Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc sinh lớp 1 học như "thợ cày", ngày 8-9 tiếng: Chuyện...

Học sinh lớp 1 học như “thợ cày”, ngày 8-9 tiếng: Chuyện không hiếm


“Nhiều gia đình không xem học ngoại ngữ, học lập trình là học thêm”

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền dòng chia sẻ không xác định danh tính về lịch học của học sinh lớp 1.

Nội dung chia sẻ ghi: “Lịch bạn nhà mình học lớp 1: Sáng và chiều đi học trên trường, 4h30 đón về; 5h học luyện chữ đến 7h về; 7h đi học thêm đến 9h30 về; 22h làm bài tập về nhà trên lớp; làm bài tập thêm ở sách nâng cao ngoài đến 0h đi ngủ. 

Nếu đợt nào có kiểm tra, luyện đề cô cho đến 1-2h sáng mới đi ngủ.

Sau 1 năm học: Giải nhất Trạng Nguyên cấp tỉnh; giải nhất Olympic cấp quốc gia; tổng được 4 giải 4 huy chương vàng cấp tỉnh và quốc gia môn tiếng Việt và toán.

Vậy mà chưa là gì so với các bạn trong lớp và trường”.

Học sinh lớp 1 học như thợ cày, ngày 8-9 tiếng: Chuyện không hiếm - 1

Hình ảnh về lịch học của học sinh lớp 1 được lan truyền trên mạng xã hội (Ảnh chụp màn hình).

Cô N.T.H., giáo viên tiểu học tại Hà Nội, nhận định, nội dung chia sẻ này không có độ tin cậy. Lý do cô H. đưa ra là rất hiếm lớp học thêm nào thiết kế thời gian 2 tiếng đồng hồ cho trẻ lớp 1. 

Đồng thời, việc cha mẹ để cho trẻ luyện đề đến 1-2h sáng là điều hi hữu và hiếm gặp.

Tuy nhiên, cô H. thừa nhận, tình trạng trẻ tiểu học ở Hà Nội ra khỏi nhà lúc 7h30 sáng và về nhà lúc 7h30 tối khá phổ biến.

Giảng dạy bậc tiểu học gần 20 năm, cô N.T.H. cho biết, nhiều phụ huynh có quan niệm kép về học thêm. 

“Với không ít cha mẹ, học thêm là học toán, tiếng Việt và các môn học khác trong nhà trường. Còn học các môn ngoài chương trình như ngoại ngữ, lập trình, nhảy múa, mỹ thuật… không phải là học thêm. 

Từ quan niệm đó, họ đăng ký cho con học rất nhiều các khóa học ngoài nhà trường, hoàn toàn không cho rằng những khóa học này cũng lấy mất thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cần thiết của con cái”, cô N.T.H. nhận định.

Cô H. quan sát, nhiều học sinh đến các lớp học ngoại khóa ngay sau giờ tan trường. “Có em học tiếng Anh 2 buổi/tuần, học toán tư duy 1 buổi/tuần, học lập trình 1 buổi/tuần, học bóng rổ 2 buổi/tuần, học đàn 2 buổi/tuần, tổng cộng 8 buổi học ngoại khóa/tuần. Nhưng phụ huynh nói rằng cháu học rất nhàn, không học thêm gì”, cô H. chia sẻ.

Học sinh lớp 1 học như thợ cày, ngày 8-9 tiếng: Chuyện không hiếm - 2

Phụ huynh đưa trẻ tựu trường (Ảnh: Nam Anh).

Ở góc độ phụ huynh, chị Hoàng Thị Thanh Hương (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, con chị chỉ học thêm môn duy nhất là tiếng Anh nhưng ngày nào cũng 10h đêm mới đi ngủ.

“1 tuần con tôi có 2 buổi về nhà lúc 7h tối vì học thêm tiếng Anh ở trung tâm, những ngày còn lại về nhà vào 5h chiều. Buổi tối, để làm hết bài tập cô giao, cháu thường mất 1-2 tiếng. Cháu viết chậm và viết sai nhiều, làm tính hay nhầm lẫn.

Vào lớp 1 được gần 1 tháng, hầu như ngày nào cháu cũng học đến 9h30 mới xong bài. Tổng thời gian học ở trường lẫn ở nhà có khi lên đến 8-9 tiếng, như thợ cày.

Mỗi lần nhận tin nhắn của cô giáo nhận xét con viết ẩu, đọc kém là tôi lại áp lực, lại gò con luyện chữ, luyện đọc.

Nhiều gia đình không có khả năng rèn con, phải đưa con đi học thêm, chứ không phải họ mong con thành ông nọ bà kia”, chị Hương nói.

“Không nên cho trẻ tiểu học đi học thêm, nhất là lớp 1”

Đó là lời khuyên của thầy Đào Chí Mạnh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hội Hợp B (Vĩnh Phúc). 

Thầy Mạnh nhận định, trẻ chậm viết, chậm đọc, chậm làm toán là điều hoàn toàn bình thường. 

Trong bối cảnh rất nhiều học sinh tham gia lớp tiền tiểu học, biết đọc, viết, tính toán trước khi vào lớp 1, sự khác nhau về kỹ năng, nhận thức giữa các học sinh trong cùng 1 lớp là điều đương nhiên. Giáo viên sẽ dạy theo chương trình chuẩn chứ không dạy theo những gì học sinh đã biết. Do đó, cha mẹ không nên lo lắng.

“Tôi khẳng định, các con chỉ cần học 2 buổi/ngày ở lớp và không đi học thêm ở đâu, đến cuối năm, các con sẽ biết đọc, biết viết, biết làm toán, ngoại trừ các bạn có vấn đề về sức khỏe”, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hội Hợp B nhấn mạnh.

Học sinh lớp 1 học như thợ cày, ngày 8-9 tiếng: Chuyện không hiếm - 3

Học sinh lớp 1 trong ngày tựu trường tại TPHCM (Ảnh: Nam Anh).

Thầy Đào Chí Mạnh cũng lưu ý, giáo viên nên là người giúp phụ huynh giải tỏa lo lắng thay vì làm họ lo lắng hơn. Trong đó, giáo viên cần thay đổi thói quen cũ để dạy theo hướng phân hóa học sinh, căn cứ trên xuất phát điểm của mỗi em là khác nhau.

Khi dạy học phân hóa, học sinh có xuất phát điểm thấp hơn sẽ nhận được sự hỗ trợ riêng từ giáo viên để đạt các mục tiêu học tập. Do đó, trẻ không cần đi học thêm.

Cô N.T.H. nêu quan điểm, để trẻ không phải đi học thêm, cả thầy cô và cha mẹ đều phải xem trọng thời gian nghỉ ngơi của trẻ.

“Giáo viên cần bình tĩnh trước sự tiến bộ chậm của học sinh, không thúc ép học sinh phải đạt năng lực đồng đều nhau.

Cha mẹ cần bình tĩnh trước sự phát triển của con, không trang bị cùng một lúc quá nhiều kỹ năng, kiến thức. 

Việc học kỹ năng rất tốt, nếu trẻ yêu thích nữa thì không có áp lực. Song đó cũng là cái bẫy tâm lý khiến cha mẹ càng muốn con học nhiều hơn nữa. 

Hệ quả của việc này là trẻ rất ít thời gian ở nhà, ít thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn, lâu dần sẽ mất kết nối với gia đình cũng như thế giới xung quanh”, cô H. bày tỏ.

Theo quy định về dạy thêm học thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cấm dạy thêm với học sinh tiểu học. Dự thảo Thông tư mới bỏ nội dung này, thay thế bằng quy định không dạy thêm với học sinh học 2 buổi/ngày.

Như vậy, đối tượng không được tổ chức dạy thêm mở rộng hơn với không chỉ học sinh tiểu học mà còn cả học sinh cấp 2 ở các trường tổ chức dạy học 2 buổi.



Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/hoc-sinh-lop-1-hoc-nhu-tho-cay-ngay-8-9-tieng-chuyen-khong-hiem-20240923150838984.htm

Cùng chủ đề

Các trường được thu tiền học thêm như thế nào?

Tính đến thời điểm hiện tại, quy định về việc dạy thêm, học thêm đang được thực hiện theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm. Trong đó, Điều 7 của thông tư này nêu rõ việc thu và quản lý tiền học thêm trong và ngoài nhà trường. Cụ thể, đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường, việc thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho...

Trao tặng hơn 1,7 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 toàn quốc

Ngày 23/9, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công ty Honda Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 (năm học 2024-2025) trên toàn quốc. Lễ phát động chương trình được tổ chức tại Trường tiểu học Vạn Bảo (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội). Đại diện các cơ quan nhấn nút phát động chương trình Trao tặng mũ bảo hiểm cho...

‘Học thêm thì thời nào cũng có và không dập tắt được’

TPO - TS Giáp Văn Dương cho rằng, học thêm là một nhu cầu có thật của học sinh. Thời nào cũng có và không dập tắt được. Vấn đề là tổ chức làm sao để không xung đột lợi ích, gây thiệt hại và mệt mỏi cho học sinh. Do đó, tốt nhất là học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước đi trước, cho phép các trung tâm tổ chức dạy thêm. ...

“Học thêm thì thời nào cũng có và không dập tắt được”

TS Giáp Văn Dương Do đó, theo TS Dương, tốt nhất là học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước đi trước, cho phép các trung...

Trường học tại Hà Nội được thu tiền học thêm bao nhiêu?

Theo quy định của UBND thành phố Hà Nội, mức thu tiền học thêm do thỏa thuận bằng văn bản giữa cha mẹ học sinh với nhà trường, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương và không vượt quá mức trần tối đa theo quy định.Cụ thể, mức thu cấp THCS dao động từ 6.000 đồng đến 26.000 đồng/học sinh/tiết học, tùy theo số học sinh/lớp.Mức thu cấp THPT dao động từ 7.000...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cuộc sống tại phân khu Vịnh Thiên Đường: Nghỉ dưỡng mỗi ngày

Tận hưởng cuộc sống sôi động quanh nămDo quỹ thời gian eo hẹp, gia đình chị Phương Lan (36 tuổi) thường dành các dịp cuối tuần để du lịch ngắn ngày tại điểm nghỉ dưỡng quanh Hà Nội. Đây là khoảng thời gian quý giá để cả gia đình cùng chia sẻ, gắn kết và mỗi thành viên xả hơi, nạp năng lượng.Tuy nhiên, theo chia sẻ của chị Lan, sắp tới đây, gia đình chị chẳng cần...

Cô giáo bỏ dở bữa trưa, đánh thức hơn 200 học sinh thoát thảm họa sạt lở

Những ngày này, cô Bùi Thị Châm (33 tuổi) cùng các giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú và Trung học cơ sở Trung Lý, xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa tất bật nấu cơm cho 214 học sinh.Kể với phóng viên Dân trí, cô Châm cho biết, trưa 22/9, sau khi cùng các thầy, cô trong trường kiểm tra khu ký túc xá, thấy mọi thứ đều ổn, cô về nhà nấu...

Huyện Đan Phượng dừng đấu giá 52 lô đất để rà soát

Công ty Đấu giá Hợp danh số 5 - Quốc gia ngày 23/9 đã có Thông báo 2463 tạm dừng tổ chức phiên đấu giá 26 thửa đất thuộc khu Đồng Sậy - Trẫm Sau (giai đoạn 2), thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng (Hà Nội). Việc tạm dừng này là theo yêu cầu của UBND huyện Đan Phượng để rà soát công tác đấu giá theo quy định hiện hành (Luật Đất đai 2024).Khách hàng đăng ký tham...

Sợ thuyền chìm, dân vạn chài thức trắng đêm canh lũ

(Dân trí) - Lũ về, các hộ dân xóm vạn chài dưới chân cầu Yên Xuân (Nghệ An) phải thức trắng đêm, sợ thuyền chìm. Ngày 24/9, tại Nghệ An đã ngớt mưa nhưng nước từ thượng nguồn đổ về khiến sông Lam đục ngầu, cuồn cuộn chảy. Chiếc thuyền nhỏ của gia đình chị Phạm Thị Hoa (42 tuổi, xóm vạn chài xã Xuân Lam, Hưng Nguyên, Nghệ An), dù chằng buộc, neo vào cọc, trụ đá nhưng vẫn...

Biển Đông có thể đón 5 cơn bão trong 3 tháng cuối năm

(Dân trí) - Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu dự báo tháng 10-12, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm. Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu cho biết, tổng hợp kết quả dự báo của các trung tâm dự báo khí hậu trên thế giới, hiện nay ENSO có...

Bài đọc nhiều

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Sạt lở nghiêm trọng vào trường học, Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao UBND huyện Lang Chánh theo dõi diễn biến sạt lở, báo cáo kịp thời khi có tình huống nguy hiểm xảy ra.Làm rào chắn, cắm mốc quan trắc và biển cảnh báo nguy hiểm trong phạm vi sạt lở. Không cho người, xe cộ đi vào khu vực sạt lở và có nguy cơ bị...

Bí quyết làm chủ cảm xúc

Cảm xúc nóng giận, lo âu sẽ khiến cho chúng ta gặp phải các vấn đề về sức khỏe như căng thẳng, đau đầu, mất ngủ, tăng huyết áp, trầm cảm… ...

VinUni trở thành đại học trẻ nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao

QS Stars là một phần của hệ thống đánh giá của Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục Quacquarelli Symonds - thang đo chất lượng giáo dục được công nhận bởi các trường đại học nổi tiếng trên toàn thế giới. Hệ thống xếp hạng trên các tiêu chí trải nghiệm học tập, chất lượng đầu ra của sinh viên, tính bền vững, hội nhập toàn cầu, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Trong đó, xếp...

Cùng chuyên mục

Phân biệt đối xử khi khen học sinh ủng hộ đồng bào miền Bắc, gây bất bình: Trường nói gì?

Sau đợt vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh ủng hộ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3, sáng 23-9, Trường tiểu học Lê Quý Đôn, quận Gò Vấp, TP.HCM, đã trao giấy khen để động viên học sinh tích cực tham gia phong trào trên.Tuy nhiên, việc khen thưởng này lại khiến...

Ăn cơm trưa tại căng tin trường, 12 học sinh nhập viện

Chiều 24/9, thông tin từ cơ quan chức năng huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang cho biết, trưa 23/9, một số học sinh Trường THCS và THPT Kiên Hải đã ăn cơm tại căng tin nhà trường. Đến chiều cùng ngày, một số học sinh của...

Mới nhất

Làng Quỳnh Đôi được công nhận là điểm du lịch

Ngày 24/9, UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định về việc công nhận điểm du lịch Làng Quỳnh Đôi tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu. ...

Viettel DevOps Sphere – sức mạnh ấn tượng của sản phẩm Make in Vietnam

Rút ngắn thời gian triển khai phần mềm chỉ còn vài giờ  Trước đây, mỗi khi triển khai cập nhật bản phần mềm, Nguyễn Hoài Nam - kỹ sư của ở một doanh nghiệp tại Hà Nội, thường phải mất hàng tuần để thực hiện. Không chỉ riêng vấn đề thời gian kéo dài, quá trình này còn phức...

Chàng trai người Pa Cô làm giàu trên miền đất khó Hồng Thái

Điều ghi nhận khác, anh Nguyễn Văn Mạnh rất được đồng bào ở địa phương tin tưởng. Đặc biệt, anh luôn sẵn lòng giúp đỡ các gia đình, bà con. Nhà ai có heo, gà bệnh đều nhờ anh Mạnh đến tiêm chích, cho thuốc uống. Những dịp như vậy, anh Mạnh lại tận tình chia sẻ...

Tàu 404, Vùng 4 Hải quân tiếp nhận ngư dân gặp nạn về đảo Trường Sa điều trị

Chiều 24/9, Tàu 404, Vùng 4 Hải quân đã bàn giao bệnh nhân được quân y đảo Tiên Nữ chẩn đoán bị viêm ruột thừa cấp lên đảo Trường Sa điều trị, cấp cứu.

Mới nhất