Trang chủNewsKinh tếĐể kinh tế vùng Trung Bộ phát triển và hội nhập

Để kinh tế vùng Trung Bộ phát triển và hội nhập


Các số liệu và đánh giá tại Hội thảo khoa học với chủ đề: “Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ giai đoạn đổi mới đến nay (1986 – 2023)” do Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ phối hợp tổ chức tại thành phố Đà Nẵng mới đây cho thấy: Mặc dù có nhiều lợi thế và tiềm năng trong phát triển kinh tế, song tỷ trọng đóng góp trong GDP cả nước của vùng Trung Bộ còn khá “khiêm tốn”, năm 2022 chỉ vào khoảng 16,5% (trong khi vùng lại chiếm đến 20,8% tổng dân số và 28,9% tổng diện tích cả nước). Mặc dù cơ cấu kinh tế chung của vùng đã dịch chuyển theo hướng tiến bộ, song cơ cấu kinh tế của từng địa phương nội vùng lại có sự khác biệt đáng kể, tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp trong GDP của một số địa phương vẫn cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Bên cạnh đó, GDP bình quân đầu người của vùng còn thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của cả nước.

TS. Hoàng Hồng Hiệp và ThS. Nguyễn Hoàng Yến (Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ) cho biết, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân toàn vùng giai đoạn 2019 – 2022 vào khoảng 4,8%/năm, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, nhìn chung, do tác động của dịch bệnh COVID-19, tăng trưởng kinh tế toàn vùng có sự sụt giảm đáng kể, nhất là một số “đầu tàu” tăng trưởng của vùng như: Đà Nẵng, Khánh Hòa.

Hai ý kiến trên cũng khẳng định, với quy mô GDP còn thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế không cao, vùng Trung Bộ đang gặp nhiều khó khăn để tạo “bứt phá” trong phát triển nền kinh tế theo hướng độc lập, tự chủ. Cạnh đó, hiện cũng đang có sự khác biệt đáng kể về quy mô kinh tế giữa các địa phương vùng Trung Bộ. Trong đó, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng NamQuảng Ngãi là các địa phương chiếm tỷ trọng cao trong cấu thành GRDP vùng, chủ yếu nhờ vào tăng trưởng của các dự án công nghiệp nặng (ngoại trừ thành phố Đà Nẵng). Điều này cũng đồng nghĩa, tăng trưởng kinh tế của vùng hiện nay vẫn đặt trên “vai” của một số ít địa phương, của các ngành công nghiệp nặng có phát thải carbon cao, có nhiều rủi ro và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Về GRDP bình quân đầu người vùng Trung Bộ, TS. Hoàng Hồng Hiệp cho biết, năm 2018, GRDP bình quân đầu người vùng đạt 50,2 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với mức bình quân chung của cả nước (khoảng 73,5 triệu đồng); năm 2022, GRDP bình quân đầu người vùng tăng lên 70,2 triệu đồng, chỉ bằng 73% GRDP bình quân đầu người của cả nước. Đặc biệt, chỉ có Đà Nẵng và Quảng Ngãi có GRDP bình quân đầu người cao hơn không đáng kể  so với mức bình quân chung của cả nước, 12 địa phương còn lại của vùng đều thấp hơn đáng kể mức bình quân chung của cả nước. Đáng lưu ý, các địa phương nội vùng có sự chênh lệch lớn về GRDP bình quân đầu người. Điều này cho thấy, thu nhập và mức sống bình quân của người dân trong vùng còn thấp. Nói cách khác, năng lực nội sinh của nền kinh tế vùng còn rất hạn chế.

TS. Hoàng Hồng Hiệp cũng cho biết, mặc dù cơ cấu kinh tế ngành của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã có sự dịch chuyển đáng kể theo hướng tiến bộ, hiện đại với sự gia tăng đóng góp của ngành công nghiệp – dịch vụ, tương đồng với cơ cấu kinh tế ngành của cả nước, song cơ cấu kinh tế ngành của các địa phương nội vùng có sự khác biệt đáng kể, trong đó có 9/14 địa phương có tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp trong GRDP còn cao hơn mức bình quân chung của cả nước, cá biệt các địa phương Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận có tỷ lệ này cao hơn 20%.






 Theo TS. Hoàng Hồng Hiệp, nhiều địa phương vùng Trung bộ còn chưa tự cân đối ngân sách. Đây là thực trạng đáng báo động về sự hạn chế của năng lực tài chính nội sinh của vùng Trung Bộ. (Ảnh: Đình Tăng)

Bên cạnh những phân tích, đánh giá trên, các số liệu đưa ra tại Hội thảo cũng cho thấy, năm 2022, tổng thu ngân sách toàn vùng Trung Bộ đạt khoảng 557 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 31% tổng thu ngân sách của cả nước; trong khi đó tổng chi ngân sách của vùng vào khoảng 442,7 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 21% tổng thu ngân sách của cả nước. Theo đó, cán cân ngân sách toàn vùng đạt tình trạng thặng dư ngân sách 114 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, Quảng Bình, Bình Thuận, Ninh Thuận là 3 địa phương thường xuyên đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách. “Thực tế, nếu loại trừ các khoản hỗ trợ ngân sách từ Trung ương trong cơ cấu tổng thu thì các địa phương vùng Trung bộ luôn đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách. Nếu loại trừ các khoản hỗ trợ ngân sách từ Trung ương (13,4% tổng thu ngân sách toàn vùng vào năm 2019; 16,9% năm 2020; 13,8% năm 2021), ngân sách vùng kinh tế trọng điểm miền Trung liên tục thâm hụt với quy mô khá lớn, các khoản thu nội địa và thuế quan của vùng không đảm bảo được các khoản chi “cứng” mang tính bắt buộc, nhiều địa phương vùng Trung bộ còn chưa tự cân đối ngân sách. Đây là thực trạng đáng báo động về sự hạn chế của năng lực tài chính nội sinh của vùng Trung bộ” – TS. Hoàng Hồng Hiệp chia sẻ.

Nói về tính bền vững trong mô hình tăng trưởng của vùng Trung bộ, TS. Hoàng Hồng Hiệp và ThS. Nguyễn Hoàng Yến thông tin, mức độ tập trung kinh tế và các nguồn lực mang tầm vùng tại Trung Bộ còn rất hạn chế, dư địa các nguồn lực phục vụ tăng trưởng tại một số địa phương trong vùng gần chạm ngưỡng tới hạn. Hệ thống doanh nghiệp tại đây cũng còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Trong đó, số doanh nghiệp bình quân trên 1.000 dân của vùng Trung bộ chỉ vào khoảng 5,9 doanh nghiệp, thấp hơn nhiều so với con số bình quân 9,2 doanh nghiệp của cả nước. Đặc biệt, đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), trong đó phần lớn là doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ có quy mô vốn thấp; hiệu suất sinh lợi ROE và ROS thấp. Động lực tăng trưởng quan trọng của vùng Trung Bộ hiện có xu hướng dựa vào các ngành công nghiệp nặng phát thải cao, có nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vùng (tự nhiên và xã hội). Hoạt động sản xuất tại các khu kinh tế, khu công nghiệp vùng Duyên hải miền Trung mang đậm tính chất “tăng trưởng nâu”, chưa có nhiều địa phương chuyển đổi theo hướng xanh, sinh thái. Đặc biệt, biến đổi khí hậu có ảnh hưởng to lớn đến tăng trưởng kinh tế của các địa phương trong vùng. “Như vậy, mô hình tăng trưởng của vùng Trung bộ còn mang đậm mô hình “tăng trưởng nâu”, hàm chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững” – TS. Hoàng Hồng Hiệp và ThS. Nguyễn Hoàng Yến nhận định.

Từ những phân tích, đánh giá trên, Hội thảo đã thống nhất đưa ra một số giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế vùng Trung bộ theo hướng độc lập, tự chủ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, cần thiết kế chính sách phát triển đột phá (tầm cao) cho vùng động lực Trung Trung bộ. Cụ thể, phải nhanh chóng xây dựng và ban hành chính sách “đột phá” trong phát triển kinh tế – xã hội cho vùng động lực Trung Trung bộ đến năm 2030 tầm nhìn 2050. Chính sách phát triển vùng cần phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, tính kịp thời và tính tuân thủ, thực thi cao. Đồng thời với đó, việc xây dựng chính sách phát triển chung cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cần đứng trên cách tiếp cận vùng, trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh (cả lợi thế so sánh động và tĩnh) của mỗi địa phương nội vùng trong phát triển kinh tế, cần đặt các thành tố cấu thành các nền kinh tế địa phương trong mối tương tác và liên kết vùng. Cần có định hướng phát triển lâu dài các khu đô thị công nghiệp, khu công nghiệp chuyên ngành (cụm công nghiệp chuyên ngành) ở những địa phương, vị trí phù hợp. Đặc biệt, cần loại bỏ tư duy thu hút đầu tư và phát triển “bằng mọi giá” trong quá trình phát triển vùng.






 Hội thảo thống nhất với nhận định các địa phương nội vùng Trung bộ cần loại bỏ tư duy “tăng trưởng bằng mọi giá”, thu hút đầu tư “bằng mọi giá”. (Ảnh: Đình Tăng)

Hội thảo cũng đề nghị dựng chính sách đặc biệt để thúc đẩy nhanh sự tích tụ và tập trung kinh tế tại vùng động lực Trung Trung bộ thông qua xây dựng sớm đường sắt cao tốc nội vùng trước năm 2030. Đẩy nhanh quá trình xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Trị, Quảng Ngãi – Bình Định, nhằm tạo tính “nội liên” trong vùng kinh tế trọng điểm cũng như tính liên thông thị trường vùng kinh tế trọng điểm và khu vực miền Trung – cơ sở để phá vỡ tính chia cắt của địa hình, tạo điều kiện để các nhà đầu tư tại miền Trung về Đà Nẵng thụ hưởng các dịch vụ kinh tế tài chính cao cấp, các dịch vụ du lịch nghĩ dưỡng, du lịch giải trí cấp cao. Tiếp tục hiện đại hóa một số công trình giao thông nội vùng “trọng điểm” nhằm tạo tính liên thông mạnh giữa các trung tâm kinh tế, trung tâm du lịch giữa các tỉnh nội vùng. Tập trung và huy động nguồn lực xây dựng thành phố Đà Nẵng hiện đại với sự phát triển của các ngành dịch vụ, du lịch, giải trí. Hoàn thành tuyến đường du lịch ven biển nối liền các trung tâm du lịch nội vùng nhằm đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư tạo tiền đề hình thành chuỗi du lịch ven biển. Tập trung phát triển thành phố Đà Nẵng và vùng phụ cận trở thành trung tâm cung cấp các dịch vụ cao cấp phục vụ nhu cầu giải trí, nghĩ dưỡng, dịch vụ tài chính,… cho các nhà đầu tư và đối tác kinh doanh tại khu vực miền Trung.

Các ý kiến tại Hội thảo cũng đề xuất xây dựng cơ chế chính sách đột phá nhằm nâng cao năng lực công nghệ cho hệ thống doanh nghiệp vùng Trung bộ; hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn tư nhân, nhất là các nguồn vốn FDI; tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng phục vụ chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, bền vững.

“Các địa phương nội vùng cần loại bỏ tư duy “tăng trưởng bằng mọi giá”, thu hút đầu tư “bằng mọi giá”; đưa tư duy phát triển bền vững, tăng trưởng xanh vào mọi hoạt động điều hành nền kinh tế, nhất là trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế cảng, du lịch; xây dựng bộ tiêu chí đo lường phát triển xanh cho một số ngành, lĩnh vực trọng điểm của địa phương; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích chuyển đổi các khu kinh tế, khu công nghiệp theo hướng xanh, sinh thái; kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm các vi phạm môi trường nhằm nâng cao tính nghiêm minh của pháp luật môi trường tại địa phương; tích hợp nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu vào chính sách phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Đặc biệt, cần chú trọng thực thi các chính sách xã hội song hành với các chính sách phát triển kinh tế. Trong đó, chú trọng phát triển xã hội cần chú trọng hơn các chính sách tầm vùng. Các chính sách phát triển kinh tế – xã hội ở cấp vùng cần chú trọng và lồng ghép giải quyết bất bình đẳng thu nhập, giảm sự phân cực quá mức về thu nhập giữa các nhóm cư dân, giữa các khu vực lãnh thổ” – TS. Hoàng Hồng Hiệp lưu ý thêm./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/kinh-te/de-kinh-te-vung-trung-bo-phat-trien-va-hoi-nhap-678927.html

Cùng chủ đề

Hiến kế để ‘giong buồm’, đưa kinh tế du lịch đường sông Việt Nam ra biển lớn

Những xúc cảm từ cuộc thi “Chuyện của những dòng sông” thôi thúc các chuyên gia, nhà nghiên cứu ngồi lại, cùng hiến kế để có thể “giong buồm” đưa kinh tế du lịch đường sông Việt Nam ra biển lớn. Cơ hội lớn Trong khuôn khổ lễ trao giải cuộc thi “Chuyện của những dòng sông”, báo VietNamNet đã tổ chức buổi tọa đàm mang chủ đề Giong buồm. Tọa đàm mở ra với mong muốn kết nối những ý kiến đóng góp của các...

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ IV

Sáng 26/9, tại TP Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức khai mạc Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ IV- năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đây là một sự kiện có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, một biểu tượng đặc biệt sinh động về...

Thực thi hiệu quả giải pháp, chính sách mới trong việc kết nối cung

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt tham quan...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp các tập đoàn công nghệ

Theo đặc phái viên TTXVN, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến công du tại New York, Hoa Kỳ, sáng 25/9 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Hoa Kỳ trong lĩnh vực năng lượng, vệ tinh vũ trụ, và công nghệ. Vnews

Làm thế nào để có thể tiết kiệm 1 tỷ đồng sau 10 năm làm việc?

Tuân thủ kỷ luật tiết kiệm và đầu tư một cách bài bản đã giúp nữ nhân viên văn phòng tại TP.HCM sở hữu khoản tiền 1 tỷ đồng sau 10 năm làm việc. Khoản tiết kiệm 1 tỷ sau 10 năm đi làm thực sự là niềm mơ ước đối với nhiều nhân viên văn phòng như chị Phương Anh (35 tuổi). Xuất thân là cử nhân Quản trị Marketing chị đã có kiến thức cơ bản để xây...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ IV

Sáng 26/9, tại TP Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức khai mạc Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ IV- năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đây là một sự kiện có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, một biểu tượng đặc biệt sinh động về...

Thực thi hiệu quả giải pháp, chính sách mới trong việc kết nối cung

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt tham quan...

Dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các tỉnh, thành liên quan đi khảo sát...

UBND TP Hà Nội yêu cầu sớm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi các sở, ngành, địa phương về việc tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024-2025. Theo đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Nội vụ rà soát số lượng biên chế giáo viên để TP đề xuất Trung ương bổ sung biên chế cho ngành giáo dục Hà Nội, nhất là giáo viên mầm non năm học 2024 - 2025. ...

Đội Công binh số 2 Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại Abyei

 Lễ tiễn Đội Công binh số 2 Việt Nam về nước và đón đón Đội Công binh số...

Bài đọc nhiều

Lê Anh Nuôi và hành trình bán hàng trên TikTok Shop đầy cảm hứng

PV: “Xin chào các bạn, mình là Lê Anh Nuôi đây!” là câu mở đầu kinh điển trong chuỗi video được anh Lê Minh Tuyển – chủ tài khoản TikTok Lê Anh Nuôi đăng tải trên trang cá nhân. Chỉ mới bắt đầu kênh TikTok từ khoảng đầu năm 2023 nhưng loạt clip của anh đã nhanh chóng lên xu hướng và đến hiện tại đã có hơn 1,4 triệu người theo dõi. Phóng...

Giá vàng nhẫn tăng hơn 1 triệu sau 1 đêm, đắt hơn đầu năm 19 triệu đồng

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng cao, kéo giá vàng nhẫn trong nước tăng theo. Sáng nay, nhiều thương hiệu nâng giá vàng nhẫn đắt thêm hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với mức chốt hôm qua. Cụ thể, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji lúc 10h50' tăng giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 lên mức 82-83 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 1,4 triệu đồng/lượng ở chiều mua và tăng 1,35 triệu đồng ở chiều...

kết nối xuất khẩu hàng hóa khu vực Nam Trung Bộ với doanh nghiệp Hàn Quốc

Ninh Thuận: Kết nối xuất khẩu hàng hóa khu vực Nam Trung Bộ với doanh nghiệp Hàn QuốcLãnh đạo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các hệ thống phân phối, các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc sẽ gặp gỡ, kết nối xuất khẩu hàng hóa với doanh nghiệp các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ tại tỉnh Ninh Thuận trong tuần tới. Đại...

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp – Bài 2: Tìm giải pháp cho sự phát triển bền vững

Những tín hiệu tích cực từ việc cải cách chính sách và sự tăng cường quản lý đã mở ra cơ hội cho sự phục hồi và phát triển bền vững trong tương lai, kỳ vọng sẽ giúp củng cố thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). ...

Giá ngô và lúa mì đồng loạt suy yếu

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/9: MXV-Index nối dài chuỗi tăng sang phiên thứ 7 Thị trường hàng hóa hôm nay 24/9: Giá cà phê và nông sản quay đầu tăng mạnh Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, lực mua tiếp tục chiếm áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua...

Cùng chuyên mục

Philippines là thị trường nhập khẩu xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam giảm cả về lượng và trị giá 10 tháng đầu năm, xuất khẩu xi măng và clinker mang về 1,125 tỷ USD Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 8 tháng năm 2024, cả nước xuất khẩu gần 20,55 triệu tấn xi măng và clinker, thu...

Xăng dầu đồng loạt tăng, có loại vượt 20.500 đồng/lít

Liên bộ Tài chính - Công Thương vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (26/9). Thời gian áp dụng từ 15h ngày 26/9/2024. Giá xăng dầu hôm nay, từ 15h ngày 26/9, theo đó mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 679 đồng, xăng RON 95 tăng 756 đồng; giá dầu cũng...

Thương nhân đón “mùa bội thu” khi về kinh doanh tại Vinhomes Grand Park

Thương nhân đón “mùa bội thu” khi về kinh doanh tại Vinhomes Grand ParkVới lượng cư dân đông đảo và nguồn du khách khổng lồ đổ về mỗi năm, Vinhomes Grand Park (TP. Thủ Đức) được xem như “mỏ vàng” của cộng đồng kinh doanh trong khu vực. Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn cũng đang chuẩn bị đón chào nhiều đại tiện ích...

Petrovietnam hợp tác với doanh nghiệp Hoa Kỳ về năng lượng bền vững và chuyển đổi số

Petrovietnam hợp tác với doanh nghiệp Hoa Kỳ về năng lượng bền vững và chuyển đổi số Petrovietnam đã ký Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với Tập đoàn Kellogg Brown & Root (KBR) và GE Digital International LLC (thuộc Tập đoàn GE) về thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động và phát triển nhiên liệu xanh, bền vững. Nhân dịp tham dự các...

Giá xăng tăng mạnh – Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam

DNVN - Sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 26/9, giá các loại xăng dầu đồng loạt được điều chỉnh tăng, trong đó xăng RON 95 III đã lên mức 20.518 đồng/lít. ...

Mới nhất

Tỉnh Thanh Hóa chưa công nhận kết quả trúng đấu giá mỏ đất cao gấp 30 lần

Chưa công nhận kết quả trúng đấu giá, giao công an vào cuộcÔng Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký văn...

Nga khẳng định động thái mới về hạt nhân giúp làm lạnh “những cái đầu nóng”, hy vọng Mỹ “đủ lý trí”

Ngày 26/9, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo, mức độ đối đầu xung quanh Nga hiện nay rất đáng kể nhưng không có gì đe dọa đến chủ quyền nước này.

Khẩn trương cơ cấu nợ, xét duyệt vay mới khắc phục hậu quả bão số 3

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị 04 ngày 25/9 về các giải pháp của ngành ngân hàng nhằm góp phần hỗ...

Hiệu suất kinh doanh vàng đạt kỷ lục trong 44 năm qua

Trong bối cảnh thị trường tài chính đầy biến động, lợi suất vàng từ đầu năm đến nay đang ghi nhận hiệu suất cao thứ ba kể từ năm 1980....

Mới nhất