Trang chủVăn hóa - Xã hộiDi sảnLễ hội truyền thống của ngư dân miền biển cầu cho mưa...

Lễ hội truyền thống của ngư dân miền biển cầu cho mưa thuận gió hòa


VHO – Lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ năm 2024 vừa diễn ra trong ba ngày từ 16-18.9, tại huyện Cần Giờ, TP.HCM với nhiều hoạt động. Tại lễ mừng công ngư dân Cần Giờ – khai mạc Lễ hội, BTC đã kêu gọi hỗ trợ bà con vùng bão lũ phía Bắc.

Lễ hội truyền thống của ngư dân miền biển cầu cho mưa thuận gió hòa - ảnh 1
Tiết mục sân khấu hóa tại Lễ mừng công ngư dân Cần Giờ năm 2024. Ảnh: QUỐC THANH

Tết biểncủa người dân nơi đầu sóng ngọn gió

Lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ do BTC các ngày lễ lớn TP.HCM phối hợp UBND huyện Cần Giờ tổ chức. Phát biểu báo cáo mừng công ngư dân Cần Giờ năm 2024, ông Nguyễn Ngọc Xuân, Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, cho biết lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ đã trở thành Tết biển – một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ.

“Lễ hội Nghinh Ông là ngày hội văn hóa nhằm tri ân Thần Nam Hải Đại Tướng Quân – ông Thủy Tướng đã từng cứu giúp ngư dân khi có giông bão, giúp ngư dân có được những mùa nuôi trồng, đánh bắt bội thu.

Đây là niềm vui và tự hào của người dân TP nói chung và người dân Cần Giờ nói riêng, cần được tiếp tục bảo tồn và phát huy”, ông Xuân cho hay.

Lễ hội truyền thống của ngư dân miền biển cầu cho mưa thuận gió hòa - ảnh 2
Lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ được tổ chức tháng 8 âm lịch hằng năm, đến nay đã hơn 110 năm. Ảnh: TÙNG THƯ

Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 âm lịch (các ngày 14-16.8 âm lịch) hằng năm, bắt đầu từ năm Quý Sửu 1913, đến nay đã hơn trăm năm.

Đây là một lễ hội truyền thống của ngư dân huyện Cần Giờ, cầu cho mưa thuận gió hòa khi ra biển và ước mong cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ hội đã được Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2013.

Theo Sở VHTT TP.HCM, Lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ là Lễ hội dân gian duy nhất của TP.HCM được tổ chức vào rằm tháng 8 âm lịch hằng năm, nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong đó, chú trọng giữ gìn nét văn hóa đặc trưng của người dân vùng biển; thông qua Lễ hội tăng cường tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nghề, yêu quê hương, biển, đảo thiêng liêng của Tổ Quốc. 

Lễ hội truyền thống của ngư dân miền biển cầu cho mưa thuận gió hòa - ảnh 3
Lễ hội đã được Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2013. Ảnh: TÙNG THƯ

Năm nay, ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đã để lại hậu quả nghiêm trọng đối với đồng bào các tỉnh phía Bắc, thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia với những đau thương, mất mát của đồng bào, Lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ giảm quy mô, rút gọn thời gian, không tổ chức một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao…

Trong ba ngày diễn ra, các hoạt động tổ chức thiết thực, nội dung mang đậm nét truyền thống dân gian. Lễ hội tập trung vào phần tôn vinh nghi lễ báo công; lồng ghép chương trình có hoạt động gây quỹ hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão số 3.

Trong đó, Lễ thượng Đại kỳ diễn ra vào sáng 16.9 (nhằm ngày 14.8 âm lịch) là hoạt động mở đầu lễ hội, được tổ chức trang trọng, đầy đủ nghi thức. Đồng thời, Lễ hội năm nay duy trì các hoạt động như: Lễ viếng Nghĩa trang liệt sĩ Rừng Sác, viếng Đền thờ Anh hùng, liệt sĩ Rừng Sác – Cần Giờ.

Lễ cúng tiền hiền, hậu hiền, nghi thức cúng bạn cũ lái xưa tại Lăng Ông Thủy Tướng, cúng Đại lễ và Hát bội, tổ chức đoàn thuyền hoa đăng, thả đèn trên biển, Lễ Nghinh Ông, Lễ hội Mừng công ngư dân Cần Giờ,… được giảm quy mô tổ chức.

Ngoài ra, trong khuôn khổ Lễ hội còn có hoạt động triển lãm ảnh, hiện vật về Lễ hội; khu ẩm thực mang đậm truyền thống ngành nghề vùng biển phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh và đời sống của người dân…

Lễ hội truyền thống của ngư dân miền biển cầu cho mưa thuận gió hòa - ảnh 4
Năm nay, Lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ giảm quy mô, rút gọn thời gian

Ngư dân Cần Giờ hướng về đồng bào miền Bắc

Ông Nguyễn Phước Hưng, Bí thư Huyện ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Lễ hội, cho biết Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ là dịp để mọi người tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở cõi, từng bước tạo dựng cuộc sống và hình thành lối sống, nếp sống phù hợp, thích nghi với điều kiện tự nhiên của vùng đất Cần Giờ.

Lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ hay tục thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) bắt đầu từ năm Quý Sửu 1913 và đã được lưu truyền từ lâu đời trong đời sống văn hóa tinh thần và xã hội của ngư dân ven biển Cần Giờ. 

Lễ hội truyền thống của ngư dân miền biển cầu cho mưa thuận gió hòa - ảnh 5
Các nghệ sĩ, diễn viên quyên góp hỗ trợ đồng bào miền Bắc. Ảnh: QUỐC THANH

Lăng Ông Thủy Tướng, một trong những nơi thờ cúng Thần Nam Hải lớn nhất trên địa bàn TP.HCM và vùng Nam Bộ.

Mặc dù đã trải qua thời gian dài, với bao biến động thăng trầm của lịch sử, do sự xâm thực của biển, sự tàn phá của chiến tranh nhưng không gian và hiện vật trong Lăng vẫn còn theo năm tháng, đánh dấu một thời kỳ quan trọng của sự phát triển cảng Cần Giờ và nghề đánh bắt thủy hải sản.

Trải qua hơn 2 thế kỷ, Lăng Ông Thủy Tướng vẫn được nhân dân Cần Giờ nhiều đời trân trọng, giữ gìn, tôn tạo và phát huy giá trị.

Lễ hội truyền thống của ngư dân miền biển cầu cho mưa thuận gió hòa - ảnh 6
Diễn viên, người dân ủng hộ đồng bào bị thiên tai. Ảnh: QUỐC THANH

Tại lễ mừng công ngư dân Cần Giờ, huyện Cần Giờ đã phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. 

Trước đó, nhằm chung tay hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả do thiên tai, Sở VHTT TP.HCM cho biết đơn vị thực hiện Lễ hội đã chủ động đóng góp 50 triệu đồng tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Trong những năm gần đây, huyện Cần Giờ là một trong những địa phương đang đi lên từ kinh tế biển, từ việc phát huy có hiệu quả các tiềm nắng, lợi thế đã tạo nên những bước đột phá mới cho nền kinh tế huyện nhà, đời sống của người dân từ đó được cải thiện đáng kể.

Lễ hội truyền thống của ngư dân miền biển cầu cho mưa thuận gió hòa - ảnh 7
Chương trình nghệ thuật tại Lễ hội

Trải qua hơn 110 năm hình thành và phát triển, Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ vẫn mang đậm chất nhân văn với các nghi thức cúng bái được lưu truyền, giữ gìn gần như nguyên vẹn. Mỗi một nghi thức đều phản ánh sự quan trọng của biển cả đối với cuộc sống của con người.

Lễ hội cũng thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, là dịp để ngư dân tưởng nhớ về những bậc tiền nhân đã có công đầu trong việc tạo ra những phương tiện đi biển, ngư cụ đánh bắt thủy hải sản để phục vụ cho ngư dân.

Qua đó, tổng kết một mùa đánh bắt trên biển của ngư dân và chuẩn bị cho một mùa mới với những ước vọng được “thuận buồm xuôi gió”, đánh bắt bội thu.

Lễ hội truyền thống của ngư dân miền biển cầu cho mưa thuận gió hòa - ảnh 8
Lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng của người dân miền biển. Ảnh: TÙNG THƯ

Có thể nói, Lễ hội Nghinh Ông – Cần Giờ có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng của người dân miền biển; đồng thời là một trong những sự kiện văn hóa, du lịch lớn của huyện Cần Giờ nói riêng và TP.HCM nói chung.

Tổ chức lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ hiệu quả không chỉ bảo tồn văn hoá mà còn góp phần chăm lo đời sống tinh thần cho người dân địa phương, làm giàu đẹp các giá trị văn hóa dân gian miền biển, phát triển du lịch bền vững, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/le-hoi-truyen-thong-cua-ngu-dan-mien-bien-cau-cho-mua-thuan-gio-hoa-105398.html

Cùng chủ đề

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ học phí cho học sinh vùng bị bão, lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Công văn nêu rõ: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 2179/BGDĐT-KHTC ngày 13/5/2024 và Công văn số 4916/BGDĐT ngày 30/8/2024 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung...

Hơn 10 tấn thuốc phòng dịch bệnh sau lũ đã đến với bà con vùng cao

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Lương Tâm, Phó cục trưởng Cục Y tế...

Doanh nghiệp ngừng mua cá ngừ vằn, ngư dân cầu cứu

DNVN - Để thực hiện quy định về kích thước tối thiểu khi đánh bắt cá ngừ vằn theo Nghị định 37, ngư dân sẽ phải đầu tư lớn để thay đổi ngư cụ mới có kích thước mắt lưới mới, phù hợp. Tuy nhiên, kể cả có thay đổi kích thước mắt lưới...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vô số “hồ, ao”, gây nguy hiểm cho người và phương tiện

VHO - Danh thắng quốc gia Kim Sơn (xã Vĩnh An, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) không những có giá trị về mặt lịch sử mà còn có giá trị địa lý, kiến tạo địa chất, là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch sinh thái. Nhưng nhiều năm qua, đường đến đây lại bị xuống cấp nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho người dân và du khách tham quan danh thắng. Chúng tôi dạo quanh dọc tuyến đường...

Đánh thức tiềm năng ở vùng tàu cổ đắm

VHO - Xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) có nhiều di sản địa chất được hình thành bởi hoạt động của núi lửa cách nay hàng triệu năm. Ngoài những tuyệt tác thiên nhiên, nơi đây còn được mệnh danh là “nghĩa địa tàu đắm”.  Đây là tiềm năng lớn để địa phương xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch phù hợp, qua đó thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển ngành “công nghiệp...

Thanh Hoá dừng tổ chức một số nội dung tại Lễ hội Lam Kinh năm 2024

VHO - Nhằm ưu tiên nguồn lực tập trung cho công tác khắc phục hậu quả sau bão, lũ, tỉnh Thanh Hóa sẽ dừng tổ chức một số nội dung của Lễ hội Lam Kinh năm 2024 như lễ rước kiệu, phần nghi lễ, chương trình nghệ thuật và các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch trước, trong và sau Lễ hội. Ngày 19.9, Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh cho biết, sau khi...

Hồi sinh di sản văn hóa với công nghệ 3D tiên tiến

VHO - Khoa Truyền thông và Thiết kế, Đại học RMIT Việt Nam, phối hợp với Adobe tổ chức tập huấn cho các bảo tàng và trung tâm lưu trữ trong nước nhằm tìm hiểu về vai trò của công nghệ 3D trong bảo tồn văn hóa và di sản bản địa. Chủ nhiệm chương trình Thời trang tại RMIT Việt Nam và Chủ nhiệm dự án VDRS, bà Corinna Joyce cho biết VDRS đóng vai trò nền tảng...

Khắc phục xuống cấp, bảo tồn tối đa hiện trạng tự nhiên

VHO - Trước thực trạng xuống cấp và yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị gắn với phát triển du lịch, tại hội thảo mới diễn ra, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị cụm di tích chùa Trầm - chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm...

Bài đọc nhiều

Những Lớp Văn Hóa Đan Xen Tại Khu Di Tích Khảo Cổ Học 18 Hoàng Diệu

Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, nằm phía Tây nền điện Kính Thiên, tựa như một kho báu ẩn sâu trong lòng đất, nơi lưu giữ và phản chiếu những lớp văn hóa đan xen qua hàng nghìn năm lịch sử. Bước chân vào khu di tích này, người ta như được đưa ngược dòng thời gian, cảm nhận rõ nét sự chuyển mình của các triều đại và những dấu ấn rực rỡ mà chúng...

Những điểm sáng của khảo cổ năm 2021

Năm 2021 ghi những dấu ấn tích cực của lĩnh vực khảo cổ, khi hàng loạt điểm khai quật đem lại những kết quả tích cực, như tìm được phương án bảo tồn di chỉ khảo cổ Vườn Chuối, hé lộ dần hình hài cung điện trong kinh thành Thăng Long xưa, tìm thấy những dấu tích cung điện thời...

Cùng chuyên mục

Những điểm sáng của khảo cổ năm 2021

Năm 2021 ghi những dấu ấn tích cực của lĩnh vực khảo cổ, khi hàng loạt điểm khai quật đem lại những kết quả tích cực, như tìm được phương án bảo tồn di chỉ khảo cổ Vườn Chuối, hé lộ dần hình hài cung điện trong kinh thành Thăng Long xưa, tìm thấy những dấu tích cung điện thời...

Những Lớp Văn Hóa Đan Xen Tại Khu Di Tích Khảo Cổ Học 18 Hoàng Diệu

Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, nằm phía Tây nền điện Kính Thiên, tựa như một kho báu ẩn sâu trong lòng đất, nơi lưu giữ và phản chiếu những lớp văn hóa đan xen qua hàng nghìn năm lịch sử. Bước chân vào khu di tích này, người ta như được đưa ngược dòng thời gian, cảm nhận rõ nét sự chuyển mình của các triều đại và những dấu ấn rực rỡ mà chúng...

Vô số “hồ, ao”, gây nguy hiểm cho người và phương tiện

VHO - Danh thắng quốc gia Kim Sơn (xã Vĩnh An, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) không những có giá trị về mặt lịch sử mà còn có giá trị địa lý, kiến tạo địa chất, là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch sinh thái. Nhưng nhiều năm qua, đường đến đây lại bị xuống cấp nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho người dân và du khách tham quan danh thắng. Chúng tôi dạo quanh dọc tuyến đường...

Đánh thức tiềm năng ở vùng tàu cổ đắm

VHO - Xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) có nhiều di sản địa chất được hình thành bởi hoạt động của núi lửa cách nay hàng triệu năm. Ngoài những tuyệt tác thiên nhiên, nơi đây còn được mệnh danh là “nghĩa địa tàu đắm”.  Đây là tiềm năng lớn để địa phương xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch phù hợp, qua đó thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển ngành “công nghiệp...

Thanh Hoá dừng tổ chức một số nội dung tại Lễ hội Lam Kinh năm 2024

VHO - Nhằm ưu tiên nguồn lực tập trung cho công tác khắc phục hậu quả sau bão, lũ, tỉnh Thanh Hóa sẽ dừng tổ chức một số nội dung của Lễ hội Lam Kinh năm 2024 như lễ rước kiệu, phần nghi lễ, chương trình nghệ thuật và các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch trước, trong và sau Lễ hội. Ngày 19.9, Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh cho biết, sau khi...

Mới nhất

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc

Vào lúc 17h05 chiều 21/9 theo giờ địa phương (sáng 22/9 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế J.F. Kennedy, thành phố New York, Hoa Kỳ, bắt đầu chương trình tham dự Hội nghị...

Bà Harris đồng ý tranh luận với ông Trump vào tháng sau

Ứng viên đảng Dân chủ, bà Kamala Harris hôm 21/9 (giờ Mỹ) đã chấp nhận tham gia cuộc tranh luận với ứng viên Cộng hòa Donald Trump, do CNN tổ chức, vào cuối tháng sau. Theo lời người đứng đầu chiến dịch tranh cử của bà Harris, cô Jen O'Malley Dillon, thì ứng viên tổng thống đảng Dân chủ đã sẵn...

Mênh mang mùa nước nổi Châu Đốc

Đến hẹn lại lên, từ khoảng tháng 8 đến tháng 11, con nước lớn đổ về miền Tây mang theo tôm cá, phù sa… cho cả một vùng rộng lớn được cư dân địa phương mong chờ và gọi bằng cái tên mộc mạc, thân thương: “Mùa nước nổi”. Châu Đốc – An Giang chính là điểm đến mang nhiều...

Nông nghiệp công nghệ cao cần vốn đầu tư lớn, Nông dân Việt Nam xuất sắc đến từ Bình Dương lên tiếng

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 đến từ Bình Dương mong được hỗ trợ vốnClip: Nông dân...

Sự thật bất ngờ sau đó khiến ai nấy lặng người

Mới đây, một bài đăng được chia sẻ trên mạng xã hội Reddit đã thu...

Mới nhất