Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếLoại trái cây quen thuộc có thể ngừa sỏi thận

Loại trái cây quen thuộc có thể ngừa sỏi thận


Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Bác sĩ chia sẻ 5 bài thuốc giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng mùa mưa; Tác dụng đáng ngạc nhiên của 1 quả chuối mỗi ngày; Dấu hiệu xuất hiện khi ngồi lâu cảnh báo sức khỏe bất ổn…

Tác dụng bất ngờ của lê giúp ngăn ngừa sỏi thận

Sỏi thận không chỉ gây ra những cơn đau dữ dội mà còn có thể tái phát trong tương lai. Một điều ít người biết là trái lê chứa các dưỡng chất có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc sỏi thận.

Sỏi thận được hình thành từ sự tích tụ tinh thể muối và khoáng chất trong thận. Các viên sỏi có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Những viên sỏi nhỏ như cát có thể đào thải dễ dàng qua đường tiểu.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Loại trái cây quen thuộc có thể ngừa sỏi thận- Ảnh 1.

Trái lê giàu a xít malic có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận

Trong khi đó, những viên sỏi lớn hơn sẽ gây đau ở lưng, bụng dưới khi mắc kẹt trong đường tiết niệu. Những viên sỏi thận quá lớn không thể thải qua đường tiết niệu thì cần áp dụng những phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như tán sỏi hay phẫu thuật.

Trên thực tế, sỏi thận khá phổ biến. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 10% dân số có sỏi thận. Những người từng mắc sỏi thận thì nguy cơ tái phát trong 5-7 năm sau đó lên đến 50%.

Do đó, ngăn ngừa sỏi thận ngay từ đầu là rất quan trọng. Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là thường xuyên ăn các loại thực phẩm giàu a xít malic như trái lê. A xít malic có thể giúp tăng độ pH của nước tiểu, nhờ đó giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

Lê là loại trái cây thơm ngọt, nhiều nước và chứa nhiều loại a xít thực vật. Một nghiên cứu trên chuyên san Journal of Food Composition and Analysis phát hiện trong số các loại a xít phổ biến có trong lê thì nhiều nhất là a xít malic. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 25.9.

Bác sĩ tiết lộ tác dụng đáng ngạc nhiên của 1 quả chuối mỗi ngày

Ăn chuối mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe. Nhưng bạn có biết ăn chuối còn giúp bạn đánh bay nỗi buồn.

Ăn chuối có thể giúp bạn vui vẻ phấn chấn hơn. Chuối chứa hàm lượng tryptophan và vitamin B6 cao, giúp cơ thể sản xuất “hoóc môn vui vẻ” serotonin.

Sau đây, các bác sĩ sẽ nói rõ thêm về lợi ích đáng ngạc nhiên này của chuối.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Loại trái cây quen thuộc có thể ngừa sỏi thận- Ảnh 2.

Ăn chuối có thể giúp bạn vui vẻ phấn chấn hơn

Tiến sĩ – bác sĩ Sukhvinder Singh Saggu, Bệnh viện CK Birla, Delhi (Ấn Độ) chia sẻ rằng có rất nhiều lợi khuẩn đường ruột, đóng vai trò quan trọng trong khả năng miễn dịch, tiêu hóa, sức khỏe tâm thần, chức năng nội tiết. Một số thực phẩm thúc đẩy tích cực sự phát triển của lợi khuẩn, góp phần vào sức khỏe tổng thể. Và chuối nằm trong số đó.

Bác sĩ Nandini Sarwate (ở Ấn Độ), nói thêm: Đưa chuối vào chế độ ăn uống cân bằng có thể tăng cường sức khỏe tinh thần và cảm xúc. Loại trái cây này chứa nhiều đường tự nhiên và carbohydrate nên cung cấp năng lượng nhanh, giải quyết tình trạng uể oải.

Bác sĩ Pratik Tibdewal, làm việc tại Bệnh viện Wockhardt Mira Road (Ấn Độ) cho biết chuối cũng chứa nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tinh thần.

Theo bác sĩ Sarwate, chuối rất giàu chất dinh dưỡng như tryptophan, tiền chất của serotonin, vitamin B6, giúp tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 25.9.

Dấu hiệu xuất hiện khi ngồi lâu cảnh báo sức khỏe bất ổn

Nếu ngồi lâu mà chân có dấu hiệu bị sưng phù thì thường là có liên quan đến bệnh tiềm ẩn. Sưng phù chân xảy ra do chất lỏng dư thừa tích tụ trong các tế bào và mô của bàn chân. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, đau đớn và khó khăn khi đi lại.

Sưng phù chân sau khi ngồi lâu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu phát hiện mắc tình trạng này thì người bệnh cần đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Loại trái cây quen thuộc có thể ngừa sỏi thận- Ảnh 3.

Sưng phù chân sau khi ngồi một chỗ trong thời gian dài có thể là dấu hiệu của cục máu đông

Chân sưng phù sau khi ngồi lâu có thể do những nguyên nhân sau:

Lưu thông máu kém. Khi bạn ngồi liên tục trong thời gian dài, đặc biệt là ở những tư thế gây sức ép nhiều lên chân, sẽ làm cản trở lưu thông máu trở về tim. Tuần hoàn máu kém có thể khiến máu tích tụ trong các tĩnh mạch ở chân và bàn chân, làm tăng áp lực trong tĩnh mạch. Hệ quả là khiến sưng phù chân.

Ăn quá nhiều muối. Ăn quá nhiều muối sẽ khiến cơ thể giữ lại nước. Việc ngồi liên tục trong nhiều giờ sẽ khiến chất lỏng trong cơ thể bị trọng lực tác động và tích tụ xuống phần dưới của cơ thể, gây sưng phù chân và bàn chân.

Bệnh tim. Các bệnh về tim, chẳng hạn như suy tim sung huyết, có thể ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu của tim. Khi chức năng bơm máu của tim suy yếu, chất lỏng có thể tích tụ ở chân và bàn chân, gây sưng phù. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!




Nguồn: https://thanhnien.vn/ngay-moi-voi-tin-tuc-suc-khoe-loai-trai-cay-quen-thuoc-co-the-ngua-soi-than-185240924173117086.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Con kén ăn là do di truyền, không đổ thừa ‘con hư tại mẹ’

Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học thuộc các trường Đại học London, King's College London và Đại học Leeds thực hiện cho thấy chứng kén ăn ở trẻ em phần lớn là do đặc điểm di truyền, trong khi các yếu tố khác, như loại thực phẩm ăn tại nhà và nơi ăn uống, có thể chỉ có ý...

“Xây” hệ tiêu hóa khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ cùng sữa chua uống độc quyền chủng men Nhật L-137

Hệ vi sinh vật đường ruột đóng vai trò gì trong việc giúp trẻ tiêu hóa tốt, miễn dịch khỏe?Mẹ có biết, hệ miễn dịch là hàng rào bảo vệ cơ thể bé yêu khỏi các tác nhân...

Nỗ lực kiểm soát dịch sởi trong tháng 9

TP.HCM đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm vắc-xin sởi nhằm sớm kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9. Tổng số mũi tiêm trong chiến dịch của tuần 37 (từ ngày 9/9 - 15/9 tiêm được 30.770 mũi) đã tăng 1,8 lần so với tuần 36 (từ ngày 2/9 - 8/9 tiêm được 16.887 mũi). Tổng cộng, đến ngày 17/9, đã có 31.075...

Chấn chỉnh vi phạm kinh doanh mỹ phẩm trên mạng xã hội

Sau hàng loạt vi phạm, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế yêu cầu tập trung kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, Youtube... Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có Công văn số 3141/QLD-MP gửi Sở Y tế các tỉnh, thành trực thuộc...

Cùng chuyên mục

Người mang yêu thương đến các cháu sơ sinh

Chị Nguyễn Thị Ngọc Dựa, sinh năm 1989, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang có 3 đứa con. Tuy nhiên, đứa con thứ 2 tên Đặng Thị Tuyết T. (8 tuổi) không may mang trong mình nhiều dị tật bẩm sinh như: tim bẩm sinh, thận đôi và chậm phát triển tâm thần vận động. Do bệnh tật kéo dài, bé T. phải nhập viện nhiều lần và sức khỏe ngày càng...

Sạc điện thoạt phát nổ khiến một phụ nữ chấn thương nặng bàn tay

Theo đó, bệnh nhân S (68 tuổi, trú tại thị trấn Thanh Sơn) nhập viện trong tình trạng hai bàn tay có nhiều vết thương kích thước 10-30mm, chảy máu nhiều. Kết quả chụp X-quang cho thấy bệnh nhân bị gãy đốt 3 ngón II và ngón III bàn tay phải, kèm di lệch. Sau khi được các y bác sĩ sơ cứu, khâu vết thương và đặt nẹp ngón tay, cùng với điều trị đúng phác đồ, sau...

Người phụ nữ ở Phú Thọ gãy 3 đốt ngón tay khi rút sạc pin điện thoại

Mới đây, Trung tâm y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân bị chấn thương nặng ở bàn tay do điện thoại phát nổ khi đang rút sạc.Theo đó, bệnh nhân...

Sức khoẻ bé gái Làng Nủ điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai giờ ra sao?

Ngày 24/9, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đến thăm, động viên bệnh nhi Mông Hoàng Thảo Ng. (11 tuổi), dân tộc Tày, là nạn nhân trong vụ sạt lở do lũ quét tại bản Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, hiện đang được điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh...

Chăm sóc răng miệng miễn phí cho gần 500 học sinh trường tiểu học Tân Lập B, Hà Nội

Hoạt động này nằm trong Chương trình Nha học đường về chăm sóc và phòng bệnh răng miệng cho học sinh tại trường học để từng bước chăm sóc sức khỏe răng miệng, hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh răng miệng cho học sinh nói riêng và cộng đồng nói chung. Đồng thời, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng, tập cho trẻ thói quen giữ răng...

Mới nhất

Kiểm tra đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Phòng không

Chiều 24/9, tại Hà Nội, Đoàn kiểm tra số 1349 của Bộ Chính trị kiểm tra đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Phòng không - Không quân. Đồng chí Nghiêm Phú Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Phó Trưởng đoàn kiểm tra số 1349 của Bộ Chính trị chủ trì Hội nghị. ...

Người mang yêu thương đến các cháu sơ sinh

Chị Nguyễn Thị Ngọc Dựa, sinh năm 1989, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang có 3 đứa con. Tuy nhiên, đứa con thứ 2 tên Đặng Thị Tuyết T. (8 tuổi) không may mang trong mình nhiều dị tật bẩm sinh như: tim bẩm sinh, thận đôi và chậm phát triển tâm thần...

[Chùm ảnh] Các thí sinh chuẩn bị nghiêm túc, tập trung cao độ hoàn thành bài thi

Các thí sinh chuẩn bị nghiêm túc, tập trung cao độ hoàn thành bài thi Sau Lễ khai mạc diễn ra ngày 23/9 tại cơ sở Bà Rịa của Trường Cao đẳng Dầu khí (PV College), Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII năm 2024, do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam...

Mới nhất