Trang chủNewsThời sựThủ tướng: "Đau đớn, xót xa khi chứng kiến tài sản đồng...

Thủ tướng: “Đau đớn, xót xa khi chứng kiến tài sản đồng bào bị lũ tàn phá”

(Dân trí) – “Đi bất cứ nơi đâu trong vùng bị ảnh hưởng của bão lũ, chúng ta đều cảm thấy xót xa, đau đớn khi tận mắt chứng kiến những ngôi làng, mái nhà bị lũ lụt tàn phá”, Thủ tướng Phạm Minh Chính viết.
 
Thủ tướng: "Đau đớn, xót xa khi chứng kiến tài sản đồng bào bị lũ tàn phá"

Ngày 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài viết: “Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát”.

Báo Dân trí trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.

Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều địa phương Bắc Bộ, nhưng ngay trong những thời khắc khó khăn nhất luôn có sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, qua đó góp phần giảm đến mức tối đa thiệt hại.

Đồng thời, cũng đặt ra nhiều nhiệm vụ quan trọng đối với các cấp, các ngành, các địa phương để nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, sớm khôi phục các hoạt động kinh tế – xã hội, phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh và bền vững ở vùng bị thiên tai nói riêng và cả nước nói chung.

Đi bất cứ nơi đâu cũng đều cảm thấy xót xa, đau đớn

1. Bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong vòng 30 năm qua và mạnh nhất trên đất liền ở nước ta trong khoảng 70 năm qua, có cường độ rất cao, tốc độ rất lớn, phạm vi rộng, vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17, thời gian kéo dài, sức tàn phá mạnh và tác động, ảnh hưởng rất nặng nề trên phạm vi rất rộng ở hầu hết các địa phương Bắc Bộ.

Trong đó có 2 vấn đề phức tạp, khó dự báo là thời gian bão kéo dài trong đất liền và hoàn lưu bão có mưa rất lớn.

Lượng mưa lớn trong cơn bão và hoàn lưu sau bão đã gây ra tình trạng ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ở nhiều địa bàn miền núi và lũ lớn tại hầu hết các sông ở Bắc Bộ, dẫn đến thiệt hại rất nghiêm trọng về người, tài sản, cây trồng, vật nuôi, hạ tầng kinh tế – xã hội (KTXH), các hoạt động sản xuất kinh doanh, các ngành, các lĩnh vực, nhất là nông nghiệp tại các địa phương bị ảnh hưởng.

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão, Bộ Chính trị, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương, các lực lượng chức năng thực hiện khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả mưa bão.

Ngày 9/9, trong lúc đang mưa lũ do hoàn lưu bão, Bộ Chính trị đã họp, chỉ đạo toàn hệ thống chính trị tập trung ứng phó với bão lũ. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có Thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3; trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả tại một số địa phương.

Thủ tướng đã ban hành 10 công điện; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát tình hình, tập trung ứng phó bão, mưa lũ từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở với phương châm phải chủ động, quyết liệt, phòng ngừa, ứng phó hiệu quả ở mức cao nhất, sẵn sàng cho các tình huống xấu nhất.

Thủ tướng: Đau đớn, xót xa khi chứng kiến tài sản đồng bào bị lũ tàn phá - 1
Quận Đồ Sơn (TP Hải Phòng) tan hoang, đổ nát bởi sức mạnh của bão Yagi (Ảnh: Ngọc Tân).

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các địa phương trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão, lũ và kịp thời động viên, thăm hỏi người dân và các lực lượng tham gia phòng, chống bão lũ, nhất là các gia đình, địa phương có mất mát về người để giảm thiểu thiệt hại ít nhất có thể.

Các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội và toàn thể Nhân dân đã chủ động phối hợp chặt chẽ, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phòng chống, khắc phục hậu quả bão lũ.

Huy động gần 700.000 người và gần 9.000 phương tiện ứng phó với bão, mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét; chủ động triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân.

Thủ tướng đã kịp thời quyết định trích dự phòng ngân sách Trung ương, xuất cấp gạo từ dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ gây ra; đến ngày 21/9 đã huy động được tổng số tiền trên 1.646 tỷ đồng.

2. Mặc dù sự chủ động, tích cực vào cuộc từ sớm, từ xa, từ cơ sở và sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các địa phương, các lực lượng chức năng, cộng đồng doanh nghiệp và người dân đã góp phần rất quan trọng giảm thiểu tác động, ảnh hưởng của bão lũ, nhưng thiệt hại vẫn còn rất lớn và để lại hậu quả nghiêm trọng, nặng nề, làm hàng trăm người chết và mất tích, hàng nghìn người bị thương; hàng trăm nghìn ngôi nhà bị ngập, hư hỏng; hàng trăm nghìn ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại; hàng nghìn lồng bè nuôi trồng thủy sản, tàu thuyền bị hư hỏng, cuốn trôi; hàng triệu con gia súc, gia cầm bị chết.

Thủ tướng: Đau đớn, xót xa khi chứng kiến tài sản đồng bào bị lũ tàn phá - 2
Bão số 3 khi quét qua Hải Phòng đã tàn phá nặng nề cơ sở hạ tầng nơi đây (Ảnh: Hải Nam).

Bão cũng gây mất điện, mất liên lạc trên diện rộng ở một số địa phương; hàng trăm sự cố đê điều, tình trạng sạt lở, ngập lụt, chia cắt giao thông cục bộ; nhất là những tổn hại về tinh thần của người dân và sự đau thương, mất mát không gì có thể bù đắp được của những người thân, gia đình có người đã mất, người bị thương do bão lũ gây ra.

Trước những tổn thất, mất mát to lớn của đồng bào ở những vùng bị thiệt hại, chúng ta vô cùng tiếc thương, thấu hiểu, chia sẻ với những giọt nước mắt, những nỗi đau buồn khôn nguôi của những gia đình đã không may mất đi những người thân yêu.

Đi bất cứ nơi đâu trong vùng bị ảnh hưởng của bão lũ, chúng ta đều cảm thấy xót xa, đau đớn khi tận mắt chứng kiến những ngôi làng, mái nhà, đồng ruộng, vườn cây, ao cá, lồng bè, tài sản của đồng bào bị lũ lụt tàn phá.

Chúng ta không bao giờ quên những tấm gương dũng cảm, hy sinh quên mình của các lực lượng tuyến đầu, nhất là những cán bộ, chiến sỹ quân đội, công an đã không quản ngại nguy hiểm, khó khăn để ứng cứu đồng bào, tìm kiếm, cứu nạn trong bão lũ, trong đó có những đồng chí đã anh dũng hy sinh, thể hiện bản chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ“, của người chiến sĩ Công an nhân dân “vì nước quên thân, vì dân phục vụ“.

Thủ tướng: Đau đớn, xót xa khi chứng kiến tài sản đồng bào bị lũ tàn phá - 3
Lực lượng chức năng tìm kiếm thi thể nạn nhân mất tích trong vụ lũ quét ở Làng Nủ (Ảnh: Ngọc Tân).

Chúng ta xúc động và cảm phục về sự chủ động, tích cực, đoàn kết, tinh thần nỗ lực vượt khó của người dân trong vùng bão lũ, đặc biệt là những tấm gương nhanh trí, sáng tạo, dũng cảm thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm, như kịp thời đưa người dân trong thôn, bản tránh khỏi lũ quét, cứu tàu thuyền trôi tự do trên sông lớn chảy xiết.

Những “chuyến xe nghĩa tình“, những tấm lòng hảo tâm, nghĩa cử cao đẹp giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn là minh chứng rõ nét cho tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và truyền thống tốt đẹp yêu nước, thương nòi của dân tộc ta.

Chúng ta cũng luôn ghi nhớ sự chia sẻ, giúp đỡ quý báu của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và sự hỗ trợ kịp thời của nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế.

Từ thực tiễn công tác phòng chống, khắc phục hậu quả bão lũ, chúng ta càng củng cố, tăng cường niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn quân ta, nhất là sự đồng tâm, hiệp lực của các cấp, các ngành, các địa phương và tình cảm gắn kết bền chặt của đồng bào, chiến sĩ trong những lúc khó khăn, hoạn nạn, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta.

Thủ tướng: Đau đớn, xót xa khi chứng kiến tài sản đồng bào bị lũ tàn phá - 4
Sáng 13/9, báo Dân trí chuyển tới Mặt trận Tổ quốc tỉnh Lào Cai 2 tỷ đồng của bạn đọc để xây dựng 37 căn nhà dành tặng các gia đình bị mất nhà sau thảm họa lũ quét tại Làng Nủ (Ảnh: Thành Đông).

6 điểm tựa Việt Nam

Trong điều kiện còn nhiều hạn chế, bất cập, vượt qua những khó khăn, thách thức lớn trong phòng chống thiên tai, bão lũ, chúng ta càng nhận thấy rõ những yếu tố mang tính nền tảng, là cội nguồn sức mạnh của đất nước được phát huy mạnh mẽ, trong đó nổi bật là “Sáu điểm tựa Việt Nam”, gồm:

(1) Điểm tựa về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết trong Đảng, đoàn kết trong Nhân dân, đoàn kết trong nước, đoàn kết quốc tế, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công“, như Bác Hồ kính yêu đã căn dặn.

(2) Điểm tựa Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh lãnh đạo; gần 95 năm qua Đảng không có mục tiêu nào khác ngoài mục tiêu mang lại độc lập, tự do cho dân tộc và cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.

(3) Điểm tựa truyền thống lịch sử – văn hóa hào hùng, văn minh, văn hiến của dân tộc, với tinh thần tương thân, tương ái “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

(4) Điểm tựa Nhân dân, Nhân dân làm nên lịch sử, sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân, “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong.

(5) Điểm tựa Quân đội và Công an; “khi cần, khi khó có Quân đội, Công an”, “Quân đội ta từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu”, “Công an ta, vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.

(6) Điểm tựa tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc ta, của mỗi người khi khó khăn, thách thức, càng áp lực lại càng nỗ lực, phấn đấu vươn lên, vượt qua giới hạn của bản thân, với tinh thần “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành có thể”.

Thủ tướng: Đau đớn, xót xa khi chứng kiến tài sản đồng bào bị lũ tàn phá - 5
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ về 6 điểm tựa Việt Nam (Ảnh: Đoàn Bắc).

3. Để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão số 3, các cấp, các ngành, các địa phương, các lực lượng chức năng và đồng bào, chiến sĩ cả nước cần tiếp tục tập trung quán triệt nghiêm túc tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Thủ tướng, nhất là tập trung thực hiện hiệu quả 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về bảo vệ tính mạng, an toàn, sức khỏe của Nhân dân; hỗ trợ ổn định cuộc sống Nhân dân; phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai, bão lũ; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính để triển khai các chính sách hỗ trợ; kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo tinh thần Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9 của Chính phủ.

Trong đó, khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, đặc biệt là đối với các cấp ủy đảng, chính quyền, các lực lượng chức năng ở cơ sở. Tập trung tìm kiếm người mất tích; kịp thời cứu chữa người bị thương; thăm hỏi, chia sẻ, động viên, hỗ trợ hậu sự cho người đã mất; kiểm tra, tiếp cận bằng được những nơi còn bị chia cắt nhằm hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho người dân.

Cung cấp lương thực, thực phẩm, nước sạch, chỗ ở cho những người dân bị mất nhà ở; rà soát, thực hiện việc tái định cư cho các hộ gia đình bị mất nhà ở, bảo đảm hoàn thành sớm nhất có thể, trước ngày 31/12 với điều kiện sống tốt hơn nơi ở cũ.

Bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; khẩn trương đưa học sinh tới trường và đưa các bệnh viện, cơ sở y tế vào hoạt động ngay trong tháng 9/2024.

Sớm khôi phục, bảo đảm các hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, sóng điện thoại, cung cấp điện, nước sạch, các dịch vụ xã hội cơ bản thông suốt.

Thủ tướng: Đau đớn, xót xa khi chứng kiến tài sản đồng bào bị lũ tàn phá - 6
Thủ tướng Phạm Minh Chính động viên bé Nguyễn Quốc Bảo sau khi nghe câu chuyện cậu bé mất bố và chị gái trong dòng nước lũ (Ảnh: Đoàn Bắc).

Rà soát, có biện pháp hỗ trợ phù hợp khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm việc làm, sinh kế của người dân trong tất cả các lĩnh vực, nhất là công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp.

Giữ vững ổn định chính trị, an ninh, an toàn và bảo đảm trật tự xã hội trên địa bàn. Làm tốt công tác thông tin, truyền thông, không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng xuyên tạc, chống phá.

Đồng thời, tiếp tục rà soát, thống kê đầy đủ thiệt hại để kịp thời đề xuất, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng xem xét, sử dụng dự trữ quốc gia, dự phòng ngân sách trung ương và các nguồn hợp pháp khác để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão lũ theo quy định pháp luật.

Khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

4. Cùng với việc sớm ổn định đời sống nhân dân, chúng ta cần tập trung khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát.

Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; chỉ có thực hiện tốt nhiệm vụ này mới có thể bảo đảm sự ổn định, bền vững của đời sống, sinh kế của người dân vùng bị ảnh hưởng của bão lũ nói riêng và Nhân dân cả nước nói chung; đồng thời mới tạo ra được nền tảng vững chắc cho phát triển KTXH của từng địa phương, từng vùng và cả nước.

Về khôi phục sản xuất kinh doanh, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung rà soát các cơ chế, chính sách để hỗ trợ kịp thời, hiệu quả các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp để khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, phục hồi và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.

Khẩn trương thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, thuê mặt nước… cho các doanh nghiệp, tổ chức, người dân bị ảnh hưởng, thiệt hại; thực hiện kịp thời việc tạm ứng, chi trả quyền lợi bảo hiểm; ưu tiên bố trí nguồn lực để sớm khắc phục các sự cố, hư hỏng về hệ thống giao thông, đê điều, hồ chứa thủy lợi.

Thực hiện các giải pháp chính sách tiền tệ như: cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay… cho các khách hàng bị thiệt hại; bổ sung nguồn lực thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi cho Ngân hàng Chính sách xã hội; tiếp tục cho vay mới đối với khách hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão lũ.

Tập trung khôi phục ngay năng lực sản xuất nông nghiệp; nhân cơ hội này cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi ở các vùng, các địa phương theo hướng thuận thiên, hiệu quả, bền vững hơn; kịp thời hỗ trợ giống, thức ăn, hóa chất và các vật tư cần thiết.

Sớm đưa các khu công nghiệp, các dự án sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ bị ảnh hưởng trở lại hoạt động bình thường; khôi phục nhanh chóng các cơ sở logistics và kho bãi bị hư hỏng, không để gián đoạn chuỗi cung ứng.

Rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính để sớm sửa chữa, xây dựng lại công trình, nhà xưởng bị ảnh hưởng bởi hậu quả thiên tai phục vụ kịp thời phục hồi sản xuất kinh doanh; áp dụng quy trình, thủ tục đầu tư khẩn cấp đối với các công trình, dự án phòng, chống bão lũ.

Các địa phương chủ động, tích cực huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cơ sở, phối hợp chặt chẽ cùng các bộ, cơ quan trung ương để tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ theo tinh thần Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.

Thủ tướng: Đau đớn, xót xa khi chứng kiến tài sản đồng bào bị lũ tàn phá - 7
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành địa phương tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ (Ảnh: Nguyễn Dương).

Về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, cần xác định rõ đây là một trong những nội dung trọng tâm, nhất quán, xuyên suốt và quan trọng nhất trong công tác chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, hướng tới mục tiêu phát triển nhanh, xanh và bền vững, góp phần tái cấu trúc nền kinh tế theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.

Từ nay đến cuối năm 2024 và trong năm 2025, các cấp, các ngành, các địa phương cần tiếp tục tập trung theo dõi sát, nắm chắc tình hình thị trường, giá cả; bảo đảm cung ứng đầy đủ nguồn hàng, ổn định giá các mặt hàng thiết yếu, nguyên vật liệu cho đời sống và sản xuất kinh doanh; tuyệt đối không để xảy ra thiếu lương thực, thực phẩm; tiếp tục nghiên cứu tái cấu trúc chuỗi cung ứng năng lượng theo hướng xanh, bền vững và phù hợp với điều kiện tự nhiên của đất nước và nhu cầu của Nhân dân; trong ngắn hạn và trung hạn phải tập trung bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu, điện phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng; xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng tăng giá, thao túng giá.

Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tăng cường tiếp cận tín dụng và tiết giảm chi phí, tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế. Thực hiện hiệu quả chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các chính sách giãn, hoãn, giảm thuế, phí, lệ phí…; tăng cường tiết kiệm chi, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn lực cho an sinh xã hội, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai và đầu tư phát triển.

Đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công; ưu tiên bố trí vốn, đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia, có tính liên tỉnh, liên vùng, kết nối quốc gia, khu vực, quốc tế.

Chú trọng nghiên cứu, khắc phục những hạn chế, bất cập của các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản; sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số địa phương và các dự án vướng mắc, tồn đọng khác theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị; qua đó góp phần giải phóng nguồn lực, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế.

Tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu) và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới (như phát triển đô thị, kinh tế vùng, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…).

Trong đó, đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế số và chuyển đổi xanh, coi đây là yêu cầu tất yếu khách quan của hội nhập, toàn cầu hóa và cũng là cơ hội thuận lợi để đưa đất nước tiến cùng thời đại, thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình”.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để thu hút mạnh mẽ hơn các nguồn vốn đầu tư xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân để thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế; tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc gắn với chuyển giao công nghệ.

Thúc đẩy mạnh thị trường trong nước, thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam“. Mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chuỗi cung ứng, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết và thúc đẩy tích cực hơn nữa trong đàm phán, ký kết các FTA mới với các nước Trung Đông, Châu Phi, thị trường sản phẩm Halal…

Thủ tướng: Đau đớn, xót xa khi chứng kiến tài sản đồng bào bị lũ tàn phá - 8
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với lãnh đạo các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Việt Nam tại Hội nghị sáng 21/9, nhằm bàn giải pháp phát triển kinh tế, xã hội (Ảnh: Đoàn Bắc).

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, tạo chuyển biến về chất trong thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng; trong đó xác định rõ thể chế là “đột phá của đột phá” vì vừa là nguồn lực, vừa là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng thể chế theo hướng không chỉ tập trung cho quản lý nhà nước mà còn tập trung cho mở rộng không gian, kiến tạo phát triển; có cơ chế, chính sách thông thoáng, tạo đột phá trong tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, khơi thông các nguồn lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại.

Tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, không ngừng cải thiện vị thế của Việt Nam trong bản đồ kinh tế khu vực, toàn cầu.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tiếp tục đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo mọi thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Đồng thời, chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân, bảo vệ toàn diện môi trường; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần phục vụ và thúc đẩy phát triển KTXH; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước.

Xây dựng bản đồ phân vùng sạt lở đất, lũ quét

5. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai và biến đổi khí hậu.

Thời gian tới, tình hình thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, cực đoan, khó lường với tần suất và cường độ ngày càng lớn, tác động, ảnh hưởng ngày càng nặng nề.

Trong bối cảnh đó, công tác phòng chống bão lũ nói riêng và phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai nói chung cần phải có sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, thực chất, hiệu quả.

Đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, vừa có ý nghĩa cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các địa phương.

Trong đó, cần quán triệt sâu sắc quan điểm xuyên suốt đặt tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết và không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần, không để ai bị bỏ lại phía sau trong phòng, chống thiên tai cũng như trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội.

Thủ tướng: Đau đớn, xót xa khi chứng kiến tài sản đồng bào bị lũ tàn phá - 9
Khu tái định cư thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), được khởi công ngày 21/9 (Ảnh: Trọng Điểm).

Xác định rõ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn dân, toàn xã hội; phát huy cao nhất sự chủ động, tích cực, tinh thần tự lực, tự cường của các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân ở cơ sở; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Bảo đảm tính khoa học, hợp lý và phù hợp với tình hình thực tiễn; kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại; chú trọng cả 3 giai đoạn phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả, trong đó lấy chủ động phòng ngừa là chính; chuyển hướng quản lý, phòng ngừa rủi ro theo lưu vực, liên vùng, liên ngành.

Đồng thời, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với sức mạnh thời đại; sử dụng phương pháp tiếp cận mang tính toàn dân, toàn diện, toàn cầu trong phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

Để đạt được mục tiêu đề ra trong Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các cấp, các ngành, các địa phương tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Phòng thủ dân sự, Chiến lược, Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia.

Tập trung nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; tiếp tục rà soát, hoàn thiện các chương trình, kế hoạch, kịch bản phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm lồng ghép trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH của cả nước, từng vùng, từng địa phương, ngành, lĩnh vực.

Thực hiện linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” tại cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương theo từng thời kỳ. Tập trung hướng dẫn, nâng cao nhận thức, kỹ năng quản lý, ứng phó với thiên tai, nhất là ở cấp cơ sở và các địa bàn có nguy cơ cao; tập trung rà soát, hoàn thiện các quy trình, quy chế tổ chức vận hành, phối hợp trong phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

Ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật đồng bộ, tiên tiến, công nghệ hiện đại; tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách để sử dụng hiệu quả Quỹ phòng chống thiên tai.

Khẩn trương hoàn thành Chương trình phân vùng rủi ro thiên tai, xây dựng bản đồ phân vùng sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ lớn, chi tiết đến cấp xã, thôn bản.

Tập trung bố trí sắp xếp, di dời người dân vùng có nguy cơ cao gắn với tạo việc làm, sinh kế bền vững tại nơi ở mới, bảo đảm bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Rà soát quy hoạch, xây dựng các công trình bảo đảm phòng, chống lũ quét, sạt lở đất.

Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên, phòng hộ. Làm tốt công tác thông tin truyền thông, nhất là những mô hình tốt, cách làm hay, gương điển hình tiên tiến để nhân rộng.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, huy động sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nước, tổ chức quốc tế, đối tác bên ngoài, nhất là về đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ, mô hình quản trị, điều hành tiên tiến, góp phần đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai trong giai đoạn mới.

Cơn bão số 3 qua đi nhưng vẫn còn đó những hậu quả, tổn thất nặng nề cả tinh thần và vật chất đối với nhiều người dân, gia đình, bản làng, cộng đồng, địa phương và cả nước. Phát huy truyền thống tốt đẹp “tình dân tộc, nghĩa đồng bào“, luôn ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Không có việc gì khó – Chỉ sợ lòng không bền – Đào núi và lấp biển – Quyết chí ắt làm nên“, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, chúng ta hãy phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng, kề vai, sát cánh vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, các hoạt động kinh tế – xã hội, tạo sinh kế cho người dân vùng bị bão lũ trong thời gian sớm nhất.

Đồng thời, tiếp tục nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH đã đề ra theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.

Ủy viên Bộ Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/thu-tuong-dau-don-xot-xa-khi-chung-kien-tai-san-dong-bao-bi-lu-tan-pha-20240921195026945.htm

Cùng chủ đề

Khởi công tái thiết Làng Nủ và thôn Kho Vàng sau trận lũ quét lịch sử

(Dân trí) - Hơn 10 ngày sau thảm họa lũ quét, sạt lở xảy ra khiến hàng chục người thiệt mạng, tỉnh Lào Cai phối hợp khởi công 2 khu tái định cư ở thôn Làng Nủ và thôn Kho Vàng, để giúp bà con có cuộc sống mới. Sáng 21/9, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với các đơn vị chức năng khởi công tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà). Chiều...

Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 21-9, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.Theo thông tin Bộ Tổng tham mưu, cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nghiêm...

Các doanh nghiệp tư nhân có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp". ...

Bão ‘cuốn trôi’ 2.500 tỷ, nông dân có thể chuyển ngay sang trồng siêu thực phẩm

Tại hội nghị phối hợp hỗ trợ khôi phục sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản sau cơn bão số 3, sáng 21/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản là hai lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ngành nông nghiệp. Song, cơn bão số 3 và mưa lũ đã gây thiệt hại nặng cho hai ngành hàng này. Theo thống kê sơ bộ,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khởi công tái thiết Làng Nủ và thôn Kho Vàng sau trận lũ quét lịch sử

(Dân trí) - Hơn 10 ngày sau thảm họa lũ quét, sạt lở xảy ra khiến hàng chục người thiệt mạng, tỉnh Lào Cai phối hợp khởi công 2 khu tái định cư ở thôn Làng Nủ và thôn Kho Vàng, để giúp bà con có cuộc sống mới. Sáng 21/9, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với các đơn vị chức năng khởi công tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà). Chiều...

Quán cà phê ở TPHCM trang trí Giáng sinh đẹp lộng lẫy, đón 500 khách/ngày

(Dân trí) - Không chỉ trang trí không gian lộng lẫy theo phong cách Giáng sinh, mà vào những thời điểm cố định trong ngày, quán cà phê này còn phun tuyết nhân tạo trong sân để khách hàng chụp ảnh. 10h, vừa mở cửa không lâu, Tiệm trà tháng tư (quận 3, TPHCM) đã nhộn nhịp bởi tiếng cười nói rộn rã của nhiều bạn trẻ, hòa cùng tiếng nhạc trầm bổng của ca khúc Jingle Bells. Chốc lát, những...

Bà Harris chi vận động tranh cử gấp gần 3 lần ông Trump

(Dân trí) - Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Mỹ Kamala Harris đang thúc đẩy ưu thế tài chính trước ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump ở giai đoạn nước rút của cuộc đua vào Nhà Trắng. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump tranh luận trực tiếp hôm 10/9 (Ảnh: Reuters). Theo số liệu của Ủy ban Bầu cử Mỹ, trong tháng 8, chiến dịch tranh cử của Phó Tổng thống Mỹ Kamala...

Khánh thành Cung Thiếu nhi Hà Nội 1.300 tỷ đồng

(Dân trí) - Sáng 21/9, Hà Nội đã khánh thành Cung thiếu nhi mới tại quận Nam Từ Liêm và gắn biển Công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024). Sáng 21/9 tại Cung Thiếu Nhi Hà Nội (Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm), Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khánh thành và gắn biển công trình cấp Thành phố chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng...

Sở LĐ-TB&XH TPHCM ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 1,1 tỷ đồng

Đoàn công tác của Sở do ông Võ Sĩ, Phó Bí thư Đảng ủy Sở LĐ-TB&XH TPHCM, dẫn đầu cùng Công đoàn và Văn phòng Sở đã đến ủng hộ trực tiếp tại UBMTTQ Việt Nam TPHCM vào chiều 20/9.Số tiền ủng hộ trên là do tập thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động Sở LĐ-TB&XH TPHCM quyên góp với mong muốn hỗ trợ một phần nhỏ để giúp đồng bào các tỉnh miền...

Bài đọc nhiều

Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày, nghỉ lễ Quốc khánh 2025 4 ngày

Bộ Nội vụ thống nhất với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra về việc sẽ nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tiếp. Nghỉ lễ Tết là dịp nhiều bạn trẻ có thời gian thả dáng, chụp ảnh lưu giữ thanh xuân ở các địa điểm nổi tiếng - Ảnh: NAM TRẦN Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương...

Thông tin mới về tình hình mưa lũ ở miền Trung

TPO - Hôm nay (20/9), mưa lớn còn tiếp tục ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hoá, trọng tâm là khu vực phía nam Nghệ An đến Quảng Bình. Lũ đã xuất hiện trên sông Gianh, gây ngập lụt các khu vực trũng thấp ven sông. Đêm qua và sáng sớm nay (20/9), khu vực từ Nghệ An đến Bắc Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 19/9 đến 3h ngày 20/9...

Cung Thiếu nhi hơn 1.300 tỷ đồng rực rỡ trước ngày khánh thành

TPO - Cung Thiếu nhi Hà Nội được đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng được thiết kế hiện đại, bên trong có phòng chiếu phim, bể bơi bốn mùa, nhà thi đấu đa năng, nhà hát... Công trình khánh thành vào ngày 21/9, nhân dịp chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).   'Đột nhập' Cung Thiếu nhi hiện đại bậc nhất Việt Nam trước ngày hoạt động Cung Thiếu nhi Hà Nội có tổng diện tích gần...

Bà Harris: ‘Nếu ai đột nhập vào nhà tôi, họ sẽ bị bắn’

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris ngày 19.9 có lời cảnh báo đến những ai có ý định đột nhập nơi ở của bà. Trong sự kiện diễn ra tại bang Michigan được phát trực tiếp ngày 19.9 (giờ địa phương), người dẫn chương trình, ngôi sao truyền hình Mỹ Oprah Winfrey đã thảo luận với bà Harris về các vấn đề nóng. Bà Winfrey đề cập việc Phó tổng thống Harris sở hữu súng, điều mà bà nhiều lần xác nhận, The...

“Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là cẩm nang cho các cấp ủy”

Phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII. (Ảnh: TTXVN) Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhấn mạnh bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là một tài liệu rất bổ ích, cẩm nang cho các cấp ủy căn cứ vào thực hiện. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng thường xuyên đổi mới, phát triển, hoàn thiện...

Cùng chuyên mục

Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt...

NDO - Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam có văn bản số 4184/TM-QH gửi các cơ quan, đơn vị Quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.   Lực lượng Quân đội tham gia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024). Theo Bộ Tổng Tham mưu, cơn bão số...

tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triền bền vững các khu công nghiệp

Hội nghị diễn ra ngày 20/9 do Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông chủ trì, với sự tham dự của đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng các sở, ban, ngành và nhiều doanh nghiệp. Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lấy công nghiệp làm động lực tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm, đồng thời...

3 học sinh ở Nghệ An bị nước cuốn khi qua cầu tràn, 1 em mất tích

Tối nay (21/9), ông Nguyễn Văn Kỳ, Chủ tịch UBND xã Lam Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) cho biết, lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm một học sinh bị nước lũ cuốn mất tích. Vào khoảng gần 15h cùng ngày, em Nguyễn Thị Phương T. (học sinh lớp 8, trú xã Ngọc Sơn) cùng 2 người bạn đi xe đạp qua khu vực cầu tràn thuộc xóm 2, xã Lam Sơn. Do những ngày qua...

Khánh thành Cung thiếu nhi Hà Nội

Ngày 21/9, UBND thành phố Hà Nội tổ chức khánh thành Cung thiếu nhi Hà Nội và gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Tham dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường...

Tuân thủ các quy định SPS trong Hiệp định EVFTA

Gia tăng số lượng cảnh báo của EU Theo số liệu từ Liên minh châu Âu (EU) và Tổng cục Hải quan, sau 4 năm thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã tăng gần 50%. Điều này giúp Việt Nam vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU trong số các...

Mới nhất

tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triền bền vững các khu công nghiệp

Hội nghị diễn ra ngày 20/9 do Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông chủ trì, với sự tham dự của đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng các sở, ban, ngành và nhiều doanh nghiệp. Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông nhấn mạnh tầm quan...

Ngành y tế Thủ đô đạt giải Nhất sơ khảo hội thi Công đoàn Hà Nội

Phát biểu khai mạc hội thi, Chủ tịch Công đoàn ngành y tế Hà Nội Trịnh Tố Tâm  - Cụm trưởng Cụm thi đua số 8 LĐLĐ TP cho biết, hội thi “Công đoàn Hà Nội - hành trình xây dựng và phát triển” do LĐLĐ Hà Nội chỉ đạo nhằm tuyên truyền sâu rộng về truyền thống...

Có 3 dấu hiệu này, thanh niên ở Phú Thọ đi khám bàng hoàng phát hiện suy thận giai đoạn cuối

Bệnh nhân D. (24 tuổi, tại Phú Thọ) có dấu hiệu đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, huyết...

Ngân hàng tư nhân hiến kế tăng tín dụng, HDBank muốn có gói 20.000 tỉ đồng cho tiêu dùng

Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng cho hay đã chỉ đạo các ngân hàng công khai lãi suất trên website. Mặt bằng lãi suất cho vay bình quân đối với khoản vay mới và cũ tiếp tục giảm mạnh, đến tháng 8-2024...

Mới nhất