Trang chủKinh tếNông nghiệpThăm làng gốm của người Chăm nổi tiếng ở Ninh Thuận

Thăm làng gốm của người Chăm nổi tiếng ở Ninh Thuận


Làng gốm Bàu Trúc ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Làng gốm Bàu Trúc ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Gốm Chăm là nét văn hóa độc đáo còn được gìn giữ đến ngày nay. Hiện nghề làm gốm Chăm còn lưu giữ tại 2 địa phương là Ninh ThuậnBình Thuận. Tuy vậy, nổi tiếng hơn cả vẫn là làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận).

Làng nghề gốm Bàu Trúc nằm ven Quốc lộ 1A thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), cách Tp. Phan Rang – Tháp Chàm 10 km về hướng Nam. Trải qua hàng ngàn năm, đến nay, nghệ thuật làm gốm của đồng bào Chăm ở làng nghề Bàu Trúc vẫn được gìn giữ và phát triển.

Năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận nghệ thuật làm gốm truyền thống Bàu Trúc là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Tháng 11/2022, nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Đặc trưng của gốm Bàu Trúc, là quá trình chế tác không sử dụng bàn xoay mà nghệ nhân sẽ dùng tay di chuyển xung quanh để tạo hình. Các nghệ nhân ở HTX gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Nình Phước), cho biết, cách tạo nên sản phẩm gốm theo kiểu “làm bằng tay, xoay bằng mông”, không hề có máy móc nào tham gia kể từ khâu nhồi đất cho đến khi gốm ra lò.

Làng gốm Bàu Trúc có từ lâu đời và là làng nghề cổ xưa nhất Đông Nam Á.
Làng gốm Bàu Trúc có từ lâu đời và là làng nghề cổ xưa nhất Đông Nam Á.

Nguyên liệu sử dụng của gốm Bàu Trúc, là đất sét được khai thác tại vùng bờ sông Quao, có độ dẻo, mịn và nhiều đặc tính đặc biệt khác. Quá trình nung gốm từ 6 đến 10 tiếng tùy độ dày và sử dụng lò nung gốm lộ thiên, nguyên liêu đốt lò nung gồm củi, rơm.

Gốm Bàu Trúc mang nét độc đáo riêng, hoàn toàn làm bằng thủ công.
Gốm Bàu Trúc mang nét độc đáo riêng, hoàn toàn làm bằng thủ công.

“Từ trước đến nay, người dân đã gắn bó với gốm. Chính nghề gốm đã giúp nhiều gia đình người Chăm ở Ninh Thuận có được cơm ăn, áo mặc và có thu nhập ổn định” cụ Trương Thị Gạch (80 tuổi) -nghệ nhân ở làng gốm Bàu Trúc chia sẻ.

Cụ Trương Thị Gạch là nghệ nhân cao tuổi nhất ở làng nghề gốm Bàu Trúc
Cụ Trương Thị Gạch là nghệ nhân cao tuổi nhất ở làng nghề gốm Bàu Trúc

Cụ Gạch là một trong những nghệ nhân cao tuổi nhất ở HTX gốm Bàu Trúc hiện vẫn đang giữ nghề. Công việc chính của cụ, là trình diễn các công đoạn làm gốm cho du khách và người dân khi đến tham quan và tìm hiểu về gốm Bàu Trúc. Mặc dù tuổi cao, nhưng bắt tay vào việc, đôi tay cụ vẫn nhịp nhàng theo từng vòng xoay của người điêu luyện trong nghề, những sản phẩm cụ làm ra được đánh giá cao.

 Mặc dù tuổi đã cao, nhưng cụ Trương Thị Gạch vẫn tham gia trình diễn các công đoạn làm gốm cho du khách và người dân khi đến tham quan và tìm hiểu về gốm Bàu Trúc.
Mặc dù tuổi đã cao, nhưng cụ Trương Thị Gạch vẫn tham gia trình diễn các công đoạn làm gốm cho du khách và người dân khi đến tham quan và tìm hiểu về gốm Bàu Trúc.

Chia sẻ về nghề, cụ Gạch cho hay, từ thời con gái, cụ đã được mẹ truyền dạy làm gốm thủ công. Đến năm 20 tuổi, cụ đã thạo nghề. “Thời trước, con trai làm nương rẫy, làm đất, con gái thì học làm gốm. Gần 60 năm theo nghề, cụ Gạch dường như đã trải qua đủ cung bậc cảm xúc cùng với gốm.

Người trẻ học nghề và giữ nghề gốm truyền thống.
Người trẻ học nghề và giữ nghề gốm truyền thống.

“Ban ngày thì làm, tối về phải suy nghĩ làm sao cho có một tác phẩm đẹp. Làm sao để đưa được cái hồn vào sản phẩm, đó mới là khó. Đến giờ, niềm vui của bà là vẫn còn sức khỏe để làm gốm, truyền nghề cho các con, cháu để giữ gìn tinh hoa của đồng bào mình” cụ Gạch chia sẻ thêm.

Để có được những sản phẩm gốm tinh xảo, đẹp mắt, người làm phải trải qua nhiều công đoạn.
Để có được những sản phẩm gốm tinh xảo, đẹp mắt, người làm phải trải qua nhiều công đoạn.

Tương tự, hơn 30 năm gắn với nghề gốm, bà Đàng Thị Liễu (60 tuổi) cho biết, để làm nên một món đồ gốm thì dễ, nhưng làm một sản phẩm độc đáo, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì ngày một khó.

Làm gốm Bàu Trúc luôn đòi hỏi sự kỳ công và tỉ mỉ. Nhìn chưa ưa mắt là đập bẹp để làm lại
Làm gốm Bàu Trúc luôn đòi hỏi sự kỳ công và tỉ mỉ. Nhìn chưa ưa mắt là đập bẹp để làm lại

“Nếu không có sự quyết tâm, kiên trì thì không làm được. Nhiều lần, khi sản phẩm hình thành, nhưng nhìn chưa ưa mắt là đập bẹp rồi nhào đất để làm lại. Làm khi nào thấy đẹp và ưng ý mới thôi. Gốm Chăm Ninh Thuận làm hoàn toàn thủ công, không có khuôn, nên mỗi sản phẩm đều mang một đặc trưng riêng”, bà Liễu cho hay.

Thợ làm gốm thực hiện công đoạn tạo hoa văn cho gốm trước khi đem đi nung.
Thợ làm gốm thực hiện công đoạn tạo hoa văn cho gốm trước khi đem đi nung.

Theo anh Phú Thanh Ngọc (29 tuổi, đang làm tại HTX gốm Bàu Trúc), để có được một sản phẩm gốm đẹp, thường có nhiều công đoạn. Trong đó, có thể kể đến như nhào đất, tạo hình, trang trí, hong khô rồi đem nung. Trong đó, khâu tạo hình và trang trí đòi hỏi người làm phải có sự tỉ mỉ, có sự sáng tạo.Trước khi hoàn thành tác phẩm nghệ thuật, người thợ sẽ dùng một tấm vải mỏng chà nhẹ lên đồ gốm để tạo độ láng, mịn.

HTX gốm Bàu Trúc hiện có hơn 50 lao động, với thu nhập ổn định trung bình từ 4-5 triệu đồng/tháng.
HTX gốm Bàu Trúc hiện có hơn 50 lao động, với thu nhập ổn định trung bình từ 4-5 triệu đồng/tháng.

“Hiện nay, HTX gốm Bàu Trúc giúp cho nhiều người thu nhập ổn định từ 4-5 triệu đồng/tháng”, anh Ngọc cho biết.

Anh Phú Thanh Ngọc đang tỉ mỉ vẽ hoa văn cho sản phẩm gốm.
Anh Phú Thanh Ngọc đang tỉ mỉ vẽ hoa văn cho sản phẩm gốm.

Anh Phú Hữu Minh Thuần, Giám đốc HTX gốm Bàu Trúc, cho biết: Làng nghề gốm Bàu Trúc đã có từ lâu đời, là một trong những làng nghề cổ xưa nhất ở Đông Nam Á.

 Nghề làm gốm ở Bàu Trúc vốn là nghề dành riêng cho phụ nữ; đàn ông chỉ đi hái củi, đào đất gánh rơm phụ giúp lúc nung gốm. Những năm gần đây, thị trường ưa chuộng những sản phẩm gốm có kích thước to lớn, nặng hàng chục kg, thậm chí nặng cả tấn nên trong làng Bàu Trúc ngày càng có nhiều nam thanh niên, đàn ông trung niên học nghề và làm nhiều sản phẩm.

Anh Phú Hữu Minh Thuần – Giám đốc HTX gốm Bàu Trúc giới thiệu với khách về các sản phẩm gốm.
Anh Phú Hữu Minh Thuần – Giám đốc HTX gốm Bàu Trúc giới thiệu với khách về các sản phẩm gốm.

Trước năm 1997, đây chỉ là làng nghề bình thường, bà con làm gốm để đổi thóc, đổi gạo, hoặc làm trang trí. Tuy nhiên, những năm qua, cùng với chính sách của các cấp, các ngành, nghề làm gốm Bàu Trúc đã phát triển ổn định, đầu ra của sản phẩm cũng được cải thiện.

Đa dạng sản phẩm về gốm tại làng nghề gốm Bàu Trúc
Đa dạng sản phẩm về gốm tại làng nghề gốm Bàu Trúc

Tại HTX gốm Bàu Trúc, hiện có hơn 50 lao động có thu nhập ổn định. Hiện nay, bên cạnh việc mở rộng thị trường gốm, làng nghề đẩy mạnh việc phát triển làng nghề gắn du lịch thông qua hoạt động trải nghiệm làm gốm.

Theo thời gian, người làm gốm Bàu Trúc cũng linh hoạt chế tác ra các sản phẩm phù hợp với thời đại, không cứng nhắc vào những sản phẩm đặc trưng như trước. Hiện nay, HTX đang sản xuất 3 dòng sản phẩm gốm chủ đạo, là đồ gốm gia dụng, đồ gốm tâm linh và gốm mỹ nghệ. Khách du lịch đến trải nghiệm ngày càng nhiều, nhờ đó sản phẩm gốm được quảng bá rộng rãi, đem lại thu nhập đáng kể cho người dân. 

Làng gốm Bàu Trúc đang hướng đến phát triển làng nghề gắn với du lịch trải nghiệm.
Làng gốm Bàu Trúc đang hướng đến phát triển làng nghề gắn với du lịch trải nghiệm.

“Bên cạnh đó, các chính sách phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chính sách phát triển làng nghề của các cấp, các ngành và của tỉnh Ninh Thuận đã đang thúc đẩy làng nghề đang hồi sinh mạnh mẽ”, anh Thuần chia sẻ thêm.

Nghệ nhân Đàng Thị Hoa với nghề “sống cùng đất”





Nguồn: https://baodantoc.vn/tham-lang-gom-cua-nguoi-cham-noi-tieng-o-ninh-thuan-1726993195974.htm

Cùng chủ đề

Qua miền nắng vàng gió xanh

Nhớ lại gần 30 năm về trước, để đến với Ninh Thuận từ Bắc vào hay từ Nam ra, cách tốt nhất là mua được vé giường nằm trên tàu hỏa. Kỷ niệm đáng nhớ nhất với tôi thời đấy là cái nóng rát hầm hập ban trưa khi tàu dừng đỗ ở sân ga Tháp Chàm để tiếp nước và than đá, là hình ảnh một vài đầu máy hơi nước bị bỏ hoang ở một góc sân...

Ninh Thuận biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong đồng bào DTTS và miền núi

Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 7 tập thể và 33 cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương nhân dịp Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Ninh Thuận lần thứ Nhất, năm 2024. Lễ hội Katê lung linh sắc màu...

Bưu điện Việt Nam luân chuyển, bổ nhiệm Phó Giám đốc Bưu điện các tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận

Ngày 18/9/2024, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức Lễ công bố quyết định luân chuyển và bổ nhiệm Phó Giám đốc Bưu điện các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận theo hình thức trực tuyến. Ông Phan Thảo Nguyên, Thành viên Hội đồng thành viên dự và phát biểu giao nhiệm vụ cho các bộ được bổ nhiệm. Thừa ủy quyền của Lãnh đạo Tổng công ty, Giám đốc Bưu điện tỉnh Bình Thuận Lê Tấn An trao...

Hơn 150.000 học sinh bước vào năm mới

Chung vui cùng giáo viên và học sinh trên địa bàn tỉnh, tỉnh Ninh Thuận đã thành lập nhiều đoàn đại biểu của tỉnh đến dự và chúc mừng lễ khai giảng tại các cơ sở giáo dục trong tỉnh; các cấp chính quyền địa phương cũng có các đoàn đại biểu dự lễ khai giảng tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Theo ghi nhận của phóng viên, buổi lễ khai giảng tại các...

Vì sao nông dân trồng mía đường ở Ninh Thuận lại muốn vào hợp tác xã nông nghiệp?

Những vụ mùa "được mùa mất giá" ở Ninh ThuậnQuảng Sơn là xã thuần nông ở huyện miền núi Ninh Sơn (Ninh Thuận), được xem là thủ phủ cây mía và cây mì ở tỉnh Ninh Thuận với tổng diện tích gần 3000ha, chiếm hơn 60%...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha...

Theo báo cáo của Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang, được sự quan tâm của UBDT, các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương, tập thể Nhà trường đoàn kết thực hiện tốt kế hoạch năm học 2024-2025. Đội ngũ giáo viên Nhà trường tâm huyết với sự nghiệp giáo dục con em đồng bào DTTS. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên Nhà trường không ngừng được...

Ninh Thuận biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong đồng bào DTTS và miền núi

Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 7 tập thể và 33 cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương nhân dịp Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Ninh Thuận lần thứ Nhất, năm 2024. Lễ hội Katê lung linh sắc màu...

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Đồng quan điểm với ông Danh Út, Hoà thượng Danh Lung, Phó ban Hoằng pháp TW GHPGVN, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer, Phó Trưởng ban Giáo dục Phật giáo T.Ư, trụ trì chùa Candaransi, nêu rõ: Thống nhất với tên gọi Luật Dân tộc, đối tượng áp dụng là DTTS. Hòa thượng cũng cho rằng, việc xây dựng những nội dung, điều...

Sẽ có 330 đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lâm Đồng lần thứ IV, năm 2024

Đại hội cũng là dịp tôn vinh, biểu dương các tập thể và cá nhân tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng và khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tinh thần tự lực, tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Qua đó, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi trong các tầng lớp Nhân dân, thúc đẩy sự đoàn kết và tinh thần phấn đấu...

Bình Phước: Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Kết thúc hội thi, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho đội thi xã Thuận Lợi; trao giải Nhì cho đội thị xã Tân Hưng và giải ba được trao cho đội thi xã Đồng Tiến. Krông Nô (Đắk Nông): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc Nguồn: https://baodantoc.vn/binh-phuoc-to-chuc-hoi-thi-tim-hieu-phap-luat-ve-cong-tac-dan-toc-1726819286877.htm

Bài đọc nhiều

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 mong muốn xây dựng chỉ dẫn địa lý cho xáo tam phân

Clip: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 mong muốn xây dựng chỉ dẫn địa lý cho xáo tam phân Đồng Nai. Thực hiện: Nguyên VỹXáo tam phân vốn phân bổ nhiều ở vùng rừng núi Ninh Thuận, Khánh Hòa. Từ năm 2012, anh Nguyễn Văn...

Nuôi con động vật hoang dã chỉ thích ăn tre, nứa, anh thanh niên Bình Phước thu 300 triệu đồng nhàn tênh

Năm 2019, gắn bó nhiều năm với nghề cạo mủ cao su thu nhập ngày càng eo hẹp, anh Tâm trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế mới, qua tìm hiểu và so sánh nhiều mô hình kinh tế khác nhau, nhận thấy nuôi dúi...

Lực lượng chức năng ở một nơi của Quảng Bình phải trói 8 con bò “chạy” khỏi vùng nước lũ

Vào ngày 20/9, khi nhận được tin báo về việc 8 con bò của anh Thọ bị mắc kẹt tại khu vực Hung Trâu, chính quyền xã Thượng Hóa đã ngay lập tức huy động nhân lực phối hợp với các chiến sĩ Đồn Biên phòng...

Hội Nông dân Bình Sơn cùng khởi động dự án bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản

Sau 1 năm tiến hành các công tác chuẩn bị như: xây dựng kế hoạch khảo sát và tập huấn, xây dựng, đề xuất Dự án, tổ chức các Hội nghị, Hội thảo khoa học, tiến hành xây dựng văn kiện Dự án trình các cấp...

Cùng chuyên mục

Nước lũ đổ về một xã phải sơ tán hàng chục hộ dân

Nước lũ đổ về qua các đập tràn nổi ở xã Mường Chanh, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.Ngày 22/9, ông Lục Văn Tâm, Bí thư Đảng ủy xã Mường Chanh (huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, những ngày qua trên địa bàn xã...

Vừa mở 2 cửa xả đáy trưa nay, thủy điện Hòa Bình tiếp tục được lệnh mở cửa xả đáy thứ 3

Theo Công điện, hồi 13h00 ngày 22/9/2024, mực nước thượng lưu hồ Hòa Bình ở cao trình 117,15m, lưu lượng đến hồ 7.030m3/s, lưu lượng xả 5.601m3/s.Thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông...

Một nông dân ở Lâm Đồng lại bị kẻ gian cắt gốc hơn 300 cây chanh dây đang cho thu hoạch

Ngày 22/9, ông Lê Văn Thiêm – Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lâm Hà xác nhận, đơn vị đã phối hợp với cơ quan chức năng xã Tân Thanh ghi nhận, xác minh điều tra vụ phá hoại, cắt ngang thân hơn 300 cây...

12 giờ trưa nay, 22/9, Thủy điện Hòa Bình lại mở cửa đáy xả lũ

Công điện của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT nêu rõ, hồi 09h00' ngày 22/9/2024, mực nước thượng lưu hồ Hòa Bình ở cao trình 116,99m, lưu lượng đến hồ 3.179m3/s, lưu lượng xả 2.039m3/s.Thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy trình...

Nông nghiệp công nghệ cao cần vốn đầu tư lớn, Nông dân Việt Nam xuất sắc đến từ Bình Dương lên tiếng

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 đến từ Bình Dương mong được hỗ trợ vốnClip: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 đến từ Bình Dương mong được hỗ trợ vốn và kỹ thuật canh tác hiệu...

Mới nhất

Xúc động hình ảnh người dân Yên Bái cầm cờ, hoa chia tay bộ đội

TPO - Ngày 22/9, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đã lên đường trở về đơn vị. Hàng nghìn người dân Yên Bái đứng dọc hai bên đường đoàn đi qua để gửi lời cảm ơn, bịn rịn chào tạm biệt. Sau hơn 10 ngày nỗ lực cùng đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Yên Bái...

Người dân Yên Bái bịn rịn chia tay bộ đội

(TN&MT) - Sau hơn nhiều ngày nỗ lực cùng đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Yên Bái và huyện Trấn Yên khắc phục hậu quả bão số 3, sáng 22/9 cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đã lên đường trở về đơn vị. Ngay từ sáng sớm, mặc dù trời mưa to nhưng rất đông người...

Hình hài cầu dài nhất cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn

TPO - Sau hơn 20 tháng thi công, hạng mục cầu Sông Vệ, cầu lớn nhất trên tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn nối hai xã Hành Phước với Hành Thịnh (huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) đạt khoảng 90% khối lượng. Cầu Sông Vệ dài 610m, với 15 nhịp chính bắc qua sông Vệ nối hai xã Hành...

Xe tải cháy trơ khung khi đổ đèo Khánh Lê, tài xế tung cửa thoát ra ngoài

Công an huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa chiều nay (22/9) vẫn đang làm việc với những người liên quan, điều tra nguyên nhân khiến ô tô tải chở hàng bị cháy trơ khung khi qua xã Sơn Thái. Trước đó, rạng sáng nay, tài xế Đỗ Văn Tâm (35 tuổi, quê tỉnh Thanh Hóa) lái ô tô tải...

Điểm danh những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Campuchia

Thương mại Việt Nam – Campuchia hướng tới sớm đạt mục tiêu 20 tỷ USD Việt Nam nhập khẩu một loại nông sản từ thị trường Campuchia tăng mạnh Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch thương...

Mới nhất