Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCó phát sinh thêm tiêu cực?

Có phát sinh thêm tiêu cực?


Dạy thêm chạy theo thi cử

Hiện nay, việc học thêm và dạy thêm trong nhà trường phổ thông hết sức phổ biến. Bên cạnh việc học các môn văn hóa thuộc chương trình giáo dục phổ thông, học sinh lại đi học thêm các môn theo nhu cầu thi cử và nhà trường cũng tổ chức dạy học các môn ngoài chương trình như liên kết ngoại ngữ, dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh, dạy kỹ năng sống… để hỗ trợ thêm cho các em. Có thể thấy, việc dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường đang trở nên phổ biến. Bên cạnh yếu tố tích cực như giúp học sinh hiểu sâu hơn về kiến thức, phát triển năng lực các em học sinh thì vẫn còn đó những tồn tại như việc ép học sinh học, dạy học thiên quá nhiều kiến thức hàn lâm, phân biệt đối xử học sinh học thêm và không học thêm…

Liên quan đến vấn đề dạy thêm và học thêm, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã đưa ra dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm được lấy ý kiến đến ngày 22/10. Khi có hiệu lực, thông tư này sẽ thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GDĐT ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm. So với thông tư hiện hành, dự thảo đã cởi trói rất nhiều việc quy định tổ chức dạy thêm như việc cho phép giáo viên dạy thêm học sinh chính khóa, thầy Hiệu trưởng cũng được phép mở trung tâm dạy thêm. Nhà trường được tổ chức dạy thêm trong nhà trường.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT) chia sẻ, khi xây dựng dự thảo này, điều quan trọng hướng đến là cấm những hiện tượng tiêu cực chứ không cấm những nhu cầu có thực và chính đáng của cả người dạy và người học.

img

Dạy thêm và học thêm hiện đang có nhiều biến tướng, lãng phí thời gian và tiền của của phụ huynh và học sinh.

Về phía các phụ huynh, khi nói về việc dạy thêm và học thêm, chị Nguyễn Thị Lành ở quận Nam Từ Liêm cho biết, con chị luôn đi học thêm, ngoài học trên trường còn đến nhà cô thầy giáo học, học ở trung tâm và liên hệ với các giáo viên giỏi bên ngoài để con theo học. “Hiện nay, thi cử ngày càng khó. Đề thi đòi hỏi học sinh nhiều kỹ năng nếu không đi học thêm thì chỉ có trượt” – chị Lành chia sẻ. Tuy nhiên, chị Lành cũng cho rằng, việc học thêm quá tràn lan tạo nên áp lực học tập cho học sinh, khiến các em mệt mỏi. “Học nhiều quá, khiến trẻ em vất vả” – chị Lành nêu.

Không chỉ chị Lành mà nhiều phụ huynh cảm thấy áp lực nếu không cho con đi học thêm. Trước thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm, chị Lành cho rằng, phải quy định làm sao tránh việc ép học sinh đi học thêm nhưng cũng tạo điều kiện để cho những học sinh có nhu cầu học. Bên cạnh đó việc tổng kết, đánh giá học tập của học sinh phải thực sự khách quan, tránh việc “bên trọng, bên khinh” giữa học sinh đi học thêm với không đi học thêm.

Hiện nay, học tập ở phổ thông vẫn phục vụ nhiều cho nhu cầu thi cử, tuyển sinh khi học sinh chuyển cấp và tuyển sinh đại học. Học sinh thi môn nào tập trung ôn luyện môn đó. Đề thi luôn có những câu hỏi rất khó để phân loại học sinh. Chính vì thế, để có điểm cao và chắc suất vào các trường top đầu thì học sinh chỉ còn cách luyện “gà chọi”. Anh Nguyễn Trung Hiếu ở quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: “Nếu không học thêm, học sinh sẽ không có cơ hội để đạt điểm cao trong các kỳ thi chuyển cấp, thi trường chuyên và thi đại học. Vì thế, việc học thêm trở nên phổ biến”.

Tuy nhiên, theo anh Hiếu, bên cạnh học thêm trong nhà trường thì học sinh có nhiều lựa chọn khi học thêm trực tuyến, học online. Thậm chí, trên mạng có nhiều nguồn học liệu miễn phí vì thế phụ huynh nên cân nhắc trong việc đầu tư học thêm sao cho có hiệu quả. “Tôi cho rằng, việc cởi trói cho dạy thêm học thêm trong nhà trường sẽ có mặt tốt và mặt xấu. Mặt tốt là tạo điều kiện cho thầy trò học tập nâng cao kiến thức khi có nhu cầu. Mặt xấu là dễ phát sinh tiêu cực, phân biệt đối xử học sinh đi học thêm với không đi học thêm” – anh Hiếu nêu.

Cởi trói cho dạy thêm liệu có phát sinh tiêu cực?

Mặc dù từ tư duy chỉ cấm hiện tượng tiêu cực trong dạy thêm không cấm nhu cầu thực nhưng rõ ràng nếu không có cách quản lý hiệu quả thì tiêu cực trong dạy thêm và học thêm rất dễ phát sinh. Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam nói, thực tế, việc dạy thêm, học thêm hiện nay chủ yếu chạy theo việc trang bị kiến thức, trong khi mục tiêu của chương trình mới là giảm kiến thức hàn lâm, rèn phẩm chất, năng lực cho học sinh.

Vì vậy, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, việc đặt ra quy định dạy thêm ở trường nên được cân nhắc kỹ. Với những học sinh không theo kịp chương trình, giáo viên có trách nhiệm phụ đạo, có sự hỗ trợ từ ngân sách và không coi đây là dạy thêm, học thêm. Bộ GDĐT cũng cần nghiên cứu phương án tuyển sinh vào các trường chuyên, hạn chế sự lệ thuộc vào thi cử, điểm số, từ đó sẽ giảm áp lực cho học sinh, hạn chế được những bất cập, bức xúc.

img

Thi cử là nguyên nhân của dạy thêm và học thêm tràn lan.

Nhiều ý kiến lo ngại, nếu Bộ GD&ĐT mở đường cho dạy thêm thì hàng loạt tiêu cực sẽ phát sinh như việc phân biệt học sinh đi học thêm với học sinh không đi học thêm; Đề ra kiểm tra chỉ học sinh đi học thêm mới giải được, đi học thêm điểm sẽ cao hơn không đi học thêm… “Liệu Bộ GDĐT có kiểm soát được việc này. Khi nào kiểm soát được thì lúc đó mới cởi trói cho dạy thêm học thêm” – cô Phan Thị Tú Anh ở Hà Nội chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Thịnh, Hiệu phó một trường THCS ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội cũng cho rằng, cho phép giáo viên dạy thêm thì chắc chắn sẽ có hiện tượng “trăm hoa đua nở”, nếu không quản lý tốt sẽ gây ra những hệ lụy.

Cởi trói, mở đường cho dạy thêm học thêm trong nhà trường phổ thông đang thực sự là vấn đề cần thiết có cái nhìn tổng quát. Hiện nay, chi phí đầu tư giáo dục cho học sinh ngày một cao. Học tập làm sao tiết kiệm nhưng hiệu quả là điều giáo dục cần hướng tới. Tránh tình trạng ồ ạt tổ chức học tập theo trào lưu, đua đòi giữa phụ huynh, giữa các nhà trường chỉ vì thành tích trước mắt mà thiếu đi chiến lược lâu dài.

Quan trọng nhất, học sinh không phải chịu áp lực nặng nề học tập, thi cử khiến các em mất hết tuổi thơ, vùi đầu vào các kiến thức hàn lâm cuối cùng ra đời lại không được áp dụng trong thực tế. Vì thế, việc cởi trói, mở đường cho dạy thêm học thêm trong nhà trường thì cũng cần có biện pháp và chế tài nhằm khống chế việc tổ chức dạy học tràn lan, ép học sinh học tập để tăng doanh thu cho nhà trường.

Không khuyến khích học sinh đi học thêm

PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT) cho rằng, việc học thêm với bản chất không nhằm đáp ứng mục tiêu chương trình mà nhằm phát triển hơn về năng lực của con em có lẽ nếu cần cũng chỉ 1-2 môn. Bộ GDĐT quy định về việc dạy thêm, học thêm nhằm đảm bảo việc này nếu có diễn ra thì được thực hiện minh bạch, tự nguyện, chứ không phải là khuyến khích học sinh phải đi học thêm.





Nguồn: https://danviet.vn/coi-troi-cho-day-them-hoc-them-trong-nha-truong-co-phat-sinh-them-tieu-cuc-20240926142512694.htm

Cùng chủ đề

‘Học thêm thì thời nào cũng có và không dập tắt được’

TPO - TS Giáp Văn Dương cho rằng, học thêm là một nhu cầu có thật của học sinh. Thời nào cũng có và không dập tắt được. Vấn đề là tổ chức làm sao để không xung đột lợi ích, gây thiệt hại và mệt mỏi cho học sinh. Do đó, tốt nhất là học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước đi trước, cho phép các trung tâm tổ chức dạy thêm. ...

Đề xuất nhiều hành vi bị nghiêm cấm với giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố dự thảo Luật Nhà giáo (lần 3) để lấy ý kiến nhân dân. Dự án sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ Tám (tháng 10.2024) và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ Chín (tháng 5.2025).Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo luật là các hành vi bị nghiêm cấm với giáo viên và...

Giáo viên dạy thêm: Đừng để ‘chân ngoài dài hơn chân trong’

Lời tòa soạn: Dự thảo về dạy thêm, học thêm được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến đến hết 22/10 làm dấy lên nhiều tranh cãi và câu hỏi, đặc biệt về nội dung không cấm giáo viên được dạy thêm ngoài trường. Quy định mới này có thể mang đến những thay đổi đáng kể cho giáo viên, phụ huynh và học sinh, liệu nó sẽ góp phần cải thiện chất lượng giáo dục hay có thể tạo thêm...

Nới lỏng quy định về dạy thêm cho giáo viên

Hiện nay, Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định, các trường hợp không được dạy thêm bao gồm:- Không dạy thêm cho học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.- Không dạy thêm cho học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ...

Quản lý dạy thêm, học thêm vẫn… rối!

Dự thảo thông tư quy định về dạy thêm, học thêm vừa được Bộ GD-ĐT công bố nhằm lấy ý kiến đóng góp của xã hội đang thu hút nhiều sự quan tâm của giáo viên, phụ huynh và học sinh. Không thể phủ nhận những điểm mới, tiến bộ của dự thảo lần này, như: giáo viên được phép dạy thêm học sinh chính khóa của mình; tổ chức, cá nhân dạy thêm ngoài nhà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Á khoa khối C00 cả nước trở thành thủ khoa đầu vào Trường ĐH Luật Hà Nội

Trái ngọt nhờ nỗ lực Hồng Ngọc sinh ra và lớn lên trong một gia đình có bố mẹ làm nông. Từ bé, nữ sinh...

Chuyên gia hiến kế bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt sau vụ “khoai tây mạo danh”

Sáng 26/9, tại TP. Đà Lạt, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với UBND TP. Đà Lạt tổ chức Tọa đàm Giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt. Buổi tọa đàm đã đưa ra nhiều ý kiến của...

Huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa tiếp nhận và điều cho ngư dân Bình Định bị nạn trên biển

Ngày 26/9, nguồn tin từ Bộ tư lệnh vùng 4 Hải quân cho biết, vào ngày 25/9, trong quá trình khai thác hải sản trên vùng biển phía Đông, cách đảo Sơn Ca 100 hải lý, ông Nguyễn Hữu Thanh, 34 tuổi, phường Hoài Hương, thị...

Bài đọc nhiều

Trưởng phòng GDĐT, hiệu trưởng lên tiếng

Phụ huynh phản đối các khoản thu đầu năm học Trước đó, phụ huynh này chia sẻ, rất bất ngờ khi nhận được thông báo của giáo viên chủ nhiệm về việc phân công phụ huynh tới trực nhật lớp vào 17h hàng ngày."Giáo viên cho biết...

Công bố triển khai công trình “Không gian Thể thao Thanh niên

Công trình "Không gian Thể thao Thanh niên - Tiếp năng lượng, bừng sức trẻ" do Tập đoàn TCP, Công ty TNHH TCP Việt Nam phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung tâm Tình nguyện Quốc gia triển khai. Phát huy sứ mệnh...

Học sinh vùng lũ Cao Bằng: ‘Tiền này em đưa bố mẹ mua sách vở, dựng lại nhà’

Nguồn: https://tuoitre.vn/hoc-sinh-vung-lu-cao-bang-tien-nay-em-dua-bo-me-mua-sach-vo-dung-lai-nha-2024092517430442.htm

Nữ sinh chuyên văn giành giải trong cuộc thi về trí tuệ nhân tạo

Tại vòng Chung kết cuộc thi Trí tuệ nhân tạo 2023, thí sinh Phùng An Như - học sinh lớp chuyên Văn trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) đã gây ấn tượng với Ban tổ chức (BTC) bởi ý tưởng kết hợp trí tuệ nhân tạo và âm nhạc.  Chia sẻ về ý tưởng của mình, An Như cho biết mặc dù không phải là học sinh khối ngành STEM thế nhưng xuất phát từ niềm đam mê...

Cùng chuyên mục

Thước đo nào để đánh giá, khen thưởng học sinh?

Học sinh nào được nhận giấy khen theo quy định?Quyết định của Trường Tiểu học Lê Quý Đôn trong việc chỉ phát giấy khen cho học sinh đóng góp từ 100.000 đồng trở lên trong chương trình quyên...

UBND TP Hà Nội yêu cầu sớm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi các sở, ngành, địa phương về việc tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024-2025. Theo đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Nội vụ rà soát số lượng biên chế giáo viên để TP đề xuất Trung ương bổ sung biên chế cho ngành giáo dục Hà Nội, nhất là giáo viên mầm non năm học 2024 - 2025. ...

Á khoa khối C00 cả nước trở thành thủ khoa đầu vào Trường ĐH Luật Hà Nội

Trái ngọt nhờ nỗ lực Hồng Ngọc sinh ra và lớn lên trong một gia đình có bố mẹ làm nông. Từ bé, nữ sinh...

Mới nhất

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp các tập đoàn công nghệ

Theo đặc phái viên TTXVN, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến công du tại New York, Hoa Kỳ, sáng 25/9 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Hoa Kỳ trong lĩnh vực năng lượng, vệ tinh vũ trụ, và công nghệ. Vnews

Làm thế nào để có thể tiết kiệm 1 tỷ đồng sau 10 năm làm việc?

Tuân thủ kỷ luật tiết kiệm và đầu tư một cách bài bản đã giúp nữ nhân viên văn phòng tại TP.HCM sở hữu khoản tiền 1 tỷ đồng sau 10 năm làm việc. Khoản tiết kiệm 1 tỷ sau 10 năm đi làm thực sự là niềm mơ ước đối với nhiều nhân viên văn phòng như chị Phương...

Việt Nam xếp thứ 54/166 quốc gia về chỉ số SDGs

(Dân trí) - Trên phương diện so sánh quốc tế, theo xếp hạng toàn cầu về chỉ số phát triển bền vững (SDGs), Việt Nam đạt điểm số 73,32 và xếp thứ 54/166 quốc gia được xếp hạng. Việt Nam thực hiện tốt hơn các mục tiêu phát triển bền vững Ngày 25/9, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng...

Việt Nam khẳng định cam kết đối với Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN

Trong gần 1 năm qua, Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN tiếp tục chứng tỏ được vai trò gắn kết người dân và nỗ lực mang lại lợi ích thiết thực cho người dân các nước ASEAN.   Theo phóng viên TTXVN tại Lào, sáng 26/9 tại thủ đô Vientiane đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Hội đồng Cộng đồng...

Bệnh viện Đức Giang thực hiện thành công 3 ca ghép thận

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, ngày 8/9/2024, đơn vị đã chính thức ghi tên mình trên bản đồ ghép tạng Việt Nam bằng việc thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên cho một bệnh nhân nữ ở Tuyên Quang. Đến nay, bệnh viện đã thực hiện thành công 3 ca ghép thận...

Mới nhất