Trang chủKinh tếNông nghiệp"Nhận lương tốt" chục triệu mỗi tháng nhưng người dân nuôi tằm...

“Nhận lương tốt” chục triệu mỗi tháng nhưng người dân nuôi tằm một xã ở Lâm Đồng “sợ” loại bệnh này


Thu nhập cao từ nuôi tằm

Có mặt tại xã Tân Văn, phóng viên được bà La Hoàng Quyên – Chi hội trưởng Chi hội nông dân thôn Tân Thuận dẫn đi tham quan các mô hình trồng dâu, nuôi tằm của người dân địa phương. Bà Quyên cho hay, đời sống người dân thôn Tân Thuận khoảng 10 năm nay đã đổi thay rõ rệt nhờ nghề trồng dâu, nuôi tằm.

Có thu nhập chục triệu mỗi tháng nhưng người dân đang “sợ” loại bệnh này trên con tằm - Ảnh 1.

Những cánh đồng trồng lúa trước kia tại thôn Tân Thuận được thay vào những vườn trồng dâu để nuôi tằm.

Ghi nhận của phóng viên, tại thôn Tân Thuận, trước đây người dân chủ yếu trồng lúa nước, vì vậy thu nhập của người dân còn khá thấp. Tuy nhiên, gần đây, người dân đã học hỏi nhau cách trồng dâu nuôi tằm, mang lại thu nhập ổn định từ 10-20 triệu đồng mỗi tháng. Trong thôn Tân Thuận có đến 80% người dân làm nghề trồng dâu, nuôi tằm.

Trao đổi với phóng viên, anh Quàng Thanh Trường (dân tộc Thái, 37 tuổi, thôn Tân Thuận, xã Tân Văn) cho hay: Trước đây, với 6.000m2 đất, mỗi năm gia đình anh chỉ trồng được một vụ lúa do thiếu nước tưới nên chỉ đủ ăn, không có dư. Tuy nhiên, khoảng 10 năm nay, anh đã chuyển đổi diện tích trên sang trồng dâu, nuôi tằm để phát triển kinh tế.

Có thu nhập chục triệu mỗi tháng nhưng người dân đang “sợ” loại bệnh này trên con tằm - Ảnh 2.

Anh Quàng Thanh Trường hái dâu để nuôi tằm tại vườn của mình.

“Với 6.000m2 đất trồng dâu, mỗi tháng tôi nuôi được 2 hộp tằm gối đầu. Mỗi lứa tằm nuôi trong 15-17 ngày sẽ cho thu hoạch kén. Mỗi tháng tôi thu được 100kg kén, giá kén khoảng 200.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí tôi có thu nhập khoảng 15 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa trước đây.

Công việc nuôi tằm lại khá nhàn, chỉ tập trung khoảng 1 tuần tằm ăn rỗi, nếu trời mưa thì hơi vất vả một chút thôi. Nhưng cũng nhờ trồng dâu, nuôi tằm mà tôi có điều kiện để nuôi hai con ăn học ổn định”, anh Trường chia sẻ.

Có thu nhập chục triệu mỗi tháng nhưng người dân đang “sợ” loại bệnh này trên con tằm - Ảnh 3.

Bà La Hoàng Quyên cho biết, nghề trồng dâu, nuôi tằm đã thay đổi cuộc sống nhiều hộ gia đình trong thôn.

Trong khi đó, bà Voòng Thanh Lan (59 tuổi, dân tộc Hoa, thôn Tân Thuận, xã Tân Văn) cho hay, gia đình bà nuôi tằm đã được gần 20 năm nay. Mỗi tháng gia đình bà nuôi được 4 hộp tằm, thu hoạch được khoảng 200kg kén. Với mức giá 200.000 đồng/kg kén như hiện nay, mỗi tháng gia đình bà Lan có thu nhập từ 20-30 triệu đồng sau khi trừ các chi phí. Nhờ trồng dâu, nuôi tằm mà gia đình bà Lan đã mua được thêm 2.000, 3.000 rồi đến 1ha đất như hiện nay.

Bà Lương Nữ Hoài Thanh – Chủ tịch Hội nông dân xã Tân Văn cho hay, khu vực thôn Tân Thuận trước đây chủ yếu trồng lúa 1 vụ/năm và một số diện tích trồng cà phê. Nhiều năm gần đây, việc chuyển diện tích trồng lúa sang trồng dâu, nuôi tằm đã giúp cho người dân địa phương có thu nhập cao, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế.

Lo ngại bệnh trên tằm

Mặc dù những năm qua, người dân tại thôn Tân Thuận đã và đang có thu nhập ổn định nhờ nghề trồng dâu, nuôi tằm. Thế nhưng, 1 năm trở lại đây, tình trạng bệnh tiêu chảy vào những ngày ăn rỗi đã xuất hiện nhiều hơn khiến cho người dân nuôi tằm bị thất thu.

Có thu nhập chục triệu mỗi tháng nhưng người dân đang “sợ” loại bệnh này trên con tằm - Ảnh 4.

Bà Voòng Thanh Lan phun thuốc để trị bệnh cho lứa tằm của mình bị tiêu chảy.

Ông Chu A Hải (50 tuổi, người dân tộc Hoa) cho biết, trong vòng 1 năm qua, người dân tại thôn Tân Thuận đã nhiều người phải đổ bỏ tằm khi gần đến ngày quấn kén vì tằm bị bệnh tiêu chảy. Mặc dù người dân đã đến các cửa hiệu chuyên bán thuốc trị bệnh cho tằm mua thuốc về chữa cũng không hết bệnh.

“Những ngày tằm ăn tư thì rất đẹp, nhưng đến khi tằm ăn rỗi, chỉ còn khoảng 1 tuần nữa là cho thu hoạch là lại bị tiêu chảy. Mình hỏi các nhà ươm tằm về việc tằm bị triệu chứng như vậy thì chữa trị thế nào, họ chỉ đủ thứ thuốc nhưng cũng không khỏi.

Thậm chí, chúng tôi đã thay đổi các cửa hàng bán tằm khác nhau để xem có cải thiện được tình hình không nhưng tằm vẫn không hết bệnh. Chính vì vậy, chúng tôi nghĩ chắc là do con giống tằm mà thôi. Người dân chúng tôi mong Nhà nước xem xét để cung cấp giống tằm chuẩn giúp người dân nuôi tằm nuôi đạt năng suất, không bị thiệt hại”, ông Chu A Hải cho hay.

Có thu nhập chục triệu mỗi tháng nhưng người dân đang “sợ” loại bệnh này trên con tằm - Ảnh 5.

Ông Hải cho biết, có lứa tằm phải đổ bỏ 100% vì tằm bị bệnh tiêu chảy.

Người dân thôn Tân Thuận cho hay, tằm bị tiêu chảy có triệu chứng thải ra phân dây, có nước và nhớt màu vàng. Ngoài ra, khi người nuôi bỏ lá dâu cho tằm ăn thì tằm sẽ bò lên trên lá, không chịu ăn. Những con tằm bị như vậy dần dần sẽ còi, không lớn được, không quấn kén. Người dân nuôi tằm cũng cho biết, tỷ lệ tằm bệnh không cố định nhưng hầu như đợt nuôi nào cũng có, từ 20 – 50%, có khi lên đến 100%.

Có thu nhập chục triệu mỗi tháng nhưng người dân đang “sợ” loại bệnh này trên con tằm - Ảnh 6.

Tằm bị bệnh thường có triệu chứng thải ra phân dây, có nước và nhớt màu vàng.

Trong khi đó, ông Sỳ Lỷ Sầu (54 tuổi, dân tộc Hoa tại thôn Tân Thuận) cho hay, trước đây tình trạng tằm bị bệnh lâu lâu mới xuất hiện một lần. Tuy nhiên, một năm trở lại đây, tằm bị bệnh xuất hiện ngày càng nhiều. Mặc dù người dân dùng đủ các loại thuốc nhưng vẫn không thể chữa được.

Vừa cho lứa tằm con ăn, ông Sỳ Lỷ Sầu nói: “Tằm bị bệnh có nhiều nhà đổ bỏ luôn, nhưng nhà tôi vẫn ráng nuôi để được bao nhiêu kén thì tốt bấy nhiêu. 1 hộp kén nếu nuôi đạt thì sẽ thu được khoảng 50-60kg kén, nhưng nếu bị bệnh mình ráng nuôi thì sẽ vớt vát được khoảng 20-30kg kén, sản lượng giảm đến 50%”.

Có thu nhập chục triệu mỗi tháng nhưng người dân đang “sợ” loại bệnh này trên con tằm - Ảnh 7.

Ông Sỳ Lỷ Sầu cho tằm ăn, ông đã làm nghề này hàng chục năm qua.

Theo thống kê của Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có khoảng 10.000ha dâu phục vụ nuôi tằm. Mỗi năm, địa phương có nhu cầu 350.000-400.000 hộp giống tằm phục vụ sản xuất. Phần lớn, nguồn giống tằm được nhập khẩu tiểu ngạch từ Trung Quốc. Trong đó, sản lượng kén tằm đạt 15.000 tấn, chiếm 80% kén của cả nước.





Nguồn: https://danviet.vn/nhan-luong-tot-chuc-trieu-moi-thang-nhung-nguoi-dan-nuoi-tam-mot-xa-o-lam-dong-so-loai-benh-nay-20240924204534738.htm

Cùng chủ đề

Trường tiểu học với 600 học sinh hồi hộp trước nguy cơ sạt lở

UBND huyện Đạ Tẻh đã có văn bản trình UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư xây dựng kè chống sạt lở khu vực Trường tiểu học Quang Trung với kinh phí dự kiến 8 tỉ đồng. Nếu đầu tư theo quy trình thông thường thì tối thiểu phải sau 5 tháng nữa mới triển khai. “Nếu kéo dài như thế thì...

Vườn chanh dây đang thu hoạch bị kẻ gian chặt phá

Ngày 22/9, Công an xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng phối hợp cùng các cơ quan chức năng tổ chức điều tra làm rõ vụ vườn chanh dây của một hộ dân bị kẻ gian chặt phá.Theo thông tin, sáng 20/9, khi ra thăm vườn, vợ chồng ông Vũ Đình Dũng (42 tuổi, trú thôn Tân Hợp, xã Tân Thanh) hoảng hốt khi thấy nhiều gốc chanh dây bị chặt ngang thân. Ông Dũng cũng phát...

Một nông dân ở Lâm Đồng lại bị kẻ gian cắt gốc hơn 300 cây chanh dây đang cho thu hoạch

Ngày 22/9, ông Lê Văn Thiêm – Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lâm Hà xác nhận, đơn vị đã phối hợp với cơ quan chức năng xã Tân Thanh ghi nhận, xác minh điều tra vụ phá hoại, cắt ngang thân hơn 300 cây...

Phê duyệt đầu tư PPP hai cao tốc lớn qua Lâm Đồng trong tháng 10/2024

Khẩn trương rà soát phương án đầu tưCập nhật tình hình chuẩn bị đầu...

Tại sao Phó trưởng ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng nói vùng ĐBDT không còn cảnh con trâu đi trước, cái…

Ông Ya Gương cho biết, trong 5 năm qua (từ 2019-2024) ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có những nét thay đổi hơn hẳn so với những giai đoạn trước đây.Ông Nguyễn Ngọc Phúc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nam sinh rẽ hướng thành công, đoạt Huy chương Vàng Olympic Tin học quốc tế

Em Hoàng Xuân Bách - chủ nhân tấm Huy chương Vàng Olympic Tin học quốc tế 2024. Ảnh: NVCC Cú rẽ bất ngờ ...

Nam Định tái thiết, khôi phục sản xuất nông nghiệp sau mưa lũ lịch sử

Theo Sở NNPTNT tỉnh Nam Định, vụ mùa năm 2024, toàn tỉnh gieo cấy 70.761 ha lúa. Qua kiểm tra, các huyện Ý Yên, Hải Hậu, Giao Thủy... lúa mùa đã trỗ từ 70 - 75% diện tích; Xuân Trường, Nghĩa Hưng lúa trỗ được khoảng...

Cận cảnh khu vực đồi Cây Sường, nơi tỉnh Quảng Bình vừa công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai

Ghi nhận của PV Dân Việt, khu vực đồi Cây Sường ở thị trấn Quy Đạt (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) có địa hình rất dốc, địa chất phức tạp, chiều cao tính từ mặt đất tự...

Phụ huynh phản ánh con bị đau bụng sau khi sử dụng bữa ăn phụ, Công ty sữa nói gì?

Mới đây, trên diễn đàn mạng xôn xao thông tin phản ánh của một số phụ huynh có con theo học tại trường mầm non, tiểu học trên địa bàn xã Tân Lập, huyện Đan Phượng (Hà Nội) yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc...

Bài đọc nhiều

Đây là các loại cây đặc sản ra quả ngon đang mang tiền tỷ về cho nông dân của một xã ở Khánh Hòa

Trồng cây đặc sản ra quả ngon, nông dân thu hàng tỷ đồng mỗi nămNhững năm qua, tại xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn phong trào "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" luôn thu...

Gắn xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững

Thay đổi bộ mặt nông thôn Sau thời gian chung sức nỗ lực vượt khó, xã Đức Lợi (huyện Mộ Đức) được tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2022. Tháng 3/2024, xã Đức Lợi tổ chức lễ công bố và đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Thực hiện Chương trình xây dựng NTM nâng cao, xã Đức Lợi đã huy động nguồn lực gần 8,3 tỷ đồng đầu tư...

Phát lệnh báo động 3 trên sông Lèn tại Thanh Hóa

Tối ngày 23/9, thông tin từ Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa cho biết, hiện mực nước trên sông Lèn tại trạm thủy văn Lèn là (+5.83m), dưới báo động 3 (BĐ III)...

Ở một nơi của Quảng Nam, nông dân “biến” chất thải thành phân gì mà trồng cây tốt um?

Những năm gần đây, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam khuyến khích người dân phát triển các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, góp phần phát triển nông nghiệp xanh, sạch, bền vững...

Lũ trên sông Mã, sông Chu đã đạt đỉnh, đêm nay, lũ trên sông Cả, sông La tiếp tục lên

Bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho thấy, chiều nay (23/9), lũ hạ lưu sông Mã, sông Chu (Thanh Hóa) đã đạt đỉnh và đang xuống. Đỉnh lũ trên sông Mã tại Lý Nhân 11,08m (17h/23/9) trên báo...

Cùng chuyên mục

Nam Định tái thiết, khôi phục sản xuất nông nghiệp sau mưa lũ lịch sử

Theo Sở NNPTNT tỉnh Nam Định, vụ mùa năm 2024, toàn tỉnh gieo cấy 70.761 ha lúa. Qua kiểm tra, các huyện Ý Yên, Hải Hậu, Giao Thủy... lúa mùa đã trỗ từ 70 - 75% diện tích; Xuân Trường, Nghĩa Hưng lúa trỗ được khoảng...

Cận cảnh khu vực đồi Cây Sường, nơi tỉnh Quảng Bình vừa công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai

Ghi nhận của PV Dân Việt, khu vực đồi Cây Sường ở thị trấn Quy Đạt (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) có địa hình rất dốc, địa chất phức tạp, chiều cao tính từ mặt đất tự...

“Món ăn lạ” đang trở thành xu hướng phát triển bền vững

Ngày 24/9, Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Tư vấn pháp lý Minh Sơn tổ chức tọa đàm phát triển du lịch trang trại và những vấn đề pháp lý liên quan. Tại tọa đàm, các chuyên gia cho biết, trong những năm trở lại đây, du lịch và nông nghiệp là hai ngành có mối quan hệ chặt chẽ và đều là ngành mũi nhọn được ưu tiên phát triển (Nghị...

Đắk Lắk tôn vinh nông dân xuất sắc năm 2024

Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp, củng cố vai trò là hạt nhân của tổ chức hội ở các thôn, buôn, tổ dân phố, dần hình thành nền tảng cho các hình thức kinh tế tập thể, chuỗi giá trị sản xuất, năm 2022, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk đã phát động phong trào thi đua xây dựng chi hội nghề nghiệp, tổ...

Một cái chợ chiều ở Gia Lai, thấy dân bán la liệt rau rừng, tôm sông, cá suối, giá rẻ bất ngờ

Chợ chiều Phú Túc vốn là phiên chợ tự phát trên vỉa hè của các tuyến đường xung quanh chợ Phú Túc như Hai Bà Trưng, Nguyễn Văn Trỗi…Chợ bắt đầu khoảng 15 giờ hàng ngày đến khi tối mịt. Chợ có hơn 30 “sạp” hàng...

Mới nhất

Chính sách kinh tế của ông Trump

Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 24.9 tuyên bố ông sẽ tìm cách đưa công việc sản xuất từ nước ngoài đến Mỹ nếu chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 5.11. Ông Trump hứa rằng "phục hưng ngành sản xuất" là trọng tâm trong kế hoạch kinh tế của ông và cho...

Kinh tế Hà Nội – 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững

Kinhtedothi - Với mong muốn giúp cho bạn đọc và người dân có cái nhìn tổng quan về những thành tựu trong phát triển kinh tế Hà Nội từ năm 1954 trở lại đây, sáng 25/9, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với các đơn vị tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Kinh...

Saigon Co.op ‘bắt tay’ phát triển chuỗi cung ứng bền vững

Saigon Co.op khẳng định vị thế của doanh nghiệp đầu ngànhViệc phát triển vùng nguyên liệu không chỉ đánh dấu bước tiến chiến lược của Saigon Co.op mà còn khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành bán lẻ hàng tiêu dùng...

Tự hào vì có 3 thứ này trước tuổi 60

Ông Lương năm nay 68 tuổi, sống tại ngoại thành Quảng Đông (tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc). Cuộc...

Mới nhất