Trang chủNewsThời sựHơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á

Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á


RCEP đối mặt với nhiều thách thức

RCEP đã chính thức có hiệu lực được hơn 2 năm và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Những thách thức này chủ yếu là do tỷ lệ áp dụng quy tắc xuất xứ thấp. Điều này là do các yếu tố như thời gian có hiệu lực ngắn, ngoài ra còn có một số vấn đề mang tính cơ cấu.

Thứ nhất, tỷ lệ vận dụng các quy tắc còn thấp đã trở thành hạn chế chính đối với việc phát huy tiềm năng của RCEP. Tỷ lệ áp dụng quy tắc xuất xứ của các nước thành viên ASEAN còn thấp. Ví dụ, tỷ lệ áp dụng quy tắc xuất xứ của Trung Quốc chưa cao.

Theo tính toán sơ bộ, tỷ lệ áp dụng các quy định xuất khẩu của doanh nghiệp Trung Quốc trong năm 2022 là 3,56%, tỷ lệ áp dụng các quy định nhập khẩu là 1,03% và tăng lên lần lượt là 4,21 và 1,46% vào năm 2023.

Tỷ lệ áp dụng quy tắc xuất xứ thấp đã hạn chế việc phát huy lợi ích của RCEP. Mặc dù mức độ áp dụng RCEP trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cao, nhưng mức độ áp dụng các quy tắc trong quan hệ thương mại với ASEAN lại chưa cao.

RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á
RCEP tạo sự ổn định quan trọng cho hợp tác và phát triển khu vực… Ảnh: Pixabay

Thứ hai, RCEP có tiềm năng lớn để phát huy tối đa vai trò quan trọng của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là động lực quan trọng cho việc triển khai toàn diện RCEP. GDP và giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế tạo Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm hơn 80% của khu vực RCEP, kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước này chiếm hơn 50% của cả khối, là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện RCEP.

Hợp tác kinh tế-thương mại giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc phải đối mặt với sự can thiệp nghiêm trọng từ các yếu tố bên ngoài. Từ tình hình phát triển kinh tế, thương mại trong những năm gần đây, một số nền kinh tế trong khu vực mù quáng nghe theo sự kích động của các nước ngoài khu vực, điều này chắc chắn sẽ làm tăng chi phí hợp tác kinh tế và thương mại trong khu vực và hạn chế việc phát huy tiềm năng tăng trưởng kinh tế khu vực.

Sử dụng hiệp định RCEP để thúc đẩy kết nối các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 2022, giá trị nhập khẩu ưu đãi của Nhật Bản trong khuôn khổ RCEP gần bằng tổng giá trị nhập khẩu trong khuôn khổ Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do EU-Nhật Bản và Hiệp định thương mại tự do Nhật Bản-Mỹ, trong đó 88,5% nhập khẩu ưu đãi đến từ Trung Quốc.

Tỷ lệ áp dụng các quy định RCEP của Nhật Bản đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào năm 2022 và tỷ lệ áp dụng quy tắc hàng xuất khẩu của Hàn Quốc sang Nhật Bản vào năm 2023 lần lượt đạt 57 và 68,1%.

Thứ ba, tỷ lệ áp dụng quy tắc thấp cho thấy thiếu cơ chế thúc đẩy toàn diện. Ban thư ký vẫn chưa được thành lập. Hiện nay, nhiều vấn đề quan trọng trong triển khai RCEP chưa thể được quyết định và phối hợp kịp thời, bao gồm các vấn đề như nâng cấp các điều khoản và mở rộng RCEP đều rất khó để thúc đẩy triển khai RCEP một cách hiệu quả, rõ ràng còn thiếu sự phối hợp trong thực thi chính sách.

Các diễn đàn, kênh và cơ chế để thực hiện điều phối và kết nối toàn diện chính sách của RCEP cũng vẫn còn thiếu, ngoài ra, còn thiếu sự hỗ trợ trí tuệ đầy đủ cho việc xây dựng kế hoạch phát triển trung và dài hạn. RCEP sẽ bước vào giai đoạn lịch sử quan trọng trong tương lai từ 5-10 năm tới. Hiện tại, cơ chế thúc đẩy toàn diện vẫn chưa được thiết lập, vẫn còn thiếu kế hoạch tổng thể và bố trí tổng thể cho sự phát triển 10 năm tới của RCEP.

RCEP tạo động lực quan trọng cho kinh tế châu Á

Với sức sống và động lực phát triển của châu Á, RCEP có những lợi ích tiềm năng rất lớn. Để triển khai toàn diện RCEP phải tập trung vào các mục tiêu và triển vọng hội nhập kinh tế châu Á, đẩy nhanh mức độ mở cửa thị trường trong khu vực, thúc đẩy thực hiện hiệu quả các điều khoản đã có hiệu lực…

Thứ nhất, RCEP tạo sự ổn định quan trọng cho hợp tác và phát triển khu vực. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán, từ năm 2023-2029, GDP của khu vực RCEP sẽ tăng thêm 10.900 tỷ USD, gấp khoảng 1,4 lần GDP của Mỹ và 2,6 GDP của EU trong cùng giai đoạn.

Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy, nếu RCEP được triển khai đầy đủ trước năm 2030, thu nhập của từng nền kinh tế thành viên sẽ tăng 0,6% so với mức hiện tại, tạo ra 245 tỷ USD doanh thu và 2,8 triệu việc làm cho khu vực.

RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á
RCEP được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 nước đối tác của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam làm Chủ tịch. Ảnh: Pixabay

RCEP tạo động lực quan trọng để tăng cường sự gắn kết kinh tế khu vực. Một mặt, hợp tác kinh tế và thương mại Trung Quốc-ASEAN đã được thúc đẩy sâu sắc hơn trong khuôn khổ RCEP. Năm 2022, trong số hàng hóa xuất nhập khẩu của ASEAN từ Trung Quốc, hàng hóa tiêu dùng trung gian lần lượt chiếm 63 và 70%; linh kiện, vật tư, thiết bị vốn sử dụng cho sản xuất trong nước và xuất khẩu chiếm trên 80%. Các sản phẩm có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất từ ASEAN sang Trung Quốc như động cơ điện, thiết bị điện và linh kiện, lần lượt chiếm 31,7 và 30,7%.

Nếu các quốc gia thành viên áp dụng hiệu quả quy tắc cộng gộp xuất xứ của RCEP, có thể nâng cao đáng kể tỷ trọng các thành phần giá trị trong khu vực và mở rộng quy mô thương mại nội khối. Mặt khác, cũng còn rất nhiều dư địa để thúc đẩy quá trình thương mại tự do giữa các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong khuôn khổ RCEP.

Đến năm 2030, RCEP sẽ làm tăng thu nhập thực tế toàn cầu thêm 186 tỷ USD. Dự kiến phần lớn mức tăng thu nhập của RCEP (khoảng 164 tỷ USD) đến từ châu Á, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc dự kiến sẽ có mức tăng thu nhập là 156 tỷ USD.

Thứ hai, RCEP là lực lượng quan trọng trong việc thúc đẩy và định hình lại cục diện toàn cầu hóa kinh tế. Việc triển khai chính thức RCEP sẽ tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy hơn nữa hợp tác khu vực, xây dựng khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương và hiện thực hóa hội nhập kinh tế khu vực, đồng thời cũng sẽ tạo điều kiện quan trọng để thúc đẩy các cuộc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do Trung-Nhật-Hàn. RCEP vừa xuất phát từ nhu cầu phát triển thực tế, vừa quan tâm đến nhu cầu phát triển của các nước đang phát triển và các nước kém phát triển nhất.

RCEP có tiềm năng thương mại và đầu tư lớn, lợi tức tiềm năng lớn từ việc nâng cao tỷ lệ áp dụng quy tắc. Tính toán sơ bộ cho thấy, dựa trên quy mô thương mại hiện tại, nếu tỷ lệ áp dụng các quy tắc của RCEP trong xuất nhập khẩu của Trung Quốc có thể đạt 50% với trình độ hiện tại của Nhật Bản và Hàn Quốc, thì tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu ưu đãi sẽ đạt 3.940 tỷ Nhân dân tệ và số tiền giảm thuế sẽ đạt khoảng 79 tỷ Nhân dân tệ, cao hơn so với mức hiện tại lần lượt là 9,9 và 11,3 lần. Nếu tỷ lệ áp dụng các quy tắc RCEP của Trung Quốc có thể đạt đến mức hiện tại của Nhật Bản và Hàn Quốc, thì tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu ưu đãi sẽ đạt 7.900 tỷ Nhân dân tệ và số tiền cắt giảm thuế sẽ đạt 157,5 tỷ Nhân dân tệ, cao lần lượt gấp 20,9 và 23,6 lần so với hiện nay.

Thứ ba, RCEP có thể phát triển thành tổ chức thương mại tự do xuyên khu vực quan trọng. Giương cao ngọn cờ phát triển bao dung và phát triển cùng chia sẻ lợi ích, RCEP sẽ thu hút nhiều nền kinh tế ngoài khu vực tham gia. Hiện tại Hong Kong (Trung Quốc), Sri Lanka, Chile đã nộp đơn xin tham gia.

Khi tham gia RCEP, trước sự kích thích của các biện pháp nâng cao trình độ tự do hóa thương mại hàng hóa và cải cách các thủ tục hải quan thuận lợi hơn, GDP của Hong Kong (Trung Quốc) sẽ tăng thêm 0,87%, cải thiện điều kiện thương mại thêm 0,26%, phúc lợi xã hội tổng thể tăng thêm 3,440 tỷ USD và tăng trưởng nhập khẩu đạt 0,78%, hiệu quả tích cực từ việc gia nhập RCEP đến kinh tế vĩ mô của Hong Kong (Trung Quốc) rất rõ rệt.

RCEP có thể kết nạp thêm thành viên xuyên khu vực. Dựa trên cơ cấu thành viên ban đầu của RCEP, việc mở rộng RCEP sẽ được thúc đẩy kịp thời. Bất kỳ nền kinh tế nào có nguyện vọng tham gia và có thể tuân thủ các quy tắc đều có thể được coi là đối tượng kết nạp tiềm năng.

Ngoài ra, RCEP cũng định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu. Càng có nhiều thành viên thì lợi ích của nguyên tắc cộng gộp xuất xứ của RCEP sẽ càng lớn. Càng có nhiều thành viên thì năng lực bảo vệ thương mại tự do của RCEP càng mạnh mẽ. Cùng với việc RCEP tiếp tục mở rộng, tỷ trọng mật độ dân số, tổng lượng kinh tế và tổng lượng thương mại càng lớn, lợi ích của quy tắc cộng gộp xuất xứ càng rõ ràng hơn, mức độ ưu đãi đối với doanh nghiệp cũng càng lớn hơn.

Thứ tư, sự mở cửa trình độ cao của Trung Quốc sẽ giải phóng tiềm năng hợp tác khu vực to lớn. Sự mở cửa trình độ cao của Trung Quốc sẽ đẩy nhanh tiến trình thực hiện RCEP. Việc mở cửa thị trường của Trung Quốc chứa đựng tiềm năng to lớn cho nền kinh tế khu vực.

Tại Hội nghị thượng đỉnh thương mại và đầu tư ASEAN-Trung Quốc năm 2021 kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ đối thoại Trung Quốc-ASEAN, Trung Quốc đề ra mục tiêu phấn đấu nhập khẩu 150 tỷ USD nông sản chất lượng cao từ ASEAN trong 5 năm tiếp theo.

Tính đến giữa năm 2023, nhập khẩu lũy kế đã vượt 55 tỷ USD, vượt tiến độ dự kiến. Việc mở cửa trình độ cao của thị trường rộng lớn với dân số 1,4 tỷ người sẽ “biến thị trường Trung Quốc trở thành thị trường của thế giới, thị trường chung, thị trường của mọi người”, sẽ tạo động lực quan trọng đối với thị trường lớn châu Á thống nhất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực. Việc Trung Quốc chủ động mở cửa trình độ cao với ASEAN sẽ tạo hiệu ứng đòn bẩy quan trọng và nâng cao sức sống của RCEP.

RCEP được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 nước đối tác của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam làm Chủ tịch.

Theo quy định của Hiệp định RCEP, Hiệp định chính thức có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm có ít nhất 6 nước ASEAN và 3 nước đối tác hoàn tất việc phê chuẩn/phê duyệt Hiệp định và nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký ASEAN. Đến ngày 2/11/2021, đã có 6 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, và 4 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP cho Tổng Thư ký ASEAN. Như vậy, Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Việc Hiệp định RCEP có hiệu lực từ tháng 1/2022 góp phần đa phương hóa các Hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa các lợi ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực…



Nguồn: https://congthuong.vn/rcep-hoi-tho-moi-cho-tang-truong-kinh-te-chau-a-348454.html

Cùng chủ đề

Chủ tịch nước sẽ truyền tải thông điệp về khát vọng vươn mình của Việt Nam tới APEC 2024

Chủ tịch nước Lương Cường sắp có chuyến thăm chính thức Chile, Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 từ ngày 9-16/11. Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị mới, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt cả về song phương và đa phương.  Về song phương, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng...

Những thị trường khách quốc tế nào đến Việt Nam đông nhất?

Nhóm 10 thị trường khách quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng năm 2024 đã có những biến động, khi Hàn Quốc trở thành nước gửi khách lớn nhất. Theo số liệu của Cục Du lịch quốc gia, trong 10 tháng qua, có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10.2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế. Về quy mô thị trường, châu Á...

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cảnh báo rủi ro đối với nền kinh tế châu Á sẽ gia tăng

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo, kinh tế châu Á sẽ đối diện với nhiều rủi ro khi căng thẳng thương mại và tăng trưởng chậm của Trung Quốc. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, rủi ro đối với kinh tế châu Á đã gia tăng do căng thẳng thương mại leo thang, khó khăn trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc và khả năng xảy ra thêm biến động trên thị...

Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu

Theo báo cáo mới đây của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), kinh tế toàn cầu năm nay được thúc đẩy nhờ những động lực mới. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Tháng 10/2024, thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam vẫn là Ấn Độ chiếm 39,2% đạt 3.986 tấn, tăng 50,1% so với tháng 9. Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong tháng 10/2024 Việt Nam xuất khẩu được 10.166 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 26,2 triệu USD, so với tháng trước lượng xuất khẩu tăng 58,1%. Prosi...

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, Google liệu có thoát hiểm?

Ông Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền của Google mà chính quyền của ông Biden đã thực hiện. Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền mà chính quyền của ông Biden đã thực hiện, bao gồm cả việc chia tách Alphabet (công ty mẹ của Google). Các chính...

Trong nước giảm mạnh, thị trường thế giới bật tăng trở lại

Cập nhật giá cà phê hôm nay 8/11/2024, giá cà phê trực tuyến, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, cà phê Arabica 8/11/2024. Giá cà phê hôm nay được cập nhật lúc 4h30 phút ngày 8/11/2024 như sau, theo trang www.giacaphe.com, giá cà phê trong nước hôm nay giảm 1.000 đồng/kg nằm trong khoảng 105.500-106.000 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là...

Tận dụng tốt hơn các FTA mang đến “sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile sẽ đem đến 'sức sống mới' cho quan hệ Việt Nam-Chile, nhất là trên các lĩnh vực tiềm năng. “Sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam - Chile Hai nước Việt Nam và Chile thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25/3/1971, đến tháng 5/2007, Việt Nam và Chile đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Trong những...

Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (7/11) kéo chỉ số MXV-Index tăng 1,69% lên 2.208 điểm. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), cho biết sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (7/11) kéo chỉ số MXV-Index tăng 1,69% lên 2.208 điểm – mức cao nhất trong ba tuần trở lại đây....

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp lớn của Saudi Arabia

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, cùng với mở rộng sản xuất, Tập đoàn tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hóa chuỗi phân phối các sản phẩm của Zamil.   Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, sáng 30/10 (giờ địa phương), tại thủ đô Riyadh, Thủ tướng Chính phủ...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Để Việt Nam trở thành điểm đến du lịch thông minh hàng đầu trên nền tảng số

Tăng cường hình ảnh Việt Nam trên các giải pháp du lịch thông minh và nền tảng số giúp đáp ứng xu thế du lịch độc lập và yêu cầu phát triển bền vững. Để đáp ứng xu hướng du lịch đang ngày càng gia tăng của Việt Nam, Traveloka, nền tảng du lịch hàng đầu Đông Nam Á, đã...

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Tháng 10/2024, thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam vẫn là Ấn Độ chiếm 39,2% đạt 3.986 tấn, tăng 50,1% so với tháng 9. Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong tháng 10/2024 Việt Nam xuất khẩu được 10.166 tấn quế, tổng kim...

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, Google liệu có thoát hiểm?

Ông Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền của Google mà chính quyền của ông Biden đã thực hiện. Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền mà chính quyền của ông Biden...

Nhạc sĩ ‘Dòng sông lơ đãng’ ra sao sau 5 năm định cư xứ người?

5 năm sang New Zealand sống cùng gia đình, nhạc sĩ Việt Anh làm công việc dạy học và chăm sóc các con. Khi mọi thứ dần ổn thỏa, anh trở về với đam mê âm nhạc. Đơn vị Xin chào live music vừa công bố dự án Hát giữa thiên nhiên. Trong đó, đêm nhạc Về nhà, về giữa...

Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo

TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải...

Mới nhất

Yêu nước và yêu đời