Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLàm gì khi trẻ sang chấn tâm lý sau thiên tai?

Làm gì khi trẻ sang chấn tâm lý sau thiên tai?


Bai GD
Học sinh tại Hà Nội được giáo viên cho xem phim tài liệu để hiểu hơn về bão, lũ gây ra thiệt hại như thế nào?

Sự chung tay của cả cộng đồng

Theo thông cáo từ Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF), lũ lụt và sạt lở đất do cơn bão Yagi gây ra đã tàn phá Việt Nam, Myanmar, Lào và Thái Lan, ảnh hưởng đến gần 6 triệu trẻ em và làm giảm khả năng tiếp cận nước sạch, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thực phẩm và chỗ ở của các em – khiến các cộng đồng vốn đã bị thiệt thòi càng lún sâu vào khủng hoảng. Tại Việt Nam, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cơn bão Yagi, khoảng 3 triệu người, bao gồm nhiều trẻ em, thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh, làm gia tăng nguy cơ bệnh tật. Khoảng 2 triệu trẻ em cũng không được tiếp cận với giáo dục, hỗ trợ tâm lý xã hội và chương trình dinh dưỡng học đường.

Chia sẻ tại buổi trò chuyện về “Phòng chống tâm lý cho trẻ em vùng lũ”, chuyên gia tâm lý, TS Trần Thu Hương (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) cho hay: Những thảm họa thiên nhiên như bão, lũ… là điều chúng ta không thể tránh khỏi. Khi bão lũ xảy đến, những hậu quả để lại không chỉ tác động đến người trưởng thành, mà tác động đến tất cả các cá nhân.

Khi bão lũ đến, nó cuốn đi của cải vật chất, gây ra sự chia tách giữa trẻ em với người thân. Việc phải chia tách với người thân, tạo ra sang chấn cho trẻ em, giới chuyên môn gọi là “sang chấn cấp tính”. Trong phân loại các sang chấn, không chỉ có sang chấn tâm lý cấp tính, mà còn có sang chấn mãn tính, sang chấn phức tạp. Trẻ em vừa phải trải qua cơn bão Yagi, vừa trải qua câu chuyện lũ lụt… cực kỳ đau lòng, thì có thể sang chấn cấp tính này đã chuyển sang dạng sang chấn phức tạp. Tức nhiều sự kiện khủng khiếp nằm ngoài khả năng ứng phó đã tác động, cuốn đứa trẻ ở trong vòng xoáy, không thể kiểm soát được cảm xúc lo lắng hay đau khổ của mình. Sau đó, nếu có sự hỗ trợ kịp thời thì sẽ quay trở về được với sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, nếu ở trong thảm họa ấy, các em bị hủy hoại cả sinh kế thì khả năng phục hồi sang chấn rất khó, hoặc từ sang chấn cấp tính hay phức tạp ấy sẽ tạo ra rối loạn về sức khỏe tâm thần, rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Khi cá nhân rơi vào tình trạng căng thẳng sau sang chấn thì khả năng phục hồi sẽ khó khăn hơn nữa.

Chuyên gia tư vấn tâm lý trẻ em và cha mẹ Nguyễn Tú Anh cho rằng, chăm sóc trẻ em gặp sang chấn cần sự hợp tác của nhiều bên, bao gồm gia đình, nhân viên chăm sóc, bác sĩ, nhà tâm lý, giáo dục và cả cộng đồng… Mấu chốt nằm ở việc làm sao cho trẻ cảm nhận được sự yêu thương, chăm sóc, bảo vệ của mọi người. Đó là nền tảng cho mọi sự phát triển lành mạnh, dù cho trẻ có bị sang chấn hay là không.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, sự chung tay của cả cộng đồng là bước đi đúng đắn và hợp lý. Những cái ôm, những lời động viên, chia sẻ theo nghĩa rằng cho dù thế nào thì chúng ta vẫn luôn ở bên nhau, không bỏ rơi nhau… đối với trẻ em cực kỳ quan trọng. Sự xuất hiện kịp thời của người lớn không chỉ là sự hỗ trợ về vật chất mà cả về tinh thần, nếu được cùng một lúc thì rất tốt. Những đứa trẻ sẽ cảm nhận được rằng mình không bị bỏ rơi, cho dù mình đang ở trong điều kiện cực kỳ mất an toàn.

Phòng, tránh nguy cơ ảnh hưởng đến trẻ

Người lớn cũng cần cung cấp về mặt kiến thức, chia sẻ cho trẻ hiểu về tình trạng mà trẻ đang phải đối diện là như thế nào? Trẻ em được hỗ trợ ra sao? Những đứa trẻ trong trường hợp này có thể đổ lỗi cho bản thân mình, cảm thấy mình là một phần của sự đau khổ, tạo ra đau khổ cho người thân và chính mình. Người lớn cần lắng nghe trẻ, cho trẻ nói ra những ý nghĩ, quan điểm để điều chỉnh, giáo dục tâm lý và nhận thức lại cho trẻ.

Tiếp nữa, trẻ phải được tiếp cận với bác sĩ, chuyên gia tâm lý và nhân viên công tác xã hội. Bước này cực kỳ quan trọng để giúp trẻ chấp nhận tình trạng hiện tại của mình, hiểu được rằng những đau khổ, sốc tâm lý, chia cắt ấy là nằm ngoài khả năng của tất cả, trong đó có trẻ. Quan trọng nhất là đứa trẻ ấy đang sống, và phải tiếp tục sống. Chúng ta giúp trẻ chấp nhận sự thật, tiếp thêm cho trẻ động lực để mạnh mẽ hơn với biến cố xảy ra.

Bên cạnh công tác ứng phó và khắc phục hậu quả sau thiên tai, các chuyên gia tâm lý cho rằng, cần lưu ý đến việc phòng, tránh những nguy cơ rủi ro gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của trẻ em.

Theo TS Trần Thu Hương, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Truyền thông phải đi trước. Làm sao hỗ trợ, giáo dục cho trẻ em kỹ năng ứng phó, đảm bảo an toàn cả về thể chất và tinh thần khi rơi vào tình huống bị động. Truyền thông bên trong trường học, trong mỗi gia đình là rất quan trọng. Mỗi ông bố, bà mẹ bằng cách nào đó phải là chuyên gia trong câu chuyện đảm bảo sự an toàn cho con. Hàng ngày, hàng giờ trong quá trình tương tác với con cung cấp cho các con kiến thức, kỹ năng sinh tồn để đảm bảo khi con bị rơi vào trong tình huống mất an toàn, con sẽ có cách xử lí. Đứa trẻ phải đảm bảo được rằng mình phải sống. Các phụ huynh khi nói chuyện, làm việc với con bao giờ cũng phải đưa vào nhu cầu ham sống, mong muốn được sống, sống một cách an toàn và lành mạnh. Khi nào cảm thấy đang mất an toàn thì bản năng sống cần được trỗi dậy, để trẻ nỗ lực và cố gắng.

Trường học cũng cực kỳ quan trọng. Dự báo của các chuyên gia, trong thời gian tới cần đặc biệt quan tâm vấn đề thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, dịch bệnh… Tất cả các thầy cô ở bên trong trường học cần phải tranh thủ những giờ làm việc với học sinh, chuyển tải được tới các em sự ham muốn sống, nhu cầu được an toàn là nhu cầu chính đáng, nhưng thay vì đợi người khác tạo ra sự an toàn thì chính các em phải tự chủ động đảm bảo được câu chuyện an toàn về mặt thể chất và kết nối để ứng phó được với tất cả các vấn đề.

Bên cạnh đó là truyền thông của cộng đồng. Bất cứ tổ chức nào cũng cần đảm bảo quyền được sống và sống một cách lành mạnh, an toàn của các cá nhân, trong đó đặc biệt là trẻ em.



Nguồn: https://daidoanket.vn/lam-gi-khi-tre-sang-chan-tam-ly-sau-thien-tai-10290835.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Violinist Đỗ Phương Nhi, tài năng đặc biệt

Khoảng năm 2007, tôi nghe GS.TS Ngô Văn Thành (lúc đó ông chưa là Nghệ sĩ Nhân dân) bảo với tôi có cô bé Đỗ Phương Nhi tài hoa lắm. Ngô Văn Thành là một violinist rất nổi...

Tưởng nhớ 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo

Ngày 22/9 (20/8 âm lịch), tại Di tích lịch sử - văn hóa đền Bảo Lộc và tại đền Trần thuộc Khu di tích lịch sử - văn hóa đền Trần-chùa Tháp (TP Nam Định), lãnh đạo tỉnh...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ

Vào lúc 17h05 chiều 21/9 theo giờ địa phương (sáng 22/9 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã...

Dựa vào nhân dân, nguồn lực của Mặt trận là vô tận

Giám sát – phản biện là hoạt động quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quá trình xây dựng một xã hội dân chủ, một nhà nước pháp quyền, bảo đảm quyền lực thuộc về...

Một nàng dâu đặc biệt của Việt Nam

Ngày 10/8, tại Hải Phòng, các cơ quan, đoàn thể cùng gia đình và bạn bè đã tổ chức trọng thể Lễ rải tro cốt bà Merle Ratner về với biển cả Việt Nam. Chúng tôi đã gặp...

Bài đọc nhiều

Kỷ niệm 25 năm ‘hành trình gieo hạt’ học bổng Vallet

Sáng 21/9, tại Hà Nội, Tổ chức khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Quỹ Vallet tổ chức kỷ niệm 25 năm học bổng Vallet được trao cho các học sinh, sinh viên Việt Nam.

Từ năm 2025, thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học có gì mới?

Tại thời điểm này, phương án tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 sẽ được điều chỉnh như thế nào đang là mối quan tâm của giáo viên, phụ huynh và học sinh khi đây là lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới ban hành năm 2018. Những...

Trường Đại học Trà Vinh có thêm 4 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế AUN-QA

DNVN - Đầu tháng 9, Trường Đại học Trà Vinh (TVU) có thêm 4 chương trình đạt kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế AUN-QA: đại học Công nghệ thực phẩm, đại học Giáo dục mầm non, đại học Ngôn ngữ Anh và thạc sĩ ngành Văn hóa học, nâng tổng số chương...

Vụ suất cơm chỉ có hai miếng chả cho giáo viên ở Bà Rịa-Vũng Tàu: Thanh tra toàn diện trường mầm non

Đoàn thanh tra gồm 12 thành viên thuộc các phòng, ban chức năng của huyện do ông Nguyễn Thanh Huỳnh, phó chánh Thanh tra huyện, làm trưởng đoàn. Dự kiến sang tuần, đoàn sẽ chính thức công bố quyết định thanh tra đối với trường. Thời gian thanh tra là 30 ngày tính từ ngày công bố (không kể ngày lễ...

Cùng chuyên mục

Người đi xe máy rơi xuống cống, nhóm nam sinh đội mưa liều mình ứng cứu

Hai ngày nay, hình ảnh nhóm học sinh Trường THPT Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ đội mưa giúp nhiều người vượt qua đoạn đường ngập nước an toàn, được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Đáng chú ý, các em đã cứu được 2 người sẩy chân bị nước lũ cuốn trôi. Cụ thể, hơn 11h ngày 20/9, nhóm học sinh gồm: Nguyễn Văn Thế Anh, Hoàng Văn Kiên, Phạm Mạnh Khôi và Trần Doãn Anh Đức...

Thủ khoa đầu vào Trường ĐH Luật Hà Nội từng áp lực trước sự kỳ vọng của bố mẹ

Lương Ngọc Linh, thủ khoa đầu vào ngành Luật Thương mại quốc tế. Ảnh NVCC. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, Lương Ngọc Linh...

Vận động viên Para Games dạy bơi miễn phí cho trẻ mồ côi

Sau cơn sốt vào năm 3 tuổi, đôi chân của anh Thoại (quê Ninh Thuận) không thể lành lặn. Vượt lên nghịch cảnh, anh cố gắng học để trở thành thầy giáo. Anh Thoại theo học sư phạm lịch sử tại Trường đại học Đồng Tháp, ra trường anh đi dạy tại một trường THCS ở TP.HCM.Sau dịch COVID-19, cảm thấy sức...

Dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai: Mục tiêu cao nhưng thách thức lớn

Dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai được hiểu là dạy tiếng Anh đối với những người mà tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Anh và những người này sinh sống, làm việc trong môi trường tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, bản ngữ.Ví dụ người Việt Nam nhập cư vào Úc và họ được dạy tiếng Anh. Đó...

Mới nhất

6 loại ngũ cốc ít carb tốt cho sức khỏe

Ngũ cốc ít carb là những loại ngũ cốc có hàm lượng carbohydrate (hay còn gọi là tinh bột) thấp hơn so với các loại ngũ cốc thông thường như gạo trắng, bánh mì trắng. Thay vào đó, chúng giàu chất xơ, protein và...

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết trong phòng, chống thiên tai

Cơn bão số 3 đã qua đi, nhưng chắc hẳn với mỗi người dân, nhất là các tỉnh miền Bắc đều không sao quên được bởi sức mạnh khủng khiếp từ thiên nhiên. Hậu quả là những nỗi đau, thiệt hại không gì có thể so sánh được. Có cùng trải qua những tháng ngày đó mới thấy sức...

Trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây và những món ngon hút hồn

Về Đồng Tháp từ tháng 9 đến tháng 11 du khách sẽ có dịp trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây với nhiều hoạt động thú vị như dỡ chà bắt cá, ra đồng hái bông điên điển, tắm đồng, check-in cánh đồng mênh mông sóng nước.   Khách check-in trên cánh đồng sen mùa nước nổi ở Đồng Tháp -...

Tưởng nhớ 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nam Định Nguyễn Tiến Dũng cho biết buổi lễ góp phần ôn lại truyền thống hào hùng của cha ông, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm...     Ngày 22/9 (tức 20/8 năm Giáp Thìn), tại Di tích lịch sử, văn hóa đền Bảo Lộc và đền Trần thuộc Khu...

Hơn 20 đặc công nước lặn tìm du khách rơi xuống biển

Nhiều lực lượng cùng đặc công nước được huy động tìm kiếm thanh niên 25 tuổi, trượt chân rơi xuống biển bị sóng cuốn mất tích ở Ninh Thuận. VTC.vn

Mới nhất