Trang chủPolitical ActivitiesThứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc tham dự phiên họp đầu tiên...

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc tham dự phiên họp đầu tiên của Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững



(MPI) – Tham dự phiên họp đầu tiên của Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững diễn ra chiều ngày 25/9/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc đã báo cáo về tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và dự kiến hoạt động năm 2025 của Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững. Phó Thủ tướng Lê Thành Long chủ trì phiên họp.

Mở đầu phiên họp, các đại biểu được nghe công bố Quyết định số 560/QĐ-TTg ngày 25/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững do Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm Chủ tịch, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Chủ tịch với 30 ủy viên. Các đại biểu cũng nghe công bố Quyết định về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng.

Hội đồng có nhiệm vụ nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách thực hiện phát triển bền vững trên phạm vi quốc gia; triển khai các cam kết toàn cầu về phát triển bền vững tại Việt Nam, trong đó bao gồm triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; đánh giá, tổng kết kết quả thực hiện phát triển bền vững trên phạm vi quốc gia và tổ chức định kỳ Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Chinhphu.vn

Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc báo cáo về tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và dự kiến hoạt động năm 2025 của Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và cho biết, Chương trình nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững được các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thông qua vào tháng 9 năm 2015 và được xem là khung khổ dẫn dắt tiến trình phát triển bền vững trên toàn cầu hiện nay cũng như định hình xu hướng hợp tác giữa các quốc gia cũng như chiến lược hoạt động của các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế và các cơ quan Liên hợp quốc. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều nỗ lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững nhằm tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ mai sau.

Các bộ, ngành, cơ quan, địa phương nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Các chính sách chung và chính sách ngành lĩnh vực để triển khai thực hiện SDGs tại Việt Nam đã được ban hành một cách đồng bộ, đáp ứng công tác quốc gia hóa và triển khai SDGs tại Việt Nam. Liên hợp quốc, các đối tác phát triển và tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan khác tích cực phối hợp, hỗ trợ các bộ, ngành và địa phương trong quá trình thực hiện các mục tiêu SDGs.

Việt Nam cũng được Liên hợp quốc và các quốc gia, tổ chức quốc tế đánh giá cao về các nỗ lực trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững SDGs. Trên phương diện so sánh quốc tế, theo xếp hạng toàn cầu về chỉ số SDGs (SDGs Index ) công bố năm 2024, Việt Nam đạt điểm số 73,32 và xếp thứ 54/166 quốc gia được xếp hạng. Điểm số và vị trí của Việt Nam có sự cải thiện so với xếp hạng được công bố năm 2023. Trong khu vực Đông và Nam Á, Việt Nam chỉ xếp sau Thái Lan, cho thấy quốc tế đánh giá rất tích cực về thành tựu của Việt Nam trong thực hiện SDGs.

Mặc dù vậy, kết quả đạt được sau hơn một nửa chặng đường còn rất khiêm tốn so với mục tiêu đặt ra. Báo cáo mới nhất của Ủy ban kinh tế – xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhận định tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững SDGs là không đồng đều và không tương xứng với yêu cầu đặt ra tại khu vực. Tiến độ thực hiện nhiều mục tiêu SDGs không đồng đều và không tương xứng với yêu cầu đặt ra tại khu vực. Theo Báo cáo của Liên hợp quốc công bố tại Diễn đàn Chính trị cấp cao về phát triển bền vững năm 2024, với tiến độ hiện nay, dự kiến chỉ có 17% các mục tiêu phát triển bền vững SDGs được hoàn thành đúng hạn vào năm 2030, 48% SDGs bị chậm tiến độ, 18% SDGs không có tiến bộ và 17% SDGs bị thụt lùi so với mốc năm 2025.

Mặc dù ODA đạt mức cao trong năm 2023, song FDI cho các nước đang phát triển giảm 7%; nợ ở mức cao chưa từng có; thiếu hụt tài chính cho phát triển bền vững vào khoảng 4 nghìn tỷ USD.

Về phương hướng, giải pháp thúc đẩy thực hiện SDGs, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần tiếp tục nghiêm túc triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, tập trung nguồn lực để hoàn thành Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững SDGs thông qua các chiến lược, chính sách trên các ngành, lĩnh vực; các chiến lược/chính sách có tính xuyên suốt như Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh; các chiến lược/chính sách liên quan đến hỗ trợ tư nhân, thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao, đổi mới sáng tạo và phát triển khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Sử dụng hiệu quả và thúc đẩy giải ngân nguồn vốn đầu tư công, đặc biệt là nguồn vốn của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Ưu tiên, bố trí nguồn lực cho các mục tiêu còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là các mục tiêu liên quan đến bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái và thích ứng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Bố trí nguồn lực để thực hiện thường xuyên và định kỳ công tác thu thập số liệu, theo dõi và báo cáo việc thực hiện các mục tiêu SDGs.

Tạo lập và hoàn thiện hành lang pháp lý để khai thác, thúc đẩy và phát triển các xu thế, không gian, động lực phát triển mới; tranh thủ được các cơ hội, thời cơ, thu hút nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, năng lượng xanh; tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phát triển bền vững; đẩy mạnh việc trao đổi thông tin, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cơ quan liên quan trong thực hiện các mục tiêu SDGs. Thường xuyên trao đổi, cập nhật với các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển về kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển bền vững SDGs. Tăng cường hợp tác quốc tế để có thể tiếp cận các nguồn lực tài chính/kỹ thuật quốc tế cho thực hiện các mục tiêu SDGs tại Việt Nam.

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Chinhphu.vn

Tại cuộc họp, các ủy viên Hội đồng đã đánh giá khái quát bối cảnh hiện nay đối với việc hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững trên toàn cầu; thảo luận về những cơ hội và hành động của Việt Nam đồng hành với cộng đồng quốc tế nhằm ứng phó trước những thách thức toàn cầu; hưởng ứng và chủ động triển khai các cam kết chung tại Hiệp ước tương lai vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua; tình hình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại các bộ, ngành và dự kiến chương trình hoạt động của Hội đồng năm 2025.

Các ý kiến bộ, ngành cũng cho thấy nỗ lực trong việc ban hành cơ chế chính sách để thực hiện SDGs. Tuy nhiên, việc thực hiện các SDGs còn gặp những khó khăn, thách thức như chính sách xã hội còn chưa bao phủ hết các nhóm đối tượng và triển khai chưa đồng bộ; xu hướng đô thị hóa và di cư của người dân tạo sức ép lớn về hạ tầng, môi trường và an sinh xã hội; già hóa dân số tốc độ nhanh tạo áp lực lớn lên hệ thống an sinh xã hội. Thực trạng tăng trưởng kinh tế vẫn phải đối mặt với các thách thức như năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn chưa cao. Biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt diễn biến phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh kế của người dân…

Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đánh giá cao các ý kiến góp ý; biểu dương Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong ban hành, thực hiện các kế hoạch, chương trình hành động của mình để đóng góp chung vào kết quả thực hiện SDGs của cả nước.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh đến bối cảnh toàn cầu và trong nước và đề nghị các bộ, ngành tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, tốt hơn nữa các chương trình, kế hoạch mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Từ khía cạnh ngành, lĩnh vực do mình quản lý, các bộ, ngành tham mưu cho Hội đồng trong tổ chức thực hiện chủ trương, chiến lược, cơ chế chính sách về SDGs./.



Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-9-26/Thu-truong-Nguyen-Thi-Bich-Ngoc-tham-du-phien-hop-3ney1x.aspx

Cùng chủ đề

Thúc đẩy tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh đất nước con người Việt Nam tại Kazan (Nga)

Đại sứ Đặng Minh Khôi phát biểu tại cuộc gặp Đại diện Cộng đồng người Việt Nam ở...

Vũ khúc hoàng hôn

Tây Nguyên thu hút du khách không chỉ sự kiêu sa của mái nhà rông cao vút, sự bí ẩn của ngôi nhà dài như “một sải tay của Nữ Thần Mặt trời”, vị nồng say của men rượu cần, hương thơm quyến rũ của thịt rừng gác bếp, đôi chân trần như mời chào của sơn nữ trong nhịp xoang mà còn bởi sự mê hoặc khó cưỡng lại của vũ điệu cồng chiêng trong “lễ hội mùa...

Quảng Nam chi 158 tỷ, miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến THPT

Nội dung này vừa được HĐND tỉnh Quảng Nam thông qua tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 26 diễn ra chiều 26/9. Theo đó, đối tượng áp dụng là trẻ mầm non, học sinh các trường phổ thông công lập và tư thục, kể cả học viên tại các trung tâm GDTX theo chương trình giáo dục phổ thông. Chính sách miễn học phí không áp dụng đối với trẻ mầm non, học sinh tiểu học và phổ thông...

Trải nghiệm ẩm thực tại Toyama, Nhật Bản chắc chắn sẽ khiến bạn yêu thích

Từ những miếng sushi được chế biến công phu cho đến tô ramen đen độc đáo, mỗi món...

Thanh Hóa chủ động phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ

Thành phố Thanh Hóa có hơn 2.000 hộ bị ngập lụt ở có 24 thôn, phố thuộc 10 xã, phường ven sông. Nước rút đến đâu, các hộ chủ động quét bùn, đất, lau đồ dùng, vật dụng, thu gom rác. Đoàn thanh niên Công an thành phố phối hợp chính quyền, các, ngành, đoàn thể các phường tiến hành gạt bùn, rửa sạch, sắp xếp lại bàn ghế tại nhà văn hóa, các trường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, khơi dậy mọi tiềm năng, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển kinh tế

(MPI) – Đây là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành được nêu tại Nghị quyết số 148/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024. Nghị quyết nêu rõ, xây dựng, hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”; là động lực, nguồn lực cho phát triển. Chính phủ quyết tâm xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức chuyến đi thực tế dành cho báo chí tại Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc...

(MPI) - Nhằm giúp các nhà báo chứng kiến những kết quả bước đầu sau 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cũng như hiểu rõ hơn những dấu ấn trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo của Việt Nam, ngày 24/9/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức chuyến đi thực tế dành cho báo chí “MPI Media Tour” lần thứ hai tại Trung tâm Đổi mới sáng...

Đổi mới sáng tạo trong ngành y tế gắn liền với phát triển kinh tế

(MPI) - Nhằm tạo ra diễn đàn mở trao đổi về những giải pháp, những động lực cho đổi mới sáng tạo ngành y dược trong giai đoạn mới, giúp phát triển bền vững ngành y tế và tăng cường tiếp cận y tế chất lượng cao cho người dân, ngày 25/9/2024, Báo Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo: “Đổi mới sáng tạo - Liều thuốc phát triển Ngành Y dược”. Tham dự...

Tình hình thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính Quý III năm 2024

(MPI) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Văn bản số 7728/BKHĐT-VP ngày 23/9/2024 gửi Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính Quý III năm 2024 của Bộ. Theo đó, trong Quý III năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành việc đánh giá tác động đối với 41 thủ tục hành chính (TTHC) tại các...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tham dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai

(MPI) - Tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai với chủ đề kết nối - hội nhập - cất cánh diễn ra ngày 24/9/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, công bố kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030,...

Bài đọc nhiều

Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non địa bàn đô thị, khu công nghiệp

Dự hội thảo có các Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, thành viên Tiểu ban Giáo dục mầm non; đại diện Văn phòng Chính phủ, một số Bộ, ngành; đại diện lãnh đạo các Sở GDĐT các địa phương; lãnh đạo các cơ sở giáo dục; các chuyên gia, nhà nghiên cứu. Quang cảnh hội thảo Hiện cả nước có 59/63 tỉnh, thành phố có khu công nghiệp. Trong 10 năm qua,...

Phát động Giải thưởng Hiệu quả năng lượng trong Công nghiệp

Tham dự lễ phát động đại diện Bộ Công Thương, đại diện Hội VECEA; một số hội, hiệp hội, chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng; các doanh nghiệp công nghiệp, tòa nhà, đơn vị cùng đông đảo các cơ quan báo chí, truyền hình.Ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. Các khảo sát thực tế cho thấy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp tai Việt Nam được đánh giá vào khoảng từ 20 - 30%.Thống kê của Bộ Công Thương, thực...

Thanh Hóa khẩn cấp bảo tồn, gia cố danh thắng hòn Vọng Phu

Nhằm bảo tồn, gia cố, gia cường bảo đảm sự bền vững và ổn định của di tích hòn Vọng Phu, tạo độ cứng ổn định, chống đỡ được các chuyển dịch dưới bất cứ tác động nào của thời tiết và môi trường xung quanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng vừa ký ban hành lệnh xây...

Gắn kết du lịch Đông Nam Bộ

Nhiều hoạt động tăng cường gắn kết, nhằm nâng cao sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch, đã được các tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam Bộ triển khai, hiện thực hóa thỏa thuận hợp tác giữa các địa phương trong vùng. ...

Đổi mới sáng tạo trong ngành y tế gắn liền với phát triển kinh tế

(MPI) - Nhằm tạo ra diễn đàn mở trao đổi về những giải pháp, những động lực cho đổi mới sáng tạo ngành y dược trong giai đoạn mới, giúp phát triển bền vững ngành y tế và tăng cường tiếp cận y tế chất lượng cao cho người dân, ngày 25/9/2024, Báo Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo: “Đổi mới sáng tạo - Liều thuốc phát triển Ngành Y dược”. Tham dự...

Cùng chuyên mục

FAO công bố Atlas lục địa về ruồi xê xê ở Châu Phi

Ruồi xê xê (phân loài Glossina) là loài côn trùng hút máu đóng vai trò là nơi ấp trứng và mang mầm bệnh trypanosome, loại ký sinh trùng đơn bào gây ra các bệnh suy nhược và thường gây tử vong. Ở người, căn bệnh này còn được gọi là "bệnh ngủ", căn bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh với biểu hiện là các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu dữ dội và hôn mê. Nếu...

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, khơi dậy mọi tiềm năng, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển kinh tế

(MPI) – Đây là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành được nêu tại Nghị quyết số 148/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024. Nghị quyết nêu rõ, xây dựng, hoàn thiện thể chế là “đột phá của đột phá”; là động lực, nguồn lực cho phát triển. Chính phủ quyết tâm xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức chuyến đi thực tế dành cho báo chí tại Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc...

(MPI) - Nhằm giúp các nhà báo chứng kiến những kết quả bước đầu sau 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cũng như hiểu rõ hơn những dấu ấn trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo của Việt Nam, ngày 24/9/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức chuyến đi thực tế dành cho báo chí “MPI Media Tour” lần thứ hai tại Trung tâm Đổi mới sáng...

150 đại lý du lịch Kazakhstan và các nước CIS sẽ khảo sát du lịch Nha Trang

Ông Nguyễn Đức Tấn - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Anex Việt Nam (Anex Vietnam) cho biết, công ty đã mời 150 đại lý du lịch từ Kazakhstan và các nước CIS (hay còn gọi là các nước SNG) đến tham dự Hội thảo về du lịch và tham quan, khảo sát du lịch Nha Trang...

Mới nhất

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ IV

Sáng 26/9, tại TP Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức khai mạc Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ IV- năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đây là...

Lập kế hoạch chi tiêu thông minh với các khoản tiết kiệm có kỳ hạn

Với các khoản tiết kiệm có kỳ hạn và tính toán chính xác được số tiền lãi, bạn sẽ kiểm soát tài chính tốt hơn, đảm bảo các kế hoạch chi tiêu một cách thông minh và có khả năng sinh lời. Trong bối cảnh lạm phát gia tăng và chi phí sinh hoạt tại Việt Nam ngày càng cao,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp các tập đoàn công nghệ

Theo đặc phái viên TTXVN, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến công du tại New York, Hoa Kỳ, sáng 25/9 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Hoa Kỳ trong lĩnh vực năng lượng, vệ tinh vũ trụ, và công nghệ. Vnews

Mới nhất