Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiám sát và vụ án ở Nhà xuất bản Giáo Dục

Giám sát và vụ án ở Nhà xuất bản Giáo Dục


Giám sát và vụ án ở Nhà xuất bản Giáo Dục - Ảnh 1.

Hằng năm, các gia đình phải chi một khoản không ít cho việc mua sách giáo khoa mới, nhất là các gia đình đông con, gia đình khó khăn lại càng thêm khó – Ảnh: NAM TRẦN

Vụ án này gây bức xúc vì liên quan đến hàng triệu gia đình, đến hàng triệu học sinh, vì một lĩnh vực được giám sát, soi rất kỹ từ các cơ quan chức năng nhưng rồi vẫn có đi đêm, vẫn ưu ái, vẫn hối lộ…!

Theo quy định tại Luật Đấu thầu, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam không bắt buộc phải thực hiện theo Luật Đấu thầu mà có thể thực hiện theo quyết định ban hành riêng về mua sắm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo liên tục cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhưng trước năm 2018, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, không ban hành quyết định riêng, vẫn thực hiện theo luật và lựa chọn áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn để tổ chức lựa chọn nhà thầu cho bảy gói thầu, với trị giá mỗi gói thầu trên 1 tỉ đồng. Việc này vi phạm quy định pháp luật. Từ năm 2018, đơn vị này mới thực hiện theo quyết định ban hành riêng.

Cái sai nằm ở giai đoạn trước 2017, còn hành vi hối lộ, nhận hối lộ vẫn diễn ra ở hai giai đoạn. Trước hết phải khẳng định việc đưa nhận hối lộ không phải do tác động bởi việc lựa chọn hình thức nào trong lựa chọn nhà thầu.

Nhưng có những vướng mắc trong quy trình lựa chọn nhà thầu của quy trình xuất bản sách giáo khoa hiện nay đang chưa được giải quyết và trở thành cái cớ cho hành vi sai phạm mặc nhiên tồn tại.

Với các quy định ràng buộc trong lựa chọn nhà thầu, đơn vị xuất bản cần có số lượng in ấn, đi kèm là kế hoạch xuất bản, rồi mới tiến hành mở thầu.

Nhưng việc phê duyệt, lựa chọn sách giáo khoa trong giai đoạn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới bị kéo dài dẫn tới thời gian để triển khai các bước chọn nhà thầu bị rút ngắn.

Năm nào cũng có nguy cơ chậm cung cấp sách giáo khoa cho học sinh. Bất cập này là lý do cho đơn vị xuất bản “đi đêm”, “đi tắt” với nhà cung cấp giấy in dưới “bình phong” đảm bảo có kịp sách giáo khoa cho học sinh.

Một “cơ chế đặc biệt” để có thể mua sắm vật tư in sách giáo khoa vì mục tiêu là kịp có sách cho trẻ khi khai giảng là rất cần. Nhưng cùng với đó cũng cần công tác quản lý đặc biệt để không bị lạm dụng.

Thế nhưng, khi vướng mắc chưa được giải quyết, tình trạng “đi đêm”, “đi tắt” mặc nhiên tồn tại, vai trò của Bộ GD-ĐT lại mờ nhạt, thiếu các quy định cụ thể về kiểm soát hoạt động đấu thầu, mua sắm thường xuyên.

Đây là kẽ hở để các cá nhân điều hành đơn vị trực thuộc làm sai trong khi những vướng mắc liên quan tới quy trình nhằm đảm bảo tiến độ cung ứng sách giáo khoa cũng chưa được tháo gỡ.

Trong vấn đề xuất bản sách giáo khoa, ngoài quản lý, còn cần nói đến vai trò giám sát. Cần nhắc lại, từ năm 2017, vấn đề sách giáo khoa luôn là điểm nóng. Nóng trên nghị trường Quốc hội, trong nhiều diễn đàn, cuộc họp…

Hàng loạt vấn đề đã được nêu ra như giá sách mới gấp 3 – 4 lần sách cũ, sai sót nội dung, chậm trễ phát hành…

Trong đó, theo giải trình về giá sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo Dục, giá giấy in chiếm 30 – 40% cơ cấu giá bán sách giáo khoa. Việc không minh bạch trong quy trình chọn nhà cung cấp giấy in có tác động đến giá sách.

Thế nhưng qua giám sát chưa thấy hết được kẽ hở, hay nguy cơ. Hằng năm, Bộ GD-ĐT yêu cầu các đơn vị xuất bản sách giáo khoa phải bằng mọi nỗ lực, cung ứng đủ sách cho học sinh trước năm học mới. Nhưng đồng thời với chỉ đạo đó, bộ đã căng hết mình rào chắn không để tình trạng lạm dụng “nhiệm vụ đặc biệt” cho động cơ tiêu cực hay chưa?

Hơn nữa, giám sát cũng là để góp phần ngăn chặn sai phạm từ xa. Phải chăng hoạt động giám sát đó vẫn chưa đủ sức đánh động để nhà quản lý, ở đây là Bộ GD-ĐT, phải làm hết chức trách, trách nhiệm, ngày đêm “vắt óc” tìm, phát hiện ra những lỗ hổng trong cơ chế để bịt lại.

Việc “soi”, giám sát cũng chưa đủ sức răn đe để các đơn vị, cá nhân liên quan trong lĩnh vực được giám sát – ở đây là Nhà xuất bản Giáo Dục, doanh nghiệp cung cấp giấy… – không dám làm sai. Rằng, nếu họ giám sát chặt chẽ như thế, mình không ngay thẳng, thế nào cũng có ngày bị lộ…

Vì vậy, từ vụ án này, bài học rút ra là phải làm gì đó để ngăn những vụ việc gây bức xúc như ở Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, đó là tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong mọi lĩnh vực.



Nguồn: https://tuoitre.vn/giam-sat-va-vu-an-o-nha-xuat-ban-giao-duc-20240925080506875.htm

Cùng chủ đề

Kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm soát hoạt động mua sắm thường xuyên của Nhà xuất bản Giáo Dục

"Bộ Giáo dục và Đào tạo phải cho kiểm soát viên tham gia giám sát trực tiếp quá trình đấu thầu"Theo Cơ quan cảnh sát điều tra, mua sắm giấy để phục vụ in sách giáo dục là hoạt động thường xuyên, thực hiện hằng năm của Nhà xuất bản Giáo Dục. Giá giấy in chiếm 30-40% cơ cấu giá bán sách...

Cựu chủ tịch Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam giúp doanh nghiệp ‘quen’ trúng thầu bằng cách nào?

Tiết lộ thông tin gói thầu cho doanh nghiệp "quen" trước khi phát hành hồ sơ yêu cầuCơ quan điều tra còn cáo buộc ông Thái có hành vi tiết lộ thông tin trước khi phát hành hồ sơ yêu cầu, thông đồng, hợp thức hóa thủ tục đấu thầu để tạo điều kiện cho Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Công...

Cựu chủ tịch NXB Giáo dục bị bắt vì nhận 24,9 tỷ: Nơi làm sách tham khảo, lợi nhuận như mơ

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố 8 bị can Vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ và Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và các đơn vị liên quan. Ông Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam,...

Cựu chủ tịch bị bắt vì nhận hối lộ: NXB Giáo dục có lợi nhuận lớn nhiều DN mơ ước

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố 8 bị can Vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ và Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và các đơn vị liên quan. Ông Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam,...

Chi tiết những lần cựu chủ tịch Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam nhận hối lộ trong phòng làm việc

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố 8 bị can vụ đưa hối lộ; nhận hối lộ; vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam (Nhà xuất bản...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Theo TS Phạm Bình An - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, thành phố mong muốn HEF 2024 là nơi gặp gỡ, trao đổi, nắm bắt các xu hướng phát triển mới.Diễn đàn năm nay ghi nhận 40 đoàn địa phương và bộ, ngành quốc tế cùng chuyên gia xác nhận tham dự HEF 2024 đến từ 16 quốc...

Hà Nội sẽ đón Liên hoan phim quốc tế lần thứ 7 vào tháng 11

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 (HANIFF VII) sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 11-11 với khẩu hiệu: Điện ảnh: Sáng tạo - cất cánh.   Poster của HANIFF lần V Đây là sự kiện điện ảnh ý nghĩa, thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và 70 năm ngày Giải phóng thủ đô. Theo ban tổ chức, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII nhằm giới thiệu, tôn vinh các...

Làm sao giảm mỡ bụng ở tuổi trung niên?

"Thời kỳ mãn kinh liên quan đến việc tăng cân ở vùng giữa cơ thể và tăng mỡ nội tạng - thuật ngữ để chỉ việc mỡ phân bố quanh các cơ quan - cùng với sự giảm khối lượng cơ bắp", theo Jolene Brighten, bác sĩ nội tiết học tự nhiên ở Florida và là tác giả cuốn sách Is This...

Saigon Co.op ‘bắt tay’ phát triển chuỗi cung ứng bền vững

Saigon Co.op khẳng định vị thế của doanh nghiệp đầu ngànhViệc phát triển vùng nguyên liệu không chỉ đánh dấu bước tiến chiến lược của Saigon Co.op mà còn khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam.Ngoài xây dựng vùng nguyên liệu, Saigon Co.op hỗ trợ ứng vốn sản xuất và bao tiêu sản phẩm...

Telegram sẽ cung cấp địa chỉ IP, số điện thoại người dùng vi phạm cho chính quyền

Biện pháp này nhằm vào những người vi phạm các quy định Telegram, được đưa ra nhằm ngăn chặn tội phạm sử dụng chức năng tìm kiếm nội bộ của ứng dụng này.Trong tuyên bố trên kênh Telegram, ông Durov nêu rõ Telegram có thể cung cấp "địa chỉ IP và số điện thoại của những người vi phạm các quy định...

Bài đọc nhiều

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á

Ngày 23/9, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức sự kiện "Hội nghị Cộng tác viên Tạp chí 2024" và "Lễ công bố Tạp chí gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á". Sự kiện có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc, các vị đại biểu, các thế hệ nguyên lãnh đạo, thầy cô trong Hội đồng biên tập, cùng đông đảo các cộng tác viên là...

Minh Hải từng là tên gọi của tỉnh nào?

1. Tỉnh Minh Hải được thành...

Cùng chuyên mục

Nữ sinh chuyên văn giành giải trong cuộc thi về trí tuệ nhân tạo

Tại vòng Chung kết cuộc thi Trí tuệ nhân tạo 2023, thí sinh Phùng An Như - học sinh lớp chuyên Văn trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) đã gây ấn tượng với Ban tổ chức (BTC) bởi ý tưởng kết hợp trí tuệ nhân tạo và âm nhạc.  Chia sẻ về ý tưởng của mình, An Như cho biết mặc dù không phải là học sinh khối ngành STEM thế nhưng xuất phát từ niềm đam mê...

Cần kế hoạch dài hơi giúp trẻ em thích nghi trở lại cuộc sống sau bão lũ

Chúng ta cần một kế hoạch dài hơi để giúp những người yếu thế, đặc biệt là trẻ em có thể thích nghi trở lại với cuộc sống, vượt qua những sang chấn tâm lý sau bão lũ.

Cần kế hoạch dài hơi giúp trẻ em thích nghi trở lại cuộc sống sau bão lũ

Chúng ta cần một kế hoạch dài hơi để giúp những người yếu thế, đặc biệt là trẻ em có thể thích nghi trở lại với cuộc sống, vượt qua những sang chấn tâm lý sau bão lũ.

Mới nhất

Không quân dầm mình trong nước, chạy đua với thời gian, gặt lúa giúp dân

Chiến sĩ sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân phối hợp với chính quyền địa phương dầm mình trong nước lũ, gặt lúa giúp bà con ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội.   VTC.vn

Hiện thực hóa tiềm năng hợp tác lĩnh vực năng lượng nguyên tử Việt Nam-Nga

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, sự thành công của Dự án Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân đánh dấu cột mốc quan trọng trong hợp tác khoa học và công nghệ Việt-Nga.   Sáng 25/9 theo giờ Việt Nam, Đoàn công tác Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam do Bộ trưởng Huỳnh Thành...

Chân dung nữ sĩ quan trẻ nhất Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6

TPO - Sinh năm 2001, Trung úy Đỗ Thị Diệu Huyền là nữ sĩ quan trẻ nhất trong số 63 quân nhân mũ nồi xanh của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 đang trên đường bay tới Nam Sudan thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ UNMISS. Trung úy Đỗ Thị Diệu Huyền tốt nghiệp Học viện Khoa học...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2024

VOV.VN - Trong sáng nay, Thủ tướng Chính phủ sẽ dự Lễ Khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) tại Khu Công nghệ cao và tiếp các doanh nghiệp sáng lập diễn đàn.   Sáng 25/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2024 với chủ đề: “Chuyển đổi công...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Theo TS Phạm Bình An - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, thành phố mong muốn HEF 2024 là nơi gặp gỡ, trao đổi, nắm bắt các xu hướng phát triển mới.Diễn đàn năm nay ghi nhận 40 đoàn...

Mới nhất