Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNgữ liệu đề thi ngữ văn nằm ngoài SGK không làm khó...

Ngữ liệu đề thi ngữ văn nằm ngoài SGK không làm khó học sinh


Ngữ liệu học và thi khác nhau

Tại Công văn 3935/BGDĐT năm 2024 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024 – 2025 do Bộ GD&ĐT ban hành, Bộ GD&ĐT một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu không lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa (SGK) làm đề kiểm tra định kỳ môn ngữ văn nhằm giúp học sinh làm quen với định hướng đề thi chuyển cấp.

Thực tế, điều này đã không còn lạ với các học sinh học Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Học sinh tham dự kỳ thi lớp 10 năm học 2024 - 2025.
Học sinh tham dự kỳ thi lớp 10 năm học 2024 – 2025.

Trước đó, tháng 7/2022, trong Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục trong đánh giá kết quả học tập cuối học kỳ, cuối năm học, cuối cấp học thì tránh dùng lại các văn bản đã học trong SGK làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

Thực hiện văn bản trên, từ năm học 2022 – 2023 đến nay, việc kiểm tra định kỳ, thường xuyên môn ngữ văn được thực hiện đúng hướng dẫn. Như vậy, năm nay là năm thứ 3, các đơn vị, nhà trường không sử dụng ngữ liệu quen thuộc trong SGK để đưa vào đề kiểm tra, đánh giá.

Các thầy cô thừa nhận, ban đầu, việc đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá môn ngữ văn là khó khăn, thách thức rất lớn đối với cả thầy và trò bởi nếu đọc một văn bản lạ lẫm, học sinh chưa từng nghe thì các em sẽ khó hiểu được ý nghĩa sâu xa của tác phẩm; từ đó không dễ dàng khi phân tích, cảm thụ tác phẩm để có bài viết tốt.

“2 năm trước em từng rất lo lắng khi nghe thông tin về đổi mới dạy và kiểm tra đánh giá ngữ văn vì đây vốn không phải sở trường của em. Vậy nhưng, được học chương trình mới dưới sự hướng dẫn của thầy cô, em dần hình thành được tư duy và biết cách làm bài văn theo cảm nhận của mình một cách độc lập” – Bùi Duy Anh, học sinh lớp 9 tại Cầu Giấy cho biết.

Nỗ lực của cả thầy và trò

Tinh thần đổi mới trong dạy, học và kiểm tra đánh giá với môn ngữ văn đã được thầy cô thông điệp, nhắn nhủ học sinh ngay khi vừa nhận được hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Thầy và trò cùng đồng hành và nỗ lực trong dạy và học theo chương trình mới.
Thầy và trò cùng đồng hành và nỗ lực trong dạy và học theo chương trình mới.

Theo cô Trần Thanh Mai – giáo viên dạy ngữ văn Trường THCS Chu Văn An, huyện Thanh Trì, Hà Nội, ngữ văn là môn học có thay đổi mạnh mẽ nhất trong chương trình mới, đó là học sinh được học và thi với những ngữ liệu hoàn toàn khác nhau.

Trước đây, học sinh chỉ cần hiểu kiến thức, hiểu nhân vật là làm được bài nhưng giờ phải hiểu mỗi thể loại được khai thác dưới góc nhìn như thế nào mới có thể viết bài văn tốt. Chương trình cũ, các kiến thức trong tác phẩm học sinh đã được học và ôn đi ôn lại còn chương trình mới thì học sinh phải nắm được tư duy và cách làm.

Nhiệm vụ của giáo viên trong quá trình dạy là làm sao để học sinh yêu thích môn văn, tránh nói nhiều, dạy ôm đồm mà phải bám sát yêu cầu của chương trình. Thầy cô chủ yếu tập trung vào hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, dạy học sinh viết văn; tư duy cấu trúc bài văn, tư duy hành văn, lập ý tưởng dàn ý và nắm chắc kỹ năng, cách viết để không còn tình trạng văn mẫu hay học thuộc.

Cô Trần Thanh Mai cũng cho hay, không phải đến bây giờ các thầy cô mới hướng dẫn cho học sinh những nội dung này mà ngay khi tiếp xúc SGK mới, Sở GD&ĐT có nhiều buổi hướng dẫn, tập huấn để trong đề kiểm tra định kỳ từ lớp 6, học sinh đã được làm quen với ngữ liệu mới hoàn toàn.

Mặt khác, trong chương trình SGK mới của môn ngữ văn có phần đọc mở rộng. Việc học sinh đọc ngữ liệu mới không có trong sách trở thành hoạt động thường xuyên được quy định trong chương trình. Giáo viên thường xuyên khuyến khích học sinh đọc mở rộng thông qua CLB đọc sách, phiếu đọc, dự án đọc… để các em làm quen với ngữ liệu mới. Do vậy, phụ huynh có thể yên tâm vì các con không quá bỡ ngỡ về điều này.

Cô Nguyễn Thị Nga – giáo viên ngữ văn tại quận Thanh Xuân chia sẻ, đa số học sinh rất hào hứng với hướng triển khai môn ngữ văn theo Chương trình mới. Lý do bởi, quá trình học đỡ nặng mà các em có cơ hội được sáng tạo nhiều hơn.

Điều này được thể hiện rõ qua kết quả các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ của học sinh. Nhiều em thực sự có cách viết và tư duy vượt ngoài sự mong đợi của giáo viên; các em biết đưa dẫn chứng thực tế hay lồng ghép cả nội dung của các môn học khác vào bài viết một cách chính xác, sinh động và thuyết phục. Theo cô Nga, đó là thành công của việc đổi mới dạy, học cũng như kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theo chương trình mới.

Để giáo viên có định hướng dạy học và triển khai đề kiểm tra đánh giá các môn học theo chương trình mới, nhất là với học sinh khối 9, Sở GD&ĐT vừa tổ chức tập huấn cho giáo viên các bộ môn, trong đó có giáo viên ngữ văn. Tham gia lớp tập huấn, các giáo viên đã được hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm và thu nhận nhiều kiến thức hữu ích; từ đó tự tin, vững vàng hơn trong việc thực hiện mục tiêu của chương trình là phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/ngu-lieu-de-thi-ngu-van-nam-ngoai-sgk-khong-lam-kho-hoc-sinh.html

Cùng chủ đề

Thay đổi công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Theo dự thảo, kỳ thi sẽ tổ chức 3 buổi thi: 1 buổi thi môn ngữ văn, 1 buổi thi môn toán và 1 buổi thi của bài thi tự chọn (gồm 2 môn thi trong số các môn: lý, hoá, sinh, sử, địa, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin, công nghệ - công nghiệp, công nghệ - nông nghiệp, ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật và...

Từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Thực hiện chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”, năm học 2024-2025, một trong 12 nhiệm vụ quan trọng được ngành GD&ĐT xác định đó là triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các lớp, đặc biệt với các lớp 5, lớp 9, lớp 12; tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất,...

Giáo dục thường xuyên tại Hà Nội thay đổi vượt bậc về chất và lượng

Năm học 2023 – 2024, mạng lưới GDTX TP Hà Nội gồm: 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN – GDTX), 53 trường trung cấp, cao đẳng có dạy văn hoá kết hợp dạy nghề; 579 trung tâm học tập cộng đồng, 912 trung tâm tin học, ngoại ngữ và 95 trung tâm bồi dưỡng kỹ năng. Số học viên chương trình GDTX cấp THCS là trên 1.700 học viên, học viên chương...

Giáo viên Hà Nội được tập huấn chuyên sâu trước thềm năm học mới

Ưu tiên tập huấn nội dung mới Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đặt ra yêu cầu cao trong công tác đổi mới của các nhà trường và đội ngũ giáo viên. Trong thời gian nghỉ Hè và đặc biệt, trước thềm năm học mới, chương trình tập huấn diễn ra càng nhiều hơn, đòi hỏi giáo viên phải năng động, tích cực học hỏi để đáp ứng yêu cầu. Từ năm học 2024 – 2025, các trường tiểu...

Chủ tịch tỉnh Yên Bái gửi thư cảm ơn ngành giáo dục Hà Nội

Trong thư, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn cho biết: Thời gian qua, Yên Bái luôn quan tâm, phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; đồng thời có nhiều chính sách thu hút để bổ sung đội ngũ cho các cơ sở giáo dục. Song, do điều kiện tỉnh miền núi còn nghèo, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn nên hiện nay đội ngũ nhà giáo của tỉnh chưa đáp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi trẻ từ 1

Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi trên địa bàn TP được triển khai nhằm mục đích trên 95% trẻ từ 1 - 5 tuổi đang sống trên địa bàn Hà Nội chưa được tiêm đủ mũi vaccine chứa thành phần sởi theo quy định được tiêm 1 mũi vaccine phòng bệnh sởi - Rubella (MR). Theo kế hoạch, đối tượng được tiêm vaccine trong chiến dịch này là trẻ từ 1 - 5 tuổi đang sống...

Lần đầu tiên trao Giải thưởng Nguyễn Thị Định dành cho phụ nữ xuất sắc

Tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương cho biết, trong dịp này sẽ diễn ra một số hoạt động đáng chú ý như: lễ trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2024 dự kiến diễn ra vào sáng 12/10 tại Hà Nội. Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm nay dự kiến được trao cho 4 tập thể và 11 cá nhân xuất sắc trên các lĩnh vực: giáo...

Dự án của cơ quan địa chất làm hàng chục nhà dân phải “chống nạng”

Đây là sự thật đang diễn ra tại Tổ dân phố số 2, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm. Thủ phạm chính là Dự án “Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật Liên đoàn Địa chất - Xạ Hiếm" do Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm (thuộc Cục Địa chất Việt Nam) làm chủ đầu tư. Thời gian vừa qua, những người đi qua đường Phương Canh, đoạn cách nút giao với đường Phúc Diễn chừng...

Tập trung phát triển hạ tầng giao thông cửa ngõ phía Nam Hà Nội

Quận Hoàng Mai có diện tích lớn thứ 4 TP Hà Nội với 41km2, chỉ sau các quận Long Biên, Hà Đông và Bắc Từ Liêm. Dân số quận Hoàng Mai trên 700 nghìn người, là quận/huyện đông dân nhất Thủ đô. Chính điều này khiến cho hạ tầng giao thông trở thành vấn đề sống còn để phát triển kinh tế, thu hút các nhà đầu tư đến với Hoàng Mai. Phát triển hạ tầng giao thông cửa ngõ...

Đề xuất các quy định đột phá để tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực

Tại Phiên họp, Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến đối với các nội dung: Dự án Luật Dữ liệu; Đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Đề nghị xây dựng Luật Luật sư (sửa đổi). Kết luận chung về phiên họp, cho biết tại kỳ họp thứ tám của Quốc hội khóa XV, Chính phủ dự kiến...

Bài đọc nhiều

Dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai: Mục tiêu cao nhưng thách thức lớn

Dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai được hiểu là dạy tiếng Anh đối với những người mà tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh và những người này sinh sống, làm việc trong môi trường tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, bản ngữ.Ví dụ người Việt Nam nhập cư vào Úc và họ được dạy tiếng Anh. Đó...

Cùng chuyên mục

Số lượng thí sinh trúng tuyển vào các học viện, nhà trường quân đội tăng 31,68%

Cuộc thi nhằm đánh giá trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, hướng nghiệp tuyển sinh quân sự của các địa phương trong những năm qua; làm cơ sở để bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. ...

Quảng Ninh miễn học phí từ mầm non đến hết lớp 12

Nội dung trên được HĐND tỉnh Quảng Ninh thông qua tại kỳ họp chuyên đề, sáng 23/9. Theo đó, trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên được tỉnh hỗ trợ học phí trong 9 tháng của năm học 2024-2025. Với học sinh trường công, mức chi bằng 100% học phí. Với học sinh tiểu học, THCS tư thục, tỉnh hỗ trợ 15.000-60.000 đồng/tháng.Tổng số tiền tỉnh Quảng Ninh dự kiến trích ra...

Việt Nam có 9 nhà khoa học được xếp nhóm có tầm ảnh hưởng thế giới

Thông tin từ Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 23/9 cho biết, Nhà xuất bản Elsevier vừa công bố danh sách xếp hạng các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới dựa trên căn cứ...

Xúc động học sinh học nhờ hội trường thôn, lán tạm vì ảnh hưởng mưa lũ

Dù đang phải sống trong lán dựng tạm, nhưng Hứa Huyền Trang vẫn được gia đình ưu tiên một góc học tập riêng. Mỗi buổi tan trường, Trang miệt mài ôn luyện, không...

Mới nhất

Sạt lở đất đe dọa nhiều hộ gia đình ở Nà Tấu, Điện Biên

Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của bão đã xảy ra mưa lớn, dài ngày, gây nguy cơ sạt lở đất, đe dọa đến tính mạng, tài sản của nhiều người dân sinh sống trên địa bàn xã Nà Tấu, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên). Cụ thể, tại khu vực bản Phiêng Ban, xã Nà Tấu,...

Hồ thủy điện lớn nhất miền Nam tiếp tục mở thêm 2 cửa xả lũ

Chiều nay (23/9), ông Võ Tấn Nhẫn, Giám đốc Công ty thủy điện Trị An cho biết, lúc 12h mực nước thượng lưu hồ đo được hơn 60,7m, mực nước hạ lưu tại nhà máy là 4,7m, lưu lượng nước về hồ là 1.700m3/s. Dự báo trong 1-2 ngày tới, lưu lượng nước về hồ hơn 1.400m3/s, xả qua...

Câu chuyện bàn tán từ công sở ra đến tận góc chợ

Quảng Trị: Cấm lợi dụng hội phụ huynh để thu các khoản ngoài quy định Cần "liều thuốc đặc trị" căn bệnh lạm thu gây nhức nhối trong ngành giáo dục Xã hội hóa và lạm thu: Ranh giới mong manh ...

Hết tháng 8, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng 19% so cùng kỳ

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam giảm tại nhiều thị trường chính Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU đạt 133 triệu USD Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP),...

Tuyên bố gây sốc về Kursk từ phương Tây; tình hình nguy cấp ở mặt trận miền đông Ukraine

Phương Tây khó ‘giữ lời hứa’ với Ukraine; Đức làm rõ quy định Ukraine sử dụng vũ khí Phương Tây mệt mỏi khi ủng hộ Kiev; phi công Ukraine không đáp ứng được các nhiệm vụ phức tạp trên F-16 Nhận định trên...

Mới nhất