Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTỉ giá 'êm đềm', VND mạnh lên

Tỉ giá ‘êm đềm’, VND mạnh lên


Tỉ giá 'êm đềm', VND mạnh lên - Ảnh 1.

Tỉ giá ổn định là cơ hội mở rộng làm ăn và úp vốn vào thị trường chứng khoán – Ảnh: Q.Đ

Tuổi Trẻ đã trao đổi với ông Trương Văn Phước – nguyên quyền chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.

Tỉ giá 'êm đềm', VND mạnh lên - Ảnh 2.

O6ng Trương Văn Phước

* Thưa ông, đầu năm 2024, VND “bỗng dưng” mất giá hơn 5% so với USD, nhưng nay lại mạnh lên. Diễn biến này khác mọi năm, vì sao?

– Những năm gần đây, tâm lý và xu hướng của thị trường là tỉ giá USD/VND luôn gắn với biến động của USD trên thị trường quốc tế thông qua USD Index (gồm rổ hàng USD với 6 đồng tiền chủ chốt như EUR, yen Nhật, bảng Anh…).

Trong khi đó, USD cũng có câu chuyện của nó: đó là COVID-19; các nước nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế, nhất là ở Mỹ. Do đó, sau đại dịch thì lạm phát cao, buộc Mỹ phải nâng lãi suất để thắt chặt tiền tệ với mức đỉnh là 5,5%, cao nhất trong 40 năm qua.

Đồng tiền lãi suất cao luôn có giá. Nhưng dùng lãi suất cao để kéo lạm phát giảm xuống cũng tạo ra khó khăn cho tăng trưởng kinh tế, việc làm… .

Thế nhưng, ở Mỹ, mặc dù lãi suất cao nhưng lạm phát vẫn dai dẳng, tác động đến tăng trưởng kinh tế, nhiều chỉ số như việc làm… không như dự báo. Đầu năm 2024 người ta nghĩ Mỹ giảm lãi suất, nhưng chờ mãi vẫn không thấy làm cho thị trường sốc, đẩy USD Index tăng lên 106 trong quý 1 và tháng 4-2024 là đỉnh điểm.

Như đã nói, tỉ giá VND/USD luôn gắn với USD, vì thế trong những tháng đầu năm, VND đã mất giá hơn 5% so với USD, có lúc 25.500 đồng/USD. Nay USD Index giảm còn 100, VND đã có giá trở lại, có lúc chỉ cần 24.500 đồng là đã mua được 1 USD.

* VND đang mạnh lên, liệu có trở lại 24.000 đồng/USD?

– Đúng là đợt tăng trong đầu năm đã gây bối rối cho DN và người dân vì các năm qua họ đã quen với “tỉ giá êm đềm” rồi, năm cao nhất VND cũng mất giá không quá 3%. Nên trong quý 1-2024, việc VND bị mất giá trên 5% làm cho tâm lý thị trường lo ngại rằng có thể VND sẽ mất giá nhiều hơn trong năm 2024.

Điều này xuất phát từ suy nghĩ cho rằng dù Mỹ có giảm thêm thì trong năm 2024 lãi suất USD vẫn cao và USD là đồng tiền mạnh đồng thời có thị phần thanh toán lớn. Về bản chất thì tỉ giá luôn chịu tác động bởi hai nhân tố: đó là chênh lệch lạm phát và lãi suất của Mỹ và VN.

Hiện nay, lạm phát Mỹ đang đi xuống, còn VN phấn đấu giữ mức 4 – 4,5%, nhưng có nhiều nhân tố không thuận lợi như thiên tai, điều chỉnh lương… Do vậy khả năng USD giảm thêm so với VND không cao.

Có thể vùng tỉ giá 24.500 đồng/USD là mức khá cân bằng. Dự báo giá USD/VND cả năm nay dao động 2,5 – 3%, tức USD/VND vẫn trở lại “êm đềm” sau cú tăng sốc đầu năm.

Tỉ giá 'êm đềm', VND mạnh lên - Ảnh 3.

Đồ họa: T.ĐẠT

* Mỹ bắt đầu lộ trình giảm lãi suất USD và tháng 11 bước vào bầu cử tổng thống, với điều hành tỉ giá đó là hai bước ngoặt, vậy ứng xử của VN là gì?

– Đúng, đó là hai bước ngoặt quan trọng và sẽ tác động nhiều mặt với thế giới và kinh tế VN. Có lẽ Fed còn giảm thêm lãi suất trong 3 tháng còn lại của năm 2024. Còn về bầu cử của Mỹ, chắc chắn có nhiều thay đổi trong chính sách.

Dù hướng nào cũng đều có những biến động. Với nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, theo tôi, cần có “bộ đệm giảm sốc” đến mức tối đa với các thay đổi đó. Xu hướng chung là sắp tới USD sẽ yếu đi vì lộ trình giảm lãi suất của Fed còn tiếp tục, có thể hết năm 2025.

Nhưng cũng lưu ý nhiều dự báo quốc tế cho rằng lạm phát toàn cầu đang đổ dốc thêm vài năm nữa. Nên việc nới lỏng tiền tệ không chỉ ở Mỹ mà ở các nền kinh tế khác. Các nước cũng giảm lãi suất. Khi lãi suất giảm thì USD suy yếu nhưng đồng tiền các nước có cắt giảm lãi suất cũng suy yếu. Tác động này sẽ giữ USD rơi vào vùng ổn định tương đối của tỉ giá. Đây là yếu tố quan trọng và là tín hiệu có thể dẫn dắt cho tỉ giá USD/VND.

Với nền kinh tế kiên định theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao, đang thực hiện lộ trình thị trường hóa giá cả thì giữ lạm phát mục tiêu 4 – 4,5% vẫn là thách thức. Để tỉ giá ổn định thì tỉ giá trung tâm phải ổn định trên cơ sở các yếu tố nội tại của nền kinh tế VN như dòng vốn, tăng trưởng kinh tế, cán cân thanh toán, vốn đầu tư nước ngoài… bên cạnh USD Index. Đó chính là “bộ đệm giảm sốc”.

Tỉ giá 'êm đềm', VND mạnh lên - Ảnh 4.

Khách du lịch đổi tiền tại điểm giao dịch ngoại tệ (Q.1, TP.HCM) – Ảnh: TỰ TRUNG

* Nhiều người nhìn tỉ giá trung tâm theo kiểu nghe nhạc hiệu đoán chương trình, vậy tỉ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố ngoài “bộ đệm giảm sốc” còn phải phát đi tín hiệu gì?

– Cơ chế điều hành tỉ giá hiện nay là tỉ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố. Từ tỉ giá trung tâm, thị trường được biến động hai chiều động (+/-5%), tức tỉ giá thị trường có dải biến động 10%.

Thời gian qua khi tỉ giá trung tâm tăng trên 3%, trên thị trường có lúc quanh 25.500 đồng mới mua được 1 USD. Từ đó thị trường hiểu xu hướng của tỉ giá là như thế, tạo ra kỳ vọng, dự báo để kinh doanh như có người trữ USD, người chưa có thì tìm mua… càng làm cho thị trường thêm căng thẳng.

Vì thế, khi công bố tỉ giá trung tâm, cần phải tính toán đến nhiều yếu tố khác từ nội tại của nền kinh tế VN bên cạnh yếu tố biến động USD Index sẽ tránh được tình trạng thị trường như đã suy đoán và phản ứng là nếu USD Index lên thì USD/VND cũng lên và ngược lại.

Nói nôm na tỉ giá trung tâm phải truyền đi tín hiệu ổn định, là bộ giảm sốc, tương tự như chúng ta xây nhà ở biển. Muốn xây, cần xác định đỉnh mức nước biển dâng, khả năng ứng phó và sức chịu đựng khi nước dâng để tránh tình trạng vì quá lo nước dâng mà làm nhà lên xa bờ, khi nước không dâng như thế thì lại dọn xuống. Chạy qua chạy lại rất tốn kém.
Ở đây là doanh nghiệp khi thấy tỉ giá lên vội gom giữ, nhưng gom quá khi tỉ giá xuống lại thiệt.

Ông TRƯƠNG VĂN PHƯỚC

Tỉ giá 'êm đềm', VND mạnh lên - Ảnh 5.

Dữ liệu: WiGroup – Đồ họa: T.ĐẠT

* Tỉ giá USD/VND dịu lại, như vậy xu hướng của lãi suất VND ra sao, có đủ sức thay đổi xu hướng nắm giữ tài sản (VND, USD…)?

– Lãi suất như hình với bóng với lạm phát. Nếu lạm phát ở mức 4 – 4,5% thì lãi suất huy động có thể dao động quanh mức lạm phát cộng thêm 1 – 2% như kỳ vọng của mọi người gửi tiền ở VN là lãi suất thực dương.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, lãi suất huy động có hai xu hướng khác nhau: 3 tháng đầu năm lãi suất giảm sâu, từ tháng 4-2024 đến nay đã tăng lại 1%. Dự báo lãi suất vẫn duy trì xu hướng tăng nhưng không nóng và chậm lại, ước thêm 0,3 – 0,5%.

Lý do là trong 3 tháng cuối năm ngân hàng phải đẩy mạnh cho vay lượng vốn xấp xỉ số đã cho vay trong 8 tháng đầu năm nên nhu cầu huy động của ngân hàng cũng tăng lên. Chắc chắn mọi người sẽ phải cân nhắc việc nắm giữ tài sản khi tỉ giá USD/VND trở lại nhịp điệu vốn có, tăng không quá 3%/năm, thấp hơn lãi suất huy động VND.

* Lãi suất USD giảm, dòng vốn ngoại sẽ trở lại. Yếu tố nào quan trọng để hút vốn, nhất là vào thị trường chứng khoán VN?

– Những năm qua, dòng vốn từ các nước trên thế giới đã chảy vào Mỹ để hưởng lãi suất cao, nay Mỹ bắt đầu giảm lãi suất thì xu hướng đó đang ngược lại. Xu hướng đó sẽ diễn ra từ từ. Dòng vốn đó chắc là sẽ “hồi hương” về các thị trường mới nổi, như VN và thị trường chứng khoán là một điểm đến.

Nhưng hấp thụ thế nào, đón được bao nhiêu vốn ngoại còn tùy thuộc sự hấp dẫn và tính ổn định của các nền kinh tế đó. Nói gì thì nói, lạm phát thấp và ổn định tỉ giá sẽ tạo sức hấp dẫn dòng vốn hồi hương. Vì thế, quan trọng lúc này là VN phải giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát như mục tiêu đề ra và không để USD/VND biến động quá lớn.

Tỉ giá 'êm đềm', VND mạnh lên - Ảnh 6.

Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng Techcombank, quận 1, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Doanh nghiệp vay nợ USD bớt căng thẳng

Nửa đầu năm nay, tỉ giá VND/USD có lúc tăng tới 5% khiến nhiều doanh nghiệp (DN) vay nợ bằng USD như “ngồi trên đồng lửa”. Với xu hướng giảm mạnh của tỉ giá vừa qua, cùng động thái hạ lãi suất từ Fed, các DN này có thể thở phào.

Ông Trương Thái Đạt – giám đốc Trung tâm phân tích chứng khoán DSC – cho biết tỉ giá hạ nhiệt, chỉ còn tăng hơn 2% so với đầu năm. Nguyên nhân cốt lõi đến từ sức mạnh đồng USD đã giảm, từ đó giảm thiểu hoạt động găm giữ, kiếm lời chênh lệch ngoại hối và cả áp lực rút ròng của khối ngoại trên thị trường đầu tư.

Không thể không kể đến nỗ lực điều tiết từ phía Ngân hàng Nhà nước do đã bán khoảng 6,5 tỉ USD từ dự trữ ngoại hối quốc gia, theo chuyên gia DSC. Sau khi Fed bắt đầu hạ lãi suất, khoảng cuối quý 3 – đầu quý 4 năm nay, Ngân hàng Nhà nước có thể mua lại lượng ngoại tệ trên hệ thống để bổ sung phần dự trữ đã hỗ trợ thị trường trước đó.

Ông Đạt cũng cho rằng giá trị đồng tiền VN vẫn giữ mức độ trượt giá nhất định so sánh với tiền tệ thế giới, giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh về xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

TS Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện đào tạo và nghiên cứu BIDV cho rằng tỉ giá ổn định hơn sẽ góp phần giảm chi phí nhập khẩu. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng cho rằng Fed hạ lãi suất góp phần ổn định mặt bằng lãi suất, giảm chi phí vốn nợ và đầu tư bằng ngoại tệ của DN.

Tại VN, lãi suất ngoại tệ giảm, đặc biệt là USD, góp phần giảm chi phí vốn vay bằng ngoại tệ đối với cả vốn vay cũ và mới, theo nhóm nghiên cứu.

Ngoài ra, thống kê của Tuổi Trẻ dựa trên báo cáo tài chính, nhiều DN vay nợ bằng USD lớn đã ghi nhận các khoản lỗ tỉ giá “khủng” trong nửa đầu năm 2024 như Novaland, Vietnam Airlines, Hòa Phát cùng nhiều DN ngành điện… Khi tỉ giá giảm, điều dễ nhận thấy nhất là sẽ bớt đi áp lực lỗ tỉ giá cho các DN này.

Vậy dự báo tỉ giá cuối năm nay ra sao? Ông Trần Đức Anh – giám đốc vĩ mô và chiến lược thị trường Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) – cho rằng áp lực tỉ giá từ nay đến cuối năm không còn quá lớn.

Dự báo tỉ giá USD/VND sẽ giảm về ngưỡng quanh vùng 25.000 VND/USD – tức tăng 3,5% so với đầu năm dựa trên các yếu tố như giải ngân FDI, kiều hối tốt hơn trong giai đoạn cuối năm, sự suy yếu của đồng USD sau khi Fed cắt giảm lãi suất.



Nguồn: https://tuoitre.vn/ti-gia-em-dem-vnd-manh-len-20240922085727229.htm

Cùng chủ đề

‘Kịch bản VN-Index vượt mốc 1.300 điểm hoàn toàn khả thi’

Thị trường chứng khoán trong nước vừa trải qua tuần giao dịch tương đối thành công khi tăng hơn 20 điểm. Cụ thể, phiên giao dịch đầu tuần 16/9, VN-Index tiếp nối đà giảm của tuần trước đó khi kết phiên giảm 1% xuống mức 1.239,3 điểm. Độ rộng thị...

Vốn ngoại trở lại chứng khoán, khi nào?

Theo các chuyên gia, vốn ngoại có vào Việt Nam ở mức nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có lãi suất và tỉ giá....

Fed cắt giảm lãi suất, thị trường chứng khoán kỳ vọng vào 2 nhóm cổ phiếu

Fed cắt giảm lãi suất, thị trường chứng khoán kỳ vọng vào 2 nhóm cổ phiếu Ở thời điểm này của tháng 9, theo chuyên gia Nguyễn Đức Khang, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng vào 2 nhóm cổ phiếu, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất với mức giảm 50 điểm cơ bản. Với động thái...

Dòng tiền sôi động, thanh khoản trên sàn chứng khoán vượt 20.000 tỷ đồng

Dòng tiền sôi động, thanh khoản trên sàn chứng khoán vượt 20.000 tỷ đồngDù có nhiều tin hỗ trợ, áp lực chốt lời lấy lại thành quả tăng điểm phiên sáng 20/9 của VN-Index. Tuy nhiên, điểm sáng của thị trường nằm ở con số thanh khoản, một phần nhờ hai quỹ ETF ngoại hoàn tất nốt đợt cơ cấu danh mục quý III/2024. Giá...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Các đóng góp nổi bật của Việt Nam cho Liên Hiệp Quốc

Từ ngày 22 đến 24-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79 và làm việc tại Mỹ.   "Đây là lần đầu tiên một Tổng Bí thư, Chủ tịch nước ta tham dự trực tiếp các phiên họp cấp cao tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc", Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã nhấn...

Trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây và những món ngon hút hồn

Về Đồng Tháp từ tháng 9 đến tháng 11 du khách sẽ có dịp trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây với nhiều hoạt động thú vị như dỡ chà bắt cá, ra đồng hái bông điên điển, tắm đồng, check-in cánh đồng mênh mông sóng nước.   Khách check-in trên cánh đồng sen mùa nước nổi ở Đồng Tháp - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT Du lịch mùa nước nổi miền Tây có gì thú vị mà được nhiều du khách săn đón? Đây là...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Lan tỏa tinh thần tương trợ

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, các mạnh thường quân, nhà hảo tâm trên địa bàn thành phố cũng đã kịp thời hỗ trợ hàng ngàn suất cháo, cơm chia sẻ với người dân trên đảo, nhất là các gia đình có hoàn cảnh khó khăn và các...

Cận cảnh loạt tàu đắm ở vịnh Hạ Long 2 tuần sau bão Yagi vẫn chưa được trục vớt

Nguồn: https://tuoitre.vn/can-canh-loat-tau-dam-o-vinh-ha-long-2-tuan-sau-bao-yagi-van-chua-duoc-truc-vot-20240922120414058.htm

Gần 1.000 người dân Đà Nẵng được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí

“Tôi rất vui vì nhiều người dân đã tin tưởng, đến khám bệnh tại trung tâm trong sáng hôm nay. Qua việc khám tổng quát, chúng tôi có thể phát hiện sớm các bệnh lý để kịp tư vấn cách chăm sóc sức khỏe cho người dân”, bác sĩ Thiều chia sẻ. Tại chương trình, đội ngũ y, bác sĩ cũng đã...

Bài đọc nhiều

Bão ‘cuốn trôi’ 2.500 tỷ, nông dân có thể chuyển ngay sang trồng siêu thực phẩm

Tại hội nghị phối hợp hỗ trợ khôi phục sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản sau cơn bão số 3, sáng 21/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản là hai lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ngành nông nghiệp. Song, cơn bão số 3 và mưa lũ đã gây thiệt hại nặng cho hai ngành hàng này. Theo thống kê sơ bộ,...

Các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội được gỡ vướng thủ tục đầu tư

Chính phủ vừa ban hành nghị định số 115 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu, Luật Đất đai về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, trong đó đã sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của một số nghị định thuộc lĩnh...

Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp tư nhân: Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến 2045

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam hiện có hơn 930.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra còn có khoảng 14.400 hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Một số tập đoàn tư nhân lớn như Vingroup, Thaco, Hòa Phát, SOVICO,...

Doanh nghiệp Hàn Quốc đồng hành cùng Việt Nam sau bão Yagi

Ông Hong Sun - chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM) - chia sẻ với phóng viên Tuổi Trẻ về thiệt hại của bão Yagi với cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.Ông Sun nói: Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng, người dân và doanh nghiệp kiên cường, nghị lực, quá...

Nhiều doanh nghiệp gỗ bị “vạ lây”

Cả công ty dồn lực vài tháng đi xác minh hóa đơn Ngành thuế quy định, doanh nghiệp phải chứng minh được nguồn gốc hóa đơn, chứng từ đầu vào là hợp lệ, mới được hoàn thuế.  "Có trường hợp mua hàng từ cách đây mấy năm, giờ tìm mãi chưa gặp được chủ cơ sở đã xuất hóa đơn, chứng từ. Lại có trường hợp không muốn ký xác nhận vì sợ lộ thu nhập, phải đóng thêm thuế....

Cùng chuyên mục

Tăng với biên độ thấp

Dự báo trong tuần giao dịch tới, chỉ số VN-Index có thể tiếp diễn xu hướng tăng với biên độ thấp, đan xen các nhịp rung lắc khi gần tiến tới vùng cản 1.300 điểm. Thị trường chứng khoán ghi nhận tuần giao dịch tương đối khởi sắc. Chỉ số chính ghi nhận đà hồi phục ấn tượng trong tuần từ vùng 1.240 lên 1.280...

‘Kịch bản VN-Index vượt mốc 1.300 điểm hoàn toàn khả thi’

Thị trường chứng khoán trong nước vừa trải qua tuần giao dịch tương đối thành công khi tăng hơn 20 điểm. Cụ thể, phiên giao dịch đầu tuần 16/9, VN-Index tiếp nối đà giảm của tuần trước đó khi kết phiên giảm 1% xuống mức 1.239,3 điểm. Độ rộng thị...

Cận cảnh loạt tàu đắm ở vịnh Hạ Long 2 tuần sau bão Yagi vẫn chưa được trục vớt

Nguồn: https://tuoitre.vn/can-canh-loat-tau-dam-o-vinh-ha-long-2-tuan-sau-bao-yagi-van-chua-duoc-truc-vot-20240922120414058.htm

Mới nhất

Thủ tướng: Nhà ở xã hội phải đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân

VOV.VN - Ngày 22/9, trong chương trình công tác tại Bắc Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thăm dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội Thống Nhất tại phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh và tặng quà các hộ gia đình tại đây.   Khu nhà ở xã hội Thống Nhất do Công ty Cổ...

Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao tầm nhìn đến năm 2045

Quy hoạch đặt mục tiêu phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa quốc gia đồng bộ, hiện đại, bản sắc, hướng đến xây dựng hình ảnh quốc gia gắn với tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định và nhu cầu thực tiễn; bảo đảm công bằng trong...

‘Kịch bản VN-Index vượt mốc 1.300 điểm hoàn toàn khả thi’

Thị trường chứng khoán trong nước vừa trải qua tuần giao dịch tương đối thành công khi tăng hơn 20 điểm. Cụ thể, phiên giao dịch đầu tuần 16/9, VN-Index...

Mới nhất