Trang chủFigureNữ hiệu trưởng kể chuyện kỉ niệm ở Phiêng Hin

Nữ hiệu trưởng kể chuyện kỉ niệm ở Phiêng Hin

GD&TĐ – Những khó khăn, vất vả ngày mới vào công tác là động lực thôi thúc cô Nguyễn Hải Nhung gắn bó với sự nghiệp “trồng người” trên rẻo cao.

Cô Nguyễn Hải Nhung, Hiệu trưởng trường Mầm non Ta Ma đón trẻ tới trường.
 

Cô Nguyễn Hải Nhung, Hiệu trưởng trường Mầm non Ta Ma đón trẻ tới trường.

Cứ đến dịp khai giảng hàng năm, cô Nhung đều nhớ đến kỷ niệm khó quên trong ngày đầu tiên đi nhận nhiệm vụ ở Phiêng Hin.

Phiêng Hin ngày ấy…

Nhân dịp khai giảng năm học 2024 – 2025, chúng tôi có dịp trò chuyện với cô Nguyễn Hải Nhung, Hiệu trưởng trường Mầm non xã Ta Ma, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Trong không khí phấn khởi đón chào năm học mới, cô Nhung kể cho chúng tôi về kỷ niệm với Phiêng Hin.

“Trong cuộc đời của mỗi người đều có những kỉ niệm đáng trân trọng. Đó là hành trang để chúng ta vững bước vào đời. Và tôi cũng có những kỉ niệm đẹp đẽ, khó quên như vậy. Đó là ở Phiêng Hin – nơi đầu tiên tôi nhận nhiệm vụ” – cô Nhung tâm sự.

Nà Sáy – xã đặc biệt khó khăn của huyện Tuần Giáo chính là nơi đầu tiên cô Nhung nhận nhiệm vụ sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương. Năm ấy, cô vào nhận công tác trong thời gian hè và được phân công dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số tại điểm trường Phiêng Hin, xã Nà Sáy, huyện Tuần Giáo (nay là xã Khoong Hin).

Cô Nhung kể, cô vẫn còn nhớ như in ngày đầu hè của tháng 6/2006. Một ngày thật ý nghĩa đối với một cô sinh viên mới ra trường. Sau trận mưa xối xả của ngày hôm trước thì bầu trời trong xanh, cao thẳm với tiếng ve kêu râm ran vui tai đến lạ thường. Cô dậy từ rất sớm để chuẩn bị mọi thứ chuẩn bị cho đợt công tác xa nhà đầu tiên. Điểm trường mà cô công tác cách xa trung tâm thị trấn Tuần Giáo 40km, giáp xã Ngối Cáy, Mường Đăng của huyện Mường Ảng bây giờ.

“Đúng 5 giờ sáng, tôi bắt đầu lên xe di chuyển vào điểm trường Phiêng Hin. Khi bắt đầu rẽ vào đường xã, tôi mới giật mình phát hiện ra đây chỉ là đường mòn quanh co triền đồi, bên phải là đồi núi, bên trái là vực sâu thăm thẳm, với những đám cỏ dại mọc um tùm hai bên đường” – cô Nhung nhớ lại và tiếp tục kể về chuyến hành trình đầu tiên ấy.

Sau cơn mưa của ngày hôm trước, đường đi lên điểm trường bị xói mòn không rõ lối đi. Lớp đất đỏ trên bề mặt đường như bột mỳ dính chặt vào bánh xe. Cố gắng dùng sức lắm, cô mới thoát ra khỏi đoạn đường ấy để di chuyển tiếp.

cô_nhung_2.jpg
Những cung đường đến điểm trường ở vùng cao Tuần Giáo vẫn còn nhiều khó khăn.

“Bịch”, tôi và cả chiếc Dream yêu quý nằm sõng soài dưới một cái rãnh nước ven đường. Gạo, thức ăn, quần áo… cái thì ướt, cái thì bẩn. Xe máy cũng hỏng không thể nổ lên được, đành phải dắt bộ. Cả một quãng đường dài, vừa đi vừa dùng que khều đất ra khỏi bánh xe đề có thể di chuyển dễ hơn” – cô Nhung kể lại.

Sau đó, đi mãi cô cũng tới một con suối. Thế nhưng, đứng từ bên này nhìn sang lại không thấy một chiếc cầu nào bắc qua con đường đến điểm trường. Suy nghĩ hồi lâu, cô liều mình dắt xe qua dòng nước. Và rồi, cả xe và đồ dùng cá nhân đều đổ kềnh mà trôi theo dòng nước. Cô vội chạy theo để vớt đồ và chiếc xe.

“Đến đây, nước mắt tôi trực trào. Loay hoay không biết phải làm sao cả, trong đầu tôi xuất hiện ý định bỏ nghề và không tiếp tục nữa. Sau khi kéo xe lên đến bờ bên kia của dòng suối thì chiếc xe đã hỏng hết vỡ tan, đi không được mà về cũng không xong. Tôi ngồi bên bờ suối bật khóc nức nở và đành chờ người dân hoặc cán bộ nào đó đi qua để nhờ giúp đỡ” – cô Nhung kể trong xúc động.

Ngồi chờ mãi, cô cũng gặp được một số người dân bản địa và sau một hồi trình bày, cô được mọi người giúp đỡ thay nhau dắt xe, đẩy xe đưa lên điểm trường.

Tiếp câu chuyện, cô Nhung nhớ lại: “Đến đây, tôi gặp bác Chủ tịch UBND xã và thầy Hiệu trưởng. Mọi người thấy tôi như người mất hồn liền gọi lại động viên và đưa tôi đến chỗ ở mới. Đó là lán tạm do người dân dựng lên để chào đón cô giáo mới. Chỗ ở chật chội, lại không có điện, phải dùng đèn dầu thắp sáng, chật vật mãi tôi mới ngủ được”.

Sáng hôm sau, cô Nhung theo chân trưởng bản chỉ chỗ để làm lớp cho học sinh. Rồi cô cùng dân bản lên rừng kiếm gỗ, vận chuyển về điểm trường dựng lớp học. Vách lớp được các bác thưng bằng tre, bàn học sinh làm bằng ván, ghế làm bằng các cành cây đóng lại với nhau…

Công tác dựng lớp và kê bàn ghế phải mất ba ngày mới hoàn thành. Sau khi lớp học hoàn thiện, cô Nhung tiếp tục đi đến từng nhà người dân huy động các em nhỏ đi học để xoá mù chữ.

cô_nhung_1.jpg
Lớp học ở điểm trường Phiêng Hin năm học 2007 – 2008.

“Có những em nhỏ lúc đó 7, 8 tuổi mà vẫn chưa biết mặt chữ, nhìn thấy cô giáo lạ còn rụt rè ngại không dám giao tiếp. Sau khi thông báo lịch học, nhiều phụ huynh rất vui vì con mình có thể đi học, biết chữ. Họ liên tục nói lời cảm ơn cô giáo. Và buổi học đầu tiên cũng tới, các em đi học đúng giờ, rất ngoan, chăm chú nghe cô giáo giảng bài” – cô Nhung kể.

Sau một thời gian tiếp xúc, học trò ngày càng quý cô. Ngày nghỉ, các em vẫn đến trường để chơi với cô. Nhiều bác phụ huynh thì sợ cô giáo không có gì ăn khi ở lại trường nên người thì cho gạo, người cho măng, rau hay con gà để cô giáo nuôi ở trường. Mỗi khi không có giờ dạy, học sinh còn đến đưa cô đi bắt cá, hái rau rừng… “Nhận được sự quan tâm nhiệt tình của phụ huynh và học sinh và chính quyền địa phương, tôi cảm thấy rất vui. Đó cũng là động lực khiến tôi tiếp tục gắn bó với nghề”, cô Nhung nói.

Về Nà Sáy từ năm 2006, sau quá trình công tác gắn bó, cô Nhung được bổ nhiệm lên Phó Hiệu trưởng trường Mầm non Khoong Hin. Đến năm 2010, cô chuyển về làm Phó Hiệu trưởng trường Mầm non Chiềng Sinh. Năm 2015, cô được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Mầm non Chiềng Sinh. Năm 2020, cô chuyển về Trường Mầm non Ta Ma và giữ chức vụ Hiệu trưởng đến bây giờ.

“Cho đến bây giờ tuy đã thuyên chuyển đến nhiều nơi công tác khác nhau, những vùng thuận lợi hơn, khi bắt đầu vào năm học mới, kỉ niệm năm ấy ở Phiêng Hin lại như ùa về khiến tôi có động lực hơn trong trình giảng dạy, cống hiến” – cô Nhung xúc động.

Tất cả vì học sinh thân yêu

Với vai trò là Bí thư Chi bộ – Hiệu trưởng nhà trường, cô Nhung luôn tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng, đoàn thể, tạo các điều kiện thuận lợi để cán bộ đảng viên trong Chi bộ, các đoàn viên công đoàn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

co_nhung_2.jpg
Chất lượng giáo dục của trường Mầm non Ta Ma từng bước được nâng cao.

Cô thường xuyên phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường vận động cán bộ công đoàn viên công đoàn, đoàn viên thanh niên tham gia đóng góp ủng hộ giúp đỡ các giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn như: mái ấm công đoàn, quỹ vì người nghèo, ủng hộ giáo viên, học sinh vùng khó…

Cô Tiêu Thị Phương Thùy, Phó Hiệu trưởng trường Mầm non xã Ta Ma nhận định: “Cô Nhung là một lãnh đạo có quan điểm lập trường vững vàng, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động của nhà trường. Cùng với đó, luôn xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường và các tổ chức đoàn thể.

Bên cạnh đó, cô đã huy động được sự đóng góp về công sức và tiền của của các tổ chức, cá nhân và gia đình để xây dựng cơ sở vật chất trường Mầm non xã Ta Ma.

Trong năm học qua, với mục tiêu sửa chữa cải tạo cảnh quan trường lớp và hoàn thiện minh chứng công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ I và công tác đánh giá ngoài, cô Nhung đã làm tờ trình gửi tới các ban ngành, đoàn thể và làm thư ngỏ vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất.

co_nhung.jpg
Cô trò trường Mầm non Ta Ma vui văn nghệ giữa giờ.

“Nhà trường đã được Chương trình vùng Tuần Giáo đầu tư xây 2 bếp ăn tại điểm trường Phình Cứ, Trạm Củ. Cùng với đó, đầu tư trang thiết bị nhà bếp… với tổng số tiền là 1,6 tỷ đồng. Chúng tôi mong muốn có được cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ nhất để đảm bảo an toàn, trường học thân thiện, học sinh vui đến trường” – cô Nhung chia sẻ.

Bên cạnh công tác lãnh đạo, chủ động dẫn dắt đồng nghiệp trong đổi mới giáo dục, cô Nhung cũng có những sáng kiến được các cấp công nhận, mang lại hiệu quả với tính áp dụng tại thực tế của địa phương.

Năm học 2023 – 2024 cô đã có sáng kiến “Một số giải pháp chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non Ta Ma” với mục tiêu giúp trẻ hiểu được sự cần thiết phải giữ gìn vệ sinh cá nhân và rèn cho trẻ có được những kỹ năng cần thiết trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

co_nhung_3.jpg
Trên cương vị Hiệu trưởng, cô Nhung luôn được người dân, đồng nghiệp và học trò yêu mến.

Cô Nhung cho biết: “Khi áp dụng các biện pháp mới vào dạy thì trẻ có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học. Giáo viên tìm ra một số giải pháp tốt để công tác giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường luôn đạt hiệu quả. Qua đó, hạn chế để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm trong nhà trường”.

Cũng theo cô Nhung, Ta Ma là xã đặc biệt khó khăn với đa phần là đồng bào Mông, Kháng. Qua việc áp dụng sáng kiến đã truyền tải được kiến thức chăm sóc sức khoẻ dinh dưỡng cho phụ huynh để cùng chung tay với nhà trường chăm sóc sức khoẻ trẻ khi ở nhà.

“Những sáng kiến mà tôi và các giáo viên áp dụng đều mong muốn mang lại hiệu quả tốt nhất, phù hợp với trẻ ở xã vùng cao Ta Ma. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ luôn được nhà trường thực hiện tốt” – cô Nhung nhận định.

Với những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục vùng cao Tuần Giáo nói chung và xã Ta Ma nói riêng, cô Nhung đã nhận được nhiều khen thưởng của các cấp. Tập thể do cô Nhung lãnh đạo nhiều năm liền được công nhận Tập thể lao động xuất sắc, được UBND tỉnh, huyện tặng Bằng khen.

“Tôi rất vui vì những đóng góp của mình cùng tập thể đã được công nhận. Tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để đưa chất lượng giáo dục ngày một đi lên. Những trải nghiệm từ giáo dục vùng cao huyện Tuần Giáo đã giúp tôi trưởng thành hơn, rút ra được thêm những bài học có giá trị trong công tác giảng dạy của mình” – cô Nhung chia sẻ.

Giaoducthoidai.vn

Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/nu-hieu-truong-ke-chuyen-ki-niem-o-phieng-hin-post702112.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

55 năm Vĩnh Phúc thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

GD&TĐ - Hội nghị chuyên đề “55 năm - Vĩnh Phúc thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức sáng 25/9.   Quang cảnh hội nghị.   Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Vĩnh Phúc và kết nối trực tuyến tới 176 điểm cầu trong tỉnh với hơn 24.500 cán bộ, Đảng viên tham dự. Tại hội nghị, các đại biểu đã được Phó...

Thầy giáo Lâm Đồng được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen

GD&TĐ - Thầy Mai Thế Hùng, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì những thành tích xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục.   Thầy giáo Mai Thế Hùng nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.   “Kỹ sư tâm hồn” của các em thiếu niên nhi đồng Đồng hành cùng gần 400 học sinh tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng), thầy Hùng nhớ lại những...

Nghị lực chinh phục ước mơ của nam sinh người Thái sau hai lần trượt đại học

GD&TĐ - Với khát vọng thoát nghèo bằng con chữ, em Lò Văn Thướng chưa bao giờ nghĩ đến hai từ “bỏ cuộc” trên hành trình theo đuổi màu xanh áo lính. Năm 16 tuổi, Lò Văn Thướng một mình xuống thành phố học tập và bắt đầu cuộc sống tự lập. Ảnh NVCC. Trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, Lò Văn Thướng - cựu học sinh Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa (Thanh Hoá) xuất sắc đạt...

Hành trình trở thành thủ khoa của nam sinh Thái Nguyên

GD&TĐ - Với tổng điểm 28,8, Trần Quốc Tuấn (học sinh trường THPT Chu Văn An) đã trở thành thủ khoa đầu vào khối A00 trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hành trình trở thành thủ khoa trường Đại học Kinh tế Quốc dân của nam sinh Thái Nguyên. Hành trình đặt chân đến cổng trường đại học Trần Quốc Tuấn, học sinh lớp A2K49 trường THPT Chu Văn An đã xuất sắc trở thành thủ khoa khối A00 trường Đại...

Bí quyết thành công của chàng trai khởi nghiệp từ 24 triệu đồng

GD&TĐ - Năm 2012, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội 2 với bao ước mơ, anh Mai Văn Úy ở xã Liên Phương (Hưng Yên) quyết tâm tự mình gây dựng sự nghiệp. Anh Úy kiểm soát các mặt hàng đang kinh doanh tại siêu thị. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Mai Văn Uý xin vào làm tại một công ty phát hành sách ở thành phố với mức lương 10 triệu đồng/tháng. Anh vừa làm vừa học...

Bài đọc nhiều

Siêu vận tải Australia đưa sĩ quan Việt Nam đi gìn giữ hòa bình ở châu Phi

Sáng 24/9, tại sân bay quân sự sư đoàn 371 (Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức lễ xuất quân Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 và Đội Công binh số 3 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (GGHB) tại Nam Sudan và khu vực Abyei. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự lễ xuất quân, cùng dự còn có lãnh đạo Bộ Quốc phòng, một số bộ ngành...

Vaccine sốt xuất huyết: Thành quả của hành trình trăm năm

Gần đây, Bộ Y tế Việt Nam vừa phê duyệt vaccine sốt xuất huyết của Takeda. Đây là vắc xin sốt xuất huyết đầu tiên được phê duyệt và được đánh giá là một công cụ dự phòng bổ sung tiên tiến trong chiến lược toàn diện về phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam.  Trong chuyến thăm châu Á và Việt Nam vào tháng 9, Bác sỹ Derek Wallace, Chủ tịch Toàn cầu Vaccine Takeda, người dẫn dắt...

Nghị sỹ New Zealand tự hào về nguồn gốc Việt Nam

VOV.VN - Chị Phạm Thị Ngọc Lan chia sẻ, bố của chị là người Việt, ông luôn là tự hào về nguồn gốc Việt Nam và đã truyền điều đó sang cho chị và các anh chị em của mình.    Cộng đồng người Việt ở nước ngoài đang ngày càng đông đảo song việc duy trì sự kết nối và tình cảm của thế hệ người Việt thứ hai với quê mẹ Việt Nam là một việc làm rất quan...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước phát biểu tại ĐH Columbia

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến công du, làm việc tại New York, Hoa Kỳ, sáng 23/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Columbia.  Vnews

Theo dấu 16 bảo vật quốc gia được bảo vệ cẩn mật tại TPHCM

(Dân trí) - TPHCM đang có 16 bảo vật quốc gia được lưu giữ kỹ lưỡng và bảo vệ cẩn mật tại 3 bảo tàng. Trong đó, có bảo vật được rào chắn bằng tia hồng ngoại, có camera giám sát 24/24h cùng hệ thống chống trộm. Hiện tại, TPHCM có 16 bảo vật quốc gia được lưu giữ tại 3 bảo tàng nằm trên địa bàn. Dữ liệu trên vừa được Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) thành...

Cùng chuyên mục

Hình hài 16 bảo vật quốc gia được lưu trữ nghiêm ngặt tại TPHCM

(Dân trí) - TPHCM đang lưu giữ kỹ lưỡng 16 bảo vật quốc gia tại 3 bảo tàng lớn, trong đó có một bảo vật được bảo vệ bằng hệ thống rào chắn tia hồng ngoại, hệ thống camera giám sát 24/24h. Ngắm 16 bảo vật quốc gia được lưu giữ tại 3 bảo tàng ở TPHCM (Video: Cao Bách). TPHCM hiện có 3 bảo tàng đang lưu trữ 16 bảo vật quốc gia vô cùng quý giá, trong đó có nhiều...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Thượng Nghị sỹ Chris Coons

Tại cuộc gặp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chia sẻ đánh giá về mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, coi đây là hình mẫu về nỗ lực hàn gắn và xây dựng quan hệ sau chiến tranh.   Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 25/9 theo giờ địa phương, tiếp tục các hoạt động tại New York, Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Thượng Nghị sỹ Chris...

Quán cà phê ở TPHCM đầu tư “khủng” tạo khu vườn sống ảo hút hàng ngàn khách

(Dân trí) - Quán cà phê Noọng ơi ở TP Thủ Đức (TPHCM) đang thu hút hàng ngàn lượt khách nhờ "khu vườn bí mật" với hàng ngàn cây trồng các loại để khách đến chụp ảnh, quay clip "sống ảo". Từ 9h, quán đã nhộn nhịp với khách đủ mọi lứa tuổi đến uống nước, trò chuyện và chụp ảnh. Ai cũng trầm trồ khi bước vào quán, bởi bao trùm nơi đây là một màu xanh tươi mát. Quán...

Có một Hà Nội dịu dàng trong sắc thu

Những ngày tháng 9, Hà Nội đẹp dịu dàng, yên ả hơn trong tiết trời Thu. Thành phố mang những sắc màu khác lạ, cảnh rực rỡ của mùa Hạ đang thay thế bằng gam mầu xanh diệp trải dài, miên man trên mỗi hàng cây, con đường, góc phố. Mùa thu luôn mang lại nhiều cảm xúc cho những người yêu Hà Nội. Không gian được nhuộm vàng dưới nắng thu, vạn vật trở nên thơ mộng và dịu...

Người Việt quan tâm iPhone 16 không bằng iPhone 15?

Dù là phiên bản ra sau nhưng iPhone 16 lại không nhận được sự quan tâm nhiều của người dùng Việt bằng ‘người tiền nhiệm’ iPhone 15. Sự quan tâm đến chiếc iPhone 16 tại Việt Nam không nhiều bằng iPhone 15? - Ảnh: ĐỨC THIỆN Theo khảo sát vừa công bố của trình duyệt Cốc Cốc, lượng tìm từ khóa iPhone 15 trong ngày ra mắt năm ngoái cao hơn khoảng 1,3 lần so với từ khóa iPhone 16 trong ngày ra...

Mới nhất

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, ngày 25/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Tại cuộc gặp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô...

ổn định khi đồng USD tăng

Đồng ba tháng trên sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) CMCU3 tăng 0,2% lên 9.817,50 USD/tấn. Kim loại được sử dụng trong điện và xây dựng này đã đạt 9.913 USD, mức cao nhất kể từ ngày 15/7. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã hạ chi phí cho các khoản vay trung hạn cho các ngân...

Mới nhất

Cách làm bắp rang bơ