Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐa phương hóa quan hệ quốc tế, chuyện không của riêng ai

Đa phương hóa quan hệ quốc tế, chuyện không của riêng ai

Hôm nay, 22/9, Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 khai mạc, với tinh thần cốt lõi là thúc đẩy đối thoại, hợp tác đa phương, hướng tới một tương lai hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững.

Đây là cơ hội lớn để khẳng định giá trị không thể thay thế của Liên hợp quốc và chủ nghĩa đa phương trước các thách thức toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn có những chuyển dịch trái chiều, gợi lên câu hỏi, phải chăng nước lớn là tâm điểm, đa phương hóa là chuyện của các nước đang phát triển, nước nhỏ?

Hội nghị thượng đỉnh Tương lai là cơ hội lớn để khẳng định giá trị không thể thay thế của Liên hợp quốc và chủ nghĩa đa phương trước các thách thức toàn cầu. (Nguồn: UN Foundation)
Hội nghị thượng đỉnh Tương lai là cơ hội lớn để khẳng định giá trị không thể thay thế của Liên hợp quốc và chủ nghĩa đa phương trước các thách thức toàn cầu. (Nguồn: UN Foundation)

Xu thế không thể đảo ngược

Cùng với biến đổi khí hậu, đói nghèo, bất bình đẳng, thì đối đầu, xung đột, chia rẽ đang diễn ra ở nhiều khu vực. Xung đột bùng phát ở Ukraine, ở Dải Gaza, Trung Đông; nguy cơ bất ổn tiềm ẩn ở Biển Đông… Đối đầu Đông – Tây, một bên do Mỹ đứng đầu cùng một số nước phương Tây chi phối và bên kia do Trung Quốc, Nga dẫn dắt, ngày càng căng thẳng, phức tạp.

Hàng ngìn lệnh trừng phạt của Mỹ, phương Tây với Nga, Trung Quốc và một số nước khác, khiến nguồn lực thế giới bị chia tách sâu sắc. Cuộc chiến kinh tế, thương mại giữa các nước lớn nóng bỏng bởi đòn tấn công, đáp trả liên tục như cấm vận công nghệ cao, chip, bán dẫn, đất hiếm, áp thuế xe điện Trung Quốc…

Cùng với đó là những động thái có chiều hướng ngược lại. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez và người đứng đầu chính phủ Na Uy Jonas Gahr Store gần như cùng lúc đến Trung Quốc, tìm kiếm hợp tác trong khác biệt. Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên lâu năm của NATO vẫn duy trì quan hệ kinh tế, mua bán vũ khí với Nga và có dự định gia nhập BRICS.

Mỹ đặt trọng tâm chiến lược ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời tìm cách chinh phục “trái tim” châu Phi. Ngày 12/9, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Lind Thomas-Greenfield tuyên bố ủng hộ thêm hai ghế ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho các quốc gia châu Phi (nhưng hạn chế quyền phủ quyết!).

Châu Á cũng vậy. Ngày 6/9, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio thăm Hàn Quốc, có cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ 12 trong vòng 2 năm qua, với Tổng thống Yoon Suk Yeol, tiếp tục gác lại mâu thuẫn lịch sử, cải thiện quan hệ song phương, đối phó với thách thức chung. Trong những ngày đầu nhiệm kỳ thứ ba, Thủ tướng Ấn Độ Narendar Modi liên tục các chuyến công du nước ngoài, đến Áo, Ba Lan, Nga, Ukraine, Singapore, Brunei, Mỹ… Đáng chú ý, các điểm đến của Thủ tướng Ấn Độ có những nước đang đối đầu, là đối thủ của nhau như Nga, Ukraine, Mỹ…

Thực tiễn quan hệ quốc tế nổi lên mấy vấn đề đáng chú ý sau:

Một, EU mâu thuẫn, căng thẳng với Moscow nhưng về lâu dài, châu Âu không thể thiếu Nga. EU và Trung Quốc nhiều mâu thuẫn nhưng vấn rất cần nhau. Washington xác định Bắc Kinh là đối thủ toàn diện, cạnh tranh nghiêm trọng nhất, đe dọa ngôi vị quyền lực số một. Cạnh tranh kinh tế, thương mại, công nghệ, chính trị và sức ảnh hưởng giữa hai cường quốc hàng đầu chưa có lối thoát, nhưng cả Mỹ và Trung Quốc không thể không hợp tác với nhau.

Hai, quan hệ giữa các nước đan xen phức tạp, đa tầng nấc; vượt khuôn khổ tổ chức, liên minh, sự khác biệt để hợp tác vì lợi ích chung; hình thành tập hợp lực lượng mới thông qua thể chế “đa phương nhỏ”, đa dạng, linh hoạt.

Ba, dù thế giới tồn tại nhiều xung đột, mâu thuẫn, chia rẽ, phân phe, nhóm phức tạp, nhưng đa phương hóa quan hệ quốc tế vẫn là xu thế lớn, không thể đảo ngược.

Bốn, không chỉ những nước đang phát triển, nước vừa và nhỏ mà các nước lớn, nước phát triển cũng không thể đứng ngoài, vẫn cần đa phương hóa quan hệ quốc tế. Có điều, nước lớn luôn tìm cách chi phối, dẫn dắt các thể chế, diễn đàn đa phương, trước hết vì lợi ích quốc gia, ít hoặc không tính tới lợi ích chung, lợi ích chính đáng của các nước khác.

Việt Nam nâng tầm đa phương hóa

Độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế là quan điểm cơ bản, xuyên suốt của Việt Nam. Đối ngoại đa phương là phương thức hữu hiệu để ứng phó với thế giới đầy biến động, đối đầu, chia rẽ; góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước.

Trong những năm qua, nhất là từ sau Đại hội XIII của Đảng, đối ngoại đa phương được triển khai mạnh mẽ; thể hiện bản lĩnh vững vàng, tự tin, chủ động đảm nhiệm thành công nhiều vai trò, vị trí quan trọng tại các cơ chế, diễn đàn đa phương; có nhiều sáng kiến, ý tưởng trong hợp tác, tham gia định hình “luật chơi” chung và trật tự kinh tế – chính trị quốc tế. Đối ngoại đa phương đạt nhiều thành tựu lớn, ghi những dấu ấn mới trên các diễn đàn, cơ chế đa phương quốc tế và khu vực.

Bối cảnh thế giới và khu vực những năm tới đặt ra đòi hỏi mới. Đất nước chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới, với một vị thế, tầm vóc mới. Tất yếu, ngoại giao Việt Nam, trong đó có đối ngoại đa phương phải vươn lên tầm cao mới, để hoàn thành những trọng trách vinh quang mới tại các cơ chế, diễn đàn đa phương quốc tế, khu vực.

Việt Nam có nền tảng, điểm tựa để nâng tầm đối ngoại đa phương trong giai đoạn mới. Trước hết là đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Đại hội XIII và bổ sung, phát triển tại Đại hội XIV của Đảng. Thứ hai là đất nước ta chưa bao giờ có dược cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Thứ ba là sự kết hợp chặt chẽ giữa ba trụ cột: đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân và giữa các bộ, ngành địa phương dưới sự quản lý tập trung của Nhà nước. Thứ tư là, truyền thống, văn hóa đối ngoại của dân tộc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lần đầu tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, có bài phát biểu quan trọng, hướng tới tư duy mới, phương thức hoạt động mới cho tương lai; là biểu tượng mang tính mở đầu của đối ngoại đa phương trong giai đoạn mới.

Trong giai đoạn mới, Việt Nam cần thúc đẩy mạnh hơn tính chủ động, tích cực, đóng góp nhiều hơn, hiệu quả hơn cho các cơ chế, diễn đàn đa phương, trọng tâm là Liên hợp quốc và ASEAN. Tạo được “thương hiệu” riêng ngày càng mạnh, vị thế cao hơn; xác lập, củng cố và phát huy vai trò dẫn dắt tại một số diễn đàn chủ chốt, lĩnh vực quan trọng, phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc.

Hoàn tất thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đã ký kết, đồng thời tham gia có lựa chọn các cam kết quốc tế mới. Đẩy mạnh triển khai, phát huy hiệu quả các FTA. Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh; tiếp tục đẩy mạnh hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, phù hợp với quan điểm của Đảng, vị thế mới cao hơn của đất nước, tạo “điểm nhấn” về trách nhiệm quốc tế của Việt Nam.

Đa phương hóa quan hệ quốc tế, chuyện không của riêng ai
Các đại biểu tham dự Hội nghị sơ kết 5 năm triển khai Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 8-8-2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030 ngày 25/1 tại Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh)

Các nội dung nhiệm vụ trên cần thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, đúng thứ tự ưu tiên, theo tư duy mới, dài hạn, thống nhất. Để hoàn thành tốt các trọng trách, nhiệm vụ đó, cần thực hiện tốt một số biện pháp chính sau:

Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm đối ngoại của Đại hội Đảng XIII và những bổ sung, phát triển, định hướng trong giai đoạn mới. Đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm trong công tác đối ngoại đa phương. Kết hợp chặt chẽ giữa đối ngoại đa phương và song phương, hỗ trợ lẫn nhau, nâng tầm đối ngoại.

Hai là, tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược về đối ngoại đa phương; chú trọng chuyển đổi số, bảo đảm thường xuyên tiếp cận kịp thời, đầy đủ, toàn diện các nguồn thông tin liên quan, nắm chắc các xu thế của thế giới, khu vực. Trên cơ sở đó, tham mưu chiến lược cho Đảng và Nhà nước bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách đối ngoại đa phương trong tổng thể đường lối, chính sách đối ngoại; kết hợp chặt chẽ đối ngoại với đối nội và đối sách với các diễn biến, tình huống phức tạp, không để bị động, bất ngờ, tận dụng tốt các cơ hội.

Ba là, tiếp tục chuẩn bị nguồn lực mọi mặt để nâng tầm đối ngoại đa phương. Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ đối ngoại đa phương theo hướng chuyên môn, chuyên nghiệp. Kết hợp giữa đào tạo trong nước với ngoài nước, giữa học tập tại trường và rèn luyện qua thực tiễn; cử cán bộ trẻ thực tập tại các tổ chức quốc tế, khu vực và cơ quan đại diện của Việt Nam bên cạnh tổ chức quốc tế. Tích cực chuẩn bị, tiến cử cán bộ Việt Nam tham gia ngày càng nhiều hơn tại các tổ chức quốc tế. Bảo đảm nguồn tài chính phù hợp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng cơ sở dữ liệu, mua sắm phương tiện trang bị và hoạt động đối ngoại đa phương.

Bốn là, chủ động, tích cực vận động, thúc đẩy các tổ chức quốc tế chọn Việt Nam làm địa điểm đặt trụ sở, văn phòng, chi nhánh và tổ chức sự kiện quốc tế, khu vực quan trọng… Đẩy mạnh công tác chuẩn bị đăng cai, sẵn sàng đảm nhiệm các trọng trách quốc tế mới.

Thực tiễn khẳng định đối ngoại đa phương là xu thế lớn, không thể đảo ngược, ngày càng quan trọng, cần thiết với mọi quốc gia. Việt Nam có đủ cơ sở để nâng tầm đối ngoại đa phương, góp phần đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; phối hợp đồng bộ, hiệu quả công tác đối ngoại của các bộ, ngành, địa phương trên diễn đàn, cơ chế đa phương; phát huy vai trò tiên phong, góp phần ngày càng to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.





Nguồn: https://baoquocte.vn/da-phuong-hoa-quan-he-quoc-te-chuyen-khong-cua-rieng-ai-287224.html

Cùng chủ đề

Dấu ấn Việt Nam trong hành trình tham gia Liên hợp quốc

Từ ngày 21-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ. Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp tục cho thấy hình ảnh một Việt Nam năng động, tích cực, có trách nhiệm và đóng góp có hiệu quả, được...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc và thăm Cuba

Sáng 21/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba...

Tích cực đóng góp vì tương lai chung, tăng cường quan hệ với bạn bè và đối tác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới Cuba. (Ảnh: TTXVN) Sự tham gia tích cực, chủ động và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 sẽ góp phần nâng...

Cần những kịch bản sân khấu chất lượng tuyên truyền về gia đình

Ở nhiều địa phương, nhân dân tự giác thực hiện hương ước, quy ước của địa phương; tích cực, chủ động tham gia các phong trào thi đua như phong trào khuyến học, khuyến tài, phong trào nuôi con khỏe, dạy con ngoan, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con...

Việt Nam đóng góp quan trọng cho cộng đồng quốc tế

Phát biểu trước thềm chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, Chủ tịch Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 Dennis Francis khẳng định: Việt Nam là một thành viên tích cực, có trách nhiệm, có những đóng góp quan trọng cho Liên hợp quốc và cộng đồng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ kêu gọi công dân ngay lập tức rời khỏi Lebanon, Đức cảnh báo hậu quả thảm khốc

Ngày 21/9, Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo, các cuộc đụng độ giữa Hezbollah và Israel đã làm hàng trăm người ở Lebanon và hàng chục người bên phía Israel thiệt mạng, đồng thời kêu gọi công dân rời khỏi Lebanon khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Lễ khánh thành Cung thiếu nhi Hà Nội và gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) được UBND thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể vào sáng 21/9.

Giá cà phê trong nước mất 4.000 đồng, vấn đề nguồn cung trầm trọng hơn, giá sẽ còn tăng?

Tình hình thiếu nguồn cung vẫn chưa được giải quyết, thậm chí trầm trọng hơn khi biến đổi khí hậu vẫn đang tác động mạnh đến sản lượng của các nước trồng cà phê chính. Giá cà phê vẫn tiếp tục tăng vì căng thẳng nguồn cung. Dự báo, xu hướng giá này sẽ vẫn còn kéo dài ít nhất đến vụ thu hoạch mới của Việt Nam, nhất là sau khi Fed giảm lãi suất.

Pháp công bố chính phủ mới sau 2 tháng của cuộc bầu cử bất thường gây chia rẽ

Thủ tướng Pháp Michel Barnier đã công bố vào ngày 21/9 việc thành lập chính phủ của ông với 39 thành viên đến từ các đảng trung dung và cánh hữu.

Đọc sách khiến xa rời thực tế?

Xã hội không khỏi hốt hoảng khi một người nổi tiếng phát ngôn trong cuộc thi nhan sắc cho rằng bản thân là người thực tế, nên… “chưa đọc hết một cuốn sách nào”.

Bài đọc nhiều

Từ năm 2025, thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học có gì mới?

Tại thời điểm này, phương án tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 sẽ được điều chỉnh như thế nào đang là mối quan tâm của giáo viên, phụ huynh và học sinh khi đây là lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới ban hành năm 2018. Những...

Trường Đại học Trà Vinh có thêm 4 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế AUN-QA

DNVN - Đầu tháng 9, Trường Đại học Trà Vinh (TVU) có thêm 4 chương trình đạt kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế AUN-QA: đại học Công nghệ thực phẩm, đại học Giáo dục mầm non, đại học Ngôn ngữ Anh và thạc sĩ ngành Văn hóa học, nâng tổng số chương...

Lan tỏa một thương hiệu

Chỉ cần vào trang facebook của nhiều cựu học sinh Trường Phan mỗi khi đến dịp 20/11, khi Tết đến Xuân về, mỗi dịp hội trường thì hình ảnh của những người thầy tận tụy, tận tâm, tận hiến với học trò luôn được xuất hiện rõ nét, rõ hình, rõ tiếng, từ những người thầy ở các...

Học sinh sử dụng điện thoại di động khi đến lớp: Lợi bất cập hại

Tại Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, Bộ Giáo GD&ĐT đã quy định: học sinh THCS, THPT được dùng điện thoại trong giờ học để phục vụ học tập khi được giáo viên cho phép. Điện thoại là một phương tiện thông...

Cùng chuyên mục

Quốc gia từ bỏ chính sách chỉ dạy bằng tiếng Anh giờ ra sao?

Ngày 1/12/2022, Nigeria đã thực hiện một bước chuyển mình quan trọng trong hệ thống giáo dục với việc giới thiệu chính sách ngôn ngữ quốc gia mới, theo tờ Al Jazeera.  Do Bộ trưởng Giáo dục lúc bấy giờ Adamu Adamu công bố và được Hội đồng Chấp hành Liên bang (FEC) phê duyệt, chính sách này đánh dấu một sự thay đổi mạnh mẽ về cách sử dụng ngôn ngữ trong các trường học tại quốc gia...

Giải pháp nâng chất thi tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Tiếng Anh

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ảnh: Xuân Phú. 6 giải pháp quan trọng Là tổ trưởng chuyên môn, giáo viên tiếng Anh,...

Mới nhất

Đưa quan hệ kinh tế Việt Nam-Cuba lên ngang tầm mối quan hệ chính trị tốt đẹp

Cuba đang kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng hiện diện và tham gia vào các dự án hợp tác, đầu tư tại Cuba nhằm tăng cường sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực và hướng tới xuất khẩu, nhất là các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân đã đến New York, Mỹ

Sau chuyến bay hơn 19 tiếng từ thủ đô Hà Nội, chiều 21-9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân đã đến New York, Mỹ. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân đã đến New York, Mỹ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân được đón...

Dự kiến thời điểm khởi công mở rộng đường dẫn vào cao tốc TP.HCM – Long Thành

Dự kiến thời điểm khởi công mở rộng đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu GiâyDự án đầu tư mở rộng đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Long Thành- Dầu Giây (đoạn từ nút giao thông An Phú đến đường Vành đai 2) sẽ khởi công vào quý III/2025. ...

Lý do căn hộ phong cách Nhật Princess’s Manor hút nhà đầu tư

Là dự án căn hộ hiếm hoi tại Thanh Hoá sở hữu chuỗi tiện ích đẳng cấp đã đi vào vận hành, phân khu Princess’s Manor thuộc khu đô thị Vinhomes Star City hứa hẹn mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư nhờ chính sách bán hàng hấp dẫn. ...

Doanh nghiệp đề xuất giảm tổng nguồn xăng dầu phân giao cho năm 2024

Doanh nghiệp đề xuất giảm tổng nguồn xăng dầu phân giao cho năm 2024Đề xuất điều chỉnh giảm mức tổng nguồn xăng dầu được phân giao cho cả năm 2024 được một số thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đưa ra tại cuộc họp ngày 18/9 tại Bộ Công thương. ...

Mới nhất

Nếp nhà gieo mầm thiện