Trang chủKinh tếNông nghiệpMột cặp vợ chồng quê sông Mã vô Gia Lai đánh cá...

Một cặp vợ chồng quê sông Mã vô Gia Lai đánh cá sông Ba, ai ngờ bắt la liệt cá chốt to bự thế này


Chật vật mưu sinh

Sinh ra ở vùng quê nghèo bên bờ sông Mã (tỉnh Thanh Hóa), anh Đức luôn nung nấu ước mơ đổi đời. Trong một lần đi thăm họ hàng tại thị xã Ayun Pa, (tỉnh Gia Lai) anh đã quyết tâm vào Tây Nguyên lập nghiệp.

Anh tâm sự: “Ở ngoài quê, tôi đi làm công nhân xây dựng rồi xưởng làm đá mỹ nghệ nhưng công việc lúc có lúc không. Gia đình lại không có vườn tược nên tôi quyết định đưa cả nhà vào Gia Lai sinh sống. 

Thời điểm đó, con trai lớn mới 2 tuổi, nhưng vợ chồng đồng lòng xây dựng cuộc sống ở vùng đất mới nên bồng bế nhau vào đây”.

Với số vốn liếng ít ỏi, vợ chồng anh Đức chỉ đủ mua một mảnh đất nhỏ. Trên đám đất ấy, anh dựng 6 chiếc trụ bằng gỗ, bên trên lợp tôn, còn xung quanh thì quây những tấm bạt vừa sơ sài làm nơi sinh sống của gia đình. 

Mỗi khi mưa to, gió lớn, căn nhà xiêu vẹo, không chịu đựng nổi những cơn gió giật. Có lần giữa đêm, cơn gió to khiến nhà tốc mái, anh chị và con nhỏ dầm mình giữa mưa gió bão bùng. 

Không ít lần thiếu ăn, vợ chồng anh phải vào làng bên cạnh để xin cơm cho con.

img

Cuộc sống của vợ chồng anh Đức là những tháng ngày lênh đênh trên thuyền xuôi ngược dòng sông Ba ở tỉnh Gia Lai để chài lưới đánh bắt cá sông, trong đó có loài cá chốt đặc sản. Ảnh: Lê Gia

Tuy khổ sở nhưng anh chị vẫn quyết định bám trụ lại với vùng đất ngã ba sông. Một thời gian sau, anh chị quyết định thầu lại một cái ao nuôi cá. 

Hàng ngày, anh Đức đi chăn vịt thuê, còn chị Nguyễn Thị Sen (vợ anh) địu con đi cắt cỏ cho cá. Khi có lưng vốn, vợ chồng anh quyết định mở quán ăn. Cuộc sống dần ổn định, chỗ ở tạm bợ được thay bằng căn nhà khang trang.

Tưởng chừng cuộc sống sẽ bước sang trang mới thì chị Sen bị bệnh viêm tuyến giáp và tràn dịch màng tim. Suốt nhiều tháng trời, cả nhà đùm túm khắp các bệnh viện. Để có tiền chi trả viện phí, anh Đức buộc phải bán căn nhà vừa mới xây. 

Một lần nữa, vợ chồng anh rơi vào cảnh tay trắng và trở về ở trong căn nhà ọp ẹp diện tích khoảng 20 m2. Lần này, anh Đức mua xe ngựa chở khách. Song do khách ít nên nghề này chỉ duy trì một thời gian ngắn.

Trong lúc anh Đức đang còn loay hoay tìm kế mưu sinh thì năm 2012, đập tràn thủy điện Đăk Srông 3A được xây dựng trên sông Ba. Anh nghĩ ngay đến việc mưu sinh bằng nghề chài lưới. Từ khi có đập tràn, lưu vực sông được trải rộng, các loại tôm cá từ sông Ba theo con nước tập trung ở khu vực này. Anh Đức khăn gói về quê mua hàng chục tấm lưới rồi đóng một con thuyền nhỏ bằng tôn để theo nghề.

Gắn đời mình với con nước sông Ba

img

Vợ chồng ngư phủ Nguyễn Văn Đức miệt mài với những tấm lưới trải dọc sông Ba ở vùng Thung lũng Hồng ở thị xã thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai. Ảnh: L.G

Lớn lên bên dòng sông Mã, song anh Đức chưa một lần thử sức với nghề đánh cá. Do đó, khi chọn nghề này trên sông Ba, vợ chồng anh không khỏi bỡ ngỡ. Chị Sen kể: “Ban đầu chưa có kinh nghiệm nên thả lưới bị nước cuốn trôi hết. Nhiều lần, phù sa cuộn về vùi lưới xuống lòng sông, chồng tôi tiếc của, lặn xuống mò lên thì rách hết không dùng được nữa. 

Có hôm trời nổi giông gió, thuyền bị lật, vợ chồng rơi xuống nước. Tôi hoảng hốt bám được vào can nước, còn anh ấy ráng bơi bám vào một gốc cây. Thất bại, tay trắng, vợ chồng lại bỏ lên bờ đi làm thuê. Nhưng sau đó chúng tôi quyết tâm làm lại nghề cá”.

Lâu dần thành quen và sông nước không phụ công người. Từ tờ mờ sáng, vợ chồng anh Đức chèo chiếc thuyền nhỏ lênh đênh đi gỡ gần 80 tấm lưới. Vào mùa nước lớn, mỗi mẻ lưới kéo lên, tôm cá lao xao, anh chị bắt hàng chục ký cá chốt, cá bống tượng, tôm tép… Mùa nước cạn, anh chị cũng thu 3-4 kg cá tôm các loại.

Lâu nay, cá chốt sông Ba được xem là đặc sản. “Cá chốt ở Thung lũng Hồng có giá cao hơn nơi khác bởi thịt thơm, dai và ngọt, thực khách rất ưa chuộng. 

Du khách đến đây đều được người dân địa phương thết đãi loại cá này nên gia đình bắt được bao nhiêu đều tiêu thụ hết. Tùy loại và kích cỡ cá mà có giá từ 150 đến 250 ngàn đồng/kg”-anh Đức hồ hởi chia sẻ.

Nhờ chắt chiu tích góp, anh đã mua được chiếc ca nô để làm nghề. Cũng nhờ chiếc ca nô này, vợ chồng anh có thêm nghề cào hến bằng máy. 

Theo anh Đức, từ khoảng tháng 11 đến tháng 3 âm lịch, hến ở thượng nguồn tập trung về khu vực này tìm thức ăn. Do ở nơi nước chảy, thức ăn phong phú, hến ở Thung lũng Hồng béo, nhiều thịt và không bị hôi mùi rong nên thường có giá cao. 

Những khi nước cạn, ca nô ngược dòng lên cả sông Tul để bắt hến. Mỗi ngày miệt mài cào hến từ sáng tới chiều, vợ chồng anh Đức thu khoảng 4-5 tạ. Tất cả hến đều được thương lái thu mua tại bờ.

img

Chị Sen rạng rỡ với chiến lợi phẩm thu được từ một mẻ lưới với nhiều cá chốt sông Ba. Ảnh: Lê Gia

Nghề chài lưới đã mang đến cho gia đình anh Đức nguồn thu nhập ổn định. Anh Đức cho hay: “Cũng nhờ nghề này mà vợ chồng tôi nuôi 3 con ăn học tới nơi tới chốn. Tôi cũng mua được mảnh đất, sửa sang lại căn nhà khang trang, không phải lo mỗi khi trời mưa to gió lớn nữa.

Mấy năm gần đây, tối tối, vợ chồng tôi đều ngủ lại trên ca nô để sáng sớm gỡ lưới luôn, lâu dần thành “nghiện” giấc ngủ trên sông với làn gió mát rượi. Giờ bảo lên bờ về nhà ngủ có khi lại không quen, chỉ thích ở dưới sông nổi trôi, chòng chành như vậy”.

Đổi đời nhờ nghề chài lưới nên vợ chồng anh Đức cũng rất trăn trở với dòng sông Ba. Chị Sen thổ lộ: “Sống với nghề này nên chúng tôi không bao giờ dùng kích điện bắt cá, cá nhỏ khi mắc lưới thì được thả ra. Hiện nay, một số người dùng kích điện để tận diệt khiến tôm cá ngày càng ít. Có lẽ nhiều năm sau, những loại đặc sản như cá chốt sông Ba sẽ không còn với kiểu đánh bắt tận diệt”.

Bà Cao Thị Hoa-Chủ quán cơm 48 (đường Ngô Quyền, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai): “Chúng tôi thu mua tất cả cá chốt mà vợ chồng anh Nguyễn Văn Đức đánh bắt được trên sông Ba.

Cá chốt nướng, kho, nấu canh chua… mọi người đều ưa chuộng. Có người còn đặt gửi cá tươi lên TP. Pleiku hay gửi đi TP. Hồ Chí Minh.

Chúng tôi cảm ơn những ngư dân như vợ chồng anh Đức để mọi người đến với vùng này được thưởng thức đặc sản của dòng sông Ba”.





Nguồn: https://danviet.vn/mot-cap-vo-chong-que-song-ma-vo-gia-lai-danh-ca-song-ba-ai-ngo-bat-la-liet-ca-chot-to-bu-the-nay-20240921135715226.htm

Cùng chủ đề

Ngư dân Đà Nẵng đánh bắt gần bờ, thu tiền triệu sau bão

TPO - Ngay sau bão số 6, nhiều ngư dân cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) đã ra khơi đánh bắt ở khu vực gần bờ. Sản lượng cá đánh bắt được sau bão Trà Mi tăng cao so với ngày thường giúp nhiều ngư dân thu tiền triệu. 30/10/2024 | 16:21 ...

Sông Ba SHA giải trình lợi nhuận giảm sâu trong quý III/2024

DNVN - Công ty Cổ phần Sông Ba (mã chứng khoán: SBA) vừa có báo cáo giải trình chênh lệch kết quả kinh doanh quý III/2024 so với cùng kỳ năm trước khi lợi nhuận sau thuế giảm gần 33%. ...

Ở An Giang, cá chạch lấu sông ví như “nhân sâm”, giàu protein, ăn khỏe người, bán 500.000 đồng/kg

Mùa lũ nhiều nay, ngư dân vùng đầu nguồn sông Hậu ở An Giang khai thác thủy sản mùa nước nổi, trong đó có loại cá chạch lấu sông cỡ lớn loại từ 2-3 con/kg. Cá chạch lấu sông cỡ lớn xuất hiện vào mùa lũ hàng năm được bán giá cao ở các chợ của tỉnh An Giang.Cá chạch lấu sông là một trong những loài thủy sản nước ngọt, giàu dinh dưỡng, dù bán giá cao nhiều...

Một cái chợ chiều ở Gia Lai, thấy dân bán la liệt rau rừng, tôm sông, cá suối, giá rẻ bất ngờ

Chợ chiều Phú Túc vốn là phiên chợ tự phát trên vỉa hè của các tuyến đường xung quanh chợ Phú Túc như Hai Bà Trưng, Nguyễn Văn Trỗi…Chợ bắt đầu khoảng 15 giờ hàng ngày đến khi tối mịt. Chợ có hơn 30 “sạp” hàng...

Nước lũ cuồn cuộn nhấn chìm cầu tràn, người dân vẫn liều mình bắt cá

Từ tối 19 đến sáng 20/9, mưa lớn kéo dài khiến nước từ thượng nguồn sông Ngàn Phố (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đổ về cuồn cuộn. Vào lúc 9h45 ngày 20/9, nước lũ lên nhanh khiến cầu tràn Phố Giang (nối thị trấn Phố Châu và xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn) bị ngập, giao thông chia cắt.Tại 2 đầu cầu tràn Phố Giang, lực lượng chức năng thị trấn Phố Châu và xã Sơn Giang đã căng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tôm càng xanh, tôm sú là vật nuôi chủ lực đang tăng giá tốt nhất ở Kiên Giang, xúc lên bán trúng

Theo thông tin từ các thương lái thu mua tôm, gần 1 tháng nay, giá tôm nguyên liệu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Kiên Giang tăng trở lại sau thời gian dài giá giảm. Bình quân mỗi kílôgam tôm giá tăng từ 50.000 - 70.000...

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội bất ngờ thu hồi 1 bằng Cử nhân: Lý do là gì?

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa có quyết định thu hồi bằng cử nhân của một người đang làm việc tại Trường Đại học Kinh Bắc là bà Đào Thị Bích Thuỷ. ...

Buộc dừng học tạm thời 6 học sinh đánh bạn học

Chiều 15/11, thông tin từ Phòng GDĐT huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) cho biết, đã có báo cáo Sở GDĐT tỉnh Bình Thuận liên quan đến vụ việc nữ sinh T.M. học lớp 7 (Trường THCS Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam) bị nhóm bạn đánh hội đồng phải nhập...

Cá Koi, cá quý tộc, quốc ngư Nhật Bản nuôi dày đặc ở một xã của Nam Định, dân đổi đời, nhà giàu lên

Hợp tác xã Sản xuất và thương mại Tân Khánh ở thôn Phong Cốc, xã Minh Tân (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) thành lập năm 2021 với 16 thành viên chuyên sản xuất, kinh doanh cá Koi, loài cá được xem là 'quốc ngư Nhật Bản'. ...

Sẽ có gì thay đổi?

Ngày 15/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký quyết định chính thức chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân. ...

Bài đọc nhiều

Đã chi hàng tỷ đô mua của Việt Nam, thương nhân Trung Quốc còn tìm cơ hội trồng loại trái cây “vua” ở Lào

Báo cáo tuần về ngành hàng rau quả của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, các nhà nhập khẩu sầu riêng Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trồng sầu riêng ở Lào, trong khi đang chi hàng tỷ USD mua...

Gà sao, xưa là con động vật hoang dã xuất xứ châu Phi, nuôi thành công ở Thanh Hóa, thịt thơm ngon

Mô hình nuôi gà sao trên địa bàn thị trấn Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) đã và đang mang lại thu nhập cho người dân, góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, đa dạng sản phẩm nông nghiệp của địa phương. ...

Giá cau ở Đắk Lắk lên xuống phập phù

Giá cau tại Đắk Lắk đang lên cao kỷ lục với gần 100 nghìn đồng/kg, thì bất ngờ tụt dốc một nửa, thương lái thu mua cầm chừng, lò sấy tạm đóng cửa, nông dân thấp thỏm lo âu. Câu chuyện giá cau lên xuống phập phù đã lặp đi lặp lại nhiều lần, vì vậy, tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích trồng cau ồ ạt.Sau trận mưa lũ vừa qua, nhiều...

Đi vớt rác, dân Quảng Ngãi vô tình vớt được con động vật có tên trong sách Đỏ, nộp ngành chức năng

Con động vật có tên trong sách Đỏ mà anh Phan Tồn, ở huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) vô tình vớt được là một con đồi mồi (một loài rùa biển, động vật biển quý hiếm) chưa trưởng thành, nặng khoảng 5 kg, chiều rộng mai 27 cm, dài 31...

Xây dựng thương hiệu Sâm Ngọc Linh ra thị trường thế giới

Sâm Ngọc Linh được ví như báu vật của người Việt Nam, là loài sâm đặc biệt quý hiếm, chỉ trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc địa phận 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum mới đủ điều kiện về thổ nhưỡng, chất đất có nhiều vi khoáng đặc biệt cho sâm phát triển. Nhằm bảo vệ và đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh vươn xa, tháng 8/2016, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký...

Cùng chuyên mục

Tôm càng xanh, tôm sú là vật nuôi chủ lực đang tăng giá tốt nhất ở Kiên Giang, xúc lên bán trúng

Theo thông tin từ các thương lái thu mua tôm, gần 1 tháng nay, giá tôm nguyên liệu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Kiên Giang tăng trở lại sau thời gian dài giá giảm. Bình quân mỗi kílôgam tôm giá tăng từ 50.000 - 70.000...

Cá Koi, cá quý tộc, quốc ngư Nhật Bản nuôi dày đặc ở một xã của Nam Định, dân đổi đời, nhà giàu lên

Hợp tác xã Sản xuất và thương mại Tân Khánh ở thôn Phong Cốc, xã Minh Tân (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) thành lập năm 2021 với 16 thành viên chuyên sản xuất, kinh doanh cá Koi, loài cá được xem là 'quốc ngư Nhật Bản'. ...

Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long: Hướng tới thành lập mạng lưới chuyển đổi xanh Mekong

Ngày 15/11, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức khai mạc Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long lần II, năm 2024, với chủ đề “Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển”.Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của...

Than đá ở Quảng Ninh của Việt Nam phát hiện, khai thác từ bao giờ, toàn cảnh mỏ than Bắc Kỳ?

Tài nguyên than đá dồi dào ở Bắc Kỳ đã được người Pháp thăm dò, khai thác từ cuối thế kỷ XIX và nhanh chóng trở thành một nguồn thu quan trọng của chính quyền thuộc địa. Báo Le Petit Niçois cho chúng ta biết thêm về tình hình khai thác...

Chuyển đổi số, giải pháp quan trọng trong bảo vệ, phát triển rừng bền vững

Theo ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), việc ứng dụng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao là đòi hỏi tất yếu để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. ...

Mới nhất

Vì sao số ca mắc sởi tại TP.HCM tăng cao thời gian qua?

Di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm tại trường học là một trong những nguyên nhân gia tăng số ca mắc sởi tại TP.HCM. Di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm tại trường học là một trong những nguyên nhân gia tăng số ca mắc sởi tại TP.HCM. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường dự Hội nghị G20 tại Brazil

1h ngày 16/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica. Chuyến công tác đến Brazil và Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân theo lời mời của...

‘Một mình một ngựa’, Agribank đang bỏ xa nhóm Big4 về lãi suất huy động

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) liên tiếp gây bất ngờ khi “một mình một ngựa” tăng lãi suất huy động trong 4 tháng liên tiếp để thành quán quân trong nhóm Big4 ở nhiều kỳ hạn. Agribank vừa tăng lãi suất huy động với mọi kỳ hạn, trở thành ngân hàng duy nhất trong số các...

‘Trong kỷ nguyên mới, mọi người dân Việt Nam đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc’

Theo ông Lại Xuân Môn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban tuyên giáo Trung ương, trong kỷ nguyên mới, mọi người dân Việt Nam đều được phát triển toàn diện, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, văn minh. Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản...

Mới nhất