Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngThời điểm vàng để kích hoạt tuyến đường sắt tốc độ cao...

Thời điểm vàng để kích hoạt tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc


Thời điểm vàng để kích hoạt tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Thế và lực của Việt Nam vào năm 2027 – thời điểm dự kiến triển khai xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam là đủ để triển khai đồng bộ siêu công trình hạ tầng giao thông này.





Nếu chọn tốc độ 350 km/h, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ đưa hành khách từ Hà Nội vào TP.HCM trong khoảng 5,5-6h.
Nếu chọn tốc độ 350 km/h, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ đưa hành khách từ Hà Nội vào TP.HCM trong khoảng 5,5-6h.

“Chúng tôi vừa gửi Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam đến các thành viên của Hội đồng thẩm định Nhà nước”, một lãnh đạo Ban quản lý dự án đường sắt, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) xác nhận.

Dải tốc độ tối ưu

Trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đang được lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định Nhà nước, liên danh tư vấn TEDI – TRICC – TEDI SOUTH đã đề xuất Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố trên hàng lang kinh tế Bắc – Nam với điểm đầu tại ga Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội; điểm cuối tại ga Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức, TP.HCM.

Tuyến đi qua 20 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và TP.HCM.

Dự án có chiều dài chính tuyến khoảng 1.541 km, đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa; hạ tầng thiết kế với tốc độ 350 km/h, tải trọng trục 22,5 tấn/trục; bố trí 23 ga khách (quy hoạch 3 ga khách tiềm năng); 5 ga hàng hóa; 5 depot tàu khách, 4 depot tàu hàng; 40 trạm bảo dưỡng hạ tầng.

Sau khi hoàn thành, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ có năng lực đáp ứng khoảng 133,5 triệu hành khách/năm (đối với tàu suốt Bắc – Nam); khoảng 106,8 triệu hành khách/năm (đối với tàu khách khu đoạn); vận chuyển hàng hóa đáp ứng khoảng 21,5 triệu tấn hàng hóa/năm (chưa bao gồm năng lực 18,5 triệu tấn/năm của tuyến đường sắt hiện hữu).

Về công nghệ, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án cho biết, hiện trên thế giới có 3 loại hình công nghệ: công nghệ chạy trên ray, tốc độ khoảng 250 – 350 km/h, chi phí đầu tư trung bình, được đa số các quốc gia trên thế giới lựa chọn; công nghệ chạy trên đệm từ trường, tốc độ khoảng 600 km/h, chi phí đầu tư cao, chưa phổ biến; công nghệ chạy trong ống, tốc độ lên đến khoảng 1.200 km/h, chi phí đầu tư rất cao, mới đang xây dựng thử nghiệm.

Căn cứ mức độ tin cậy, hiệu quả, kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới, đơn vị tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kiến nghị lựa chọn công nghệ đường sắt chạy trên ray cho tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Về công năng vận tải, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho biết, xét trên góc độ tối ưu chi phí vận tải, phát huy ưu thế của từng phương thức thì vận tải hàng hóa, đường biển/đường sông vận chuyển khối lượng lớn nhất, chi phí thấp nhất; đường sắt là phương thức vận chuyển khối lượng lớn, chi phí trung bình; đường bộ vận chuyển thuận lợi nhất, chi phí cao; hàng không vận chuyển nhanh nhất, chi phí cao nhất.

Đối với vận tải hành khách, cự ly ngắn dưới 150 km ưu thế thuộc về đường bộ; cự ly trung bình 150 km – 800 km ưu thế thuộc về đường sắt tốc độ cao; cự ly dài trên 800 km ưu thế thuộc về hàng không và đường sắt tốc độ cao.

Từ kinh nghiệm quốc tế, năng lực hệ thống kết cấu hạ tầng hiện tại, kết quả dự báo nhu cầu vận tải, đơn vị tư vấn kiến nghị đường sắt tốc độ cao có công năng vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết; đường sắt Bắc – Nam hiện hữu vận chuyển hàng hóa (hàng nặng, hàng rời, hàng lỏng…) và khách du lịch chặng ngắn.

Về lựa chọn tốc độ thiết kế, liên danh tư vấn TEDI – TRICC – TEDI SOUTH đánh giá tốc độ 350 km/h phù hợp với các tuyến dài từ 800 km trở lên, tập trung nhiều đô thị có mật độ dân số cao như hành lang Bắc – Nam của nước ta. Tốc độ 350 km/h cũng hấp dẫn hơn và có khả năng thu hút lượng hành khách cao hơn so với tốc độ 250 km/h.

Mặc dù chi phí đầu tư tốc độ 350 km/h cao hơn tốc độ 250 km/h khoảng 8-9%, nhưng nếu đầu tư với tốc độ 250 km/h, việc nâng cấp lên tốc độ 350 km/h khi có nhu cầu là khó khả thi và không hiệu quả.

Vì vậy, đơn vị tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kiến nghị lựa chọn tốc độ thiết kế 350km/h cho tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam để đáp ứng tiêu chí hiện đại, đồng bộ, có tầm nhìn dài hạn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa kinh tế nước ta và xu hướng trên thế giới.

Theo TEDI – TRICC – TEDI SOUTH, tốc độ 350 km/h và cao hơn, cự ly ga trung bình 50 – 70 km đang là xu hướng của thế giới, được đánh giá là phù hợp, hiệu quả. Với tốc độ này, thời gian tàu chạy giữa Hà Nội – TP.HCM được rút ngắn đáng kể, chỉ còn 5 giờ 30 phút.

Tốc độ này cũng sẽ giúp đơn vị vận hành có nhiều lựa chọn tổ chức chạy tàu. Trong đó, trên chặng Hà Nội – TP.HCM, tàu có thể chạy với thời gian khoảng 5,5-6 giờ, cũng có thể chạy trong thời gian hơn 10 giờ. Hành khách có nhu cầu đi tàu nào sẽ chọn tàu đó.

“Tuy nhiên, nếu tốc độ thiết kế là 250 km/h, tốc độ khai thác sẽ thấp hơn, tối đa chỉ được khoảng 80% tốc độ thiết kế, thời gian hành trình trên cùng chặng sẽ mất hơn 10 giờ. Với khoảng thời gian này, hành khách sẽ chọn hàng không”, đại diện đơn vị tư vấn phân tích.





Sau khi có đường sắt tốc độ cao, đường sắt Bắc - Nam hiện hữu vận chuyển hàng hóa (hàng nặng, hàng rời, hàng lỏng...) và khách du lịch chặng ngắn.
Sau khi có đường sắt tốc độ cao, đường sắt Bắc – Nam hiện hữu vận chuyển hàng hóa (hàng nặng, hàng containet, hàng rời, hàng lỏng…) và khách du lịch chặng ngắn.

Đầu tư luôn toàn tuyến

Tiến độ triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam
– Trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp tháng 10/2024.
– Đấu thầu lựa chọn tư vấn quốc tế, triển khai khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, trong năm 2025-2026;
– Triển khai giải phóng mặt bằng, đấu thầu lựa chọn nhà thầu và khởi công các dự án thành phần đoạn Hà Nội – Vinh và Nha Trang – TP. HCM vào cuối năm 2027;
– Khởi công các dự án thành phần đoạn Vinh – Nha Trang năm 2028-2029;
– Phấn đấu hoàn thành đầu tư toàn tuyến năm 2035.

Một nội dung rất quan trọng liên quan đến Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam là phương án phân kỳ đầu tư.

Tại Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, tư vấn đã nghiên cứu 2 phương án đầu tư gồm: phương án đầu tư toàn tuyến, cơ bản hoàn thành năm 2035 và phương án đầu tư phân kỳ hai giai đoạn, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2040.

Theo đánh giá, phương án đầu tư toàn tuyến có ưu điểm là phát huy hiệu quả và thu hút toàn bộ hành khách đi lại trên tất cả các cung đoạn ngay khi đưa vào khai thác; đánh giá các chỉ tiêu kinh tế cho thấy phương án này cao hơn phương án phân kỳ đầu tư. Nhược điểm của phương án này là áp lực về vốn và tổ chức thực hiện cao hơn.

Trong khi đó với phương án phân kỳ đầu tư, đơn vị tư vấn cho rằng, trong giai đoạn phân kỳ, chỉ đảm nhận được hành khách đi lại với cung đoạn ngắn (Hà Nội – Vinh và TP.HCM – Nha Trang), không đảm nhận được lượng hành khách đi lại với hành trình dài.

Phương án này có ưu điểm là áp lực về vốn và tổ chức thực hiện không quá lớn. Nhược điểm của phương án là giai đoạn đầu chưa khai thác toàn tuyến sẽ làm giảm hiệu quả tổng thể đầu tư dự án.

“Số liệu đánh giá sơ bộ cho thấy có khả năng cân đối vốn để đầu tư toàn tuyến. Việc tổ chức thực hiện đầu tư sẽ khắc phục bằng cách huy động tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn luật quốc tế tham gia. Do đó, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kiến nghị phương án đầu tư toàn tuyến”, liên danh tư vấn TEDI – TRICC – TEDI SOUTH nhấn mạnh.

Với quy mô đầu tư như trên, đơn vi tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã rà soát phương án đầu tư, sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật, quy mô đầu tư, tham khảo suất đầu tư các dự án đường sắt tốc độ cao đã và đang triển khai trên thế giới, sơ bộ xác định tổng mức đầu tư Dự án khoảng 1,713 triệu tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD).

Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng là 5,88 tỷ USD; xây dựng và thiết bị là 38,3 tỷ USD; phương tiện là 4,34 tỷ USD; quản lý, tư vấn, chi phí khác là 6,39 tỷ USD; dự phòng là 10,25 tỷ USD, lãi vay là 2,18 tỷ USD.

Do tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam dự kiến đầu tư với chiều dài kết cấu 60% là cầu, 10% là hầm và 30% là nền đất nên suất đầu tư Dự án khoảng 43,69 triệu USD/km. Đây là mức trung bình so với một số tuyến đường sắt tốc độ cao trên thế giới có cùng dải tốc độ khai thác khi quy đổi về thời điểm năm 2024.

Cụ thể, tuyến Nuremberg – Ingolstadt (Đức) có tốc độ khai thác 300 km/h, suất đầu tư là 60,5 triệu USD/km; tuyến LGV Sud Europe – Atlantique (Pháp) có tốc độ khai thác 300 km/h, suất đầu tư là 45,2 triệu USD/km; tuyến Osong – Mokpo (Hàn Quốc) có tốc độ khai thác 305 km/h, suất đầu tư là 53,6 triệu USD/km; tuyến Bắc Kinh – Thượng Hải (Trung Quốc) có tốc độ khai thác 350 km/h, suất đầu tư 33,1 triệu USD/km; tuyến Jakarta – Bandung (Indonesia) có tốc độ khai thác 350 km/h, suất đầu tư là 52 triệu USD/km.

Lẽ dĩ nhiên là trong giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, sau khi có số liệu khảo sát, thiết kế chi tiết, các cơ quan liên quan sẽ tiếp tục rà soát, tính toán tổng mức đầu tư dự án bảo đảm tính đúng, tính đủ, phù hợp với công nghệ, quy mô đầu tư dự án

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cũng đã tính toán hiệu quả dự án và cho thấy, Dự án mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội rất lớn nhưng xét về hiệu quả tài chính không thể hoàn vốn từ kinh doanh đường sắt nên các quốc gia cơ bản đều đầu tư công; một số quốc gia đầu tư công kết hợp kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư mua sắm phương tiện để vận hành, khai thác.

Theo khảo sát của tư vấn TEDI – TRICC – TEDI SOUTH, một số quốc gia đầu tư đường sắt tốc độ cao theo phương thức PPP, nhưng không thành công, phải quốc hữu hóa (Italia, Tây Ban Nha), hoặc phải nâng mức hỗ trợ của nhà nước đối với các dự án PPP lên rất cao như Đài Loan (Trung Quốc).

Bên cạnh đó, một số dự án áp dụng phương thức PPP, nhưng phạm vi đầu tư chủ yếu là các khu thương mại, nhà ga trung tâm hoặc đầu tư phương tiện và khai thác một số đoạn tuyến hiệu quả.

Từ kinh nghiệm quốc tế, đánh giá nguồn lực trong nước, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kiến nghị áp dụng hình thức đầu tư công; trong quá trình xây dựng và vận hành, sẽ kêu gọi đầu tư các khu dịch vụ, thương mại tại các ga, đầu tư thêm phương tiện để khai thác khi có nhu cầu; đối với phần phương tiện, sau khi đầu tư giao cho doanh nghiệp khai thác kết cấu hạ tầng vận hành và trả nợ chi phí đầu tư.

Cần phải nói thêm rằng, so với thời điểm Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam lần đầu trình Quốc hội vào năm 2010, các điều kiện về năng lực tài chính của Việt Nam hiện đã chín muồi hơn rất nhiều.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam đầu tư đường sắt tốc độ cao khi thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 4.284 USD/người cao hơn nhiều nước khi quyết định đầu tư đường sắt tốc độ cao và dự kiến đạt 7.500 USD vào năm 2030 (GDP cả nước ước khoảng 540 tỷ USD).

Dự kiến tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam có nhiều loại vé, trong đó giá vé thấp nhất sẽ bằng 60% giá vé máy bay bình quân của hàng không truyền thống và hàng không chi phí thấp. Giá vé này được cho là có sức cạnh tranh và phù hợp với khả năng chi trả của người dân tại thời điểm công trình được đưa vào khai thác.

Để Dự án hoàn thành vào năm 2035, cần bố trí vốn đầu tư công liên tục trong 12 năm, mỗi năm bình quân cần bố trí khoảng 5,6 tỷ USD tương đương 24,5% vốn đầu tư công trung hạn hàng năm bố trí trong giai đoạn 2021-2025 và giảm xuống còn khoảng 16,2% trong giai đoạn 2026 – 2030 nếu giữ nguyên tỷ lệ đầu tư công trung hạn chiếm 5,5 – 5,7% GDP như hiện nay.

Theo đánh giá về các chỉ tiêu an toàn nợ công khi triển khai đầu tư Dự án cho thấy, giai đoạn đến năm 2030 cả 3 tiêu chí: nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia thấp hơn mức cho phép; 2 tiêu chí về nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia và bội chi ngân sách tăng.

Giai đoạn sau năm 2030 do các số liệu đầu vào về quy mô GDP, bội chi, lãi suất, cơ cấu kỳ hạn là giả định,… nên chưa có số liệu chính thức.

“Tuy nhiên, số liệu đánh giá chưa tính đến đóng góp của dự án vào tăng trưởng GDP trong thời gian xây dựng theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tăng khoảng 0,97 %/năm so với không đầu tư dự án; nguồn thu từ khai thác quỹ đất tại các khu vực TOD, khai thác thương mại dự kiến khoảng 22 tỷ USD sẽ góp phần cải thiện toàn bộ các chỉ tiêu này”, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho biết.

Tại Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao (350 km/h) trên trục Bắc – Nam và giao Ban cán sự đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định thông qua chủ trương, một số cơ chế, chính sách đặc thù để huy động nguồn lực, thủ tục đầu tư Dự án.





Nguồn: https://baodautu.vn/thoi-diem-vang-de-kich-hoat-tuyen-duong-sat-toc-do-cao-bac—nam-d225746.html

Cùng chủ đề

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam tốc độ 350km/h đang nghiên cứu thế nào?

Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao 350km/h trên trục Bắc - Nam. Vậy dự án đang được nghiên cứu thế nào?   Tốc độ thiết kế 350km/h đang được kiến nghị lựa chọn với đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam - Ảnh minh họa AI Kiến nghị lựa chọn tốc độ thiết kế 350km/h cho đường sắt tốc độ cao Theo thông báo Hội nghị lần...

Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh bằng tàu có thể chỉ mất hơn 5 tiếng

VTV.vn - Nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được triển khai sẽ mang lại cho cả người dân và doanh nghiệp những giá trị kinh tế không nhỏ. Chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vừa được Ban chấp hành Trung ương Đảng thống nhất và giao các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội xem xét, thảo luận và...

Đèo Cả muốn hợp tác với tập đoàn Trung Quốc làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Dù tin rằng các doanh nghiệp Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm triển khai các dự án đường sắt cao tốc, nhưng ông Hồ Minh Hoàng đã nhắc lại những hạn chế khi nhà thầu Trung Quốc tham gia thực hiện một số dự án metro, đường sắt đô thị tại Việt Nam trong giai đoạn trước. Ông Hoàng nói: "Chúng tôi...

Tháo gỡ cho doanh nghiệp là góp phần tháo gỡ cho kinh tế đất nước

Vướng ở đâu gỡ ở đó, không đùn đẩy, không né tránhSáng 21/9, tại...

Thống nhất chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam 350km/h

Ban Chấp hành Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam 350km/h để trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15 xem xét, quyết định. Đây là một trong những nội dung được đề cập trong thông báo Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13. Trung ương giao Ban cán sự đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội chỉ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Xây dựng: Giá nhà sẽ tăng 15

Bộ Xây dựng: Giá nhà sẽ tăng 15 - 20% do ảnh hưởng của bảng giá đấtTheo Bộ Xây dựng, trong khi chi phí vốn vay, bán hàng, thuế… gần như đứng yên thì chi phí về đất đai lại liên tục tăng. Thậm chí, đà tăng này có thể sẽ tiếp tục đi lên khi bảng giá đất hàng năm được áp dụng. Trong báo cáo...

kết nối xuất khẩu hàng hóa khu vực Nam Trung Bộ với doanh nghiệp Hàn Quốc

Ninh Thuận: Kết nối xuất khẩu hàng hóa khu vực Nam Trung Bộ với doanh nghiệp Hàn QuốcLãnh đạo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các hệ thống phân phối, các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc sẽ gặp gỡ, kết nối xuất khẩu hàng hóa với doanh nghiệp các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ tại tỉnh Ninh Thuận trong tuần tới. Đại...

Sau biến động cổ đông lớn, thị giá cổ phiếu PNC lập đỉnh gần 3 năm

Sau biến động cổ đông lớn, thị giá cổ phiếu PNC lập đỉnh gần 3 năm Sau khi biến động cổ đông lớn, cổ phiếu Công ty cổ phần Văn hóa Phương Nam trải qua 14 phiên liên tiếp không giảm điểm, đưa thị giá PNC từ 10.400 đồng lên 12.600 đồng, xác lập vùng đỉnh kể từ tháng 1/2022 đến nay. Cổ phiếu của...

Một số sản phẩm xuất khẩu Việt Nam bị đề nghị điều tra tại Thái Lan, Ấn Độ

Một số sản phẩm xuất khẩu Việt Nam bị đề nghị điều tra tại Thái Lan, Ấn ĐộThái Lan vừa tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam, còn Ấn Độ nhận Hồ sơ đề nghị điều tra với sản phẩm calcium carbonate filler masterbatch. ...

Tiếp tục bán tài sản, SMC chuyển nhượng thêm khu đất 2,7 ha tại Đà Nẵng

Tiếp tục bán tài sản, SMC chuyển nhượng thêm khu đất 2,7 ha tại Đà NẵngGiá trị khu đất gần 2,8 ha dự kiến chuyển nhượng với giá 96 tỷ đồng. Trong chưa đầy một năm, SMC có tới 4 lần bán tài sản giúp mang về dòng tiền thu vào ở hoạt động đầu tư (CFI). SMC tiếp tục bán tài sản. Hội...

Bài đọc nhiều

154 dự án điện mặt trời vẫn phải chờ rà soát

Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an cho rằng, cần có thời gian để rà soát toàn bộ 154 dự án điện mặt trời do Thanh tra Chính phủ chuyển. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII mới đây, Bộ Công thương đã cho hay, Bộ đã...

Toàn cảnh dự án công viên trị giá gần 200 tỷ ở quận Long Biên

Dự án xây dựng công viên, hồ tại phường Thượng Thanh (quận Long Biên, Thành phố Hà Nội) được đầu tư hơn 173 tỷ đồng, do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Long Biên làm chủ đầu tư.Dự án xây dựng công viên hồ có mục...

Bộ Xây dựng: Xuất hiện “cò đấu giá đất”, tạo giá ảo để thao túng thị trường

Xuất hiện "cò đấu giá đất"Bộ Xây dựng vừa có Báo cáo số 5333 gửi Văn phòng Chính phủ về phân tích cơ cấu giá thành, giá bán và nguyên nhân tăng giá bất động sản, đề xuất giải pháp.Bên cạnh những lợi ích đạt được, theo Bộ này, việc đấu giá quyền sử dụng đất thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế, tiêu cực. Trong quá trình tổ chức đấu giá đất tại một số...

Đà Nẵng đề xuất điều chỉnh quy hoạch cảng Liên Chiểu

TPO - UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản gửi đến Bộ Giao thông vận tải đề xuất điều chỉnh quy hoạch cảng Liên Chiểu và đưa ra một số góp ý về quy hoạch vùng đất, vùng nước cảng biển trên địa bàn thành phố. Theo đó, UBND TP. Đà Nẵng đã kiến nghị Bộ GTVT nghiên cứu quy hoạch khu bến Liên Chiểu với 3 bến cảng chính: Bến cảng container Liên Chiểu;...

tăng nhờ dấu hiệu nhu cầu tốt

Đồng ba tháng trên sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) CMCU3 tăng 0,3% lên 9.508,50 USD/tấn. Hợp đồng đồng tháng 10 được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) SCFcv1 giảm 0,4% xuống 75.430 Nhân dân tệ (10.707,34 USD)/tấn. Giá đồng đạt mức cao nhất trong hai tháng sau khi Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu chu kỳ nới lỏng tiền tệ vào tuần trước với mức giảm nửa phần trăm...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng ‘tặng’ 20 chữ cho Trung tâm C4IR của Diễn đàn kinh tế thế giới tại TPHCM

TPO - Đến dự lễ khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TPHCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi gắm niềm tin và kỳ vọng vào trung tâm trong 20 chữ: Tiên phong, hợp tác, kết nối, số hóa, xanh hóa, thiết thực, hiệu quả, lan tỏa, vì nước, vì dân. Sáng 25/9, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TPHCM lần thứ 5 - năm 2024, Thủ tướng...

Khai mạc triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 lần thứ 3

Triển lãm quốc tế Vietbuild lần này là chuỗi sự kiện 10 kỳ được diễn ra tại 3 miền của đất nước, góp phần chào mừng kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống của ngành Xây dựng Việt Nam (1958 - 2024). Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 góp phần hỗ trợ các nhà doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh, kết nối giao thương, kết nối cung cầu, kết nối công nghệ trên nền tảng...

TTC AgriS và EDB hợp tác phát triển chiến lược về phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững

Ngày 10/9/2024, Công ty Cổ phần Thành Thành Công – Biên Hoà (TTC AgriS, HOSE: SBT) đã có buổi gặp gỡ chiến lược với Ban Phát Triển Kinh Tế Singapore (The Singapore Economic Development Board - EDB).

Hạ tầng nghìn tỷ đòn bẩy cho bất động sản Long Biên

Hạ tầng bùng nổ - BĐS Long Biên đón sóng. Nằm tại cửa ngõ phía đông bắc của Hà Nội, Long Biên là một trong những quận dẫn đầu Thủ đô không chỉ về tốc độ đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế mà còn là một trong những...

Nhiều công nghệ và giải pháp toàn diện tại chuỗi triển lãm về máy móc, nguyên phụ liệu dệt may 2024

Chuỗi triển lãm này gồm: Triển lãm quốc tế về máy móc thiết bị công nghiệp ngành dệt may VTG 2024, triển lãm nguyên phụ liệu ngành dệt & may (VITATEX ), triển lãm ngành nhuộm & hóa chất (DYECHEM) và triển lãm nguyên phụ liệu ngành da giày (VFM 2024). Bốn triển lãm này diễn ra đồng thời tại một địa điểm kết hợp các triển lãm trên đã tạo...

Mới nhất

Văn phòng chiến dịch tranh cử của Harris bị trúng đạn

(Dân trí) - Văn phòng cho chiến dịch tranh cử của ứng viên đảng Dân chủ, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris tại bang Arizona bị hư hại vì trúng đạn. Văn phòng chiến dịch bị trúng đạn (Ảnh: NBC News).   Một văn phòng tại bang Arizona thuộc chiến dịch tranh cử của Phó Tổng thống Mỹ Harris và các ứng...

Ba hành tinh lạ đang mô phỏng lại thế giới của chúng ta

Kepler-30, một hệ sao gồm 3 hành tinh cách chúng ta 10.000 năm ánh sáng, có điểm tương đồng lạ kỳ với hệ Mặt Trời. Trong một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature, các nhà khoa học cho biết họ đã phát hiện ra hệ sao đầu tiên mà tất...

Đình Chu Quyến – dấu xưa xứ Đoài

Đình Chu Quyến, hay còn gọi là đình Chàng, là một trong những ngôi đình cổ kính và linh thiêng nhất của vùng đất Ba Vì, Hà Nội. Ngôi đình này không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc. Đình Chu Quyến có...

Gặt lúa đã mang về tới nhà mà dân một xã của Nghệ An vẫn “đánh rơi” 7 tỷ đồng, đến khổ!

Vụ hè thu năm 2024, xã Mậu Đức, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An gieo cấy hơn 300 ha. Toàn xã Mậu Đức đã thu hoạch...

Hợp tác thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở Hàn Quốc

Du khách Việt Nam khi đến Hàn Quốc có thể dễ dàng sử dụng thẻ NAPAS để thanh toán mua sắm, ăn uống và các dịch vụ giải trí, vừa tiện lợi và tiết kiệm thông qua 'Chương trình hỗ trợ thúc đẩy chi tiêu thẻ NAPAS tại Hàn Quốc'. Chiều 24/9, Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia...

Mới nhất