Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục“Học thêm thì thời nào cũng có và không dập tắt được”

“Học thêm thì thời nào cũng có và không dập tắt được”


TS Giáp Văn Dương: “Học thêm thì thời nào cũng có và không dập tắt được”- Ảnh 1.

TS Giáp Văn Dương

Do đó, theo TS Dương, tốt nhất là học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước đi trước, cho phép các trung tâm tổ chức dạy thêm.

Những ngày qua,

dư luận nóng lên khi Bộ GD&ĐT công bố

Dự thảo

Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm để lấy ý kiến đến hết ngày 22/10. Dự thảo làm dấy lên nhiều tranh luận và câu hỏi, đặc biệt về nội dung không cấm giáo viên được dạy thêm ngoài trường.

“Học thêm là một nhu cầu có thật của học sinh. Thời nào cũng có và không dập tắt được. Vấn đề là tổ chức làm sao để không xung đột lợi ích, gây thiệt hại và mệt mỏi cho học sinh” – TS Giáp Văn Dương

PV Tiền Phong đã có cuộc phỏng vấn với trò chuyện với nhà giáo dục, tiến sĩ Giáp Văn Dương.


“Nên có quy định để tránh xung đột lợi ích”


PV: Ông có đồng ý với việc Bộ GD&ĐT đưa ra dự thảo về quy định cho giáo viên dạy thêm ngoài trường không?



TS Giáp Văn Dương:


Việc

dạy thêm

, học thêm đã được bàn đi nói lại suốt mấy chục năm qua. Nhiều giải pháp đã được đưa ra, trong đó có cả biện pháp cấm dạy thêm đối với giáo viên. Nhưng đến này, việc dạy thêm vẫn tồn tại và phát triển, chứng tỏ đó là nhu cầu thật của cuộc sống. Nếu vậy thì không cấm được, chỉ có thể quản lý và điều hướng sao cho khoa học và hiệu quả, đặc biệt là tránh xung đột lợi ích, gây ảnh hưởng xấu đến học sinh.

Nhìn sang một số nước như Hàn Quốc, Singapore thì thấy việc

học thêm

vẫn diễn ra, nhưng là ở các trung tâm giáo dục độc lập với nhà trường. Giáo viên của các trung tâm đó không phải là giáo viên đứng lớp của học sinh.

Do đó, theo tôi, chúng ta cũng nên có quy định đó để tránh xung đột lợi ích, gây tổn hại cho học sinh.


PV: Có ý kiến cho rằng, dự thảo bật toàn “đèn xanh” cho vấn đề dạy thêm và lo lắng dạy thêm học thêm sẽ tràn lan, phức tạp. Ông có chung nỗi lo lắng như vậy không?



TS Giáp Văn Dương:


Vấn đề lớn nhất của quản lý việc dạy thêm, học thêm là xung đột lợi ích. Thầy cô đã dạy chính trong trường, nay lại dạy thêm bên ngoài, thì đâu là thêm, đâu là chính? Liệu có xảy ra tình trạng dạy chính là phụ, là tạo phễu, còn dạy thêm mới là mục tiêu chính của các thầy cô? Việc này chắc chắn sẽ xảy ra, nếu không có giải pháp quản lý tốt. Hệ quả là chất lượng giáo dục chính quy sẽ xuống thấp. Môi trường giáo dục cũng bị biến tướng, khi giáo viên dạy không hết trách nhiệm trên lớp, mà dành nội dung để dạy thêm.

Do đó, vấn đề không phải là “ai quản ai”, mà giải pháp có thấu đáo và có xung đột lợi ích hay không.


PV: Theo ông, học sinh có cần phải học thêm? Học thêm để thành “thợ học” và có điểm số cao thực sự có quan trọng với một học sinh hay không?



TS Giáp Văn Dương:


Theo tôi, học sinh chỉ nên học thêm trong các trường hợp sau: học phụ đạo vì sức học yếu; học bồi dưỡng tài năng; học những nội dung nhà trường không dạy, theo nhu cầu của cá nhân.

Nhưng vì sao số học sinh học thêm hiện nay rất đông. Tôi cho rằng, đó là do thi cử, do sợ con mình không bằng con nhà người ta, hoặc lo con không cạnh tranh được ở các bậc chuyển cấp. Nỗi lo này là chính đáng, nhưng theo tôi, không phải là giải pháp của ngành giáo dục.

Về phía ngành giáo dục, nếu thiếu trường, thì giải pháp là tạo cơ chế để kêu gọi đầu tư và huy động các nguồn lực để xây thêm trường mới, có đủ chỗ cho học sinh theo học, thay vì dồn sức học thêm để cạnh tranh nhau có một chỗ trong trường công lập.

Về phía gia đình, nên khơi gợi, tìm cách để giúp con phát triển khả năng tự học, giúp con tìm ra điểm mạnh điểm yếu của chính mình, thay vì sa vào vòng xoáy học thêm không hồi kết mà không thực sự để làm gì.


PV: Có một thực tế, các em học thêm, điểm số cao nhưng các em học sinh vẫn chán học. Ông có thể phân tích một số hệ lụy mà người thầy, học sinh trong vòng quay của học thêm, dạy thêm hiện nay?



TS Giáp Văn Dương:


Việc học thêm hiện nay được thực hiện chủ yếu theo cách nhồi vào các kiến thức, dạng bài dùng để thi cử, nên dù điểm số có cao, nhưng lại làm cho học sinh mệt mỏi và thui chột sức sáng tạo. Vì thế, nếu sa vào vòng xoáy này, học sinh không chỉ chán học, mà còn sợ học, rất khổ.

Thay vì cách nhồi vào như thế, theo tôi cách làm tốt hơn là khơi ra. Khơi ra những năng lực mới, khả thể mới của người học. Như thế, học sinh sẽ có được sự trưởng thành thực sự trong quá trình học, thay vì cùn mòn đi lòng yêu học do bị nhồi nhét nội dung, kiến thức, phục vụ những mục tiêu ngắn hạn như thi cử.


PV: Nhìn thấy việc lan tràn học thêm như hiện nay ở mọi lớp, mọi cấp học sẽ để lại những hệ lụy tiêu cực. Theo ông, về lâu dài có hại cho nền giáo dục nói chung?



TS Giáp Văn Dương:


Như tôi đã nói, học thêm là một nhu cầu có thật của học sinh. Thời nào cũng có và không dập tắt được. Vấn đề là tổ chức làm sao để không xung đột lợi ích, gây thiệt hại và mệt mỏi cho học sinh. Do đó, tốt nhất là học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước đi trước, cho phép các trung tâm tổ chức dạy thêm, nhưng giáo viên dạy ở các trung tâm đó không nên là giáo viên trực tiếp đứng lớp của học sinh mình đang dạy.





Nguồn: https://danviet.vn/ts-giap-van-duong-hoc-them-thi-thoi-nao-cung-co-va-khong-dap-tat-duoc-20240922071857113.htm

Cùng chủ đề

Trường học tại Hà Nội được thu tiền học thêm bao nhiêu?

Theo quy định của UBND thành phố Hà Nội, mức thu tiền học thêm do thỏa thuận bằng văn bản giữa cha mẹ học sinh với nhà trường, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương và không vượt quá mức trần tối đa theo quy định.Cụ thể, mức thu cấp THCS dao động từ 6.000 đồng đến 26.000 đồng/học sinh/tiết học, tùy theo số học sinh/lớp.Mức thu cấp THPT dao động từ 7.000...

Giáo viên dạy thêm: Đừng để ‘chân ngoài dài hơn chân trong’

Lời tòa soạn: Dự thảo về dạy thêm, học thêm được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến đến hết 22/10 làm dấy lên nhiều tranh cãi và câu hỏi, đặc biệt về nội dung không cấm giáo viên được dạy thêm ngoài trường. Quy định mới này có thể mang đến những thay đổi đáng kể cho giáo viên, phụ huynh và học sinh, liệu nó sẽ góp phần cải thiện chất lượng giáo dục hay có thể tạo thêm...

Dạy thêm, học thêm ở các quốc gia trên thế giới được quy định thế nào?

Ở một số quốc gia, các giáo viên, tổ chức cung cấp lớp học thêm phải đăng ký với cơ quan giáo dục địa phương, thậm chí chương trình giảng dạy cũng phải được báo cáo và cơ sở hạ tầng, thời gian, học phí cũng phải được giám sát.

Quản lý dạy thêm, học thêm vẫn… rối!

Dự thảo thông tư quy định về dạy thêm, học thêm vừa được Bộ GD-ĐT công bố nhằm lấy ý kiến đóng góp của xã hội đang thu hút nhiều sự quan tâm của giáo viên, phụ huynh và học sinh. Không thể phủ nhận những điểm mới, tiến bộ của dự thảo lần này, như: giáo viên được phép dạy thêm học sinh chính khóa của mình; tổ chức, cá nhân dạy thêm ngoài nhà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nông nghiệp công nghệ cao cần vốn đầu tư lớn, Nông dân Việt Nam xuất sắc đến từ Bình Dương lên tiếng

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 đến từ Bình Dương mong được hỗ trợ vốnClip: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 đến từ Bình Dương mong được hỗ trợ vốn và kỹ thuật canh tác hiệu...

Chủ trang trại, nông dân “khát” vốn để tái thiết sản xuất (Bài 4)

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước nêu thực tế, hiện nay, định mức hỗ trợ theo Nghị định 02 (Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục...

Người trưởng xóm dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên giúp nhiều bà con có thu nhập ổn định từ làm ván bóc

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hồng cho biết: Nhận thấy địa phương có nguồn nguyên liệu dồi dào từ rừng, do đó năm 2014, ông đã quyết định mua đất để mở xưởng sản xuất gỗ bóc với quy mô 10.000m2 tại xóm Cầu...

Kết quả chung kết Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024

Tối 21/9, chung kết Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2024 diễn ra tại Hải Phòng thu hút sự quan tâm của cộng đồng yêu nhan sắc. Trong đêm thi quan trọng này Top 40 thí sinh tranh tài tại chung kết Hoa hậu...

Bài đọc nhiều

Xôn xao ‘sách vở phơi la liệt trước cổng trường sau mưa lũ’, nhà trường nói gì?

Theo ông Dũng, hình ảnh sách vở được phơi dọc hai bên đường và trước cổng trường là có thật, nhưng không phải sách vở của học sinh trong trường.Cụ thể, số sách vở, giấy vụn được phơi hai bên đường và trước cổng trường là do một hộ dân sống cách trường khoảng 200m hành nghề thu mua giấy vụn đã...

Mong chờ ‘diện mạo’ mới

Năm học mới đã bắt đầu được hai tuần, phần lớn học sinh đã bắt nhịp được với việc học tập. Nhưng nỗi lo với những thí sinh lớp 9 đang chuẩn bị bước vào một kỳ thi...

Người đàn ông khắc khổ đội mưa xin giảm học phí và hành động của hiệu trưởng

Ông Hồ Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) chia sẻ đã không kìm được nước mắt khi chứng kiến hình ảnh giữa trời mưa tầm tã, một người đàn ông khắc khổ xin vào gặp để gửi đơn xin miễn giảm tiền học cho các cháu. Người này tự giới thiệu mình là bác của 2 học sinh đang học tại trường. Mẹ của các cháu đang phải túc trực...

Lan tỏa một thương hiệu

Chỉ cần vào trang facebook của nhiều cựu học sinh Trường Phan mỗi khi đến dịp 20/11, khi Tết đến Xuân về, mỗi dịp hội trường thì hình ảnh của những người thầy tận tụy, tận tâm, tận hiến với học trò luôn được xuất hiện rõ nét, rõ hình, rõ tiếng, từ những người thầy ở các...

Cùng chuyên mục

Lào Cai chuyển học sinh từ trường học có nguy cơ sạt lở cao về nơi an toàn

1 tuần nay, toàn bộ 67 học sinh mầm non của thôn Nậm Đét, xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã được di chuyển về học tạm tại nhà văn hóa thôn Nậm Cài. Để tổ chức dạy học, các cô giáo phải chia học sinh làm 2 lớp, trong điều kiện chật chội, thiếu thiết bị và sân chơi. Tuy nhiên cả cô và trò đang nỗ lực khắc phục, bởi khi điểm trường...

Tặng sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ: có khó không?

Quyên góp sách giáo khoa có khó không?Năm 2020, đúng vào năm đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bắc miền Trung lụt nặng. Rất nhiều học sinh ở Hà Tĩnh bị mất toàn bộ sách giáo khoa. Năm đó, lớp 1 bắt đầu học chương trình mới. Để có sách giáo khoa cho học sinh học, không...

Mới nhất

Đưa quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Cuba bước sang một giai đoạn mới

VOV.VN - Đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương đã trả lời phỏng vấn báo chí về chuyến thăm Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.   Nhận lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez và...

Gỡ vướng cho dự án nghỉ dưỡng ven biển xây dang dở rồi bỏ không

Các hạng mục xuống cấp, gây lãng phíDự án Khu dịch vụ nghỉ dưỡng Ngọc Vy, tại xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch được UBND tỉnh...

Bắc Bộ và Trung Bộ mưa lớn, đề phòng ngập úng, sạt lở

NDO - Dự báo, từ ngày 22-23/9, ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Đề phòng mưa lớn và mưa lớn cục bộ gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên...

Ba bang nắm ‘quyền sinh sát’ trong bầu cử tổng thống Mỹ

Michigan, Wisconsin và Pennsylvania được xem là ba bang chiến trường then chốt với cả hai đảng trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ 2024.   Có một điểm chung trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và 2020: Người bước vào Nhà Trắng là người chiến thắng tại Michigan, Wisconsin và Pennsylvania. Theo dữ liệu của AdImpact, kể...

Chuyến thăm mang ý nghĩa đặc biệt với quan hệ Việt Nam-Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ đánh dấu mốc mới trong quan hệ hai nước. Đây là nhận định của Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen trong cuộc trả lời phỏng vấn TTXVN. Theo Đại...

Mới nhất

Mưa tháng chín