Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng, chống các loại dịch...

Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng, chống các loại dịch bệnh mùa mưa lũ


Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng, chống các loại dịch bệnh mùa mưa lũ

Trong và sau mưa lũ và ngập lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.

Hơn nữa, mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi-rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người.





Trong và sau mưa lũ và ngập lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. 

Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết…

Bộ Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị và người dân chủ động, tham gia thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh, dịch trong mưa lũ và ngập lụt.

Theo yêu cầu của Bộ Y tế, các cơ quan liên quan cần thực hiện các biện pháp dự phòng chủ động để đảm bảo an toàn trước mùa mưa và khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt.

Tìm hiểu thông tin và chủ động thực hiện khuyến cáo về các biện pháp giữ an toàn trong mưa lũ và ngập lụt, các biện pháp phòng chống tai nạn, dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa bão lũ của các cơ quan y tế và chính quyền.

Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi. Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn. Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.

Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế

Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

Mùa mưa lũ, các bệnh thường gặp: Tiêu chảy do vi khuẩn E. coli, tả, lỵ, thương hàn, bệnh viêm gan A. Bệnh xuất hiện do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, thực phẩm bị ô nhiễm.

Để phòng bệnh, người dân cần đảm bảo xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Thực hiện nguyên tắc “Ăn chín, uống chín”, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đảm bảo đủ nuớc sạch cho ăn uống, sinh hoạt. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Xử lý tốt nguồn phân, chất thải, rác thải và xác động vật chết.

Uống hoặc tiêm vắc-xin phòng bệnh khi có chỉ định đối với các bệnh đã có vắc-xin. Các bệnh hô hấp cũng thường gặp trong mùa mưa lũ như cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp

Với các bệnh hô hấp, người dân cần giữ ấm khi thời tiết lạnh, nhất là ở trẻ em và người già. Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp. Đảm bảo đủ dinh dưỡng. Chẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng và tử vong.

Phòng, chống bệnh về mắt như đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn. Không để trẻ em tắm gội, chơi đùa với nước bẩn.

Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch. Không dùng chung khăn mặt và chậu chung với người bị đau mắt đỏ.

Tra thuốc nhỏ mắt (Chloramphenicol 0,4% hoặc Argirol 1%) cho tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với nước bẩn. Chú ý diệt ruồi vì ruồi truyền bệnh đau mắt đỏ từ người bệnh sang người lành.

Với các bệnh ngoài da, Bộ Y tế khuyến khuyến các bệnh thường gặp như nấm chân, tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt.

Để phòng bệnh, người dân không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn. Nếu không có nước giếng đã được khử trùng thì phải đánh phèn hoặc lọc nước bằng cát.

Không mặc áo quần ẩm ướt. Không bơi lội, tắm gội hoặc chơi đùa trong nước ngập vì nước rất bẩn, ngoài gây bệnh ngoài da mà còn gây ra bệnh đường tiêu hoá do nuốt phải nước bẩn.

Hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân.

Phòng, chống bệnh do muỗi truyền như sốt xuất huyết thì cần ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày.

Diệt lăng quăng, bọ gậy, xử lý các dụng cụ chứa nước không cho muỗi đẻ trứng. Phun hoá chất diệt muỗi ở các nơi có nguy cơ cao hoặc khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.





Nguồn: https://baodautu.vn/bo-y-te-khuyen-cao-bien-phap-phong-chong-cac-loai-dich-benh-mua-mua-lu-d225599.html

Cùng chủ đề

Lời khuyên y tế khi xảy ra lũ lụt

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia...

Những bệnh dịch cần đề phòng mùa mưa, lũ

Tin mới y tế ngày 12/9: Những bệnh dịch cần đề phòng mùa mưa, lũTheo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, sau mưa bão, lũ lụt, rất nhiều vi sinh vật, chất thải trôi theo dòng nước gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Cảnh báo các loại dịch bệnh cần đề phòng mùa mưa lũ Đây là điều...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đề xuất 865 tỷ đồng xây cầu Phong Châu mới; Vành đai 4 TP.HCM chia thành 11 dự án thành phần

Đề xuất 865 tỷ đồng xây cầu Phong Châu mới; Vành đai 4 TP.HCM chia thành 11 dự án thành phầnĐề xuất đầu tư 865 tỷ đồng xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu bị sập; Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần… Đó là hai trong số những thông tin về đầu...

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn đầu tư tại Hưng Yên; Hàng tỷ USD vốn ngoại đổ vào bất động sản

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn đầu tư tại Hưng Yên; Hàng tỷ USD vốn ngoại đổ vào bất động sản Nhiều chung cư cũ nứt, nghiêng sau bão Yagi; Hà Nội đưa tình trạng ngập úng vào tiêu chí xác định giá đất; Tầng hầm nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM cao tối đa 2,2m; Đồng Nai chấp thuận nhà đầu tư khu đô thị hơn 72.000 tỷ đồng. ...

Sabeco liên tiếp vào Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2024

Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa được xướng tên trong Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2024, nhóm ngành đồ uống có cồn. Đây là năm thứ 8 liên tiếp Sabeco có mặt trong bảng xếp hạng này. Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam...

Quảng Nam cần 5.700 tỷ vốn đầu tư công cho các dự án thuỷ lợi, thuỷ sản

Quảng Nam cần 5.700 tỷ vốn đầu tư công cho các dự án thuỷ lợi, thuỷ sản Trong giai đoạn 2026-2030, tỉnh Quảng Nam cần số vốn hơn 5.700 tỷ đồng để đầu tư 7 dự án trong lĩnh vực thuỷ lợi và thuỷ sản. Chủ tịch tỉnh Quảng Nam, ông Lê Văn Dũng vừa ký văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát...

Vẫn còn cơ hội sở hữu bất động sản với giá hợp lý

Dù không rầm rộ như trước, nhưng tình trạng rao bán bất động sản với giá “cắt lỗ” vẫn hiện diện trên thị trường. Nếu khéo chọn, nhà đầu tư có cơ hội sở hữu bất động sản với giá hợp lý, thậm chí thấp hơn thị trường. Trong thời gian gần đây, bên cạnh những thông tin như “giá bất động sản không ngừng tăng cao”,...

Bài đọc nhiều

Con kén ăn là do di truyền, không đổ thừa ‘con hư tại mẹ’

Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học thuộc các trường Đại học London, King's College London và Đại học Leeds thực hiện cho thấy chứng kén ăn ở trẻ em phần lớn là do đặc điểm di truyền, trong khi các yếu tố khác, như loại thực phẩm ăn tại nhà và nơi ăn uống, có thể chỉ có ý...

“Xây” hệ tiêu hóa khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ cùng sữa chua uống độc quyền chủng men Nhật L-137

Hệ vi sinh vật đường ruột đóng vai trò gì trong việc giúp trẻ tiêu hóa tốt, miễn dịch khỏe?Mẹ có biết, hệ miễn dịch là hàng rào bảo vệ cơ thể bé yêu khỏi các tác nhân...

Nỗ lực kiểm soát dịch sởi trong tháng 9

TP.HCM đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm vắc-xin sởi nhằm sớm kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9. Tổng số mũi tiêm trong chiến dịch của tuần 37 (từ ngày 9/9 - 15/9 tiêm được 30.770 mũi) đã tăng 1,8 lần so với tuần 36 (từ ngày 2/9 - 8/9 tiêm được 16.887 mũi). Tổng cộng, đến ngày 17/9, đã có 31.075...

Cùng chuyên mục

Người mang yêu thương đến các cháu sơ sinh

Chị Nguyễn Thị Ngọc Dựa, sinh năm 1989, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang có 3 đứa con. Tuy nhiên, đứa con thứ 2 tên Đặng Thị Tuyết T. (8 tuổi) không may mang trong mình nhiều dị tật bẩm sinh như: tim bẩm sinh, thận đôi và chậm phát triển tâm thần vận động. Do bệnh tật kéo dài, bé T. phải nhập viện nhiều lần và sức khỏe ngày càng...

Sạc điện thoạt phát nổ khiến một phụ nữ chấn thương nặng bàn tay

Theo đó, bệnh nhân S (68 tuổi, trú tại thị trấn Thanh Sơn) nhập viện trong tình trạng hai bàn tay có nhiều vết thương kích thước 10-30mm, chảy máu nhiều. Kết quả chụp X-quang cho thấy bệnh nhân bị gãy đốt 3 ngón II và ngón III bàn tay phải, kèm di lệch. Sau khi được các y bác sĩ sơ cứu, khâu vết thương và đặt nẹp ngón tay, cùng với điều trị đúng phác đồ, sau...

Người phụ nữ ở Phú Thọ gãy 3 đốt ngón tay khi rút sạc pin điện thoại

Mới đây, Trung tâm y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân bị chấn thương nặng ở bàn tay do điện thoại phát nổ khi đang rút sạc.Theo đó, bệnh nhân...

Mới nhất

Lê Anh Nuôi và hành trình bán hàng trên TikTok Shop đầy cảm hứng

PV: “Xin chào các bạn, mình là Lê Anh Nuôi đây!” là câu mở đầu kinh điển trong chuỗi video được anh Lê Minh Tuyển – chủ tài khoản TikTok Lê Anh Nuôi đăng tải trên trang cá nhân. Chỉ mới bắt đầu kênh TikTok từ khoảng đầu năm 2023 nhưng loạt clip của...

Mới nhất