Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiKhông đủ kiến thức và bản lĩnh, người trẻ sẽ bị mạng...

Không đủ kiến thức và bản lĩnh, người trẻ sẽ bị mạng xã hội ‘nhấn chìm’


trang 6-7
Giới trẻ đang có nhiều hoạt động tích cực bày tỏ tình yêu quê hương đất nước.

Nhân lên những xu hướng tích cực

Trong thời đại công nghệ số, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ. Không chỉ là nơi để chia sẻ thông tin và kết nối bạn bè, mạng xã hội còn trở thành một công cụ mạnh mẽ để giới trẻ thể hiện lòng yêu nước qua những hình ảnh, video và các trào lưu mang đậm tính biểu tượng.

Nhưng sự phản ứng thái quá và cực đoan của cộng đồng mạng lại phản ánh một khía cạnh khác của mạng xã hội. Hiệu ứng đám đông đang đẩy nhiều sự việc đi quá xa. Đây cũng chính là một bài học đắt giá dành cho những bạn trẻ non nớt trong suy nghĩ và hành động nông nổi trên môi trường mạng xã hội, tưởng như là ảo nhưng thực chất lại đang rất “khốc liệt”.

Những nền tảng như Facebook, TikTok đã trở thành nơi mà nhiều bạn trẻ Việt Nam chọn để bày tỏ tình yêu với đất nước. Thời điểm mừng Lễ Quốc khánh 2/9 vừa qua, thông qua các “trend” (xu hướng) như “Chụp ảnh với lá cờ Tổ quốc” hay “Cờ Tổ quốc ở trong mắt – Tổ quốc ở trong tim”, giới trẻ không chỉ thể hiện lòng tự hào dân tộc mà còn khơi dậy tinh thần yêu nước trong cộng đồng mạng, tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người xem.

Ngoài các trào lưu này, việc biến mái nhà thành hình ảnh của lá cờ Tổ quốc cũng đã thu hút sự tham gia của nhiều người trẻ. Trên TikTok, họ còn thể hiện lòng yêu nước thông qua các video biến hình dựa trên nền bài hát “Khát vọng tuổi trẻ,” tái hiện hình ảnh những anh hùng dân tộc, những người đã hy sinh vì độc lập và hòa bình của đất nước. Những video này không chỉ thể hiện sự sáng tạo mà còn là một cách để giới trẻ tri ân công lao của thế hệ đi trước.

Trên nền tảng mạng xã hội Facebook, nhiều bạn trẻ hưởng ứng trào lưu thay ảnh đại diện có hình cờ đỏ sao vàng và hastag liên quan đến ngày Quốc khánh như #ngayQuocKhanh, #QuocKhanh2Thang9, #ToiyeuToquoctoi, #TuHaoVietNam, tạo ra bầu không khí yêu nước tràn ngập các nền tảng trực tuyến.

Nhiều bạn trẻ nhận thức rằng tinh thần yêu nước không phải là đặc quyền của một thế hệ nào, mà mỗi thế hệ có cách thể hiện khác nhau. Đặng Ngọc Linh, một sinh viên ngành Báo chí (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) chia sẻ rằng: “Thế hệ trẻ ngày nay có khả năng linh hoạt và sáng tạo nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông. Điều này giúp họ bày tỏ tình yêu đất nước một cách mạnh mẽ và sáng tạo hơn so với những thế hệ trước”.

Một góc nhìn khác từ bạn Nguyễn Mạnh Hiếu, sinh viên trường Đại học Văn hóa, cho rằng mạng xã hội là công cụ hiệu quả giúp giới trẻ lan tỏa lòng tự hào dân tộc. “Chỉ cần nhìn thấy hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam trên bất kỳ nền tảng nào cũng đủ khiến chúng ta cảm thấy xúc động và tự hào”, Hiếu chia sẻ và cho rằng mạng xã hội không chỉ là nơi để thể hiện lòng yêu nước, mà còn là công cụ để giữ gìn những giá trị văn hóa ngàn đời của dân tộc Việt Nam.

Những xu hướng, ý kiến nêu trên chỉ là một phần nhỏ trong rất nhiều trend được các bạn trẻ tạo ra để thể hiện lòng yêu nước cũng như chia sẻ những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, người trẻ còn có những hành động thể hiện lòng yêu nước thông qua những sự kiện lịch sử, sự ngưỡng mộ đối với các vị lãnh tụ của dân tộc… tạo ra hàng loạt những trend rất đặc biệt, lan tỏa những giá trị tốt đẹp của dân tộc như cover (thể hiện lại) giai điệu nhiều ca khúc hào hùng về đất nước, về những giá trị văn hóa truyền thống… hay chung tay chia sẻ những bài học lịch sử, thông tin quan trọng của đất nước khi cần thiết bằng những cách làm mới mẻ, dễ dàng tiếp cận đến nhiều người.

Còn vô số những hoạt động tích cực của người trẻ trên không gian mạng cần được nhân rộng hơn. Nhưng bên cạnh đó cũng không thể bỏ qua một số ít những trường hợp người trẻ đang có thái độ ứng xử, hùa theo trend hay phát ngôn trên mạng xã hội không đúng chuẩn mực, tạo ra những cơn sóng “tẩy chay” không đáng có.

trang67.jpg
Các bạn trẻ tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện.

Tự do sáng tạo nhưng cần chuẩn mực

Có thể thấy rõ một ví dụ cần rút kinh nghiệm trong những trend về ngày kỷ niệm 79 năm Quốc khánh vừa qua, đó là mặt trái của câu chuyện vẽ lá cờ Tổ quốc trên mái nhà. Sẽ không có gì là xấu khi trào lưu biến mái nhà thành lá cờ Tổ quốc của một TikToker ở Vĩnh Phúc được lan rộng ra toàn quốc, sau đó có nhiều biến tấu. Ban đầu, người dân sử dụng mái tôn đỏ có sẵn trên mái nhà, đo đạc và vẽ hình ngôi sao, sau đó sơn màu vàng để hoàn thiện ngôi sao trên nền tôn đỏ, tạo nên hình ảnh lá cờ Tổ quốc. Với những mái nhà không có tôn đỏ, người dân vẽ toàn bộ nền đỏ và ngôi sao vàng năm cánh lên mái nhà. Nhiều người thậm chí còn vẽ cờ lên mái ngói, cửa cuốn. Hàng trăm video, hình ảnh về lá cờ Tổ quốc liên tục được đăng tải lên mạng xã hội, có những video thu về hàng triệu lượt xem và hàng trăm nghìn lượt tương tác. Tuy nhiên, trào lưu này đã nhanh chóng nhận về những chỉ trích về việc vẽ lá cờ không đúng kích thước và vẽ ở những vị trí không phù hợp. Vì vậy, nhiều tài khoản mạng xã hội, đa số là những người trẻ đã phải xin lỗi và có hành động sơn sửa kịp thời.

Nhìn từ câu chuyện của trào lưu trên, PGS.TS Trần Thành Nam – Phó Hiệu trưởng Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, việc thể hiện lòng yêu nước trên mạng xã hội, ngoài việc phải xuất phát từ niềm tự hào đích thực, cũng cần được hướng dẫn để không vô tình dẫn đến những cách hiểu sai, sử dụng không đúng cách hoặc thiếu tôn trọng những nhân vật, biểu tượng quốc gia.

Đồng tình với quan điểm trên và phân tích cụ thể hơn, PGS.TS Phạm Mạnh Hà – Giám đốc Trung tâm hợp tác đào tạo, bồi dưỡng – Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, với các trào lưu hiện nay của giới trẻ cần tăng cường giáo dục về lịch sử, văn hóa và ý nghĩa của các biểu tượng quốc gia, nhằm hướng dẫn cụ thể về cách thể hiện lòng yêu nước một cách phù hợp; tổ chức các cuộc thi, sự kiện để giới trẻ thể hiện lòng yêu nước theo cách sáng tạo nhưng vẫn đúng mực; luôn tạo điều kiện cho các hoạt động tình nguyện, để giới trẻ có cơ hội thể hiện lòng yêu nước bằng hành động cụ thể; đẩy mạnh truyền thông về các tấm gương yêu nước điển hình. Cùng với đó, cơ quan chức năng cần phải thể hiện vai trò định hướng, tạo các diễn đàn, không gian để giới trẻ thảo luận và chia sẻ về lòng yêu nước, từ đó hình thành nhận thức đúng đắn. Cần phải khen thưởng phù hợp và kịp thời, nhằm ghi nhận và tôn vinh những cá nhân hay các nhóm có cách thể hiện lòng yêu nước sáng tạo và có ý nghĩa.

Nâng cao nhận thức từ mỗi cá nhân

Những vấn đề liên quan đến quốc gia, dân tộc là những điều thiêng liêng nhất khi được nhắc đến ở bất kỳ đâu, ngoài đời thực hay trên mạng xã hội. Vì vậy việc người trẻ tạo trend, hành động hay phát ngôn bất cứ điều gì liên quan đến lịch sử của đất nước, dân tộc Việt Nam đều cần có sự tự ý thức và chịu trách nhiệm về lời nói, hành động của mình.

Đáng buồn thay, bên cạnh nhiều bạn trẻ tích cực trong các hoạt động xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, văn minh thì vẫn có một số cá nhân có những phát ngôn gây sốc. Như trường hợp một thí sinh từng tham gia chương trình Đường lên đỉnh Olympia, sau khi có bài đăng trên mạng xã hội vào ngày 1/9, đã nhận về nhiều chỉ trích từ cộng đồng mạng.

Sau phát ngôn gây phẫn nộ trên, học sinh này đã thừa nhận những suy nghĩ của bản thân là nông cạn, xuất phát từ quan sát và trải nghiệm ít ỏi. Thông qua sự việc, em này cũng hiểu được thêm về tình cảm, lòng biết ơn của người Việt với lịch sử và với những người đã ngã xuống vì lý tưởng của dân tộc. Nam sinh xin nhận hoàn toàn trách nhiệm về những phát ngôn không đúng, đồng thời mong nhận được sự tha thứ của mọi người.

Nhưng dù đã lên tiếng xin lỗi, song sự việc vẫn chưa thể làm dịu đi phản ứng mạnh mẽ từ dư luận mạng xã hội, các nội dung, hình ảnh liên tục được lan truyền trên các diễn đàn. Có thể thấy, sự phản ứng của cộng đồng mạng dành cho thí sinh Đường lên đỉnh Olympia cũng là điều dễ hiểu. Nhưng sự phản ứng thái quá và cực đoan của cộng đồng mạng lại phản ánh một khía cạnh khác của mạng xã hội. Hiệu ứng đám đông đang đẩy nhiều sự việc đi quá xa. Đây cũng chính là một bài học đắt giá dành cho những bạn trẻ non nớt trong suy nghĩ và hành động nông nổi trên môi trường mạng xã hội, tưởng như là ảo nhưng thực chất lại đang rất “khốc liệt”. Nếu không có định hướng đúng đắn khi phát ngôn bất cứ điều gì lên mạng xã hội thì hậu quả khôn lường. Bất cứ ai cũng cần phải có trong mình sự tự nhận thức về những hậu quả cũng như những ảnh hưởng của lời nói đã phát ra. Đặc biệt là những người trẻ, mạng xã hội như con dao hai lưỡi, nếu không thận trọng khi sử dụng nó sẽ “cắt tay” mình lúc nào không hay.

Giáo dục để định hướng

Chỉ cần nhìn sơ qua những sự việc xảy ra trên mạng xã hội trong thời gian qua cũng đủ thấy sức ảnh hưởng của mạng xã hội có thể tác động đến đời sống của bộ phận giới trẻ nhiều như thế nào. Nó có thể dẫn dắt, điều khiển suy nghĩ, thậm chí đưa đến những nhận thức sai lệch cho người trẻ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn trên không gian mạng, thế hệ trẻ cần được giáo dục để tiếp thu những kiến thức đúng đắn, được định hướng hành vi rõ ràng để không bị cuốn theo những quan điểm sai lệch.

Theo Chuyên gia tâm lý Th.S Nguyễn Đình Sơn – Hội tâm lý giáo dục Hà Nội, những trường hợp hành xử không phù hợp của người trẻ trên mạng xã hội có thể xuất phát từ các nguyên nhân như tâm lí cá nhân, môi trường giáo dục và ảnh hưởng của thông tin rác, độc hại ở mạng xã hội.

“Vì vậy cần phải giáo dục cho học sinh các giá trị cốt lõi về đạo đức để các em hiểu được lễ, nghĩa cơ bản nhất, từ đó tôn trọng, biết ơn những người xung quanh từ cha mẹ có công nuôi dưỡng, thầy cô dạy dỗ. Gia đình, nhà trường dạy các em tính trung thực bởi khi biết trung thực mới dám nhận lỗi và chịu trách nhiệm”, ông Sơn nói.

Tham gia vào vòng xoáy vô tận của mạng xã hội, hơn ai hết, mỗi cá nhân người trẻ cần tự xây dựng cho mình “sức đề kháng” khi sử dụng mạng xã hội, nơi mà một sự lỡ lời, một lần xảy chân có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Sự lên đồng và thái quá của mạng xã hội rất dễ “nhấn chìm” một cuộc đời, một số phận nếu các em đã trót “lỡ lời” mà không đủ bản lĩnh để vượt qua.

Bởi vậy, ứng xử của cộng đồng, gia đình, nhà trường đối với những trường hợp dẫu có lầm lỡ phát ngôn sai lệch trên mạng xã hội, cần đến sự cảm thông, chia sẻ chứ không nên là sự quy chụp, suy diễn, đánh đồng và đẩy câu chuyện đi quá xa. Điều đó rất có thể sẽ dồn những bạn trẻ, một thế hệ tương lai của đất nước bị “nhấn chìm” trong cơn bão mạng. Vậy nên, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội là trang bị cho các em kỹ năng để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội đến việc giáo dục, nuôi dưỡng phát triển hoàn thiện nhân cách và lối sống tốt đẹp của thế hệ trẻ hiện nay.

Theo ThS. Nguyễn Thị Thúy (Trường Cán bộ quản lý Giao thông vận tải), thì mỗi gia đình, nhà trường, đơn vị, địa phương cần làm tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng cho người trẻ nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng và những bất cập của việc tham gia và sử dụng các trang mạng xã hội. Bên cạnh việc giáo dục cho giới trẻ nâng cao hiểu biết về các trang mạng xã hội, thì phải hướng dẫn, tư vấn cho họ những kiến thức, kỹ năng sử dụng các trang mạng xã hội.

“Điều hết sức quan trọng là phải chỉ cho họ thấy được tính hai mặt của mạng xã hội, đặc biệt là những hậu quả, hệ lụy của việc sử dụng mạng xã hội một cách tùy tiện, thái quá. Chỉ dẫn cho họ biết cách ứng xử và khả năng miễn dịch khi tiếp xúc với những thông tin xấu độc, mời gọi, khiêu khích, lôi kéo… đăng tải tràn lan trên các trang mạng xã hội. Đồng thời, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội cho người trẻ, làm cho họ biết làm chủ và kiểm soát được các hành vi của bản thân. Các thông tin tung lên mạng phải đúng với quy định của pháp luật, của đơn vị, địa phương, phù hợp với thuần phong mỹ tục và chuẩn mực đạo đức xã hội; phải hết sức thận trọng khi đăng tải những thông tin, hình ảnh của cá nhân và các hoạt động của đơn vị, nhất là các cơ quan nhà nước, những nhà chức trách đang thực thi công vụ lên các trang mạng xã hội”, bà Thúy nêu quan điểm.

Tham gia vào vòng xoáy vô tận của mạng xã hội, hơn ai hết, mỗi cá nhân người trẻ cần tự xây dựng cho mình “sức đề kháng” khi sử dụng mạng xã hội, nơi mà một sự lỡ lời, một lần xảy chân có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Sự lên đồng và thái quá của mạng xã hội rất dễ “nhấn chìm” một cuộc đời, một số phận nếu các em đã trót “lỡ lời” mà không đủ bản lĩnh để vượt qua.



Nguồn: https://daidoanket.vn/khong-du-kien-thuc-va-ban-linh-nguoi-tre-se-bi-mang-xa-hoi-nhan-chim-10290807.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dựa vào nhân dân, nguồn lực của Mặt trận là vô tận

Giám sát – phản biện là hoạt động quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quá trình xây dựng một xã hội dân chủ, một nhà nước pháp quyền, bảo đảm quyền lực thuộc về...

Một nàng dâu đặc biệt của Việt Nam

Ngày 10/8, tại Hải Phòng, các cơ quan, đoàn thể cùng gia đình và bạn bè đã tổ chức trọng thể Lễ rải tro cốt bà Merle Ratner về với biển cả Việt Nam. Chúng tôi đã gặp...

Cùng hướng về đồng bào miền Bắc thân yêu

Bão số 3 đi qua đã để lại những hậu quả hết sức nặng nề về người và tài sản ở các tỉnh, thành phía Bắc. Hiện công tác khắc phục hậu quả do bão và hoàn lưu...

Hoa hậu Kỳ Duyên về quê Nam Định trao tiền giúp đỡ đồng bào bị thiên tai

Tại đây, Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên đã trao số tiền 200 triệu đồng tới Quỹ cứu trợ tỉnh Nam Định-quỹ do Ủy ban MTTQ tỉnh là cơ quan thường trực, quản lý, nhằm qua Quỹ hỗ...

Điều chuyển 3 tỷ đồng về Trung ương để hỗ trợ nhân dân các tỉnh phía Bắc

Theo đó, Ban cứu trợ Trung ương tiếp nhận, sử dụng nguồn kinh phí trên đúng mục đích, nội dung, quy định và thông tin kết quả thực hiện về Ban Vận động cứu trợ tỉnh Quảng Nam.Được...

Bài đọc nhiều

Bún “treo” tại TPHCM, treo tình thương của người hào sảng

Những giọt nước mắt nơi "treo" tình thươngDừng chiếc xe chất đầy đồ ve chai, chị Hồng Đào (43 tuổi, quê tại tỉnh Long An) ngượng ngùng bước vào quán bún "treo" trên đường Phạm Thế Hiển (quận 8, TPHCM), ngỏ lời xin một phần mang về: "Hôm nay có còn được ăn bún nữa không?"."Có mấy hôm đang nghỉ trưa nhưng thấy người khác đến xin bún, tôi liền bật dậy múc cho họ ngay. Lắm lúc tiệm...

Càng giữ kín kẽ, con cái càng biết ơn!

* Những dòng tâm sự của bà Lâm (60 tuổi, Trung Quốc) nhận được gần 10.000 lượt đọc trên trang tin ToutiaoTôi sinh ra trong một gia đình lao động, từ nhỏ đã làm đủ việc để kiếm...

Vietravel mang đến Festival một không gian văn hóa đậm chất thu

Từ ngày 20 đến 22/9, Festival Thu Hà Nội sẽ được tổ chức tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm. Tham gia gian hàng tại sự kiện, Vietravel mang đến một không gian văn hóa đậm chất thu và nhiều hành trình du lịch thu - đông được ưu đãi tới 25%. Xu hướng du lịch thu đông 2024 Ông Phạm Văn Bảy - Phó Giám đốc Công ty du lịch Vietravel - Chi nhánh Hà Nội nhận định, mùa thu...

Phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an ninh buôn làng (Kỳ cuối)

Khi nói về diện mạo miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Sông Hinh (Phú Yên), đặc biệt là 4 xã từng có hoạt động của các đối tượng phản động FULRO, “Tin Lành Đêga”, “Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên” (CHPC), ông Nay Y Blung - Bí thư Huyện uỷ Sông Hinh bày...

Doanh nghiệp phía Nam đưa hàng hóa đến miền Trung, góp phần bình ổn thị trường sau bão

TPO - Không chỉ tiếp tục hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3, nhiều doanh nghiệp phía Nam còn cấp tập đưa hàng hóa, nhu yếu phẩm đến các địa phương ở miền Trung đang bị cơn bão số 4 hoành hành. Đưa hàng chục tấn hàng ra miền Trung Ngày 20/9, Liên hiệp hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) cho biết, hệ thống siêu thị Co.opmart...

Cùng chuyên mục

Thi tìm kiếm tài năng an toàn thông tin: Trường ĐH Công nghệ giành quán quân

Ngày 21/9, tại Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn (VKU) đã diễn ra vòng chung kết cuộc thi an toàn thông tin Digital Dragons-The Cyber Security Challenge 2024 (DDC 2024). Cuộc thi do VKU phối hợp cùng Công ty Evvo Labs tổ chức, dưới sự bảo trợ chuyên môn của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) và FISU Việt Nam. Đây là cuộc thi dành cho sinh viên các trường ĐH trên cả nước yêu...

Trẻ thường xuyên xem điện thoại và không xem điện thoại khác nhau như thế nào trong tương lai?

Khối lượng công việc ngày càng nặng cùng với quỹ thời gian hạn hẹp khiến nhiều phụ huynh chọn cách “giao phó” con mình cho điện thoại thông minh. Thực trạng này xảy ra ở khắp nơi, từ...

Trang sức triều Nguyễn được mua với giá cao bất ngờ

Phiên đấu giá Nghệ thuật châu Á của nhà đấu giá Aguttes vừa kết, một số kim khánh (loại trang sức triều Nguyễn) được trả giá cao gấp nhiều lần so với giá ước tính. Kim khánh còn lại trong phiên đấu giá có trọng lượng...

Một bản hit của Blackpink vượt mốc 1,3 tỷ lượt xem

Video âm nhạc "How You Like That" của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Blackpink vượt qua mốc 1,3 tỷ lượt xem trên nền tảng YouTube, trở thành video âm nhạc thứ 6 của nhóm vượt mốc 1,3 tỷ lượt xem trên nền tảng này.

Gia đình 6 con trở nên nổi tiếng vì quy luật đặt tên có một không hai

Sau Matthew, gia đình có thêm 2 thành viên nữa, tên là Nolan và Olivia. "Tôi thực sự cảm thấy gần gũi hơn với các...

Mới nhất

Bình Định thêm cụm công nghiệp mới rộng gần 40 ha được thành lập

Bình Định thêm cụm công nghiệp mới rộng gần 40 ha được thành lậpBình Định thành lập mới Cụm công nghiệp Tà Súc giai đoạn 3 với quy mô 35 ha, tổng vốn đầu tư gần 190 tỷ đồng. UBND tỉnh Bình Định vừa chấp...

Hội nghị Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Ấn Độ Dương

(Bqp.vn) - Nhận lời mời của Đô đốc Samuel Paparo (Xa-mu-en Pa-pa-rô), Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đoàn cán bộ cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam do Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam dẫn đầu tham dự Hội nghị Tư...

Trẻ thường xuyên xem điện thoại và không xem điện thoại khác nhau như thế nào trong tương lai?

Khối lượng công việc ngày càng nặng cùng với quỹ thời gian hạn hẹp khiến nhiều phụ huynh...

Mới nhất