Trang chủNewsThời sựKhai mở kỷ nguyên mới cho hợp tác kinh tế châu Á

Khai mở kỷ nguyên mới cho hợp tác kinh tế châu Á


Theo Aisixiang, đứng trước những xu hướng và thách thức mới về sự thay đổi sâu sắc và phức tạp của tình hình địa kinh tế và địa chính trị toàn cầu, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với vai trò là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, đã được triển khai toàn diện và bước đầu mang lại lợi ích. Thực tiễn bước đầu chứng minh RCEP thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế khu vực.

Đặc điểm chính của cơ chế này là lấy phát triển làm định hướng, đề cao thương mại tự do, nhấn mạnh hợp tác kinh tế sâu rộng và phát triển cân bằng; lấy Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) làm chủ thể, thiết lập thỏa thuận về thương mại tự do của khu vực với trung tâm là các nền kinh tế đang phát triển; lấy bao dung làm đặc điểm và kiên trì nguyên tắc mở cửa khu vực, đề cao tinh thần tiến bộ và tính linh hoạt.

Việc thực thi RCEP hiệu quả và mang lại lợi ích sẽ làm thay đổi sâu sắc cục diện kinh tế và thương mại ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thậm chí cả toàn cầu. Cơ chế này cũng sẽ tạo động lực để Trung Quốc tham gia quản trị kinh tế toàn cầu và hình thành mô hình phát triển mới với vòng tuần hoàn kép trong nước và quốc tế thúc đẩy lẫn nhau.

RCEP: Khai mở kỷ nguyên mới cho hợp tác kinh tế châu Á
RCEP được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 nước đối tác của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam làm Chủ tịch. Ảnh: Pixabay

Thứ nhất, RCEP là tổng hợp các cơ chế hợp tác kinh tế – thương mại châu Á, giải phóng tiềm năng to lớn của thị trường khu vực. RCEP đã trở thành “cỗ máy điều phối” các cơ chế hợp tác khu vực. RCEP điều phối 27 hiệp định thương mại tự do và 44 hiệp định đầu tư sẵn có của châu Á; đồng thời, lần đầu tiên các nền kinh tế lớn của châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc được đưa vào thỏa thuận quy tắc thị trường đơn nhất. Từ năm 2022 – 2023 sau khi RCEP chính thức có hiệu lực, tốc độ tăng trưởng kinh tế của 8 nước thành viên cao hơn trước khi hiệp định có hiệu lực và cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của thế giới.

RCEP giảm chi phí mang tính thể chế kinh tế – thương mại và thúc đẩy tăng trưởng đầu tư thương mại trong khu vực. Các biện pháp như ưu đãi thuế quan sẽ giải phóng tiềm năng tăng trưởng thương mại trong khu vực. Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc sang nước 14 thành viên còn lại của RCEP đạt 12.600 tỷ Nhân dân tệ (NDT), tăng 5,3% so với năm 2021 trước khi RCEP có hiệu lực.

Các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại đã làm giảm đáng kể chi phí thương mại trong khu vực. Sự kết hợp giữa danh sách hạn chế đầu tư và cơ chế quản lý chặt chẽ giúp tối ưu hóa môi trường đầu tư trong khu vực. Năm 2023, đầu tư trực tiếp phi tài chính của Trung Quốc vào các quốc gia thành viên khác của RCEP tăng 26% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn 14 điểm phần trăm so với tốc độ tăng trưởng đầu tư trực tiếp toàn cầu của Trung Quốc.

Ngoài ra, RCEP thúc đẩy sự phát triển hội nhập của hai nền kinh tế năng động nhất là Trung Quốc và ASEAN. Điểm nổi bật là giải phóng hiệu quả tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và ASEAN, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước kém phát triển nhất ASEAN. Từ năm 2000 – 2021, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực châu Á tăng trưởng với tốc độ bình quân hằng năm là 5% nếu tính theo tỷ giá của đồng USD năm 2015, thì cao gấp 1,8 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của thế giới; trong đó, Trung Quốc và ASEAN đóng góp 68,9% vào tăng trưởng chung của khu vực châu Á. Năm 2022, tốc độ tăng trưởng thương mại của các nước Lào, Myanmar, Campuchia so với các thành viên RCEP khác lần lượt là 28,13%, 13,68% và 3,42%. Tốc độ tăng trưởng GDP của 3 nước trong cùng kỳ lần lượt là 2,7%, 4% và 5,4%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế toàn cầu.

Thứ hai, RCEP định hình lại cục diện hợp tác ở châu Á, định hình lại chuỗi cung ứng công nghiệp của châu Á. Một là, quy tắc cộng gộp xuất xứ thúc đẩy sự phát triển tổng hợp chuỗi công nghiệp, chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị trong khu vực. Các nước thành viên RCEP có thể tận dụng tài nguyên của các nước đang phát triển trong khu vực, cơ sở sản xuất hàng hóa trung gian và lợi thế công nghệ của các nền kinh tế phát triển; đồng thời, tận dụng tối đa quy tắc cộng gộp xuất xứ trong khu vực để hình thành chuỗi công nghiệp, chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị khép kín trong khu vực. Hai là, tính bền vững của chuỗi cung ứng và chuỗi công nghiệp khu vực đã được củng cố thêm. Tỷ trọng thương mại hàng hóa trung gian khu vực RCEP trong tổng kim ngạch thương mại tăng từ khoảng 64,5% vào năm 2021 lên khoảng 65% vào năm 2022. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm chung vào năm 2023, tỷ trọng thương mại hàng hóa trung gian trong khu vực RCEP đã tăng lên khoảng 66%, thể hiện tính ổn định cao. Ngoài ra, sự kết hợp giữa danh sách thương mại dịch vụ tích cực và tiêu cực sẽ thúc đẩy sự phát triển ổn định của chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng và chuỗi ngành nghề khu vực.

Nâng cao vị thế của châu Á trong cục diện công nghiệp toàn cầu. RCEP là khu vực có mức độ hội nhập cao nhất của chuỗi giá trị toàn cầu. Năm 2023, kim ngạch thương mại hàng hóa trung gian của Trung Quốc với khu vực này là 8.200 tỷ NDT, chiếm khoảng 65% tổng kim ngạch thương mại với khu vực và 33,2% tổng kim ngạch thương mại hàng hóa trung gian toàn cầu. Dữ liệu hải quan trong 4 tháng đầu năm 2024 cho thấy, thương mại hàng hóa trung gian giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên RCEP khác đạt 2.900 tỷ NDT, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

RCEP cũng giảm bớt một phần tác động của địa chính trị. Năm 2021, tỷ trọng thương mại dịch vụ trong thương mại song phương giữa Trung – Nhật, Trung – Hàn, Nhật – Hàn lần lượt là 7,8%, 8,22% và 11,06%. Chính sách mở cửa thương mại dịch vụ RCEP phát huy hiệu quả đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển hội nhập của thương mại dịch vụ của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong khu vực.

Thứ ba, RCEP tăng cường vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác kinh tế, thương mại khu vực. RCEP thể hiện sự năng động và sức hấp dẫn thông qua việc coi ASEAN là chủ thể chủ đạo. Dự kiến đến năm 2035, tỷ trọng GDP của châu Á so với thế giới tăng từ 39,1% của năm 2021 lên 45 – 50%. Xét về tốc độ tăng trưởng lũy tiến, tỷ lệ đóng góp của Trung Quốc và ASEAN duy trì ở mức trên 60%. RCEP thừa nhận sự khác biệt trong phát triển, vừa bảo đảm tính nguyên tắc vừa linh hoạt; đồng thời, làm nổi bật mô hình hợp tác khu vực dựa trên sự đồng thuận, thể hiện rõ hơn vai trò và lợi thế của cơ chế này trong việc thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực.

Các thỏa thuận quy tắc bao dung theo định hướng phát triển giúp các nước kém phát triển nhất được hưởng lợi ích từ hợp tác kinh tế và thương mại khu vực. RCEP thiết lập các điều khoản đối xử đặc biệt và khác biệt, đồng thời cung cấp các thỏa thuận quá độ cho các nước kém phát triển nhất trong ASEAN. RCEP bao gồm các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế chênh lệch nhau lớn nhất thế giới, tỷ lệ GDP bình quân đầu người giữa nước cao nhất và thấp nhất là 42:1, trong đó các nước kém phát triển nhất được hưởng lợi nhiều hơn. Năm 2022, tổng kim ngạch thương mại trong khu vực của Lào và Myanmar tăng lần lượt 28,13% và 13,68% so với cùng kỳ năm 2021, là động lực quan trọng giúp ASEAN sẽ phát triển thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới. ASEAN đang trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế thần tốc. Dự kiến đến sau năm 2030, GDP của ASEAN sẽ đạt khoảng 6.600 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU).

Thứ tư, RCEP là giải pháp chiến lược tối ưu hóa lộ trình mở cửa của Trung Quốc, điểm khởi đầu lớn nhất cho lộ trình mở cửa của Trung Quốc. Năm 2023, tỷ trọng tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và các nền kinh tế RCEP khác trong tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc sẽ tăng 1,1 điểm phần trăm so với năm 2021. Trong đó, kim ngạch thương mại Trung Quốc – ASEAN tăng gần 4 điểm phần trăm so với năm 2021. Trung Quốc và ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của nhau trong 4 năm liên tiếp. Năm 2023, đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN tăng tới 44,6%, với tổng vốn đầu tư hai chiều lũy kế đạt hơn 380 tỷ USD.

Sự mở cửa ở trình độ cao của Trung Quốc giúp tái cân bằng cục diện kinh tế châu Á. Việc mở cửa thị trường Trung Quốc đã mang lại lợi ích lớn cho sự hội nhập kinh tế của châu Á. Ví dụ, đến năm 2030, tỷ trọng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc ước đạt hơn 50%, điều này sẽ mang lại một thị trường dịch vụ mới trị giá 10 nghìn tỷ USD và nhu cầu lớn hơn về dịch vụ cho các nền kinh tế khác của châu Á. Hiệu ứng tác động thị trường của Trung Quốc đã thúc đẩy việc điều chỉnh mô hình phân công lao động “châu Á sản xuất, toàn cầu tiêu dùng” và dần hình thành mô hình mới “châu Á sản xuất, châu Á tiêu dùng”.

Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia tiên phong trong xu thế mới của toàn cầu hóa kinh tế. Từ năm 2024 – 2028, kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ của Trung Quốc dự kiến sẽ lần lượt vượt 32 nghìn tỷ USD và 5 nghìn tỷ USD. Quy mô này tương đương 54% tổng kim ngạch hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu toàn cầu vào năm 2023. Dự kiến từ 5 – 10 năm tới, đóng góp của Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn có khả năng duy trì ở mức khoảng 30%. Thực tiễn thành công của RCEP sẽ tạo tiền lệ quan trọng cho việc thúc đẩy cải cách hệ thống thương mại đa phương với hạt nhân là Tổ chức thương mại thế giới (WTO), và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế châu Á.

RCEP được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 nước đối tác của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam làm Chủ tịch.

Theo quy định của Hiệp định RCEP, Hiệp định chính thức có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm có ít nhất 6 nước ASEAN và 3 nước đối tác hoàn tất việc phê chuẩn/phê duyệt Hiệp định và nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký ASEAN. Đến ngày 2/11/2021, đã có 6 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, và 4 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP cho Tổng Thư ký ASEAN. Như vậy, Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Việc Hiệp định RCEP có hiệu lực từ tháng 1/2022 góp phần đa phương hóa các Hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa các lợi ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực…





Nguồn: https://congthuong.vn/rcep-khai-mo-ky-nguyen-moi-cho-hop-tac-kinh-te-chau-a-347534.html

Cùng chủ đề

Người dân vùng lũ Yên Bái bịn rịn chia tay bộ đội

VOV.VN - Sau hơn 10 ngày nỗ lực cùng đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Yên Bái khắc phục hậu quả cơn bão số 3, sau khi công tác khắc phục cơ bản hoàn tất, hôm nay (22/9), cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đã lên đường trở về đơn vị. Hàng nghìn người dân địa phương đã đứng dọc hai bên đường đoàn đi qua để gửi lời cảm ơn, bịn rịn chào tạm...

Nguyễn Thị Oanh phá kỷ lục quốc gia ở nội dung marathon

(Dân trí) - Vận động viên Nguyễn Thị Oanh xuất sắc lập kỷ lục quốc gia cự ly 42km tại giải quốc tế Hà Nội Marathon 2024. Ở cự ly 42km nữ tại giải quốc tế Hà Nội Marathon 2024 diễn ra sáng 22/9, "cô gái vàng" làng điền kinh Việt Nam Nguyễn Thị Oanh đã xuất sắc giành chức vô địch, bỏ xa hai người phía sau là Lê Thị Tuyết và Phạm Thị Hồng Lệ. Đặc biệt, với thành...

Cầu hơn 500 tỷ đồng nối 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Dương trước giờ thông xe

(Dân trí) - Sau 4 năm từ ngày khởi công, cầu Bạch Đằng 2 nối TP Tân Uyên (Bình Dương) với huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) sẽ khánh thành vào sáng 23/9, nối đôi bờ 2 tỉnh Đông Nam Bộ qua sông Đồng Nai. Sau gần 4 năm xây dựng, cầu Bạch Đằng 2, nối huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) và TP Tân Uyên (Bình Dương) với tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng, dự kiến sẽ khánh thành vào...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Trái tim người thầy thuốc

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024Trái tim người thầy thuốcGia đình là cái nôi đầu tiên trong việc hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách mỗi con người. Vậy một gia đình có cha mẹ và con cái đều theo nghề y sẽ có những câu chuyện thú vị và truyền cảm hứng. Clip gửi đến cuộc thi Lan...

Lịch thi đấu đội tuyển U20 Việt Nam tại vòng loại U20 châu Á 2025

  Cập nhật lịch thi đấu vòng loại U20 châu Á 2025, lịch thi đấu của đội tuyển U20 Việt Nam. U20 Việt Nam là chủ nhà bảng A tại vòng loại giải vô địch U20 châu Á 2025. Các trận đấu thuộc khuôn khổ bảng A sẽ diễn ra từ ngày 21/9 đến 29/9 trên sân Lạch Tray (Hải Phòng). Các đối thủ của đội tuyển U20 Việt Nam là U20 Guam, U20 Bhutan, U20 Bangladesh và U20 Syria.  Trận đấu đầu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Ngày 22/9, thông tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng, đơn vị vừa có văn bản giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, UBND huyện Bảo Lâm và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương xem xét, xử lý những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự...

Tăng mạnh nhất 350 đồng/kg, giảm mạnh nhất 450 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay ngày 22/9 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đồng loạt đi ngang cả với mặt hàng gạo và lúa. Thị trường giao dịch chậm. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá ở mức 7.300 - 7.500 đồng/kg;...

Giá xăng dầu hôm nay ngày 22/9/2024: Tiếp tục lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 22/9/2024 Ghi nhận trên Oilprice lúc 5h ngày 22/9/2024 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, giảm 0,22% (tương đương giảm 0,16 USD/thùng). Giá dầu WTI trên thị trường thế giới rạng sáng 22/9 (theo giờ Việt Nam) ...

Vàng nhẫn vượt mốc 80 triệu đồng/lượng

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI - 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc - 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn...

Nguồn cung thấp, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm

Giá cà phê thế giới rạng sáng ngày 22/9/2024, lúc 4 giờ 20 phút được cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn giao dịch trên thế giới, là kênh duy nhất ở Việt Nam cập nhật liên tục liên kết với các sàn giao dịch trên thế giới)....

Bài đọc nhiều

Khai mạc Festival Thu Hà Nội lần thứ 2

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tối 20/9/2024, tại sân khấu đền Bà Kiệu (không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm) khai mạc Festival Thu Hà Nội lần thứ 2, nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.  Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Trung...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng LHQ Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm Cuba. Sáng 21/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương...

Lần đầu Thường trực Chính phủ họp chuyên đề riêng với doanh nghiệp

(Dân trí) - Chính phủ, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc với doanh nghiệp, song đây là lần đầu Thường trực Chính phủ làm việc chuyên đề riêng với doanh nghiệp, để bàn giải pháp phát triển đất nước. Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Từ đầu nhiệm kỳ...

Tích cực đóng góp vì tương lai chung, tăng cường quan hệ với bạn bè và đối tác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba. (Ảnh: TTXVN) Sự tham gia tích cực, chủ động và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 sẽ góp phần nâng...

Khám phá 7 cột cờ nổi tiếng của Việt Nam

Bất kỳ ai có dịp đến những cột cờ tại các địa danh nổi tiếng của Việt Nam cũng đều không thể bỏ qua việc check-in thay cho lời khẳng định mình đã đặt chân đến nơi đây. Dọc theo dải đất hình chữ S Việt Nam từ Cực Bắc ở Lũng Cú, tỉnh Hà Giang, đến Cực Nam ở mũi Rạch Tàu, tỉnh Cà Mau, không chỉ có núi rừng biển cả, mà còn có những cột cờ nổi...

Cùng chuyên mục

Người dân vùng lũ Yên Bái bịn rịn chia tay bộ đội

VOV.VN - Sau hơn 10 ngày nỗ lực cùng đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Yên Bái khắc phục hậu quả cơn bão số 3, sau khi công tác khắc phục cơ bản hoàn tất, hôm nay (22/9), cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đã lên đường trở về đơn vị. Hàng nghìn người dân địa phương đã đứng dọc hai bên đường đoàn đi qua để gửi lời cảm ơn, bịn rịn chào tạm...

Nguyễn Thị Oanh phá kỷ lục quốc gia ở nội dung marathon

(Dân trí) - Vận động viên Nguyễn Thị Oanh xuất sắc lập kỷ lục quốc gia cự ly 42km tại giải quốc tế Hà Nội Marathon 2024. Ở cự ly 42km nữ tại giải quốc tế Hà Nội Marathon 2024 diễn ra sáng 22/9, "cô gái vàng" làng điền kinh Việt Nam Nguyễn Thị Oanh đã xuất sắc giành chức vô địch, bỏ xa hai người phía sau là Lê Thị Tuyết và Phạm Thị Hồng Lệ. Đặc biệt, với thành...

Lịch thi đấu đội tuyển U20 Việt Nam tại vòng loại U20 châu Á 2025

  Cập nhật lịch thi đấu vòng loại U20 châu Á 2025, lịch thi đấu của đội tuyển U20 Việt Nam. U20 Việt Nam là chủ nhà bảng A tại vòng loại giải vô địch U20 châu Á 2025. Các trận đấu thuộc khuôn khổ bảng A sẽ diễn ra từ ngày 21/9 đến 29/9 trên sân Lạch Tray (Hải Phòng). Các đối thủ của đội tuyển U20 Việt Nam là U20 Guam, U20 Bhutan, U20 Bangladesh và U20 Syria.  Trận đấu đầu...

Mặt đường vừa thảm nhựa đã chi chít ‘ổ gà’, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn

30m chiều dài có 15 vị trí bong tróc Dự án nâng cấp, mở rộng QL19 có tổng chiều dài 143km, đi qua địa bàn Gia Lai 126km và Bình Định 17km, được khởi công năm 2021, do Ban quản lý dự án 2 (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 3.600 tỷ đồng (trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới 3.465 tỷ đồng; vốn viện trợ không hoàn lại của...

Sắp xây cầu chữ Y 29 tỷ bắc qua ngã ba sông Hương và An Cựu

TPO - Cây cầu chữ Y sẽ được xây dựng ở ngã ba sông Hương và sông An Cựu nối thông khu vực công viên bờ nam sông Hương và Nhà hát sông Hương với danh thắng cồn Dã Viên (TP. Huế). Ngày 22/9, thông tin từ HĐND TP. Huế cho biết vừa thống nhất bổ sung vào danh mục điều chỉnh tổng thể kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 dự án xây dựng cầu...

Mới nhất

Đòi 340 tỷ bồi thường cho căn nhà 50m2, sau 16 năm chủ nhà phải trả giá đắt vì lòng tham không đáy

Căn nhà sống giữa đường không chịu di dời vì đòi bồi thường khủngNăm 2008, lãnh đạo thành...

Ai hay ăn thịt lợn cần biết điều này để phòng bệnh tiểu đường, tim mạch và bệnh về gan, thận

Điều gì xảy ra nếu với cơ thể nếu bạn ăn thịt lợn đúng cách?Thịt lợn là loại...

Liên tiếp xuất hiện chiến dịch tấn công APT nhắm vào Việt Nam

Từ tháng 8 cho đến nay, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã liên tục phát hiện và có cảnh báo về các chiến dịch tấn công có chủ đích (APT) nhắm vào tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.

Lại xả súng hàng loạt ở Mỹ, 4 người thiệt mạng, hàng chục người bị thương

Theo thông tin trên phương tiện truyền thông Mỹ, 4 người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong vụ xả súng hàng loạt xảy ra vào tối 21/9 giờ địa phương tại Birmingham, tiểu bang Alabama của Mỹ.

Mới nhất