Trang chủChính trịNgoại giaoUkraine quyết ‘tuyệt tình’ khí đốt Nga, vứt bỏ 800 triệu USD...

Ukraine quyết ‘tuyệt tình’ khí đốt Nga, vứt bỏ 800 triệu USD vì đã có kế hoạch riêng với EU

Ukraine đã chính thức mở mạng lưới dẫn khí đốt cho các nhà sản xuất khí sinh học trong nước, nhằm cho phép xuất khẩu sang châu Âu.

Hé lộ lý do Ukraine ‘tuyệt tình’ Nga, quyết nói chuyện riêng với EU về khí đốt
Ukraine quyết ‘tuyệt tình’ khí đốt Nga, vứt bỏ 800 triệu USD vì đã có kế hoạch riêng với EU. (Nguồn: ubn.news)

Ukraine có thể khởi động “chiến dịch” xuất khẩu khí đốt sinh học sang châu Âu vào tháng 11 tới, sau khi tích trữ đủ lượng trong các cơ sở lưu trữ, đào tạo nhân sự bài bản và điều chỉnh luật nhằm mở đường cho hoạt động xuất khẩu. Các giao dịch thử nghiệm đầu tiên dự kiến ​​diễn ra ngay trong tháng 9 này.

Tuyên bố trên do Chủ tịch HĐQT Hiệp hội Năng lượng sinh học Ukraine Georgii Geletukha thông tin qua bài phân tích gửi đến truyền thông Ukraine.

Dọn đường cho “chiến dịch mới”

Theo thông tin từ Nhà điều hành truyền tải khí đốt Nhà nước Ukraine (GTSOU), chính phủ nước này đã chính thức hóa các thủ tục xuất khẩu khí sinh học. Tuy nhiên, họ vẫn duy trì lệnh cấm xuất khẩu khí đốt tự nhiên sản xuất trong nước, được đưa ra ngay sau khi Nga khởi động chiến dịch quân sự tại Ukraine, dù các nhà sản xuất độc lập cho rằng, lệnh cấm này hạn chế các khoản đầu tư mới vào lĩnh vực năng lượng.

Khí sinh học — còn được gọi là khí metan sinh học — được tạo ra khi vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ thành metan, carbon dioxide và các loại khí khác.

Các nhà phân tích châu Âu tin rằng, Ukraine, với khoảng 33 triệu ha đất nông nghiệp, có thể trở thành nhà cung cấp nhiên liệu chính cho Đức và các quốc gia khác thuộc Liên minh châu Âu (EU), thay thế cho việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga qua hệ thống đường ống dẫn khí mà EU đã cam kết sẽ loại bỏ vào năm 2027.

Theo DW, Nhóm vận động hành lang ngành công nghiệp khí đốt và hydro Zukunft Gas ước tính, Ukraine có thể sản xuất 22 tỷ m3 khí sinh học mỗi năm từ ngô ủ chua, sản phẩm phụ hữu cơ của quá trình thu hoạch ngô.

Chủ tịch HĐQT Hiệp hội Năng lượng sinh học Ukraine Georgii Geletukha cho biết, Ukrane hiện có 7 nhà máy khí sinh học, dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động trước cuối năm 2024. Hai trong số đó sản xuất khí sinh học hóa lỏng và không cần kết nối với hệ thống truyền khí. Trong khi, 5 nhà máy sẽ được kết nối với mạng lưới khí đốt: 1 – với GTSOU và 4 – với mạng lưới phân phối.

Ông Geletukha cho biết thêm, “2 trong số các nhà máy sẽ được kết nối với mạng lưới phân phối là những nhà máy được chuẩn bị tốt nhất, đồng thời các doanh nghiệp này đã ký hợp đồng kết nối”. Ngoài ra, luật xuất khẩu khí sinh học quy định khí phải được bơm vào các cơ sở lưu trữ trước trong một tháng. Vì lý do này, các nhà sản xuất khí sinh học Ukraine phải học cách làm việc với nền tảng GTSOU, cũng như nghiên cứu các cơ chế thị trường khí đốt cho chính hoạt động xuất khẩu của mình.

“Tôi nghĩ sẽ cần một thời gian nữa. Sau đó, các nhà sản xuất khí sinh học sẽ bơm khí trong một tháng. Vào tháng 11, một số trong số các nhà máy sẽ tích lũy được lô khí sinh học cần thiết và sẽ sẵn sàng xuất khẩu”, Chủ tịch HĐQT Hiệp hội năng lượng sinh học Ukraine Geletukha kỳ vọng.

Theo ước tính của ông Georgii Geletukh, khi cả 7 nhà máy khí sinh học dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động ổn định, Ukraine có thể sản xuất 111 triệu m3 khí mỗi năm. Hai nhà máy sẵn sàng đi vào hoạt động sớm nhất có thể sản xuất tổng cộng 6 triệu m3 khí sinh học mỗi năm.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho biết, vẫn còn quá sớm để đưa ra dự đoán cho năm 2025 về sự phát triển của ngành sản xuất khí sinh học Ukraine, vì các nhà đầu tư tiềm năng sẽ còn phải chờ đợi kết quả của các hoạt động xuất khẩu đầu tiên này.

Trước đó, nhóm nghiên cứu DiXi Group của Ukraine, cho rằng nước này có thể sản xuất khoảng 21,8 tỷ m3 biogas và/hoặc khí sinh học mỗi năm.

Để chính thức “dọn đường” cho các lô khí sinh học xuất khẩu, hồi tháng 3, Quốc hội Ukraine đã thông qua dự thảo luật số 9456 về “Kiểm soát Hải quan và thông quan đối với khí sinh học được vận chuyển qua đường ống vượt qua biên giới của Ukraine”.

Sẵn sàng loại Moscow khỏi mạng lưới

Mới đây nhất, ngày 9/9, Bộ Tài chính Ukraine đã chính thức công bố Sắc lệnh 380 ngày 1/8/2024, trong đó đưa ra những thay đổi đáng kể đối với quy định về thủ tục thông quan khí sinh học qua đường ống. Lệnh cấm xuất khẩu khí sinh học đã hoàn toàn được gỡ bỏ, từ nay trở đi, các nhà sản xuất khí sinh học Ukraine sẽ có thể xuất khẩu khí sinh học sang EU qua hệ thống truyền tải khí đốt của Ukraine, thông qua các điểm kết nối liên bang với 4 quốc gia thuộc EU.

Ngoài ra, các nhà sản xuất khí sinh học Ukraine sẽ không phải lo liên kết trực tiếp giữa các nhà máy khí sinh học của họ với hệ thống truyền tải mà có thể kết nối ngay với các mạng lưới phân phối.

Theo các sửa đổi được thông qua, các điều khoản và biểu thuế đối với việc kết nối, vận chuyển và xuất khẩu của hệ thống truyền tải khí đốt của Ukraine đối với các nhà sản xuất khí sinh học tương tự như đối với các nhà sản xuất khí đốt tự nhiên.

Theo các nhà phân tích của nền tảng thông tin pháp lý toàn cầu Lexology, loại khí sinh học tinh khiết tương ứng với khí tự nhiên về đặc tính và có thể được sử dụng trong cùng lĩnh vực như nhiên liệu sưởi ấm, phát điện và vận tải. Điều quan trọng là nó có thể được tích hợp vào cơ sở hạ tầng khí đốt hiện có mà không phải trả thêm chi phí cho các mạng lưới mới, khiến nguồn tài nguyên này không chỉ có lợi nhuận mà còn có thể được sử dụng rộng rãi.

Đánh giá của các chuyên gia Lexology cho thấy, khả năng xuất khẩu khí sinh học của Ukraine sang EU có một số lợi thế. Thứ nhất, với nguồn tài nguyên nông nghiệp dồi dào, Ukraine có vị thế tốt để đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu năng lượng tái tạo của châu Âu thông qua sản xuất khí sinh học.

Lợi thế thứ hai phải kể đến là quan hệ Đối tác chiến lược Ukraine-EU được thiết lập vào tháng 2/2023, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khí tái tạo, góp phần vào sự hội nhập sâu hơn của Ukraine vào thị trường năng lượng EU. Quan hệ này cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững ở các vùng nông thôn rộng lớn của Ukraine bằng cách tạo ra các cơ hội thu nhập bền vững.

Ngoài ra, khí sinh học có thể thay thế khí tự nhiên, củng cố sự độc lập về năng lượng của Ukraine và EU bằng cách giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu từ Nga.

Trước chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, mỗi năm, gần 150 tỉ m3 khí đốt tự nhiên của Moscow đi qua hàng nghìn km đường ống ngầm do Liên Xô xây dựng ở Ukraine để đi vào châu Âu.

Sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, các quốc gia thuộc EU giảm dần phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga. Đến nay, lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Nga vào châu Âu đã giảm hơn 90%.

Cuối năm nay, thoả thuận vận chuyển khí đốt 5 năm giữa Ukraine và Nga được ký vào năm 2019 sẽ hết hạn. Đây là thỏa thuận thương mại và chính trị duy nhất còn lại giữa Moscow và Kiev. Theo tính toán, Nga có thể thiệt hại 6,5 tỷ USD/năm theo giá hiện tại. Đây là động lực mạnh mẽ để các nhà xuất khẩu khí đốt Nga đàm phán gia hạn thỏa thuận.

Tuy nhiên, khi các nhà xuất khẩu khí đốt Nga sẵn sàng kéo dài thoả thuận vận chuyển, thì phía Kiev tuyên bố cứng rắn rằng, đã sẵn sàng loại Moscow khỏi mạng lưới vận chuyển khí đốt của họ, quyết không gia hạn thỏa thuận để cắt đứt dòng tiền chảy vào Điện Kremlin.

Tất nhiên, tổn thất với phía Nga về doanh thu không nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế nước này liên tiếp gặp khó khăn hơn do các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Nhưng về phía Kiev, việc không gia hạn thoả thuận không chỉ làm ảnh hưởng đến vị thế là một đường ống dẫn khí đáng tin cậy, mà còn khiến nước này mất khoảng 800 triệu USD/năm tiền phí vận chuyển, trong lúc nguồn thu eo hẹp do xung đột quân sự kéo dài.

Giáo sư quan hệ quốc tế Margarita Balmaceda tại Đại học Seton Hall (Mỹ) cho rằng, nền kinh tế Ukraine có thể bị thiệt hại nhiều nhất. Kiev có thể mất nguồn tiền để duy trì cơ sở hạ tầng năng lượng và vị thế là kênh dẫn năng lượng với giá cả phải chăng cho các đồng minh phương Tây. Nhưng dường như Kiev đã có những tính toán mới, sẵn sàng đối mặt với thiệt hại trước, để thực hiện một kế hoạch lâu dài hơn.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ukraine-quyet-tuyet-tinh-khi-dot-nga-vut-bo-800-trieu-usd-vi-da-co-ke-hoach-rieng-voi-eu-287037.html

Cùng chủ đề

Không gia hạn thỏa thuận với Nga, Ukraine tự mình tăng cường sản xuất khí đốt

Nhà sản xuất, nhập khẩu và phân phối khí đốt thuộc sở hữu nhà nước Ukraine Naftogaz vừa thông báo mức gia tăng về sản lượng khí đốt trong nước nhằm tăng dự trữ để chuẩn bị cho một mùa đông khắc nghiệt đang cận kề,...

Hé lộ lý do Ukraine ‘tuyệt tình’ Nga, quyết nói chuyện riêng với EU về khí đốt

Ukraine có thể khởi động "chiến dịch" xuất khẩu khí đốt sinh học sang châu Âu vào tháng 11 tới, sau khi tích trữ đủ lượng trong các cơ sở lưu trữ, đào tạo nhân sự bài bản và điều chỉnh luật nhằm mở đường cho hoạt động xuất khẩu. Các giao dịch thử nghiệm đầu tiên dự kiến ​​diễn ra ngay trong tháng 9 này.

Anh triệu đại sứ Nga vì cáo buộc gián điệp, Saudi Arabia ra điều kiện lập quan hệ với Israel, Iran phủ nhận can...

Nghị viện châu Âu kêu gọi bỏ hạn chế tấn công Nga, Philippines xem xét nêu vấn đề Biển Đông ra Liên hợp quốc, Israel bắt giữ nghi can âm mưu ám sát Thủ tướng Netanyahu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Không còn lúng túng, châu Âu tự tin bước vào mùa Đông, Uniper “cự tuyệt” khí đốt Nga

Giám đốc điều hành Uniper SE Michael Lewis nhận định, châu Âu đang ở vị thế vững chắc để duy trì nguồn cung cấp năng lượng ổn định trong mùa Đông năm nay, ngay cả khi tuyến đường vận chuyển khí đốt quan trọng của Nga sắp đóng cửa.

‘Cơn gió ngược’ từ Mông Cổ, toan tính xoay trục của Nga và niềm tin ở một Trung Quốc đang ‘khát’ năng lượng

Việc Mông Cổ loại đường ống Soyuz Vostok, phần mở rộng của đường ống Sức mạnh Siberia 2, khỏi kế hoạch hành động quốc gia được cho là trở ngại đối với xuất khẩu khí đốt của Nga ở phía Đông.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hé lộ vũ khí “không phải dạng vừa” có tên trong gói viện trợ mới của Mỹ dành cho Ukraine

Sở hữu JSOW sẽ giúp Ukraine nâng cấp đáng kể vũ khí đang sử dụng để tấn công lực lượng Nga, đồng thời cho phép Kiev thực hiện các cuộc tấn công từ khoảng cách an toàn hơn.

Một bản hit của Blackpink vượt mốc 1,3 tỷ lượt xem

Video âm nhạc "How You Like That" của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Blackpink vượt qua mốc 1,3 tỷ lượt xem trên nền tảng YouTube, trở thành video âm nhạc thứ 6 của nhóm vượt mốc 1,3 tỷ lượt xem trên nền tảng này.

Hợp lực vì tương lai của giáo dục Việt Nam

Ngày 21/9/2024, Cuộc thi Thử thách Toán học Singapore 2024 (SMC 2024) đã diễn ra thành công, không chỉ là một sự kiện giáo dục đơn thuần mà còn là minh chứng rõ nét cho sự hợp tác thành công giữa Geniebook Việt Nam và Trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan (VFIS). Hai đơn vị, dù có những giá trị cốt lõi riêng biệt, cùng chung một triết lý giáo dục: nuôi dưỡng và phát triển tài...

Nghỉ lễ Quốc khánh, nhiều người Trung Quốc ưu tiên du lịch châu Âu

Thị trường đặt chỗ du lịch nước ngoài trong kỳ nghỉ Quốc khánh của Trung Quốc năm nay đang rất sôi động, đặc biệt là các điểm đến ở châu Âu.

Xe điện Trung Quốc ‘đổ bộ’, nhà sản xuất Hàn Quốc lo ngại

Giới chức ngành ô tô Hàn Quốc lo ngại với lượng xe nhập khẩu từ Trung Quốc tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023, thị trường trong nước có thể bị tác động mạnh.

Bài đọc nhiều

Giá cà phê đỏ sàn, lực bán mạnh… thị trường có thể chuyển hướng bi quan?

Thị trường toàn cầu sẽ tiếp tục ở trạng thái nguồn cung khan hiếm, bên cạnh đó là sự chậm trễ trong vận chuyển, tình trạng khan hiếm container và các quy định mới về chống phá rừng của EU sắp có hiệu lực, khiến giá ổn định ở mức cao trong thời gian còn lại của năm 2024, theo Ngân hàng Rabobank.

Hé lộ lý do Ukraine ‘tuyệt tình’ Nga, quyết nói chuyện riêng với EU về khí đốt

Ukraine có thể khởi động "chiến dịch" xuất khẩu khí đốt sinh học sang châu Âu vào tháng 11 tới, sau khi tích trữ đủ lượng trong các cơ sở lưu trữ, đào tạo nhân sự bài bản và điều chỉnh luật nhằm mở đường cho hoạt động xuất khẩu. Các giao dịch thử nghiệm đầu tiên dự kiến ​​diễn ra ngay trong tháng 9 này.

PetroVietnam trao quyết định bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc mới

Ông Lê Mạnh Cường, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Tổng công ty CP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam).

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mang tính lịch sử

Nhìn lại một năm qua sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ nâng tầm quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, Đại sứ có thể chia sẻ những dấu mốc nổi bật trong hợp tác song phương? Nhìn nhận những gì đạt được trong năm vừa qua, một trong những thành tựu nổi bật theo tôi là nỗ lực hợp tác của hai nước trong lĩnh vực công nghệ, bán dẫn. Nhiều công ty công nghệ tầm...

Leo dốc nhẹ; trong nước xăng tăng, dầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay 20/9, theo Oilprice, giá dầu WTI tăng nhẹ 15 cent, giá dầu Brent ổn định ở mức 74,88 USD/thùng.

Cùng chuyên mục

Xe điện Trung Quốc ‘đổ bộ’, nhà sản xuất Hàn Quốc lo ngại

Giới chức ngành ô tô Hàn Quốc lo ngại với lượng xe nhập khẩu từ Trung Quốc tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023, thị trường trong nước có thể bị tác động mạnh.

Cầu nối giữa TP. Hồ Chí Minh với các địa phương quốc tế

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (HEF) năm 2024 diễn ra từ ngày 24-27/9 với sự tham gia, đóng góp ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. HEF 2024 có chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh".

Triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc qua Đắk Nông

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 147/NQ-CP triển khai Nghị quyết số 138/2024/QH15 ngày 28/6/2024 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).

Khí thế mới, quyết tâm mới!

Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung đề ra trong một thời gian hết sức khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm với một tinh thần mới, khí thế mới, quyết tâm mới với đúng tinh thần nói đi đôi với làm.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bắt đầu chuyến công tác tại Mỹ và Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng LHQ Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm Cuba. Sáng 21/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh...

Mới nhất

Samsung Galaxy S24 FE và Tab S10 có thể ra mắt sớm vào ngày 26/9

Ban đầu, các tin đồn cho rằng sự kiện này sẽ diễn ra vào tháng 10. Tuy nhiên, một diễn biến mới đã xảy ra, khi chi nhánh Samsung tại...

Trang sức triều Nguyễn được mua với giá cao bất ngờ

Phiên đấu giá Nghệ thuật châu Á của nhà đấu giá Aguttes vừa kết, một số kim khánh (loại trang sức triều Nguyễn) được trả giá cao gấp nhiều lần so với giá...

Hé lộ vũ khí “không phải dạng vừa” có tên trong gói viện trợ mới của Mỹ dành cho Ukraine

Sở hữu JSOW sẽ giúp Ukraine nâng cấp đáng kể vũ khí đang sử dụng để tấn công lực lượng Nga, đồng thời cho phép Kiev thực hiện các cuộc tấn công từ khoảng cách an toàn hơn.

Báo chí hãy tạo ra những câu chuyện tích cực, mang tính xây dựng và giải pháp, tạo thế cân bằng, đa chiều trong...

Tiếp theo Chương trình Diễn đàn Tổng Biên tập 2024: “Báo chí giải pháp - Hướng đi cho báo chí truyền thống?" do Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì...

Mới nhất