Trang chủNewsThế giớiNỗ lực cho tương lai tốt đẹp hơn

Nỗ lực cho tương lai tốt đẹp hơn

Khoảng 200 nhà lãnh đạo, đại diện các quốc gia thành viên và tổ chức quốc tế đang tụ họp tại New York (Mỹ) dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 79 và Hội nghị thượng đỉnh Tương lai lần đầu tiên.

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 79 Philémon Yang phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, ngày 22/9. (Nguồn: UN)
Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 79 Philémon Yang phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, ngày 22/9. (Nguồn: UN)

Ý tưởng về Hội nghị thượng đỉnh Tương lai để thảo luận về tương lai của thế giới được đưa ra dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hợp quốc (LHQ) vào năm 2020 khi đại dịch Covid-19 “đánh thức” thế giới về nhu cầu thay đổi mô hình quản trị toàn cầu trong thế kỷ XXI một cách toàn diện.

Tạo dựng cơ sở cho thế hệ mai sau

Trước thềm Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 79, Hội nghị thượng đỉnh Tương lai lần đầu tiên diễn ra tại New York từ ngày 22-23/9 với sự tham gia của lãnh đạo các nước, nhằm tìm kiếm đồng thuận, cam kết chung trong giải quyết các thách thức dài hạn đối với loài người và cải cách hệ thống quản trị toàn cầu.

Tại Hội nghị, hầu hết các nước tham dự đều nhất trí thông qua Hiệp ước vì tương lai, với năm chương và 56 dòng hành động cụ thể trong các lĩnh vực: Phát triển bền vững và tài trợ cho phát triển; hòa bình và an ninh quốc tế; khoa học, công nghệ, đổi mới và hợp tác kỹ thuật số; thanh niên và các thế hệ tương lai; và cải cách quản trị toàn cầu. Hiệp ước kêu gọi cải cách Hội đồng Bảo an hướng tới mục tiêu tăng tính đại diện, minh bạch và hiệu quả hơn, tăng cường vai trò của Đại hội đồng và Hội đồng kinh tế – xã hội. Một nhóm gồm bảy nước đã đưa ra bản sửa đổi do quan ngại các vấn đề liên quan đến chủ quyền và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, song đề xuất này đã không được thông qua.

Đáng chú ý, Hiệp ước vì Tương lai có hai phụ lục về Thỏa thuận Kỹ thuật số toàn cầu và Tuyên bố về các thế hệ tương lai có ý nghĩa quan trọng. Thỏa thuận Kỹ thuật số toàn cầu đặt ra năm mục tiêu chính về hợp tác số toàn cầu, bao gồm thu hẹp khoảng cách số giữa các nước, mở rộng sự tham gia vào nền kinh tế số, thúc đẩy không gian số an toàn và bảo mật, quản trị dữ liệu có trách nhiệm và tăng cường quản trị quốc tế về AI. Tuyên bố về các thế hệ tương lai đặt ra các nguyên tắc chỉ đạo và cam kết cụ thể nhằm bảo vệ lợi ích của các thế hệ tương lai.

Nhiều nỗ lực, nhiều thách thức

Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ khoá 79 diễn ra trong bối cảnh thế giới đối mặt với nhiều thách thức phức tạp. Với chủ đề “Không bỏ lại ai phía sau: Cùng hành động vì hòa bình, phát triển bền vững và nhân phẩm cho thế hệ hiện tại và tương lai”, sự kiện quy tụ khoảng 194 đại diện các quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế tham gia và thảo luận về các vấn đề cấp bách thế giới đang phải đối mặt.

Tuần lễ bắt đầu với “Thời khắc Mục tiêu phát triển bền vững” lần thứ tư. Theo đó, các nước đánh giá tiến độ thực hiện 17 mục tiêu thiên niên kỷ đầy tham vọng đến năm 2030 như xóa đói giảm nghèo, bất bình đẳng và thúc đẩy phát triển bền vững. Mặc dù có tiến bộ đáng khích lệ, nhưng cũng nhiều mục tiêu chưa đạt được tiến độ dự kiến.

Từ ngày 24-28/9 diễn ra cuộc tranh luận chung. Đây là diễn đàn chính cho lãnh đạo các nước phát biểu. Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết các thách thức toàn cầu, nhấn mạnh tầm quan trọng của dân chủ và cam kết tiếp tục ủng hộ Ukraine. Ông Biden công bố kế hoạch tặng 1 triệu liều vaccine mpox (ngừa bệnh đậu mùa khỉ) cho các nước châu Phi, thể hiện cam kết của Mỹ trong giải quyết các vấn đề y tế toàn cầu.

Ngày 25/9, trong cuộc họp toàn thể nhằm tìm cách giải quyết các hiểm họa đến từ biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao. LHQ mô tả việc xâm lấn bờ biển là “mối đe dọa hiện hữu”, tác động trực tiếp đến cuộc sống của gần một tỷ người sống ở các vùng ven biển thấp trũng.

Ngày 26/9, các cuộc thảo luận tập trung nội dung giảm thiểu nguy cơ chiến tranh và thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân. Các đại biểu tham dự cũng thảo luận về việc cắt giảm ngân sách quân sự và thúc đẩy khu vực không có vũ khí hạt nhân ở Trung Đông mặc dù Nga và Trung Quốc không tham gia bàn đàm phán. Cùng ngày, đại diện các nước tham gia phiên thảo luận về các mối đe dọa của tình trạng gia tăng kháng thuốc kháng khuẩn, nguyên nhân trực tiếp gây ra gần 1,3 triệu ca tử vong trên toàn thế giới vào năm 2019.

Xung đột ở Ukraine, Dải Gaza, Sudan… cho thấy việc ngăn ngừa và giải quyết xung đột tại Diễn đàn lớn nhất hành tinh chưa thực sự hiệu quả. Các cuộc họp Đại hội đồng năm nay thảo luận về nội dung cải cách LHQ, đặc biệt là Hội đồng Bảo an. Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh đây là nhu cầu cấp thiết, không thể trì hoãn thêm nữa. Mỹ đề xuất thêm ghế thường trực cho các nước châu Phi để tăng tính đại diện của Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên, đạt được đồng thuận về các nội dung cải cách còn rất nhiều thách thức.

Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ năm nay phản ánh thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức phức tạp, từ xung đột vũ trang đến biến đổi khí hậu và bất bình đẳng toàn cầu. Mặc dù có nhiều nỗ lực hợp tác, kết quả của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và diễn biến trong Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 79 cho thấy những khó khăn trong việc đạt được đồng thuận quốc tế. Điều này càng nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì đối thoại và tăng cường các kênh ngoại giao để giải quyết khác biệt, hướng tới xây dựng một trật tự quốc tế toàn diện và bao trùm vì một tương lai tốt đẹp cho nhân loại.





Nguồn: https://baoquocte.vn/dai-hoi-dong-lien-hop-quoc-no-luc-cho-tuong-lai-tot-dep-hon-287748.html

Cùng chủ đề

Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam

Chào mừng Ngày Đô thị Việt Nam, chiều 8/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Nhà là nơi bắt đầu: Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam”.

Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3)

Nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, tập trung vào sự minh bạch, giữ gìn cho môi trường, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh và nhận được sự hỗ trợ xứng...

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Truyền thông có vai trò rất quan trọng đối với phát triển bền vững

Đó là khẳng định của hầu hết các diễn giả, chuyên gia tại Hội thảo Chuyên đề “Vai trò của Lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững” diễn ra tại TP. Vũng Tàu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.

Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump?

Mạng Axios ngày 8/11 đưa tin, doanh nhân tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã tham gia cuộc điện đàm giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Châu Phi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống bệnh lao

Báo cáo Bệnh lao toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố cho thấy châu Phi đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong điều trị bệnh lao, tuy nhiên vẫn còn những thách thức to lớn. Nhân viên y tế lấy máu để xét nghiệm. (Nguồn: Getty Images) Theo...

Ukraine lạnh nhạt với Anh vì không gửi thêm tên lửa Storm Shadow, Lầu Năm Góc vội “gỡ rào” giúp Kiev

Tờ Guardian dẫn lời các quan chức Ukraine đánh giá mối quan hệ giữa Kiev và London đã xấu đi kể từ khi chính phủ của Thủ tướng Keir Starmer nắm quyền lãnh đạo nước Anh.

Cả tuần, giá dầu vẫn tăng hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 9/11, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu giảm hơn 2% khi các nhà giao dịch bớt lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung kéo dài do bão ở vùng duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ, trong khi các gói kích thích kinh tế mới nhất của Trung Quốc không gây nhiều ấn tượng.

Bài đọc nhiều

NÓNG! Hàn Quốc phóng tên lửa ra biển Hoàng Hải

Ngày 8/11, Hàn Quốc bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Ông Biden vội thúc đẩy gói viện trợ cho Ukraine sau chiến thắng của ông Trump

Nhà Trắng được cho là đang có kế hoạch giải ngân nhanh hàng tỉ USD viện trợ an ninh cho Ukraine trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời nhiệm sở vào tháng 1.2025. ...

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

Cùng chuyên mục

Chó robot tham gia bảo vệ ông Trump

Chó robot thuộc biên chế Sở Mật vụ Mỹ đã được triển khai tuần tra quanh khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Donald Trump ở bang Florida. ...

Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.

Ukraine lạnh nhạt với Anh vì không gửi thêm tên lửa Storm Shadow, Lầu Năm Góc vội “gỡ rào” giúp Kiev

Tờ Guardian dẫn lời các quan chức Ukraine đánh giá mối quan hệ giữa Kiev và London đã xấu đi kể từ khi chính phủ của Thủ tướng Keir Starmer nắm quyền lãnh đạo nước Anh.

Ông Trump sắp rút khỏi một thỏa thuận toàn cầu quan trọng?

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ tăng cường hoạt động khai thác dầu khí và khai khoáng, đồng thời rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris. ...

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Trong cuộc hội đàm trực tuyến vào ngày 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith khẳng định hai nước sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ. Theo TTXVN, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith bày tỏ tin tưởng Chủ tịch nước Lương Cường cùng các lãnh đạo cấp cao sẽ lãnh đạo Việt Nam ngày càng phát triển, thực hiện thắng lợi mục tiêu...

Mới nhất

Mới nhất