Trang chủNewsThời sựNội chiến Sudan đang hủy hoại các công trình di sản UNESCO

Nội chiến Sudan đang hủy hoại các công trình di sản UNESCO


Di sản UNESCO nằm trong vùng chiến sự

Với khẩu trường khoác trên vai và các ngón tay tạo thành hình chữ “V” tượng trưng cho chiến thắng, những người lính thuộc lực lượng dân quân RSF tại Sudan hào hứng tạo dáng trước di tích cổ Naga trong một video đăng trên mạng xã hội.

Naga nằm cách thủ đô Khartoum của Sudan 200 km về phía đông bắc và không xa bờ sông Nile, trong một khu vực từng được coi là cái nôi của nền văn minh nhân loại.

Thành cổ này được thành lập vào khoảng năm 250 trước Công nguyên như là nơi ở của hoàng gia Vương quốc Meroe, và có nhiều tòa nhà đền thờ, cung điện. Nơi đây từng đóng vai trò là cầu nối giữa các nền văn minh Địa Trung Hải và châu Phi.

noi chien sudan dang huy hoai cac di san unesco vo gia hinh 1

Một binh sĩ của lực lượng RSF chụp ảnh trước ngôi đền Musawwarat nằm trong khu di tích UNESCO tại thành cổ Naga. Ảnh: DW

Ba ngôi đền tại nơi này đã được các nhà khảo cổ học khai quật và phục hồi từ những năm 1990. 50 ngôi đền, cung điện và tòa nhà hành chính khác, cũng như các nghĩa trang với hàng trăm ngôi mộ, vẫn còn ẩn dưới đống đổ nát.

Nhưng giờ đây Naga, một di sản thế giới được UNESCO công nhận, lại bị cuốn vào một cuộc nội chiến Sudan khác. Kể từ tháng 4 năm 2023, các vị tướng đối địch lại tiếp tục tranh giành quyền lực ở đất nước giàu tài nguyên nhưng nghèo đói này.

Nhà lãnh đạo trên thực tế Abdel-Fattah al Burhan và quân đội Sudan mà ông kiểm soát đã bị lực lượng dân quân có tên Lực lượng phản ứng nhanh (RSF) của cựu phó tướng Mohammed Hamdan Dagalo chống lại. RSF hiện đang kiểm soát Naga.

Thành phố này đã chứng kiến ​​một số vụ ném bom do quân đội chính quyền tiến hành nhắm vào các đơn vị RSF đóng quân tại Naga. Và, người ta lo ngại rằng, các vụ giao tranh dữ dội nếu bùng phát tại Naga có thể gây ra những thiệt hại không thể khắc phục đối với nhiều công trình vô giá của di sản này.

noi chien sudan dang huy hoai cac di san unesco vo gia hinh 2

Nhà nguyện Hathor, một ngôi đền được xây từ thế kỷ thứ 1 tại Naga là sự kết hợp ảnh hưởng kiến ​​trúc Hy Lạp/La Mã và Ai Cập. Ảnh: DW

Đấy là chuyện tương lai. Còn trước mắt, nguy cơ chiến sự lan rộng tại Naga ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác khảo cổ. “Tình hình thực sự tồi tệ”, giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật Ai Cập Munich, Arnulf Schluter, lo lắng nói về dự án khảo cổ đang thực hiện tại Naga. “Hầu hết công nhân khai quật đã bỏ trốn, lán trại của chúng tôi đã bị đột nhập và lốp xe đã bị đánh cắp”.

Ông Schluter cũng bày tỏ sự thất vọng trước việc, Cơ quan quản lý cổ vật Sudan – đơn vị chịu trách nhiệm trông coi các di sản thế giới của đất nước – đã mất rất nhiều tài liệu do xung đột. “Các văn phòng của cơ quan này tại Khartoum đã bị cướp phá”, ông cho biết.

“Mối đe dọa đối với văn hóa” ở Sudan

Theo Viện Tahir, một tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu về chính trị Trung Cận Đông, việc lực lượng RSF của Tướng Mohammed Hamdan Dagalo kiểm soát khu vực Naga cũng đang làm dấy lên những lo ngại rất lớn đối với di sản này.

Trong đó đáng kể nhất là việc RSF đột nhập vào Bảo tàng Quốc gia, nơi trưng bày một số xác ướp lâu đời nhất thế giới, hồi tháng 6 năm 2023. Các video lan truyền trực tuyến cho thấy các chiến binh RSF bên trong phòng thí nghiệm Bolheim Bioarchaeology, một phần của khuôn viên bảo tàng, khi họ xâm phạm các xác ướp có niên đại từ vài thiên niên kỷ trước.

noi chien sudan dang huy hoai cac di san unesco vo gia hinh 3

Một trong những xác ướp trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Sudan. Ảnh: Wikipedia

Bảo tàng nằm ở Al-Muqran, được đặt theo tên hợp lưu của sông Nile Trắng và Nile Xanh ở Khartoum và gần đó, có hàng chục bảo tàng và trung tâm di sản văn hóa quan trọng, chẳng hạn như Bảo tàng Dân tộc học và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Tất cả đều đã bị xâm phạm và hủy hoại nhiều vật phẩm vô giá.

Sáng kiến ​​Bảo vệ Di sản Sudan (SHPI), tổ chức đã theo dõi sự phá hủy các di tích và trường đại học, nơi lưu giữ các trung tâm nghiên cứu và văn hóa với các bản thảo và sách cổ tại Sudan, cho biết các trung tâm văn hóa ở nhiều nơi tại Khartoum đã bị cướp bóc và hư hại.

Trên khắp Sudan, các bảo tàng và hiện vật đang bị phá hủy và cướp bóc tràn lan trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng – hơn 10 triệu người phải di dời và một nửa trong số 50 triệu dân của đất nước này đang phải chịu nạn đói.

UNESCO, tổ chức văn hóa của Liên hợp quốc, cho biết: “Mối đe dọa đối với nền văn hóa này dường như đã đạt đến mức độ chưa từng có, với các báo cáo về tình trạng cướp bóc nhắm vào các bảo tàng, di sản, địa điểm khảo cổ và bộ sưu tập cá nhân”.

Sự mất mát không chỉ dừng lại ở những điều hữu hình; nó có ý nghĩa sâu sắc đối với ký ức tập thể và tinh thần các thế hệ người Sudan truyền lại. “Ngay cả khi hòa bình có thể lập lại ngay lập tức, chúng ta cũng phải xây lại từ đầu với một số địa điểm lịch sử”, ông Schluter nói.

Nguyễn Khánh



Nguồn: https://www.congluan.vn/noi-chien-sudan-dang-huy-hoai-cac-di-san-unesco-vo-gia-post313586.html

Cùng chủ đề

Chiêm ngưỡng những di sản vô giá qua những thước phim điện ảnh

VHO - Trong khuôn khổ LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), sáng 7.11 tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia (Hà Nội), Viện Phim Việt Nam khai mạc triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” . Triển lãm giới thiệu hình ảnh các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận, gồm các Di sản văn hóa vật thể, Di...

Hàng chục người thiệt mạng trong cuộc tấn công của RSF vào một ngôi làng ở Sudan

It nhất 50 người đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Lực lượng Hỗ trợ nhanh bán quân sự Sudan (RSF), những người đã bao vây và đột kích các ngôi làng ở bang al-Jazira của Sudan.

Mỹ tăng “đòn” lên phe bán quân sự, Ai Cập “kêu oan” vì bị đổ tội không kích

Mới đây, chính quyền Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với ông Algoney Hamdan Dagalo Musa - lãnh đạo cấp cao của Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự, một bên trong cuộc nội chiến ở quốc gia Bắc Phi.

Mùa giải Nobel giữa xung đột quân sự, nạn đói và trí tuệ nhân tạo

TPO - Xung đột quân sự, khủng hoảng tị nạn, nạn đói và trí tuệ nhân tạo là những vấn đề được quan tâm nhất khi mùa công bố giải thưởng Nobel bắt đầu vào tuần tới. Buổi công bố người chiến thắng Giải Nobel Vật lý năm 2023 tại Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia ở Stockholm ngày 3/10/2023. (Ảnh: AP) Tuần lễ trao giải...

Quân đội tấn công dữ dội thủ đô Khartoum; lực lượng bán quân sự gửi thông điệp tới LHQ

Ngày 26/9, quân đội Sudan đã mở một cuộc tấn công lớn nhắm vào lực lượng bán quân sự đối địch ở thủ đô Khartoum, đánh dấu nỗ lực đáng kể nhất trong nhiều tháng qua nhằm giành lại quyền kiểm soát thành phố này.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngắm thu Hà Nội qua ống kính của chàng trai đam mê nhiếp ảnh

(CLO) Bộ ảnh "Thu Hà Nội" của chàng trai 9X Phạm Tú (sinh năm 1994, Thái Bình) ngay sau khi đăng tải nhận được cơn mưa lời khen từ cộng đồng mạng như: "Hà Nội đẹp và tình quá", "Nhớ Hà Nội thật", "Hà Nội luôn trong tim tôi" … ...

30 nghìn người tham dự Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024

(CLO) Ban tổ chức cho biết, ước tính có khoảng 30 nghìn người dân và du khách tham dự Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 tại các địa điểm sau hai ngày đầu tiên. Tuy nhiên, số lượng này chỉ mới ước tính tại các điểm có cổng ra...

Tài năng trẻ – nguồn lực sáng tạo và phát triển văn hoá, nghệ thuật

(CLO) Ngày 12/11, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật (Bộ VHTT&DL) tổ chức Hội thảo với chủ đề: Tài năng trẻ - Nguồn lực sáng tạo và phát triển văn hoá, nghệ thuật”. ...

Trao giải cuộc thi tuyển ý tưởng Quy hoạch Công viên văn hoá

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, ngày 12/11/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch Công viên văn hóa đa chức năng tại Khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng. ...

Tiếp nhận tác phẩm hội hoạ của Vua Hàm Nghi

(CLO) Sáng 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội đã diễn ra sự kiện Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi: “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”. ...

Bài đọc nhiều

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Việt Nam là điểm đến “có một không hai” thu hút du khách Ấn Độ

Theo báo economictimes của Ấn Độ, số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay đã tăng 500% so với thời điểm 5 năm trước. Theo báo economictimes của Ấn Độ, Việt Nam là điểm đến có một không hai đang thu hút sự quan tâm của người Ấn Độ. Số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay...

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: ‘Quy mô kinh tế chúng ta sẽ đạt vài ngàn tỉ đô trong thời gian gần’

Chắc chắn quy mô kinh tế chúng ta sẽ đạt vài ngàn tỉ đô la trong thời gian không xa, chứ không nằm trong quy mô gần 500 tỉ đô như hiện nay. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh: GIA HÂN Đầu giờ chiều 11-11, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có phần giải trình nhóm chất vấn về lĩnh vực ngân hàng. "Quy mô kinh tế sẽ tăng 3-4 lần...

Dòng máu Việt trong tim một người Hàn

Câu chuyện về mối nhân duyên đặc biệt bắt đầu từ 800 năm trước của ông Lý Xương Căn - hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ, đã trở thành điểm nhấn tại một hội thảo quốc tế ở TP.HCM cuối tuần qua. Ông Lý Xương Căn mở điện thoại, chia sẻ về kênh TikTok và YouTube của ông với các video chia sẻ về Việt Nam. Ông cho biết những bình luận mà ông nhận được...

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile

  Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở khu vực Mỹ Latinh, nhất là với Chile. TTXVN đưa tin, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, chiều 10.11 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile Paulina Vodanovic. Chủ tịch nước đánh giá cao việc hai nước, hai đảng chia sẻ nhiều...

Cùng chuyên mục

Phát huy tinh thần nói đi đôi với làm, thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ đã đề ra

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, phát huy những kết quả đạt được, khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, có giải pháp mới để thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Nội dung chất vấn ‘đúng’ và ‘trúng’, đáp ứng yêu cầu thực tiễn Chiều ngày 12/11, phát biểu kết thúc phiên chất vấn...

Đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, TP Hà Nội phải tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống lãng phí ở địa phương; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện. ...

Kiểm tra việc triển khai Dự án 6 – Chương trình MTQG 1719 tại huyện Văn Quan

Vừa qua, Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn do ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi kiểm tra việc thực hiện Dự án 6 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I : 2021-2025 tại xã Trấn Ninh, huyện Văn Quan.Để làm rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng từ việc...

Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Tối nay 12/11, tại Hà Nội, chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với đông đảo bà con nhân dân liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình. Cùng dự có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí...

Kinh tế toàn cầu thiệt hại 2.000 tỷ USD do thời tiết cực đoan

(ĐCSVN) – Báo cáo mới đây của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) cho thấy, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã gây thiệt hại 2.000 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu trong thập kỷ qua. ...

Mới nhất

Kiểm tra việc triển khai Dự án 6 – Chương trình MTQG 1719 tại huyện Văn Quan

Vừa qua, Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn do ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi kiểm tra việc thực hiện Dự án 6 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I...

“Thi đua là phải ra sức nhưng không tạo ra sức ép, không hình thức”

Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng trong phát biểu tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm học 2023-2024, triển khai phong trào thi đua năm học 2024-2025 và...

Diễn đàn “Phát triển lĩnh vực thiết kế và đóng gói, kiểm thử vi mạch tại Đông Nam Á”

(MPI) - Ngày 08/11/2024, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Hiệp hội bán dẫn SEMI, UBND thành phố Đà Nẵng, Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng (DSAC) tổ chức Diễn đàn “Phát triển lĩnh...

Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Tối nay 12/11, tại Hà Nội, chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với đông đảo bà con nhân dân liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình. Cùng dự...

Thuốc có khả năng kháng Histamin, giảm dị ứng

Người bị viêm mũi dị ứng thường tìm đến một số loại thuốc kháng Histamin như Cetirizine. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Cetirizine cần thực hiện hết sức thận trọng bởi nếu dùng...

Mới nhất