Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTiến tới xây dựng ngành công nghiệp, dịch vụ đường sắt hoàn...

Tiến tới xây dựng ngành công nghiệp, dịch vụ đường sắt hoàn chỉnh và tự chủ


Tiến tới xây dựng ngành công nghiệp, dịch vụ đường sắt hoàn chỉnh và tự chủ- Ảnh 1.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Lấy phát triển đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, đường sắt Việt Nam nói chung tạo cú hích cho các ngành cơ khí, chế tạo, tự động hóa… – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (tháng 9/2024), Trung ương, Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, xác định đây là nhiệm vụ chính trị và ưu tiên nguồn lực đầu tư thực hiện sớm.

Tập trung đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển

Hiện nay, Bộ GTVT và các đơn vị liên quan đang khẩn trương xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, chuẩn bị trình tự, hồ sơ thủ tục để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào kỳ họp tháng 10/2024.

Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy, mục tiêu đầu tư dự án nhằm xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Mục tiêu cụ thể, phấn đấu phê duyệt chủ trương đầu tư trước năm 2025; giải phóng mặt bằng, khởi công trước năm 2030; hoàn thành toàn tuyến trước năm 2045.

Phạm vi đầu tư của dự án có điểm đầu tại TP. Hà Nội: Tổ hợp ga Ngọc Hồi (đầu mối vận chuyển hành khách và hàng hóa phía nam của khu đầu mối đường sắt Hà Nội). Điểm cuối tại TPHCM: Ga Thủ Thiêm (đầu mối vận chuyển hành khách phía đông của khu đầu mối đường sắt TPHCM).

Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh.

Để tối ưu chi phí vận tải, phát huy ưu thế của từng phương thức, kinh nghiệm quốc tế, năng lực hệ thống kết cấu hạ tầng hiện tại, kết quả dự báo nhu cầu vận tải, công năng của tuyến đường sắt trên trục Bắc – Nam, báo cáo nghiên cứu tiền khả khi đề xuất: Xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; chiều dài khoảng 1.541 km với 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết; đường sắt Bắc – Nam hiện hữu vận chuyển hàng hóa và khách du lịch chặng ngắn.

Tại cuộc họp, các đại biểu cho rằng việc đầu tư một dự án lớn như đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam cần “thắt lưng, buộc bụng” để tập trung đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển.

Lãnh đạo các Bộ KH&ĐT, Tài chính, KH&CN, TT&TT… đã thảo luận, làm làm rõ một số nhóm cơ chế, chính sách đặc thù trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chuẩn bị trình Quốc hội vào kỳ họp sắp tới, như: Phạm vi đầu tư dự án; hiệu quả đầu tư đối với ngành đường sắt và cả nền kinh tế; hình thức đầu tư, giải pháp huy động vốn; phương án triển khai kết nối với các phương thức vận tải khác; định hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ đường sắt; khai thác hiệu quả quỹ đất dọc tuyến; phân cấp, phân quyền cho các bộ, ngành, địa phương;…

Tiến tới xây dựng ngành công nghiệp, dịch vụ đường sắt hoàn chỉnh và tự chủ- Ảnh 5.

Các đại biểu cho rằng việc đầu tư một dự án lớn như đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam cần “thắt lưng, buộc bụng” để tập trung đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phải có cơ chế cho địa phương, doanh nghiệp

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ GTVT tiếp thu, quán triệt chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, cũng như các ý kiến đóng góp tâm huyết của bộ, ngành, chuyên gia và nhân dân; tiếp tục cập nhật, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Quốc hội, tập trung vào những vấn đề có cơ sở khoa học và thực tiễn.

Cụ thể là, ngoài phạm vi đầu tư từ điểm đầu dự án là TP. Hà Nội đến điểm cuối tại TPHCM, cũng cần xem xét, nghiên cứu phương án kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao từ địa đầu Móng Cái đến mũi Cà Mau.

“Bộ GTVT phải phân tích ưu điểm, lợi ích đầu tư toàn tuyến sẽ kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác so với đầu tư trước một số đoạn tuyến. Đánh giá hiệu quả của đường sắt tốc độ cao chuyên vận chuyển hành khách (hoặc kết hợp vận tải hàng hóa khi cần thiết) đối với cả nền kinh tế, chứ không giới hạn trong ngành đường sắt”, Phó Thủ tướng nói.

Bên cạnh đó, báo cáo tiền khả thi cần thể hiện được quan điểm đầu tư xây dựng tuyến đường sắt có tốc độ thiết kế 350 km/h “thẳng nhất có thể”, “gặp núi qua núi, gặp sông bắc cầu”.

Về hình thức triển khai đầu tư, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chỉ rõ ưu điểm, nhược điểm trong trường hợp coi toàn tuyến là một dự án hay có nhiều dự án thành phần; đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù về phân kỳ đầu tư, phân bổ nguồn vốn Trung ương, địa phương một lần hay theo giai đoạn 5 năm một lần, sử dụng trái phiếu, ODA và các nguồn hợp pháp khác, tận dụng dư địa mức trần nợ công.

Ngoài ra, Bộ GTVT cần kiến nghị giải pháp tăng cường phân cấp, phân quyền, giao trách nhiệm cho địa phương về chuẩn bị mặt bằng, xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, nhà ga…, còn Trung ương thống nhất quản lý quy chuẩn, tiêu chuẩn từ thiết kế, hạ tầng, phương tiện, hệ thống thông tin, điều hành…; đồng thời “phân công nhiệm vụ” cho doanh nghiệp tư nhân để huy động nguồn lực bên ngoài, từ quỹ đất hai bên tuyến đường sắt để giảm bớt chi phí, nguồn lực của nhà nước.

“Các cơ chế, chính sách đặc thù đã áp dụng cho đường sắt đô thị ở TP. Hà Nội, TPHCM cần được xem xét áp dụng cho các địa phương có tuyến đường sắt đi qua”, Phó Thủ tướng nêu rõ và nhắc lại “trong dự án phải có cơ chế cho địa phương, doanh nghiệp tư nhân”.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, một số doanh nghiệp lớn xây dựng và triển khai lộ trình tiếp nhận, chuyển giao, làm chủ công nghệ và phát triển công nghiệp đường sắt từ sản xuất trang thiết bị, vận hành, quản trị; bảo đảm đồng bộ, thống nhất về công nghệ, quy chuẩn, tiêu chuẩn.

“Lấy phát triển đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, đường sắt Việt Nam nói chung tạo cú hích cho các ngành cơ khí, chế tạo, tự động hóa,… và các ngành công nghiệp khác phục vụ quốc kế, dân sinh”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT xây dựng và triển khai trước một bước công tác đào tạo nguồn nhân lực, để sẵn sàng tiếp nhận, làm chủ, tự chủ công nghệ, thiết kế kỹ thuật, chế tạo trang thiết bị, vận hành, quản lý… trong ngành đường sắt.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/tien-toi-xay-dung-nganh-cong-nghiep-dich-vu-duong-sat-hoan-chinh-va-tu-chu-380600.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo các tổ chức quốc tế

* Tại cuộc gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chia sẻ các nhận định, đánh giá của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về tình hình quốc tế và những thách thức đa chiều mà thế giới đang đối mặt. Chính trong bối cảnh đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng Liên hợp quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quản trị toàn...

Ngân hàng tiên phong đón đầu làn sóng kinh tế xanh lam

Tầm nhìn bền vững gắn liền với kinh tế xanhTăng trưởng xanh và phát triển các nền kinh tế xanh là xu hướng chung của thế giới nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững gắn liền với loại bỏ tác động đến môi trường. Với tài...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TPHCM lần thứ 5

Tại các phiên song song, đại biểu sẽ chọn chủ đề phù hợp với chuyên môn, kinh nghiệm của mình và đi vào 3 nhóm thảo luận với các chủ đề: Vai trò C4IR tại Thành phố Hồ Chí Minh gắn với chuyển đổi công nghiệp;...

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên...

TTXVN xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:Trên tinh thần đó, Tôi mong muốn chia sẻ tầm nhìn của Việt Nam cho một tương lai hoà bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng và bền vững hơn cho mọi người dân:Thứ nhất, hoà bình, ổn định là nền tảng để kiến tạo tương lai thịnh vượng, cần thúc đẩy tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương...

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy làm Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo COP26

Kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo COP26, gồm: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy (Ủy viên thường trực); Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh (Ủy viên).Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành (24/9/2024). ...

Bài đọc nhiều

Gần 25.000 tỷ được EVNFinance cho các khách hàng vay đều cùng một toà nhà làm việc, lần mở ra mối quan hệ với...

Gần 25.000 tỷ “đổ” vào các nhóm khách hàng cho vay hoặc có cùng người đại diện hoặc cùng tòa nhà làm việc Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance, EVF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán bán niên năm 2024, với lợi nhuận...

Blackstone, Warburg Pincus muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam

Tiếp ông Jake Siewert - giám đốc điều hành Warburg Pincus, một trong những quỹ đầu tư tư nhân lâu đời nhất và lớn nhất trên toàn cầu, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hoan nghênh và đánh giá cao các hoạt động hợp tác đầu tư kinh doanh hiệu quả của Warburg Pincus trên toàn cầu nói chung và tại Việt...

Dự kiến vị trí 3 thành phố mới ở Hà Nội, TPHCM áp dụng tạm bảng giá đất hiện hành để tính thuế

Kỳ vọng ở thị trường địa ốc bán lẻ cao cấp, lộ diện vị trí 3 thành phố mới ở Hà Nội, quy định về việc lập và thực hiện dự án tái định cư, khu tái định cư… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Nghìn tỷ bị bão cuốn bay, bảo hiểm nông nghiệp ở đâu?

LTS: Dù bảo hiểm nông nghiệp đã được Chính phủ có quyết định thực hiện thí điểm từ hơn 10 năm trước, song cứ mỗi lần thiên tai ập đến, hàng nghìn nông dân lại lâm cảnh trắng tay, trong khi bảo hiểm dường như vẫn còn là từ xa lạ với họ. Tuyến bài Để bảo hiểm nông nghiệp thực sự là phao cứu sinh cho nông dân của VietNamNet hy vọng sẽ góp thêm một góc...

6,5 triệu cổ phiếu TAB giao dịch ngày 27/9

Công ty cổ phần Freco Việt Nam, mã chứng khoán: TAB (trụ sở chính tại số 2823 tòa C2 D’capitale đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) thành lập năm 2015. Freco Việt Nam hoạt động chính trong các lĩnh vực: logistics; đầu tư năng lượng tái tạo; thi công cơ điện, xây dựng và công trình giao thông; kinh doanh máy móc thiết bị, xe cơ giới và vật liệu xây...

Cùng chuyên mục

Giá USD ngân hàng đồng loạt lao dốc

Tỷ giá trung tâm hôm nay (25/9) quay đầu giảm sau khi tăng 20 đồng ở phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD hôm nay ở mức 24.134 đồng một USD, giảm 12 đồng so với mức niêm yết hôm qua. Với biên độ 5%, các ngân hàng thương mại được phép giao dịch USD trong ngày hôm nay với tỷ giá sàn là 22.927 đồng/USD, còn tỷ...

Thủ tướng gửi gắm 20 chữ nhân dịp khánh thành Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ vì sao có trung tâm này? Thủ tướng cho biết đây là sáng kiến tiếp theo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).Thủ tướng kể chuyện gặp TS Klaus Schwab, thành lập C4IR"Tôi và TS Klaus Schwab, chủ tịch điều hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đã gặp nhau nhiều lần và hỏi rằng cần làm gì...

Giá vàng hôm nay 25/9/2024 tăng ‘điên cuồng’, vàng nhẫn lập kỷ lục 83 triệu

Diễn biến giá vàng hôm nay cho thấy vàng nhẫn trong nước sáng nay tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh theo giá vàng thế giới. Đến lúc 10h50', Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji tăng giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 lên mức 82-83 triệu đồng/lượng (mua - bán). Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay của vàng nhẫn trơn trong nước.  Đầu giờ sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)...

Ngân hàng tiên phong đón đầu làn sóng kinh tế xanh lam

Tầm nhìn bền vững gắn liền với kinh tế xanhTăng trưởng xanh và phát triển các nền kinh tế xanh là xu hướng chung của thế giới nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững gắn liền với loại bỏ tác động đến môi trường. Với tài...

Giá vàng nhẫn tăng sốc, cao nhất trong lịch sử

Như vậy một lần nữa giá vàng nhẫn lại tiến sát giá vàng miếng SJC.Giá vàng nhẫn và vàng miếng liên tục rượt đuổiSau khi rơi xuống dưới 2.620 USD/ounce vào tối qua, giá vàng thế giới đã bất ngờ tăng sốc, và lập kỷ lục mọi thời đại với mức 2.665,5 USD/ounce vào hôm nay.Quy đổi theo tỉ giá niêm yết...

Mới nhất

Ưu tiên nguồn lực đầu tư thực hiện sớm tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam

Sáng 25/9, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nghe báo cáo tình hình triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (tháng 9/2024), Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư Dự án đường sắt...

Thu vàng Rú Chá

Cách thành phố Huế về phía đông khoảng 15km là cánh rừng nguyên sinh hoang sơ mang tên Rú Chá thuộc hệ thống đầm phá Tam Giang nằm ở xã Hương Phong, thành phố Huế.   Tam Giang được đánh giá là đầm nước lợ lớn bậc nhất khu vực Đông Nam Á. Trên vùng nước ngập mặn này, loài cây...

LPBank dự kiến bổ sung hai nhân vật kỳ cựu vào HĐQT

Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 của LPBank dự kiến sẽ bầu bổ sung hai thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) độc lập, nâng tổng số thành viên HĐQT lên 9 thành viên, trong đó có 3 thành viên độc lập. Danh sách ứng viên HĐQT bổ sung cho nhiệm kỳ 2023-2028 được HĐQT đề...

Đầu giờ chiều, bầu trời Hà Nội vẫn chìm trong sương mù

25/09/2024 | 13:56 TPO - Sau một ngày nắng vàng rực rỡ, đến ngày hôm nay (25/9), bầu trời Hà Nội bị bao phủ bởi lớp sương...

Giá USD ngân hàng đồng loạt lao dốc

Tỷ giá trung tâm hôm nay (25/9) quay đầu giảm sau khi tăng 20 đồng ở phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD hôm nay ở mức 24.134 đồng một USD, giảm 12 đồng so với mức niêm yết hôm qua. Với biên độ 5%, các ngân hàng...

Mới nhất

Thu vàng Rú Chá