Trang chủNewsThời sựVận hội và thách thức khi Việt Nam phát triển mạnh mẽ...

Vận hội và thách thức khi Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Suốt quá trình lãnh đạo cách mạng từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã nhiều lần bằng trí tuệ và sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị chủ động phân tích tình hình và dự báo chiến lược, tạo thời cơ, nắm vững vận hội mới, đồng thời nhận rõ những nguy cơ, thách thức mới nảy sinh, quyết định một cách sáng suốt, kịp thời, tạo nên bước phát triển đặc biệt của lịch sử đất nước và dân tộc.

Công nhân Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô-tô Hyundai Thành Công (Ninh Bình) vận hành dây chuyền lắp ráp, sản xuất ô-tô. (Ảnh: ANH AN)
 

Công nhân Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô-tô Hyundai Thành Công (Ninh Bình) vận hành dây chuyền lắp ráp, sản xuất ô-tô. (Ảnh: ANH AN)

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra trong hoàn cảnh Liên Xô và lực lượng Đồng minh đã đánh bại chủ nghĩa phát xít; phong trào cách mạng kháng Nhật cứu nước do Đảng lãnh đạo đã phát triển đến đỉnh cao; với 5.000 đảng viên, toàn Đảng đã quyết tâm đưa quần chúng cách mạng vào hành động “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Đảng cũng nhận rõ nguy cơ lớn: Quân Pháp tìm cách quay lại cai trị Việt Nam và Đông Dương; lực lượng Đồng minh vào tước vũ khí quân Nhật, có ý đồ xấu phá hoại cách mạng Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám, Đảng đã thành công cao nhất trong khoa học, nghệ thuật chớp thời cơ và đẩy lùi nguy cơ.

Cách mạng Tháng Tám, Đảng đã thành công cao nhất trong khoa học, nghệ thuật chớp thời cơ và đẩy lùi nguy cơ.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược mà đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị, nhất định phải đánh thắng quân Pháp trong chiến dịch này, chiến thắng mới tạo chuyển biến căn bản để kết thúc chiến tranh.

Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận rõ nguy cơ, thách thức mới, đế quốc Mỹ tìm mọi cách thay chân quân Pháp áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở Việt Nam và Đông Dương. Thách thức nặng nề này kéo dài suốt 21 năm, Việt Nam phải vượt qua sau Hiệp định Geneva (21/7/1954).

Sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước kéo dài với những gian khó, hy sinh to lớn lần lượt làm thất bại các chiến lược chiến tranh hiểm độc của địch và buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris (27/1/1973) công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, quân Mỹ và chư hầu phải rút hết về nước.

Đó là cơ hội để ta đánh sập ngụy quân, ngụy quyền, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất Tổ quốc. Đại thắng mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng với thời cơ một ngày bằng 20 năm, đồng thời phải hóa giải các nguy cơ: sự can thiệp trở lại của Mỹ và quan hệ quốc tế phức tạp.

Đại thắng mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng với thời cơ một ngày bằng 20 năm, đồng thời phải hóa giải các nguy cơ: sự can thiệp trở lại của Mỹ và quan hệ quốc tế phức tạp.

Sau 30/4/1975, Đảng lãnh đạo cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội với vận hội mới từ ý chí, quyết tâm xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như ý nguyện của Bác Hồ, từ thế và lực của một đất nước thống nhất. Cách mạng Việt Nam lại phải đương đầu với những thách thức nặng nề: Sự bao vây, cấm vận và phá hoại của các thế lực phản động ngoài nước và trong nước; chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới tây-nam và biên giới phía bắc; thực hiện nghĩa vụ quốc tế lớn lao với Campuchia và Lào; đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế-xã hội từ năm 1979.

Từ trong thách thức, khó khăn đã xuất hiện những điểm sáng về cách thức, mô hình xây dựng kinh tế với tư duy mới ở Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An và nhiều nơi khác. Đảng chú trọng tổng kết và khảo nghiệm thực tiễn, tiến hành đổi mới từng phần, khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, nóng vội và quyết tâm đổi mới, chú trọng đổi mới tư duy lý luận, trước hết là tư duy kinh tế.

Tôn trọng và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan trong các chủ trương, chính sách cụ thể và quyết định đường lối đổi mới tại Đại hội VI của Đảng (12/1986). Đổi mới của Đại hội VI là mệnh lệnh của cuộc sống và là vận hội mới cho sự phát triển đất nước, như Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nhấn mạnh.

Đường lối đổi mới toàn diện đất nước không ngừng được bổ sung, phát triển và thống nhất trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được thực tiễn đổi mới gần 40 năm qua khẳng định là đúng đắn.

Đường lối đổi mới toàn diện đất nước không ngừng được bổ sung, phát triển và thống nhất trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được thực tiễn đổi mới gần 40 năm qua khẳng định là đúng đắn.

Quá trình đổi mới, Việt Nam có thuận lợi là sự thống nhất nhận thức, ý chí và hành động trong toàn Đảng, toàn dân. Đường lối, Cương lĩnh của Đảng là sự trung thành, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định con đường, mục tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, không ngừng bổ sung nhận thức mới.

Đổi mới nhất quán theo quan điểm “dân là gốc”, “con người là trung tâm”. Luôn luôn xuất phát từ thực tiễn, nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan, nhất là đặc trưng, quy luật của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đổi mới tạo ra những động lực của sự phát triển từ lợi ích kinh tế, cơ chế của kinh tế thị trường, quản lý bằng pháp luật của Nhà nước pháp quyền, v.v.

Quá trình đổi mới, Việt Nam đã phải vượt qua những thách thức và nguy cơ cản trở sự phát triển. Sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là tổn thất lớn của cách mạng thế giới nhưng cũng để lại những bài học để Đảng Cộng sản Việt Nam tránh được sai lầm của các đảng và các nước xã hội chủ nghĩa, nhận thức ngày càng rõ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân…”.

Từ năm 1994, Đảng đã xác định 4 nguy cơ: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước; chệch hướng xã hội chủ nghĩa; tham nhũng, lãng phí; “diễn biến hòa bình”. Đến nay, các nguy cơ đó vẫn tồn tại, có mặt còn phức tạp hơn, nhất là tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên, đe dọa đến sự tồn vong của Đảng và chế độ.

Công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay đang phát triển mạnh mẽ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại thu nhập trung bình cao và năm 2045 là nước phát triển có thu nhập cao, trở thành quốc gia hùng cường, phồn vinh, văn minh, hiện đại và hạnh phúc.

Hiện nay, Việt Nam có nhiều vận hội để phát triển nhanh, bền vững; có thế và lực với cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Chế độ chính trị ổn định và phát huy tính ưu việt với sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sự lãnh đạo, cầm quyền đúng đắn, vững vàng của Đảng, sự quản lý hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước, quốc phòng, an ninh vững mạnh, đối ngoại rộng mở tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác để phát triển.

Xu hướng chung của thế giới vẫn là toàn cầu hóa, hội nhập, hợp tác cùng phát triển. Ảnh hưởng tích cực của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), của trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Vận hội đó đan xen với những khó khăn, thách thức.

Đó là sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong nước và nước ngoài đối với sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, chưa phát huy hết tiềm năng. Kết cấu hạ tầng khoa học, công nghệ chưa đồng bộ.

Trình độ nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, năng suất lao động chưa cao. Xung đột, chiến tranh cục bộ trên thế giới, cạnh tranh của các nước lớn. Khủng hoảng tài chính trong khu vực năm 1998, suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đã tác động tiêu cực đến phát triển của Việt Nam. Tác động của an ninh phi truyền thống ngày càng nặng nề như biến đổi khí hậu, môi trường, nước biển, thiên tai, dịch bệnh (đại dịch Covid-19, cơn bão Yagi – bão số 3).

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10 khóa XIII (9/2024) đã thảo luận cho ý kiến vào các văn kiện trình Đại hội XIV, báo cáo tổng kết 40 năm đổi mới và quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa mới. Đó là những nội dung chiến lược bảo đảm cho sự phát triển mạnh mẽ để Đại hội XIV thật sự mở ra kỷ nguyên mới của đất nước và dân tộc. Trung ương cũng quyết định những vấn đề cụ thể nhằm thực hiện tốt hơn các đột phá chiến lược mà Đại hội XIII đã đề ra.

Trước đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có những bài viết và phát biểu quan trọng về chuyển đổi số, xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp, định hình phương thức sản xuất mới; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng bảo đảm cho cơ quan lãnh đạo, tham mưu của Đảng thật sự trí tuệ, kiểu mẫu, tiên phong trong lãnh đạo, cầm quyền trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Cách mạng luôn luôn có những động lực của sự phát triển. Trong cách mạng giải phóng dân tộc và kháng chiến chống xâm lược, động lực là tinh thần yêu nước, khát vọng hòa bình, độc lập, tự do, niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa.

Chặng đường đổi mới vừa qua, động lực là lợi ích kinh tế của người lao động; là khát vọng thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng; là kinh tế thị trường; là mở cửa và hội nhập quốc tế; là phát huy nội lực với ngoại lực… Hiện nay, cần nhận rõ những động lực mới để phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Động lực đó là lực lượng sản xuất hiện đại tạo ra năng suất lao động cao; là kinh tế tri thức, ứng dụng cao nhất thành quả khoa học, công nghệ; là nguồn nhân lực chất lượng cao; là nền văn hóa mới – vừa là nền tảng vừa là động lực của sự phát triển; là tầm nhìn chiến lược của Đảng lãnh đạo, cầm quyền và sức sáng tạo của nhân dân; là lợi ích của quốc gia, dân tộc và tự tin, tự hào, tự tôn dân tộc.

Hiện nay, cần nhận rõ những động lực mới để phát triển đất nước nhanh, bền vững.
Động lực đó là lực lượng sản xuất hiện đại tạo ra năng suất lao động cao; là kinh tế tri thức, ứng dụng cao nhất thành quả khoa học, công nghệ; là nguồn nhân lực chất lượng cao; là nền văn hóa mới – vừa là nền tảng vừa là động lực của sự phát triển; là tầm nhìn chiến lược của Đảng lãnh đạo, cầm quyền và sức sáng tạo của nhân dân; là lợi ích của quốc gia, dân tộc và tự tin, tự hào, tự tôn dân tộc.

Sinh thời, Tổng Bí thư Lê Duẩn nhấn mạnh vấn đề căn cốt trong lãnh đạo của Đảng là định ra đường lối chiến lược đúng đắn và lựa chọn phương pháp cách mạng phù hợp. Không lĩnh vực nào đòi hỏi phải sáng tạo, luôn luôn sáng tạo như trong phương pháp cách mạng.

Kỷ nguyên là phạm trù khoa học để chỉ một thời kỳ, thời đại lịch sử với những đặc điểm, đặc trưng, nội dung nổi bật quyết định xu hướng phát triển của một quốc gia, dân tộc hoặc của toàn nhân loại. Cách mạng Tháng Tám 1945 đã mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam – kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Kỷ nguyên đó còn được diễn đạt là thời đại mới của dân tộc – Thời đại Hồ Chí Minh.

Xác định kỷ nguyên mới đồng thời với làm rõ đặc điểm, đặc trưng và nội dung căn bản để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, quán triệt, thực hiện thành công, đưa dân tộc phát triển tới tầm cao mới.

Nhandan.vn

Nguồn:https://nhandan.vn/van-hoi-va-thach-thuc-khi-viet-nam-phat-trien-manh-me-trong-ky-nguyen-moi-post832972.html

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm công du Mỹ: Trong những bước đi vào kỷ nguyên mới

Đây là lần đầu tiên kể từ khi Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc (LHQ) vào năm 1977, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam dự kỳ họp Đại hội đồng LHQ.   Đại sứ BÙI THẾ GIANG Chỉ riêng việc này đã khẳng định Việt Nam ngày càng coi trọng ngoại giao đa phương mà trong đó LHQ, với tư cách tổ chức liên chính phủ lớn nhất hành tinh, đóng vai trò trung tâm. Việc này còn đặc biệt...

Giáo dục liêm chính để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ gốc

Ngày 9/5/2024, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 144-QÐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, có quy định rõ các tiêu chí về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Những phẩm chất căn cốt này của người cán bộ cách mạng đã được nhấn mạnh trong nhiều tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Văn kiện Ðại hội Ðảng, nghị quyết, chỉ...

Khu vực kinh tế tư nhân tạo ra 85% việc làm cho tổng số lao động

Thông tin được đưa ra tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các lãnh đạo các doanh nghiệp lớn khư vực tư kinh tế tư nhân: Vin Group, Hòa Phát, Thaco, KN Holdings, Sun,...

Thông điệp cùng hành động, kiến tạo tương lai hòa bình, thịnh vượng và bền vững

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hôm nay bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ. Ðây là hoạt động đối ngoại đa phương đầu tiên của Tổng Bí thư,...

Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/9, tại trụ sở Trung ương Đảng diễn ra ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Hội nghị.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vững niềm tin vào Đảng Cộng sản cùng tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam

NDO - Những ngày qua, kiều bào ở nhiều nơi trên thế giới rất quan tâm tới công tác khắc phục hậu quả bão lũ của Việt Nam và kết quả của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tiến sĩ, bác sĩ Võ Toàn Trung, một Việt kiều tại Pháp, bày tỏ rằng tinh thần đoàn kết, đồng lòng vượt qua mọi gian khó cũng như tầm nhìn, quyết sách quan trọng...

Việt Nam và Liên bang Nga tăng cường hợp tác trong giáo dục, khoa học và công nghệ

Ngày 24/9, đoàn công tác làm việc với Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga nhằm trao đổi, thảo luận và thống nhất các biện pháp triển khai các thỏa thuận đạt được trong Tuyên bố chung về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trên cơ sở thành tựu 30 năm thực hiện Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt...

Đề xuất đầu tư bổ sung 20.695 tỷ đồng vốn nhà nước tại Vietcombank

Chiều 24/9, tiếp tục chương trình Phiên họp 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Trình bày tờ trình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại...

Cổ phiếu ngân hàng thăng hoa, VN-Index tăng hơn 8 điểm

Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này tăng so phiên trước, đạt hơn 11.584,95 tỷ đồng. Khối ngoại bất ngờ bán ròng hơn 2.514 tỷ đồng trên HoSE. Ở chiều bán, cổ phiếu ngân hàng VIB bị bán mạnh nhất với giá trị 2.750 tỷ đồng, tương ứng khối lượng hơn 2,7 triệu đơn vị, chủ yếu qua thỏa thuận. Tiếp đến VND (47 tỷ đồng), VPB (36 tỷ đồng), HDB (35 tỷ đồng)…...

Xây dựng trường học an toàn, thân thiện

Ngày 24/9, tại huyện Thanh Oai, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức chương trình truyền thông “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực học đường-Xây dựng trường học an toàn, thân thiện”, cho gần 2.000 học sinh. Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội Lê Thị Thiên Hương cho biết, trong những năm gần đây, tình hình bạo lực học đường đã...

Bài đọc nhiều

Triển lãm tranh Mùa.1: Xoá đi những khác biệt về văn hoá

71 tác phẩm trong Triển lãm Mùa 1 của họa sĩ Siu Quý, Dương Ngọc Thăng và Đỗ Dũng đang trưng bày tại Hội Mỹ thuật TP.HCM cơ sở 2 (số 01 Einstein, phường Bình Thọ, TP Thủ Đức). Chương trình trưng bày tranh diễn ra từ nay đến 30-9. Hội hoạ là nghệ thuật của sự tĩnh lặng, tĩnh lặng để trăn trở, suy ngẫm về các góc khuất của cảm xúc con người mà thường ngày vì mưu...

Toàn văn phát biểu chính sách của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Đại học Columbia: ‘Con đường của Việt Nam,...

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại New York, Hoa Kỳ, sáng 23/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Columbia. TTXVN xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại sự kiện này.  "Kính thưa bà Angela...

Tập đoàn APM Holding mong muốn đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của Việt Nam

Chủ tịch Tập đoàn APM Holding đánh giá cao những thành tựu của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài...   Chiều 23/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Robert Maersk Uggla - Chủ tịch Tập đoàn A.P.Moller Holding (APM Holding) kiêm Chủ tịch Maersk, thành viên của APM Holding - Tập đoàn kinh doanh và đầu...

Ít ai có thể hình dung được những bước tiến kỳ diệu trong quan hệ Việt – Mỹ

Nói về quan hệ Việt - Mỹ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, "ít ai có thể hình dung được những bước tiến kỳ diệu trong quan hệ hai nước trải qua gần 30 năm qua", từ cựu thù trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện. Sáng 23/9 giờ địa phương (tối 23/9 giờ Việt Nam), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học...

Khuyến khích A.P.Moller và Maersk đầu tư các dự án logistics, cảng biển xanh tại Việt Nam

NDO - Chiều 23/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Robert Maersk Uggla – Chủ tịch Tập đoàn A.P.Moller Holding (APM Holding) kiêm Chủ tịch Maersk – thành viên của APM Holding. Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Robert Maersk Uggla – Chủ tịch Tập đoàn A.P.Moller Holding (APM Holding) kiêm Chủ tịch Maersk – thành viên của APM Holding (Ảnh: Trần Hải). Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng trước...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thư ký Liên hợp quốc

Nhân dịp tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, chiều 24/9/2024, giờ địa phương (sáng 25/9, giờ Việt Nam), tại thành phố New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ghi lưu bút....

Theo dấu 16 bảo vật quốc gia được bảo vệ cẩn mật tại TPHCM

(Dân trí) - TPHCM đang có 16 bảo vật quốc gia được lưu giữ kỹ lưỡng và bảo vệ cẩn mật tại 3 bảo tàng. Trong đó, có bảo vật được rào chắn bằng tia hồng ngoại, có camera giám sát 24/24h cùng hệ thống chống trộm. Hiện tại, TPHCM có 16 bảo vật quốc gia được lưu giữ tại 3 bảo tàng nằm trên địa bàn. Dữ liệu trên vừa được Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) thành...

Hà Nội ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ C

Ảnh minh họa: Bích Liên  Trung tâm...

14 giờ giải cứu hai nhà leo núi Việt Nam mắc kẹt trên đỉnh Matterhorn cao hơn 3.500m

Thông báo đăng trải trên trang chủ của hãng hàng không chuyên cung cấp dịch vụ máy bay trực thăng vùng núi Air Zermatt của Thụy Sĩ cho biết, trong ngày 24/9 (giờ địa phương), bộ phận cứu hộ của hãng này đã thực hiện một cuộc giải cứu 2 nhà leo núi Việt Nam mắc kẹt trên đỉnh Matterhorn khi họ đã rơi vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng ở độ cao hơn 3.500m. Phóng viên TTXVN...

Israel không kích dữ dội, chỉ huy Hezbollah thiệt mạng

Lebanon nói chỉ Mỹ mới có thể khiến các bên ngừng lại Hezbollah sáng thứ Tư xác nhận rằng chỉ huy cấp cao Ibrahim Qubaisi của nhóm chiến binh này đã thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào thứ Ba tại thủ đô Lebanon như Israel đã...

Mới nhất

Israel không kích dữ dội, chỉ huy Hezbollah thiệt mạng

Lebanon nói chỉ Mỹ mới có thể khiến các bên ngừng lại Hezbollah sáng thứ Tư xác nhận rằng chỉ huy cấp cao Ibrahim Qubaisi của nhóm chiến binh...

Bạc duy trì đà tăng sau quyết định của FED

Giá bạc hôm nay được niêm yết ở mức 919.000 đồng/lượng mua vào và 956.000 đồng/lượng bán ra tại Hà Nội. Giá bạc tại TP. Hồ Chí Minh có giá niêm yết cao hơn ở mức 920.000 đồng/lượng mua vào và 962.000 đồng/lượng bán ra. Giá bạc thế giới đang ở mức giá 762.000/ounce...

Mới nhất