Trang chủNewsThế giớiLòng tin dao động nhưng không chơi trò "có tổng bằng 0",...

Lòng tin dao động nhưng không chơi trò “có tổng bằng 0”, muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Có nhiều câu hỏi đặt ra khi Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ ý định gia nhập BRICS, đặc biệt liên quan đến sự “lựa chọn Đông-Tây” của quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng này. Tuy nhiên, rõ ràng, Ankara vẫn đã và đang tìm kiếm sự cân bằng trong chính sách, vì chính lợi ích của đất nước và người dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ
Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS ngày 3/9. (Nguồn: Getty Image)

Nỗi thất vọng chất chồng

Trang The Strategist (Australia) ngày 23/9 đăng bài viết của tác giả William Gourlay, giảng viên chính trị Trung Đông tại Đại học Monash (Australia) phân tích các động thái cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang xác định vị thế để gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Đầu tháng 9 vừa qua (ngày 3/9), Ankara đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS, vài tháng sau khi Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tham dự Hội nghị Ngoại trưởng BRICS tại Nga (tháng 6).

Tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Fidan, Tổng thống Nga Vladamir Putin đã hoan nghênh sự tham gia ngày càng tăng của Thổ Nhĩ Kỳ vào Nhóm BRICS.

Trong bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Thổ Nhĩ Kỳ (SETA) hôm 20/9, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan nhấn mạnh: “Nếu bạn gia nhập một hiệp hội mới, bạn sẽ rời khỏi một hiệp hội khác. Đây là những khái niệm được hình thành theo lịch sử từ Chiến tranh Lạnh.

Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn gia nhập BRICS là vì lợi ích của đất nước và người dân. Chúng tôi đã hợp tác và tiến hành các cuộc thảo luận cấp cao với nhiều tổ chức và hiệp hội khác nhau, như BRICS, ASEAN…”.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng không nên áp đặt quan điểm thân phương Tây hoặc phương Đông từ ý định gia nhập BRICS của Ankara.

Chuyên gia William Gourlay cho rằng việc chấp nhận Thổ Nhĩ Kỳ – quốc gia có 85 triệu dân và là nền kinh tế lớn thứ 19 thế giới – sẽ tăng thêm sức nặng địa chính trị cho BRICS, khối được coi là đối trọng với G7.

Theo ông William Gourlay, những động thái trên diễn ra vào thời điểm lòng tin chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ dường như đang dao động.

Quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã xuống mức thấp nhất.

Năm ngoái, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đe dọa sẽ “chia tay” EU (dù chưa thể đặt chân vào liên minh này) và bày tỏ nguyện vọng trở thành thành viên thường trực của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).

Theo chuyên gia William Gourlay những lời đề nghị gần đây của Ankara đối với BRICS cho thấy chủ nghĩa thực dụng. Khi nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ phát triển trong 2 thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng tự tin hơn trên trường quốc tế.

Hiện tại, nước này ít phải lo lắng hơn về việc theo đuổi chính sách đối ngoại không tuân theo đường lối của các đối tác phương Tây. Trong khi đó, Ankara ngày càng thất vọng vì thiếu tiến triển trong việc gia nhập EU. Các cuộc đàm phán gia nhập bắt đầu vào năm 2005 nhưng đã trì trệ trong một thời gian.

Có mất đi đòn bẩy chiến lược?

Chuyên gia William Gourlay cho rằng, những lo ngại của châu Âu về việc cho Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU không phải là không có cơ sở.

Một báo cáo của Nghị viện châu Âu về Thổ Nhĩ Kỳ được công bố vào năm 2023 đã nêu ra một danh sách dài các mối quan ngại, bao gồm các hạn chế đối với phương tiện truyền thông, phe đối lập và người Kurd; quyền của phụ nữ suy giảm; thiếu sự độc lập của tư pháp và việc Ankara từ chối tuân thủ phán quyết của Tòa án Nhân quyền châu Âu.

Trong khi đó, BRICS mang lại cho Thổ Nhĩ Kỳ một giải pháp thay thế về chính trị-kinh tế thay cho EU.

Chuyên gia William Gourlay nhận định việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS sẽ phải đối mặt với các điều kiện ít nghiêm ngặt hơn.

Thêm nữa, Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ nồng ấm với Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ từng nhấn mạnh thương mại với Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh chóng, đến mức siêu cường này hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ankara hy vọng sẽ mở rộng xuất khẩu nông sản sang Bắc Kinh. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, kết nối nước này với một số quốc gia Trung Á. Do đó, theo chuyên gia William Gourlay, việc Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm tư cách thành viên của BRICS và các nhà hoạch định của Ankara coi trọng BRICS là điều dễ hiểu.

Liệu rằng khi trọng tâm địa chính trị toàn cầu chuyển từ Tây bán cầu sang Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Thổ Nhĩ Kỳ có thể mất đi đòn bẩy chiến lược – vị thế thường được ca ngợi là cầu nối giữa Đông và Tây? Chuyên gia William Gourlay khẳng định việc gia nhập BRICS sẽ mang lại lợi ích cho Thổ Nhĩ Kỳ, đưa nước này vào một khối mới nổi bao trùm các khu vực và kết nối các nền kinh tế đang phát triển.

Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ
Việc Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của BRICS có thể mang lại cơ hội tái khẳng định vai trò là cầu nối của Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: AP)

Có thể “cân bằng”

Tất nhiên, theo chuyên gia Australia, việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS không phải là điều hiển nhiên bởi tất cả các thành viên hiện tại của BRICS sẽ phải chấp thuận đơn xin gia nhập của Ankara.

Ngay cả khi Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS, theo chuyên gia William Gourlay, điều này cũng không nên được coi là sự phủ nhận phương Tây.

Tổng thống Erdogan gần đây đã nhận xét rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bị buộc phải lựa chọn giữa châu Âu hoặc Tổ chức Hợp tác Thượng hải (SCO), mà nước này có thể duy trì quan hệ và hợp tác với cả hai.

Ở đây, chuyên gia William Gourlay đưa ra một phép so sánh với Ấn Độ, quốc gia là thành viên sáng lập BRICS và là thành viên chính thức của SCO, nhưng cũng là thành viên của nhóm Bộ tứ (gồm cả Mỹ, Nhật Bản và Australia).

Chuyên gia William Gourlay kết luận các nhà hoạch định chính sách phương Tây không nên coi khuynh hướng địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ là một “trò chơi có tổng bằng 0” (nếu một trong hai bên thu được lợi ích thì bên còn lại sẽ thiệt hại tương đương).

Việc Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của BRICS có thể mang lại cơ hội tái khẳng định vai trò là cầu nối của Thổ Nhĩ Kỳ, không những giữa các châu lục mà còn là cầu nối giữa các khối địa chính trị.

Chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ rất tự chủ và có đường lối rõ ràng

Trả lời phỏng vấn TG&VN, Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải từng nhận định: Đến nay, các chuyên gia đều đánh gia Thổ Nhĩ Kỳ trước hết là cường quốc ở khu vực và tham vọng không chỉ dừng lại ở khu vực mà còn trên phạm vi toàn cầu. Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO, nhưng khi Mỹ và phương Tây tuyên bố các biện pháp trừng phạt Nga về vấn đề Crime hay Ukraine thì Thổ Nhĩ Kỳ đều phản kháng chính đồng minh của mình trong NATO.

Nhiều người cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ rất muốn xích lại gần với Nga, nhưng trên thực tế thì họ ủng hộ Ukraine dưới góc độ bảo vệ chủ quyền quốc gia thông qua các hành động như hỗ trợ một phần về mặt quân sự, sử dụng quyền trong eo biển Bosporus trong thời gian xung đột để hạn chế tàu chiến của Nga đi qua eo biển này. Nói cách khác, Thổ Nhĩ Kỳ đang thi hành chính sách rất tự chủ và họ có cơ sở, nguồn lực để duy trì điều đó.

Chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ rất tự chủ và có đường lối rõ ràng để thực hiện được chính sách đó. Thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ phải chịu rất nhiều sức ép từ những nước không muốn họ tự chủ. Với những nước muốn thi hành chính sách tự chủ thì họ phải trả lời được ít nhất 2 câu hỏi. Thứ nhất là họ có thực sự muốn có chính sách tự chủ không? Thứ hai là nếu tự chủ thì nguồn lực ở đâu để tự chủ? Và tôi tin chắc rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã trả lời được hai câu hỏi đó.

Khi có chuyện bất đồng với các nước EU, chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẵn sàng trục xuất 13 đại sứ EU khỏi đất nước. Điều đó chứng tỏ họ rất kiên quyết và để có sự kiên quyết đó rõ ràng họ phải có sự hậu thuẫn, không phải từ các nước bên ngoài mà chính là sự ủng hộ của người dân trong nước dựa trên nguồn lực có được. Nếu có sự căng thẳng với các nước châu Âu, họ chấp nhận sự thua thiệt nhưng sự thua thiệt đó có thể chấp nhận.





Nguồn: https://baoquocte.vn/tho-nhi-ky-trong-su-chon-lua-dong-tay-long-tin-dao-dong-nhung-khong-choi-tro-co-tong-bang-0-muon-gia-nhap-brics-cung-vi-mot-le-287501.html

Cùng chủ đề

Thúc đẩy các chính sách phát triển bền vững, tạo ra sản phẩm xanh

Sáng 24/9, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và Cục Xúc tiến thương mại (Vietrade - Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức họp báo công bố chi tiết về Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh năm 2024 (GEFE 2024),...

Mỹ đưa đề xuất mới liên quan đến “Rồng lửa” S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ

Trong nỗ lực khép lại câu chuyện Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga dẫn đến việc Ankara bị loại khỏi chương trình F-35 của Mỹ, Washington đã đề xuất rằng họ sẽ nắm quyền kiểm soát S-400 để đổi...

EU tụt hậu trong cuộc đua bán dẫn toàn cầu

Tại Đạo luật chip châu Âu, EU đặt mục tiêu chiếm 20% chuỗi giá trị vi mạch toàn cầu vào năm 2030, tăng từ mức khoảng 9% của năm 2022. Tuy nhiên, một báo cáo của Ủy ban châu Âu vào tháng 7/2023 đã hạ thấp mức kỳ vọng xuống chỉ còn 11,7%. Đầu tuần trước, Intel - một trong những tập đoàn sản xuất chip hàng đầu thế giới, đã thông báo hoãn xây dựng nhà máy sản...

Động thái mới của Thổ Nhĩ Kỳ ở Biển Đen

Trang Militarnyi của Ukraine hôm 19/9 dẫn nguồn blog Thổ Nhĩ Kỳ cho biết quốc gia liên lục địa Á-Âu này đã bắt đầu vận chuyển một bến tàu nổi mới do Moscow đặt hàng qua Biển Đen để đến các cơ sở đóng tàu tại...

Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược tới Belarus, Tổng tư lệnh Ukraine nguy cơ mất chức, Mỹ gia hạn cấm vận...

Ukraine trừng phạt hàng loạt cá nhân và tổ chức, Mỹ trừng phạt 6 đối tượng hỗ trợ Triều Tiên và Nga, gia hạn cấm vận thương mại Cuba, Nga nêu điều kiện giải quyết xung đột Ukraine với phương Tây… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tàu 404, Vùng 4 Hải quân tiếp nhận ngư dân gặp nạn về đảo Trường Sa điều trị

Chiều 24/9, Tàu 404, Vùng 4 Hải quân đã bàn giao bệnh nhân được quân y đảo Tiên Nữ chẩn đoán bị viêm ruột thừa cấp lên đảo Trường Sa điều trị, cấp cứu.

Lễ công bố biểu tượng hữu nghị quốc tế TP. Hồ Chí Minh

Lễ công bố biểu tượng hữu nghị quốc tế TP. Hồ Chí Minh diễn ra chiều 24/9 tại Công viên Bến Bạch Đằng nằm trong khuôn khổ Đối thoại hữu nghị TP. Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Friendship Dialogue - FD) năm 2024.

Nghe ‘Những bông hoa biển’ chia sẻ về các mô hình hay, cách làm sáng tạo

"Những bông hoa biển" - họ là điển hình tiên tiến gắn với những mô hình hay, cách làm sáng tạo; những tấm gương về tinh thần vượt khó, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao…

Các ngoại trưởng G7 nhóm họp bên lề Đại hội đồng LHQ, ra tuyên bố về loạt vấn đề nóng

Ngày 23/9, các ngoại trưởng của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tiến hành một cuộc họp bên lề khóa họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York Mỹ.

Malaysia Airlines chính thức khai trương đường bay Kuala Lumpur

Việc có thêm đường bay mới sẽ giúp nâng tổng số chuyến của các hãng bay từ Kuala Lumpur - Đà Nẵng lên 28 chuyến mỗi tuần.

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát...

Ngày 22-9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao...

Giao tranh căng thẳng ở Kursk, lực lượng Ukraine tổn thất loạt khí tài đắt đỏ

Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong cuộc họp báo ngày 22 tháng 9 rằng các Lữ đoàn cơ giới số 22, 41, 115; Lữ đoàn xe tăng số 17; Lữ đoàn tấn công đường không số 95; Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 36;...

Tổng thống Ukraine thừa nhận đối mặt với cuộc xung đột ‘bất khả thi’ nếu bị Mỹ cự tuyệt ‘kế hoạch chiến thắng’

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận, nếu người đồng cấp Mỹ Joe Biden từ chối ủng hộ “kế hoạch chiến thắng” do Kiev soạn thảo, quốc gia Đông Âu sẽ phải đối mặt với xung đột kéo dài nhiều thương vong.

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2: Quyên góp gần 300 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị lũ lụt

Chương trình Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 diễn ra từ ngày 19- 22/9 tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm đã thu hút hơn 50.000 lượt người dân và du khách. Trong chương trình, Ban tổ chức còn tổ chức quyên góp, ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng do thiên tai, bão lũ với số tiền thu được là 288 triệu đồng. Chiều 22/9, Festival Thu Hà Nội...

Cùng chuyên mục

Các ngoại trưởng G7 nhóm họp bên lề Đại hội đồng LHQ, ra tuyên bố về loạt vấn đề nóng

Ngày 23/9, các ngoại trưởng của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tiến hành một cuộc họp bên lề khóa họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York Mỹ.

Nga rục rịch động thái mới ở Đại Tây Dương, “bắt tay” Trung Quốc làm một việc ở Thái Bình Dương

Nga chuẩn bị mở một cảng chiến lược mới ở Đại Tây Dương theo thỏa thuận hợp tác quân sự với quốc đảo São Tomé và Príncipe ở châu Phi.

Cựu Thủ tướng Nhật Bản ‘dẫn dắt’ đảng đối lập chính, hứa hẹn thổi ‘làn gió mới’ với mục tiêu kiểm soát Hạ viện

Ngày 23/9, cựu Thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko đã giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu cuối cùng bầu Chủ tịch đảng Dân chủ Lập hiến (CDPJ) - đảng đối lập lớn nhất ở nước này.

Đây là loại vũ khí nâng cấp đang được Nga sử dụng rộng rãi để tạo ưu thế, sức mạnh thế nào?

Nhiều loại bom hạng nặng nâng cấp đang được Nga sử dụngĐêm 23 tháng 9, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã tiến hành các cuộc không kích bằng bom được nâng cấp nhằm vào các mục tiêu ở hậu phương của thành phố Zaporozhie....

Mới nhất

KITA Group khởi động dự án Stella Icon Cần Thơ | Dự án | Tài Chính

Dịp này, KITA Group giới thiệu chiến lược phát triển 10 năm đưa KITA Airport City trở thành trung tâm kinh tế, hành chính, vui chơi giải trí mới của thành phố Cần Thơ và Tây Nam Bộ.Đặc biệt, sau một thời gian phát triển mạnh...

Giai điệu dân ca Việt Nam lại vang lên tại Berliner Philharmonie

Theo phóng viên TTXVN tại Đức, tối 23/9 (giờ địa phương), tại khán phòng hòa nhạc lớn của nhà hát , nơi được coi là"Thánh đường âm nhạc“ của thủ đô Berlin, lại vang lên những giai điệu dân ca Việt Nam. Các tiết mục được các nhạc công trình diễn...

Toàn văn phát biểu chính sách của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Đại học Columbia

  Nhân dịp tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 và làm việc tại New York, Mỹ, sáng 23.9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Columbia. Lao Động xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng...

Nghị sỹ New Zealand tự hào về nguồn gốc Việt Nam

VOV.VN - Chị Phạm Thị Ngọc Lan chia sẻ, bố của chị là người Việt, ông luôn là tự hào về nguồn gốc Việt Nam và đã truyền điều đó sang cho chị và các anh chị em của mình.    Cộng đồng người Việt ở nước ngoài đang ngày càng đông đảo song việc duy trì sự kết nối và...

Nâng cao chất lượng cuộc sống vì mục tiêu phát triển con người

Dự Hội thảo có Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Minh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã...

Mới nhất