Trang chủKinh tếNông nghiệpTại sao Phó trưởng ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng nói vùng...

Tại sao Phó trưởng ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng nói vùng ĐBDT không còn cảnh con trâu đi trước, cái…


Ông Ya Gương cho biết, trong 5 năm qua (từ 2019-2024) ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có những nét thay đổi hơn hẳn so với những giai đoạn trước đây.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng không còn cảnh “con trâu đi trước, cái cày đi sau” - Ảnh 1.

Ông Ya Gương nhận định rằng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng không còn cảnh “con trâu đi trước, cái cày đi sau”.

“Ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Lâm Đồng đã sản xuất nông nghiệp theo công nghệ hiện đại như nhà kính, nhà lưới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Việc này có thể thấy rõ ở các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng.

Trước đây, tại các xã của những huyện trên, người đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu trồng lúa, bắp nhưng hiện nay đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng như hoa, rau công nghệ cao, mang lại giá trị kinh tế cao… Đến ngày hôm nay, chúng ta tự hào rằng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Lâm Đồng không còn hình ảnh “con trâu đi trước, cái cày đi sau” nữa”, ông Ya Gương nhận định.

Theo UBND huyện Đơn Dương, từ các chương trình dự án Trung tâm Nông nghiệp huyện đã xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả, đang từng bước được nhân rộng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: Mô hình trồng rau, hoa trong nhà lưới, nhà kính với hệ thống tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt; mô hình ứng dụng công nghệ IOT trong nông nghiệp với bộ RATA IoT-3G/4G…

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng không còn cảnh “con trâu đi trước, cái cày đi sau” - Ảnh 2.

Trong những năm qua, tại huyện Đơn Dương đã có nhiều mô hình phát triển kinh tế cao, bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Có thể thấy rõ hiệu quả về kinh tế như mô hình trồng bí Nhật trên đất lúa một vụ gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm cho thu nhập gấp 3-6 lần trồng lúa. Năm 2018 chỉ có khoảng 24ha của người dân làm theo mô hình này, nhưng đến này đã tăng và duy trì diện tích khoảng 200ha, tập trung tại xã Tu Tra, xã Ka Đơn và xã Pró…

Trong thời gian qua, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghệ cao vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đơn Dương đã mang lại hiệu quả kinh tế, giúp cho người dân biết cách khai thác nguồn tài nguyên đất một cách hợp lý, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất đồng thời sử dụng cơ giới hóa nhằm giảm công lao động trong nông nghiệp. Từ đó góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương, từng bước làm thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng không còn cảnh “con trâu đi trước, cái cày đi sau” - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Ngọc Phúc Phát biểu tại buổi họp báo.

Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong những năm qua, tỉnh Lâm Đồng luôn cố gắng làm tốt công tác đảm bảo đời sống, an sinh xã hội, y tế, văn hóa, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đặc biệt, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai hiệu quả, đồng bộ, đặc biệt tại huyện nghèo Đam Rông và các, xã thôn đặc biệt khó khăn. Các chương trình, dự án luôn chú trọng ưu tiên đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và vùng sâu, vùng xa góp phần thu hẹp khoảng cách về mức sống và thu nhập giữa các địa phương.

Được biết, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ 4, năm 2024 sẽ diễn ra trong hai ngày 26 – 27/9 sắp tới tại TP. Đà Lạt, với sự tham dự của hơn 330 đại biểu. Trong đó, có 250 đại biểu chính thức đại diện cho các tầng lớp đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Đại hội sẽ tổng kết, đánh giá kết quả phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2019 – 2024. Đại hội cũng sẽ khen thưởng hơn 130 tập thể và hơn 300 cá nhân vì có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.





Nguồn: https://danviet.vn/tai-sao-pho-truong-ban-dan-toc-tinh-lam-dong-noi-vung-dbdt-khong-con-canh-con-trau-di-truoc-cai-20240920172614466.htm

Cùng chủ đề

Trường tiểu học với 600 học sinh hồi hộp trước nguy cơ sạt lở

UBND huyện Đạ Tẻh đã có văn bản trình UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư xây dựng kè chống sạt lở khu vực Trường tiểu học Quang Trung với kinh phí dự kiến 8 tỉ đồng. Nếu đầu tư theo quy trình thông thường thì tối thiểu phải sau 5 tháng nữa mới triển khai. “Nếu kéo dài như thế thì...

Vườn chanh dây đang thu hoạch bị kẻ gian chặt phá

Ngày 22/9, Công an xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng phối hợp cùng các cơ quan chức năng tổ chức điều tra làm rõ vụ vườn chanh dây của một hộ dân bị kẻ gian chặt phá.Theo thông tin, sáng 20/9, khi ra thăm vườn, vợ chồng ông Vũ Đình Dũng (42 tuổi, trú thôn Tân Hợp, xã Tân Thanh) hoảng hốt khi thấy nhiều gốc chanh dây bị chặt ngang thân. Ông Dũng cũng phát...

Một nông dân ở Lâm Đồng lại bị kẻ gian cắt gốc hơn 300 cây chanh dây đang cho thu hoạch

Ngày 22/9, ông Lê Văn Thiêm – Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lâm Hà xác nhận, đơn vị đã phối hợp với cơ quan chức năng xã Tân Thanh ghi nhận, xác minh điều tra vụ phá hoại, cắt ngang thân hơn 300 cây...

Phê duyệt đầu tư PPP hai cao tốc lớn qua Lâm Đồng trong tháng 10/2024

Khẩn trương rà soát phương án đầu tưCập nhật tình hình chuẩn bị đầu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nguy cơ sạt lở đất đồi núi, thêm 12 hộ dân ở Hòa Bình khẩn cấp di dời

Chiều ngày 22/9, trao đổi với phóng viên Dân Việt, lãnh đạo UBND xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình thông tin, sáng nay (22/9), chính quyền xã đã phải di dời thêm 6 hộ dân ở xóm Rài đến nơi an toàn trước...

Một làng chài đẹp như phim ở TT-Huế sau này sao lại mang tên Lăng Cô, nơi la liệt chim hoang dã?

Theo cư dân địa phương, Lăng Cô vốn là một làng chài nổi tiếng mang tên An Cư từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, nhiều người lại nói tên làng là "Làng Cò" vì có nhiều chim muông về trú ngụ và sau này người ta...

Liều trồng rau cù nèo, loại rau dại, ai ngờ một ông nông dân Hậu Giang nhổ bán hút hàng, giàu lên

 Những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang chuyển đổi diện tích trồng lúa lúa kém hiệu quả, năng suất thấp sang trồng màu trên đất ruộng, trong đó có trồng rau dại, rau đồng, cụ thể...

Tình cờ bắt được con trăn gấm có tên trong sách Đỏ, một ông nông dân TT-Huế liền làm điều này đây

Ngày 22/9, theo tin từ Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), cơ quan này vừa tiếp nhận; tiến hành thả về môi trường tự nhiên một cá thể trăn gấm-một loài động vật hoang dã quý hiếm.Con trăn gấm dài 3m, nặng 12kg-loài...

Đề xuất các hành vi nghiêm cấm đối với giáo viên

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Luật Nhà giáo (lần 3) để lấy ý kiến nhân dân. Dự án sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025). Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo luật là các hành vi bị nghiêm cấm với giáo...

Bài đọc nhiều

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 mong muốn xây dựng chỉ dẫn địa lý cho xáo tam phân

Clip: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 mong muốn xây dựng chỉ dẫn địa lý cho xáo tam phân Đồng Nai. Thực hiện: Nguyên VỹXáo tam phân vốn phân bổ nhiều ở vùng rừng núi Ninh Thuận, Khánh Hòa. Từ năm 2012, anh Nguyễn Văn...

Nuôi con động vật hoang dã chỉ thích ăn tre, nứa, anh thanh niên Bình Phước thu 300 triệu đồng nhàn tênh

Năm 2019, gắn bó nhiều năm với nghề cạo mủ cao su thu nhập ngày càng eo hẹp, anh Tâm trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế mới, qua tìm hiểu và so sánh nhiều mô hình kinh tế khác nhau, nhận thấy nuôi dúi...

Một nông dân ở Lâm Đồng lại bị kẻ gian cắt gốc hơn 300 cây chanh dây đang cho thu hoạch

Ngày 22/9, ông Lê Văn Thiêm – Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lâm Hà xác nhận, đơn vị đã phối hợp với cơ quan chức năng xã Tân Thanh ghi nhận, xác minh điều tra vụ phá hoại, cắt ngang thân hơn 300 cây...

Cùng chuyên mục

Nguy cơ sạt lở đất đồi núi, thêm 12 hộ dân ở Hòa Bình khẩn cấp di dời

Chiều ngày 22/9, trao đổi với phóng viên Dân Việt, lãnh đạo UBND xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình thông tin, sáng nay (22/9), chính quyền xã đã phải di dời thêm 6 hộ dân ở xóm Rài đến nơi an toàn trước...

Một làng chài đẹp như phim ở TT-Huế sau này sao lại mang tên Lăng Cô, nơi la liệt chim hoang dã?

Theo cư dân địa phương, Lăng Cô vốn là một làng chài nổi tiếng mang tên An Cư từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, nhiều người lại nói tên làng là "Làng Cò" vì có nhiều chim muông về trú ngụ và sau này người ta...

Liều trồng rau cù nèo, loại rau dại, ai ngờ một ông nông dân Hậu Giang nhổ bán hút hàng, giàu lên

 Những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang chuyển đổi diện tích trồng lúa lúa kém hiệu quả, năng suất thấp sang trồng màu trên đất ruộng, trong đó có trồng rau dại, rau đồng, cụ thể...

Thăm làng gốm của người Chăm nổi tiếng ở Ninh Thuận

"Bên cạnh đó, các chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chính sách phát triển làng nghề của các cấp, các ngành và của tỉnh Ninh Thuận đã đang thúc đẩy làng nghề đang hồi sinh mạnh mẽ”, anh Thuần chia sẻ thêm. Nghệ nhân Đàng Thị Hoa với nghề “sống cùng đất” Nguồn: https://baodantoc.vn/tham-lang-gom-cua-nguoi-cham-noi-tieng-o-ninh-thuan-1726993195974.htm

Tình cờ bắt được con trăn gấm có tên trong sách Đỏ, một ông nông dân TT-Huế liền làm điều này đây

Ngày 22/9, theo tin từ Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), cơ quan này vừa tiếp nhận; tiến hành thả về môi trường tự nhiên một cá thể trăn gấm-một loài động vật hoang dã quý hiếm.Con trăn gấm dài 3m, nặng 12kg-loài...

Mới nhất

Được cô giáo gọi dậy khi ngủ trưa, tránh được thảm họa sạt lở đất đá

Đêm 22-9, ông Hoàng Văn Dũng - phó chủ tịch UBND huyện Mường Lát - khẳng định: "Rất may giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý kêu gọi học sinh nhanh chóng rời khỏi ký túc xá...

Vì sao tên lửa tầm xa ‘vô dụng’ đối với Ukraine; Nga tiếp tục nỗ lực duy trì đa cực

Theo ông Berletic, ngay cả khi phương Tây cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa, điều này sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho Kiev, vì tổng lượng đạn dược mà phía Ukraine có không đủ để xuyên thủng các hệ thống phòng không của...

Nguồn cung trong nước và toàn cầu hạn chế, giá tiêu liên tục tăng cao

Dự báo giá tiêu 21/9/2024: Đà tăng liệu có tiếp tục diễn ra? Dự báo giá tiêu 22/9/2024: Nguồn cung hạt tiêu vẫn tiếp tục hạn chế trong 3 năm tới Dự báo giá tiêu ngày 23/9/2024 tiếp đà tăng nhẹ. Trong cơ cấu chủng loại hồ tiêu xuất khẩu 8...

Mới nhất