ nữ di cư cao hơn nam di cư ở hầu hết các dòng di cư, ngoại trừ dòng di cư nông thôn, thành thị, tỷ lệ nam giới di cư cao hơn nữ giới 3,4 điểm phần trăm.

Về sức khỏe người di cư, kết quả điều tra di cư nội địa Quốc gia 2015 cho thấy, 60% số người di cư được hỏi cho biết sức khỏe hiện nay là bình thường, 2/3 (70,2%) có bảo hiểm y tế. Đa số người di cư (63%) tự chi trả chính cho lần đau/bệnh gần nhất của mình; trên 70% người di cư sử dụng dịch vụ y tế công.

Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai của phụ nữ di cư (37,7%) thấp hơn so với người không di cư (58,6%). Tỷ lệ người di cư dùng rượu bia cao hơn người không di cư. Những thói quen này không chỉ hại cho sức khỏe mà còn không phù hợp với môi trường công việc.

Báo cáo nghiên cứu thực trạng sức khỏe người di cư tại Việt Nam năm 2019 của Tổ chức Di cư quốc tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế cũng chỉ ra các rào cản, khó khăn liên quan đến tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như thiếu kiến thức về quyền lợi bảo hiểm y tế, thiếu các chương trình truyền thông về sức khỏe cộng đồng, sự tham gia của các bên…

Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy, người di cư thuộc nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất là trong những tình huống y tế công cộng khẩn cấp (đại dịch Covid-19 vừa qua là một ví dụ).

Người di cư phải đối mặt với nhiều vấn đề như hạn chế di chuyển, giảm lương, mất việc làm, các nguy cơ, sự chậm trễ và gián đoạn trong việc chăm sóc sức khỏe…

Quá trình di cư mang đến các cơ hội về giáo dục, việc làm, thu nhập, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác giữ nơi đi và nơi đến.

Di cư là sự tất yếu và là động lực của quá trình phát triển. Tuy nhiên, di cư cũng tạo ra những khó khăn, thách thức cho cả nơi đi và nơi đến; người di cư thuộc nhóm dân số dễ bị tổn thương và gặp khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội.

Tại Hội thảo, ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế), Thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia dân số và phát triển cho rằng, di cư là sự tất yếu và là động lực của quá trình phát triển. Di cư mang đến các cơ hội về giáo dục, việc làm, thu nhập, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác giữa nơi đi và nơi đến.

“Tuy nhiên, di cư cũng tạo ra những khó khăn, thách thức cho cả nơi đi và nơi đến. Người di cư thuộc nhóm dân số dễ bị tổn thương và gặp khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội”, ông Lê Thanh Dũng phân tích.

Còn theo ông Vũ Đình Huy, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, hiện người di cư nội địa gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Với nhóm di cư không chính thức, thường khó khăn hơn do điều kiện sống, điều kiện làm việc, giờ làm việc, công việc thường không được kiểm soát.

Mặt khác, xu hướng lối sống của nhóm di cư này thường không lành mạnh như: Uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn đồ ăn không bảo đảm vệ sinh; có khả năng cao bị mắc các bệnh truyền nhiễm và cả bệnh không lây nhiễm.

“Khả năng sử dụng dịch vụ y tế của nhóm di cư này bị hạn chế do không có thẻ bảo hiểm y tế, hoặc do các yếu tố xã hội khác như giờ làm việc nhiều không đi khám bệnh được, thiếu sự hỗ trợ của gia đình, thu nhập thấp…”, ông Vũ Đình Huy nói.

Đề cập đến giải pháp để hỗ trợ về mặt sức khỏe cho người di cư nội địa, ông Vũ Đình Huy cho rằng, cần có các biện pháp cung cấp kiến thức về sức khỏe như sách hướng dẫn, tăng cường truyền thông giáo dục; củng cố mạng lưới chăm sóc y tế – xã hội, như tạo điều kiện về nhà ở, giáo dục, vệ sinh, chế độ bảo hiểm y tế…

Đồng thời, xây dựng các chính sách, quy định về an toàn lao động, điều kiện làm việc, cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu tại công ty, thực hiện khám sức khỏe định kỳ…





Nguồn: https://baodautu.vn/rao-can-cham-soc-suc-khoe-voi-nguoi-di-cu-d225726.html

Cùng chủ đề

Người di cư đối mặt với nhiều rào cản chăm sóc sức khỏe

Cục trưởng Cục Dân số, Bộ Y tế Lê Thanh Dũng - Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển cho biết, dân số Việt Nam hiện đang là 100,3 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm 38,13%. Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với 67,7 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 67,4% tổng dân số. Kết quả điều tra biến động Dân số và Kế...

Ít nhất 30 thi thể đang được tìm thấy trên thuyền ngoài khơi Senegal

Hải quân Senegal nhận được thông tin về sự hiện diện của chiếc thuyền vào tối Chủ nhật và ngay lập tức đã điều động một tàu tuần tra đến khu vực này, theo thông cáo từ quân đội. “Cho đến nay, đã...

IOM và Bộ Y tế bắt tay nỗ lực nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư

Ngày 18/9, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và Bộ Y tế đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) tăng cường hợp tác trong nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư, đồng thời hỗ trợ người di cư tiếp cận các hệ thống và chính sách y tế quốc gia.

Bộ Y tế và IOM hợp tác nâng cao sức khỏe người di cư

Người di cư là nhóm dễ bị tổn thương, chưa được tiếp cận với dịch vụ y tế cần thiếtTheo các chuyên gia, Việt Nam là quốc gia có nguồn xuất khẩu lao động lớn, đặc biệt trong...

Đức thắt chặt kiểm soát biên giới để ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp

Việc kiểm soát, bắt đầu từ ngày 16/9 và kéo dài trong 6 tháng, sẽ được thực hiện trong khu vực tự do di chuyển của Khối Schengen. Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser cho biết Đức cũng đã thiết lập một kế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hé lộ phương án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C

Hé lộ phương án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32CCầu Phong Châu mới có chiều dài 400 m, chưa bao gồm đường dẫn sẽ được thiết kế theo phương án cầu đúc hẫng cân bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Vị trí cầu Phong Châu hiện hữu. (Ảnh: báo Phú Thọ). Sở GTVT...

Thêm chỉ dẫn quan trọng cho công trình hạ tầng giao thông quy mô vốn lớn nhất đất nước

Thêm chỉ dẫn quan trọng cho công trình hạ tầng giao thông quy mô vốn lớn nhất đất nướcViệc Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa thống nhất chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, xác định đây là nhiệm vụ chính trị và ưu tiên nguồn lực đầu tư thực hiện sớm sẽ là động lực quan trọng để đẩy nhanh tiến trình hiện thực hóa công trình...

Xem xét các ưu đãi dự án nhà ở xã hội phía Đông khu công nghiệp Lễ Môn

Thanh Hóa xem xét các ưu đãi dự án nhà ở xã hội phía Đông Khu công nghiệp Lễ MônPhó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Mai Xuân Liêm vừa có ý kiến chỉ đạo xem xét các hỗ trợ ưu đãi đối với dự án Phát triển nhà ở xã hội dành cho công nhân tại phía Đông khu công nghiệp Lễ Môn, TP. Thanh Hóa. ...

“Ông lớn” đường sắt cán mốc doanh thu vận tải 3.723 tỷ đồng

“Ông lớn” đường sắt cán mốc doanh thu vận tải 3.723 tỷ đồngKết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2024 của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam còn có thể tốt hơn, nếu đơn vị này không phải chịu những tác động tiêu cực của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão. Công nhân tập trung khắc phục điểm đường...

Công ty của Chủ tịch Tân Tạo mua bất thành 5,8 triệu cổ phiếu ITA

Công ty của Chủ tịch Tân Tạo mua bất thành 5,8 triệu cổ phiếu ITA Tân Phương Đông - công ty liên quan đến bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch HĐQT Tân Tạo (ITA) không mua được cổ phiếu nào trong số 5,8 triệu cổ phiếu đăng ký. Trong thông báo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) mới đây, Công ty cổ...

Bài đọc nhiều

Vaccine sốt xuất huyết: Thành quả của hành trình trăm năm

Gần đây, Bộ Y tế Việt Nam vừa phê duyệt vaccine sốt xuất huyết của Takeda. Đây là vắc xin sốt xuất huyết đầu tiên được phê duyệt và được đánh giá là một công cụ dự phòng bổ sung tiên tiến trong chiến lược toàn diện về phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam.  Trong chuyến thăm châu Á và Việt Nam vào tháng 9, Bác sỹ Derek Wallace, Chủ tịch Toàn cầu Vaccine Takeda, người dẫn dắt...

First Dengue Vaccine Approved in Vietnam: Fulfilling a Nearly Century-Old Dream


Vietnam's Ministry of Health has recently approved Takeda's dengue vaccine, making it the first to be approved in the country, adding a new and innovative prevention method as part of an integrated prevention strategy in Vietnam to combat the rising public health threat of dengue. During his visit to Asia with a stop at Vietnam in September, Dr. Derek Wallace, President of Global Vaccine Business Unit at Takeda and one of the key leaders of the vaccine’s development, shared...

Kiến tạo môi trường đổi mới sáng tạo ngành Dược

Ngành Dược đã có những tăng trưởng tích cực, với việc chi tiêu thuốc trên đầu người trước đây chỉ 0,5 USD và hiện đã đạt 75 USD. Tuy nhiên, ngành này còn tồn tại một số hạn chế. Khó khăn nhiều phía Trong phiên thảo luận “Kiến tạo môi trường đổi mới sáng tạo ngành dược” tại Hội thảo Đổi mới sáng tạo - Liều...

Đổi mới sáng tạo – Liều thuốc phát triển ngành y dược

Ngày 25/9 tại Hà Nội, Báo Đầu tư tổ chức Hội thảo “Đổi mới sáng tạo - Liều thuốc phát triển ngành y dược” sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, đại diện các tổ chức quốc tế, các chuyên gia hàng đầu cùng lãnh đạo doanh nghiệp trong nước và quốc tế. ...

Cùng chuyên mục

Hà Nội: Bàn giao 30 trung tâm y tế về UBND quận, huyện quản lý

Ngày 26/9, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giao 30 trung tâm y tế (TTYT) thuộc Sở Y tế Hà Nội về UBND các quận, huyện, thị xã quản lý. Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng cho biết, toàn thành phố có 30 TTYT quận, huyện, thị xã. Hiện, có...

Doanh nghiệp nói gì về quá trình đổi mới sáng tạo trong Y Dược của Việt Nam?

Doanh nghiệp nói gì về quá trình đổi mới sáng tạo trong Y Dược của Việt Nam?Phát biểu tại Hội thảo “Đổi mới sáng tạo: Liều thuốc phát triển bền vững ngành y dược” do Báo Đầu tư tổ chức sáng 25/9, các doanh nghiệp dược phẩm lớn đều đánh giá cao quá trình đổi mới sáng tạo trong ngành Y Dược tại Việt Nam. ...

Cảnh báo chiêu mạo danh Thanh tra Sở Y tế TP.HCM để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Ngày 26/9, Công an TP.HCM cho biết, trong thời gian gần đây, nhiều cơ...

Mới nhất

Việt Nam tăng 2 bậc, xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh về Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu

Tăng 2 bậc về Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu Theo Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu, Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023. Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào đổi mới...

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm Trường tiểu học Võ Thị Thắng

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, sáng 26/9, Phu nhân Ngô Phương Ly đã đến thăm trường tiểu học Võ Thị Thắng ở quận Playa, thủ đô La Habana. Cùng đi...

Nhiều mẫu xe đạp lạ ‘hội ngộ’ tại triển lãm xe hai bánh quốc tế

Ông Phạm Cường, phó chủ tịch Hiệp hội Ô tô, Xe máy, Xe đạp Việt Nam (Vamoba) - cho biết Triển lãm Quốc tế Xe hai bánh Việt Nam ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm và săn đón của giới...

Năm 2024: Công tác bảo dưỡng, sửa chữa các nhà máy điện của Petrovietnam chủ yếu vượt kế hoạch

Năm 2024: Công tác bảo dưỡng, sửa chữa các nhà máy điện của Petrovietnam chủ yếu vượt kế hoạch Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Phan Tử Giang: Cần thẳng thắn nhìn nhận tồn tại chủ quan ảnh hưởng tới quá trình vận hành các nhà máy điện của Tập đoàn (Ảnh: Trần Trung) Định hướng tại...

Mới nhất