Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngĐường sắt đô thị Nam Thăng Long

Đường sắt đô thị Nam Thăng Long


Thông báo nêu: Thời gian qua, cơn bão số 3 Yagi đã gây ảnh hưởng nặng nề đến nước ta, gây ra mất mát rất lớn về người, thiệt hại tài sản của nhà nước và nhân dân (tổng thiệt hại khoảng trên 40.000 tỷ đồng), ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế – xã hội, có thể làm giảm GPD cả nước năm 2024 khoảng 0,15%. Một lần nữa tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, tình quân dân, nghĩa đồng bào, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc lại được thể hiện một cách rõ nét.

Trong bối cảnh phải bứt phá triển khai các công việc để hoàn thành các mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra, trong đó có 3.000km đường cao tốc đến năm 2025; vừa là động lực tăng trưởng cho các địa phương và cả nước, tạo không gian phát triển mới (khu dịch vụ, công nghiệp, đô thị mới…), tạo ra giá trị gia tăng của đất đai; giảm chi phí vận tải giúp cạnh tranh của hàng hóa; tạo thuận lợi cho nhân dân, doanh nghiệp đi lại; hơn nữa trong tình hình cả nước đang chung tay khắc phục hậu quả của bão, lũ, chúng ta phải đẩy mạnh cho tăng trưởng, ưu tiên tăng trưởng, thì việc triển khai các dự án lại càng cấp thiết và là nhiệm vụ quan trọng. Do đó, nhiệm vụ thúc đẩy đầu tư công, trong đó đầu tư hạ tầng giao thông vận tải cần sự vào cuộc cả hệ thống chính trị. Các cấp ủy chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội theo chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, chủ động hoàn thành các cam kết, lời hứa, lời nói của mình.

Để góp phần khắc phục hậu quả bão, lũ, góp phần giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, các bộ, ngành địa phương, các chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công theo chức năng nhiệm vụ được giao cần nỗ lực triển khai các dự án với tinh thần đã hứa phải làm, đã làm thì có kết quả, có sản phẩm cụ thể, quan tâm đến chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường; phát huy tinh thần “vượt nắng thắng mưa, không thua bão lũ”, thích ứng với tự nhiên, thời tiết bất thường.

Tổng số dự án thuộc danh mục Ban Chỉ đạo là 40 dự án/92 dự án thành phần trên 3 lĩnh vực là đường bộ, đường sắt và hàng không; đi qua địa phận của 48 tỉnh, thành phố. Đến nay đã hoàn thành 2.021 km đường cao tốc; đang thi công khoảng 1.700 km đường cao tốc và đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư để sớm khởi công tiếp khoảng 1.400 km đường bộ cao tốc. Như vậy mục tiêu hoàn thành 3.000 km vào năm 2025 là khả thi và có thể đạt được nhưng không thể chủ quan nhất là trong thời gian tới thời tiết còn có mưa bão, biến đổi bất thường, bất lợi.

Kinh nghiệm thời gian qua nhất là trong công tác phòng chống đại dịch Covid-19, xây dựng đường đây 500KV mạch 3 đoạn Quảng Trạch – Phố Nối, triển khai cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020,… cho thấy, các nhiệm vụ, các mục tiêu tuy có khó khăn, đôi lúc tưởng chừng không thể thực hiện nhưng nếu có sự quyết tâm, sự nỗ lực cố gắng, vượt qua chính mình, sự đoàn kết, nhất trí, huy động sức mạnh tổng hợp sẽ vượt qua và chiến thắng. Cần phát huy kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua nhất là phong trào thi đua 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc.

Thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 13, đến nay các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành 11 nhiệm vụ đúng thời hạn yêu cầu, đang tích cực triển khai 28 nhiệm vụ là công việc chỉ đạo, điều hành thường xuyên và 01 nhiệm vụ chưa đến hạn. Trong đó các địa phương đã thực hiện tốt các nhiệm vụ Ban chỉ đạo giao trong công tác chuẩn bị đầu tư như: (1) Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng các tỉnh liên quan để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chủ trương lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh; (2) Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương đã điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành; (3) Tỉnh Cao Bằng đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để làm rõ các ý kiến thẩm định về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh; (4) Các tỉnh Sơn La, Thái Bình, Lâm Đồng, Bình Dương đang lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu, Ninh BìnhHải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình, Tân Phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương, Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành bám sát tiến độ đề ra; (5) tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt dự án Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua Ninh Bình. Thay mặt Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ biểu dương tinh thần quyết liệt, dám nghĩ, dám làm của các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh nêu trên, vì mục tiêu đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông của địa phương và cả nước để phấn đấu đạt mục tiêu Đại hội đảng lần thứ XIII của Đảng đã đề ra. Thay mặt Ban chỉ đạo, Thủ tướng biểu dương đánh giá các Bộ và các cơ quan đã thực thiện tốt các nhiệm vụ Ban chỉ đạo giao; đồng thời biểu dương tinh thần của tỉnh Đắk Lắk đã chủ động, nỗ lực tổ chức triển khai dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột (dự án thành phần số 3) bảo đảm tiến độ.

Bên cạnh đó, một số địa phương cần rút kinh nghiệm trong việc triển khai chậm công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm. Một số địa phương thực hiện thủ tục cấp mỏ, nâng công suất, điều phối vật liệu cho các dự án khu vực phía Nam còn chậm như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, chưa đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành mục tiêu của Phong trào thi đua “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc” đã được Thủ tướng Chính phủ phát động vào ngày 18 tháng 8 năm 2024 tại tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời cần phát huy những bài học kinh nghiệm đã được đúc kết trong thời gian vừa qua như sau:

Thứ nhất, bài học về công tác quản lý lãnh đạo, điều hành, chỉ đạo, chỉ huy với tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó; phân công phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ kết quả; kết quả phải cân đong, đo, đếm được để từ đó dễ kiểm tra, dễ giám sát và dễ đánh giá; tăng cường kiểm tra giám sát.

Thứ hai, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động nguồn lực toàn xã hội, huy động cả hệ thống chính trị xác định các dự án trọng điểm là nhiệm vụ trọng tâm; các cấp ủy phải vào cuộc, lãnh đạo chỉ đạo; các cấp chính quyền tổ chức thực hiện; Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, ban dân vận theo chức năng nhiệm vụ hỗ trợ, phối hợp với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng với tinh thần “tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”; thực hiện 4 tại chỗ: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, trang thiết bị tại chỗ, hậu cần tại chỗ; các nhà thầu chính phối hợp, kết hợp nhà thầu phụ tại địa phương thi công để phát huy lợi thế hiểu rõ điều kiện địa hình, điều kiện tự nhiên tại khu vực vừa tạo việc làm, vừa giúp doanh nghiệp địa phương trưởng thành, lớn mạnh; trong tương lai có thể tiếp tục tham gia triển khai các dự án lớn, quan trọng quốc gia qua các địa phương.

Thứ ba, chủ đầu tư, các đơn vị thi công thực hiện dự án phải nỗ lực không ngừng nghỉ, chủ động tích cực, bản lĩnh của ngành giao thông vận tải và sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp ở cả Trung ương và địa phương, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, các nhà thầu chính tạo điều kiện, hợp tác để các doanh nghiệp, nhà thầu địa phương làm nhà thầu phụ để từng bước lớn mạnh, với tinh thần “chia sẻ, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển, cùng có niềm vui, hạnh phúc và niềm tự hào”.

Thứ tư, tăng cường công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng, giữa các cấp, các ngành, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị bảo đảm khoa học, hiệu quả công việc; phải có chính kiến, không đùn đẩy né tránh.

Thứ năm, vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm; xây dựng, phát động phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, kịp thời động viên, khen thưởng, tạo không khí hăng say làm việc, tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc; các cơ quan truyền thông, báo chí nỗ lực, làm tốt công tác tuyên truyền, khắc họa gương người tốt, việc tốt trên công trường, dự án, vận động người dân, tạo sự đồng thuận, đồng lòng triển khai Dự án. Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tham ô, tham nhũng.

Đường sắt đô thị Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo hoàn thành trước ngày 15/10/2024

Tại Thông báo này, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ ngành, địa phương thực hiện. Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu về chuẩn bị đầu tư:

Thành phố Hà Nội, Cao Bằng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để sớm phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Đồng Đăng – Trà Lĩnh và đường sắt đô thị Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo, hoàn thành trước ngày 15 tháng 10 năm 2024.

Các tỉnh Sơn La, Thái Bình, Bình Dương bám sát kế hoạch đề ra, phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành để hoàn thành các thủ tục, sớm phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án Hòa Bình – Mộc Châu (hoàn thành trong tháng 10 năm 2024); Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình theo phương thức PPP (phấn đấu hoàn thành tháng 10 năm 2024); Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành theo Nghị quyết của Chính phủ.

Tỉnh Lâm Đồng khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại buổi làm việc ngày 04/9/2024, rà soát phương án đầu tư, sớm phê duyệt dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương; hoàn thành trong tháng 10 năm 2024.

Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các bộ, ngành để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các thủ tục đầu tư để sớm trình cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương đầu tư dự án Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Hà Nội chủ trì tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền cân đối tổng mức đầu tư giữa các dự án thành phần thuộc dự án đầu tư xây dựng Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội.

Chủ động tháo gỡ các vướng mắc giải phóng mặt bằng

Về giải phóng mặt bằng (GPMB), Thủ tướng yêu cầu các địa phương phối hợp với các chủ đầu tư để xây dựng kế hoạch triển khai GPMB, tập trung vào các vị trí đường “găng” để ưu tiên triển khai trước; các cấp ủy trực tiếp chỉ đạo, các cấp chính quyền chủ động tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, tăng cường công tác dân vận để đẩy nhanh GPMB các dự án bám sát tiến độ yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 80/CĐ-TTg nhất là với các dự án đường bộ cao tốc có kế hoạch hoàn thành năm 2025.

Các tỉnh Đồng Nai, Khánh Hòa, Tuyên Quang, Đà Nẵng, Hưng Yên, Bình Dương, Kiên Giang, Lạng Sơn huy động cả hệ thống chính trị, xác định công tác GPMB là nhiệm vụ trọng tâm, quyết tâm, nỗ lực, khắc phục các khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác GPMB, đáp ứng tiến độ triển khai các dự án (nhất định phiên họp sau phải có chuyển biến ít nhất 10-20% khối lượng công việc giải phóng mặt bằng).

Tỉnh Lạng Sơn chủ động làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn thủ tục bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất giao thông cho dự án Đồng Đăng – Trà Lĩnh, không để ảnh hưởng đến tiến độ công tác GPMB.

Nghiên cứu sử dụng cát biển cho các dự án

Về vật liệu xây dựng, các cơ quan chủ quản các dự án chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vật liệu phục vụ thi công các dự án đáp ứng tiến độ yêu cầu; phối hợp chặt chẽ với các địa phương có mỏ vật liệu để hoàn thiện các thủ tục cấp mỏ đảm bảo nguồn vật liệu đắp, không để ảnh hưởng đến tiến độ các dự án nhất là tỉnh Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh.

Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 335/TB-VPCP ngày 19 tháng 7 năm 2024, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc khẩn trương hoàn thiện thủ tục cấp phép trong tháng 9 năm 2024 để cung ứng vật liệu bảo đảm đủ khối lượng, công suất đáp ứng tiến độ các dự án, ưu tiên trước cho các dự án có kế hoạch hoàn thành năm 2025 như cao tốc Cần ThơCà Mau và dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.

Tỉnh Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ cấp mỏ cho nhà thầu tại dự án Biên Hòa – Vũng Tàu bảo đảm khai thác trong tháng 9 năm 2024.

Tất cả các tỉnh chủ động nghiên cứu sử dụng cát biển cho các dự án để giảm áp lực đối với nguồn cát sông; kịp thời báo cáo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nếu có khó khăn vướng mắc.

Tập trung tháo gỡ vật liệu xây dựng, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án

Về triển khai thi công, các chủ đầu tư, nhà thầu thi công, đơn vị triển khai thi công “3 ca, 4 kíp”, “vượt nắng, thắng mưa, không thua bão gió”, “ăn tranh thủ ngủ khẩn trương”, “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm”, “chỉ bàn làm không bàn lùi”.

Các cơ quan chủ quản chỉ đạo các chủ đầu tư, các nhà thầu thi công phối hợp với các địa phương để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về GPMB, di dời hạ tầng kỹ thuật, cấp mỏ vật liệu xây dựng với tinh thần “vượt nắng thắng mưa, chỉ bàn làm không bàn lùi”; chủ động các nguồn vật liệu đắp để không ảnh hưởng đến tiến độ đề ra; xây dựng kế hoạch tổ chức thi công hợp lý, phù hợp điều kiện GPMB, nguồn vật liệu, điều kiện thời tiết; linh hoạt tổ chức thi công phù hợp với điều kiện thời tiết các khu vực bắt đầu vào mùa mưa; xây dựng kịch bản ứng phó với tình hình thời tiết bất thường như bão, lũ để bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người lao động, máy móc, giảm thiểu tối đa thiệt hại do bão lũ; tổ chức thi công 3 ca, 4 kíp để hoàn thành các dự án thuộc danh mục 3.000 km có kế hoạch hoàn thành trong năm 2025 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (đoạn qua Đồng Nai và Bình Dương), Biên Hòa – Vũng Tàu (Đồng Nai), Tuyên Quang – Hà Giang (Tuyên Quang) chậm tiến độ, cần có sự chủ động, quyết tâm, nỗ lực vượt bậc của các cơ quan chủ quản, các chủ đầu tư, các nhà thầu để bảo đảm tiến độ đề ra. Đây là mục tiêu nhất định phải hoàn thành.

Các tỉnh có khối lượng thi công còn thấp như Cần Thơ, Sóc Trăng, Bắc Ninh, Hưng Yên cần tích cực khẩn trương, rà soát lại toàn bộ kế hoạch triển khai, tập trung tháo gỡ về vật liệu xây dựng, chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công tại các khu vực đã có mặt bằng, các hạng mục không bị ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu; rà soát năng lực của nhà thầu thi công để kịp thời xử lý theo quy định nếu triển khai chậm tiến độ.

Tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng chỉ đạo nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ công tác thiết kế, tổ chức thi công,…; kiểm soát nghiêm việc thực hiện, kịp thời có giải pháp bổ sung, thay thế nhà thầu không bảo đảm tiến độ theo các quy định của hợp đồng BOT nhằm đẩy tiến độ thi công dự án Hữu Nghị – Chi Lăng và Đồng Đăng – Trà Lĩnh.

Thành phố Hà Nội, các tỉnh Hòa Bình, Sơn La đẩy nhanh các thủ tục để sớm khởi công dự án DATP 3 Vành đai 4 Hà Nội, cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu (khởi công đoạn qua Hòa Bình trong tháng 9/2024 theo đúng kế hoạch của tỉnh).

Thành phố Hồ Chí Minh kiểm soát chặt chẽ tiến độ triển khai để đưa vào khai thác dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đúng tiến độ đề ra (trong tháng 11 năm 2024), không được lùi tiến độ.

Đề xuất các dự án cấp bách khắc phục cầu Phong Châu

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp tục chỉ đạo các chủ đầu tư, các nhà thầu phối hợp với các địa phương sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về GPMB, di dời hạ tầng kỹ thuật, cung ứng vật liệu xây dựng, bảo đảm đủ trữ lượng và công suất đáp ứng tiến độ thi công các dự án; xây dựng kế hoạch tổ chức thi công hợp lý, tổ chức thi công 3 ca, 4 kíp để đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025, Biên Hòa – Vũng Tàu, Hòa Liên – Túy Loan trong năm 2025 và DATP 2 Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, đường Hồ Chí Minh theo kế hoạch.

Triển khai lựa chọn nhà đầu tư để sớm khởi công dự án Dầu Giây – Tân Phú; hoàn thiện thủ tục để trình Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Biên Hòa – Vũng Tàu; phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Khẩn trương tổng hợp ý kiến của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan liên quan, hoàn thiện báo cáo Thường trực Chính phủ về phương án mở rộng đoạn Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành thuộc Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại Thông báo số 400/TB-VPCP ngày 30 tháng 8 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ.

Khẩn trương báo cáo Thường trực Chính phủ về DATP 4 Cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Long Thành theo đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại Thông báo số 393/TB-VPCP ngày 20 tháng 8 năm 2024. Đây là dự án có ảnh hưởng đến tiến độ đưa cả dự án CHKQT Long Thành vào khai thác, đến nay triển khai đã rất chậm.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương bổ sung đánh giá tác động của cơn bão Yagi, lũ lụt sạt lở đối với hạ tầng giao thông; phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đề xuất các dự án cấp bách khắc phục cầu Phong Châu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 96/CĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2024.

Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương thực hiện điều chỉnh thời gian được phép hoạt động khai thác trong ngày đối với khai thác cát, sỏi lòng sông; sớm hoàn thành phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Ninh Bình – Hải Phòng; hướng dẫn tỉnh Lạng Sơn về chỉ tiêu đất giao thông tại dự án Đồng Đăng – Trà Lĩnh.

Chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải (theo chức năng nhiệm vụ), hướng dẫn tỉnh Bến Tre, Tiền Giang về thủ tục cấp phép khai thác mỏ cát cung cấp các dự án giao thông trọng điểm khu vực các tỉnh phía Nam có chồng lấn với luồng và hành lang bảo vệ luồng (nếu có) theo quy định của Luật Khoáng sản và thủ tục về bảo đảm an toàn giao thông theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thiện báo cáo thẩm định dự án Tân Phú – Bảo Lộc và Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình; đẩy nhanh các thủ tục thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; và điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Bến Lức – Long Thành; phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư Dự án xây dựng đường vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật, kịp thời trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng, tiến độ các dự án cảng hàng không

Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) phối hợp với các cơ quan liên quan để sớm hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án mở rộng đoạn Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành, gửi Bộ Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo Thường trực Chính phủ; trường hợp có khó khăn báo cáo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà để giải quyết; sớm hoàn thiện thủ tục lựa chọn nhà thầu gói thầu J3-1, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công các gói thầu còn lại hoàn thành toàn bộ dự án Bến Lức – Long Thành trong năm 2025.

Chỉ đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) kiểm soát chặt chẽ chất lượng, tiến độ các dự án cảng hàng không; đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà thầu, thiết kế kỹ thuật các gói thầu còn lại của nhà ga hành khách CHKQT Long Thành; hoàn thành các dự án CHKQT Nội Bài và CHKQT Tân Sơn Nhất trong năm 2025…



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/duong-sat-do-thi-nam-thang-long-tran-hung-dao-hoan-thanh-truoc-ngay-15-10-2024.html

Cùng chủ đề

TP.HCM và Trùng Khánh thúc đẩy hành lang thương mại đường bộ, đường biển quốc tế mới

Cũng tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội trong 8 ngành nghề như đầu tư, thương mại, logistics... của Trung Quốc và Việt Nam đã tiến hành lễ ký kết hợp tác, thúc đẩy giao thương trong thời gian tới. ...

Petrovietnam ký kết hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ về chuyển đổi số và năng lượng bền vững

​​​Nhân dịp tham dự các hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, chiều ngày 23/9 tại New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dự buổi tọa đàm doanh nghiệp do Hội đồng Doanh nghiệp Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), Phòng Thương mại Hoa Kỳ (USCC) và Hội đồng doanh nghiệp vì sự hiểu biết chung (BCIU) phối hợp với Bộ...

MISA tiên phong ứng dụng AI trong quản trị nhân sự tại Vietnam HR Summit 2024

Sáng ngày 20/09/2024, MISA tham dự Hội nghị Nhân sự Việt Nam 2024 (Vietnam HR Summit 2024) với chủ đề “MỞ LỐI ĐI RIÊNG – Exploring NEW PATHWAY in UNCERTAIN WORLD”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp, với hơn 50 gian hàng trưng bày và 1.500 khách mời. Đây là sự kiện hàng đầu trong ngành nhân sự tại Việt Nam, tạo ra không gian gặp gỡ và chia sẻ...

Giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp

Toàn cảnh Diễn đàn. (Ảnh: CM)  Phát...

“Tôi muốn thoát khỏi vùng an toàn của mình”

Marwa Al-Mamari là kỹ sư hàng không vũ trụ của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Cô đang nỗ lực khuyến khích phụ nữ trẻ trong khu vực theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

gần 500 học sinh tiểu học được chăm sóc răng miệng miễn phí

Chương trình nha học đường là hoạt động nhằm từng bước chăm sóc sức khoẻ răng miệng, hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh răng miệng cho học sinh nói riêng và cộng đồng nói chung. Để nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng, tập cho trẻ thói quen giữ răng miệng luôn sạch, khỏe, giảm thiểu tối đa những bệnh lý răng miệng, nhà trường có vai trò chính trong việc giáo dục, tuyên...

Quy hoạch tỉnh giúp Đồng Nai “cất cánh” và hội nhập

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những thành quả quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Đồng Nai đã đạt được trong thời gian qua, đây cũng là cơ sở để củng cố, tăng cường niềm tin của các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Thủ tướng đánh giá quy hoạch tỉnh Đồng Nai đã được chuẩn bị công phu, bài bản, khoa học; xác định quan điểm, tầm...

Ngừng xả lũ thuỷ điện Hoà Bình

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) cho biết, 6 giờ sáng nay (24/9), mực nước thượng lưu hồ thủy điện Hòa Bình ở cao trình 116,5m; trong khi lưu lượng đến hồ là 1.087m3/s, lưu lượng xả là 3.937m3/s. Thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình đóng cửa xả đáy còn lại hồ...

thị xã Phước Long ra mắt phòng quản lý hen và COPD

Việc tặng máy đo chức năng hô hấp nằm trong chương trình "Vì lá phổi khỏe"- là sáng kiến đa quốc gia của AstraZeneca nhằm nâng cao chất lượng quản lý ngoại trú bệnh hen và COPD tại 9 quốc gia châu Á. Phát biểu tại buổi lễ, bà Đỗ Thị Nguyên, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Phước, đã ghi nhận và cảm ơn sự đồng hành của AstraZeneca Việt Nam trong việc hỗ trợ thiết bị...

Đề xuất sửa đổi quy định về diện tích quảng cáo trên báo in, tạp chí

Sửa đổi 3 nhóm chính sách Trình bày tờ trình Dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, Dự án Luật gồm 3 Điều, cụ thể hóa nội dung 3 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật đã được thông qua gồm: chính sách 1 “Hoàn thiện các quy định về nội dung và hình thức quảng cáo phù hợp với sự phát triển đa dạng của hoạt động...

Bài đọc nhiều

Nghệ An chỉ đạo hoàn thành giải phóng mặt bằng Dự án Khu công nghiệp Thọ Lộc trước 31/10

Nghệ An chỉ đạo hoàn thành giải phóng mặt bằng Dự án Khu công nghiệp Thọ Lộc trước 31/10 Lãnh đạo các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương phấn đấu hoàn thành, bàn giao toàn bộ mặt bằng để triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Thọ Lộc (giai đoạn 1). ...

Doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng vẫn “hụt hơi”

Doanh nghiệp thua lỗ, nợ vay lớnBáo cáo tình hình tài chính lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), nhiều doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng cho thấy tình trạng thua lỗ nửa đầu năm.Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển du lịch Phú Quốc - đơn vị quản lý một chuỗi các khu nghỉ dưỡng tại Phú Quốc (Kiên Giang) - công bố lỗ gần 306 tỷ đồng trong khi cùng kỳ...

Văn Phú – Invest mang dòng sản phẩm Vlasta đến Hải Phòng

Thủy Nguyên - ngôi sao đang lên của miền BắcNằm ở phía bắc sông Cấm, Thủy Nguyên đang là địa bàn thu hút sự chú ý lớn của giới đầu tư toàn miền Bắc. Bởi theo lộ trình, năm 2025, Thủy Nguyên sẽ chính thức lên thành phố.Thủy Nguyên còn là trung tâm hành chính - chính trị mới của TP Hải Phòng. Kết hợp với vùng nội đô cũ, Thủy Nguyên sẽ trở thành "trung tâm đô...

Thu hồi hơn 460 ha đất của Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung tại Lào Cai

Theo quyết định trên, UBND tỉnh Lào Cai thu hồi 4.603.611,0 m2 đất của Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung được UBND tỉnh Lào Cai cho thuê đất tại quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 14/1/2022, vị trí thửa đất tại xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn,...

Dự án của cơ quan địa chất làm hàng chục nhà dân phải “chống nạng”

Đây là sự thật đang diễn ra tại Tổ dân phố số 2, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm. Thủ phạm chính là Dự án “Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật Liên đoàn Địa chất - Xạ Hiếm" do Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm (thuộc Cục Địa chất Việt Nam) làm chủ đầu tư. Thời gian vừa qua, những người đi qua đường Phương Canh, đoạn cách nút giao với đường Phúc Diễn chừng...

Cùng chuyên mục

Phú Mỹ Hưng được chấp thuận làm khu đô thị 27.000 tỷ đồng ở Bắc Ninh

Khu đô thị sinh thái Hồng Hạc - Xuân Lâm được tỉnh Bắc Ninh duyệt đầu tư vào tháng 12/2010. Theo quy hoạch, khu đô thị sinh thái Hồng Hạc - Xuân Lâm có diện tích 198,5ha nằm trên địa bàn các xã Ngũ Thái, Song Liễu và phường...

Bộ Xây dựng: Xuất hiện “cò đấu giá đất”, tạo giá ảo để thao túng thị trường

Xuất hiện "cò đấu giá đất"Bộ Xây dựng vừa có Báo cáo số 5333 gửi Văn phòng Chính phủ về phân tích cơ cấu giá thành, giá bán và nguyên nhân tăng giá bất động sản, đề xuất giải pháp.Bên cạnh những lợi ích đạt được, theo Bộ này, việc đấu giá quyền sử dụng đất thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế, tiêu cực. Trong quá trình tổ chức đấu giá đất tại một số...

Đà Nẵng đề xuất điều chỉnh quy hoạch cảng Liên Chiểu

TPO - UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản gửi đến Bộ Giao thông vận tải đề xuất điều chỉnh quy hoạch cảng Liên Chiểu và đưa ra một số góp ý về quy hoạch vùng đất, vùng nước cảng biển trên địa bàn thành phố. Theo đó, UBND TP. Đà Nẵng đã kiến nghị Bộ GTVT nghiên cứu quy hoạch khu bến Liên Chiểu với 3 bến cảng chính: Bến cảng container Liên Chiểu;...

Điều kiện phân lô, tách thửa đất mới nhất tại Thừa Thiên Huế

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 67/2024 về tách thửa đất, hợp thửa đất đối với đất ở và đất nông nghiệp trên địa bàn. Chính sách mới có hiệu lực kể từ ngày 3/10, thay thế cho các quyết định cũ liên quan được ban hành vào năm 2021, 2022, 2024. Theo quyết định, đối với đất ở, thửa đất hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại phải đảm bảo...

154 dự án điện mặt trời vẫn phải chờ rà soát

Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an cho rằng, cần có thời gian để rà soát toàn bộ 154 dự án điện mặt trời do Thanh tra Chính phủ chuyển. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII mới đây, Bộ Công thương đã cho hay, Bộ đã...

Mới nhất

Thành phố Hồ Chí Minh hiện là một đô thị trung tâm toàn cầu

Đại diện Bộ Nội vụ Lào, Bộ Môi trường Hàn Quốc và Giám đốc phụ trách ngoại thương, Văn phòng thị trưởng San Francisco (Mỹ) đã chia sẻ một số kinh nghiệm quý báu về chuyển đổi công nghiệp với TP. Hồ Chí Minh.

60 phút truy đuổi tài xế vi phạm nồng độ cồn kịch khung

Ngày 24/9, chỉ huy Đội CSGT Đường bộ số 1, Phòng CSGT Công an tỉnh Sơn La cho biết, đơn vị đang xử lý trường hợp lái xe tải có nồng độ cồn vượt khung, khi bị phát hiện thì tăng ga bỏ trốn. Tài xế xe tải là Nguyễn Huy H. (34 tuổi), ở huyện Mộc Châu. Qua...

Nga rục rịch động thái mới ở Đại Tây Dương, “bắt tay” Trung Quốc làm một việc ở Thái Bình Dương

Nga chuẩn bị mở một cảng chiến lược mới ở Đại Tây Dương theo thỏa thuận hợp tác quân sự với quốc đảo São Tomé và Príncipe ở châu Phi.

Lý do người dùng Z series chọn gói bảo hành Samsung Care+

Giá trị gói bảo hành siêu hấp dẫn Đắn đo không biết có nên mua thêm bảo hành mở rộng cho thiết bị công nghệ mới hay không là tâm lý khá phổ biến hiện nay. Hiểu rõ điều này, chương trình bảo hành Samsung Care+ mang đến nhiều đặc quyền hấp dẫn, hứa hẹn mang lại một lựa...

Mới nhất