Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThiếu nguồn thu từ khoa học công nghệ

Thiếu nguồn thu từ khoa học công nghệ


Để đạt chuẩn cơ sở giáo dục ĐH, bên cạnh những tiêu chuẩn về giảng viên, cơ sở vật chất, tài chính, tuyển sinh – đào tạo…, các trường ĐH có đào tạo tiến sĩ phải đáp ứng yêu cầu tỷ trọng từ các hoạt động khoa học và công nghệ trên tổng thu tính trung bình trong 3 năm gần nhất không thấp hơn 5%. Đây là một tiêu chí trong tiêu chuẩn 6 của Thông tư ban hành Chuẩn cơ sở giáo dục ĐH.

NHIỀU TRƯỜNG DƯỚI 1%

Theo biểu mẫu công khai tài chính của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH sẽ công khai tổng thu của từng năm học. Tại đây, cơ cấu nguồn thu của các trường gồm có từ ngân sách, học phí, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, các nguồn hợp pháp khác.

Gian nan đạt chuẩn cơ sở giáo dục ĐH: Thiếu nguồn thu từ khoa học công nghệ- Ảnh 1.

Các trường ĐH có đào tạo tiến sĩ phải đáp ứng yêu cầu tỷ trọng từ các hoạt động khoa học và công nghệ trên tổng thu

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ GD-ĐT, nguồn từ học phí chiếm tỷ trọng chủ yếu, với hơn 80% tổng thu của các trường. Tại nhiều trường, tỷ trọng này lên tới hơn 90%. Các nguồn thu khác rất thấp, đặc biệt là từ hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Năm học 2022-2023, Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) có tổng thu 311 tỉ đồng thì học phí chiếm 267 tỉ và nghiên cứu khoa học là 2 tỉ, chưa được 1% tổng thu. Trong văn bản công khai các nguồn thu của Trường ĐH Luật TP.HCM, năm 2022 trường này có tổng thu 289 tỉ đồng, trong đó học phí là 261 tỉ và không thấy có khoản thu nào từ hoạt động khoa học – công nghệ. Trường ĐH Đà Lạt (2022-2023) có tổng thu 156 tỉ đồng, nghiên cứu khoa học 0,5 tỉ, chiếm 0,3%. Trường ĐH Nam Cần Thơ tổng thu năm 2023-2024 là 600 tỉ đồng từ học phí, không có nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Trường ĐH Cần Thơ năm học 2023-2024 có tổng thu 954,1 tỉ đồng thì nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đạt 21,6 tỉ đồng, chiếm 2,26%. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có tổng thu năm 2022-2023 là 843 tỉ đồng thì nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là 4 tỉ, chiếm 0,47%. Nguồn thu này tại Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng năm 2023 là 0,17 tỉ đồng trên tổng thu 269,99 tỉ, chỉ chiếm 0,06%.

Tại một số trường ĐH “ngàn tỉ”, tỷ trọng này cũng cực thấp hoặc thấp so với tiêu chí quy định về chuẩn cơ sở giáo dục ĐH.

Chẳng hạn Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có tổng thu năm 2023-2024 là hơn 1.454 tỉ đồng, trong đó nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 11,776 tỉ đồng, chiếm 0,8%. Trường ĐH Công nghệ TP.HCM năm 2023-2024 có tổng thu 1.260 tỉ đồng thì từ nghiên cứu khoa học là 11 tỉ đồng, chiếm gần 0,9%. ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2022 thu 1.070,8 tỉ đồng thì từ khoa học – công nghệ là 7,01 tỉ, chiếm 0,65%. Trường ĐH Kinh tế quốc dân thu 1.410 tỉ năm 2023-2024, trong đó nguồn thu từ khoa học – công nghệ là 42,95 tỉ, đạt 3% tổng thu.

RẤT ÍT TRƯỜNG ĐẠT TIÊU CHÍ

Chỉ một số trường đạt được tiêu chí 5% trở lên. Chẳng hạn Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng năm 2023 thu 294,3 tỉ thì nguồn khoa học – công nghệ chiếm 14,2% với 41,9 tỉ đồng. Trường ĐH Tôn Đức Thắng năm 2023 có tổng thu 1.067 tỉ đồng thì nghiên cứu khoa học đạt 56,5 tỉ đồng, chiếm 5,2%. Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM có tổng thu 481,4 tỉ đồng năm 2022, nghiên cứu khoa học là 25,5 tỉ đồng, đạt 5,2%. ĐH Kinh tế TP.HCM đạt kỷ lục khi nguồn thu từ khoa học – công nghệ đạt 25%, với 363,2 tỉ đồng trên tổng thu 1.443,4 tỉ vào năm 2022.

Những trường “suýt” đạt 5% gồm có: Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm 2023 là 1.003 tỉ đồng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hơn 44 tỉ đồng, chiếm 4,4%. Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM tổng thu năm 2023 là 259 tỉ đồng thì nghiên cứu khoa học 12,4 tỉ, đạt 4,7%. Nguồn thu này của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội là gần 37,3 tỉ đồng, đạt 4,2% trên tổng thu 878,1 tỉ đồng năm 2023. Trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội tỷ lệ này đạt 19,3% với 55,5 tỉ trên tổng số 286,4 tỉ đồng năm 2023.

Gian nan đạt chuẩn cơ sở giáo dục ĐH: Thiếu nguồn thu từ khoa học công nghệ- Ảnh 2.

Giảng viên trường ĐH thực hiện dự án nghiên cứu sản xuất do doanh nghiệp đặt hàng

VƯỚNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH?

Tiến sĩ Trần Hữu Duy, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Đà Lạt, cho rằng có rất nhiều khó khăn để các trường có thể đạt được tỷ trọng 5%, tuy nhiên, cái “vướng” lớn nhất là cơ chế, chính sách.

“Hiện nay giảng viên rất giỏi và năng động, hoàn toàn có thể làm giàu được từ tri thức của mình và mang lại nguồn thu cho trường bằng các dịch vụ khoa học – công nghệ. Tuy nhiên, khi thực hiện thì cơ chế khiến cho nhiều thầy cô nản vì thủ tục quá rắc rối, nhiêu khê, phức tạp”, tiến sĩ Duy nhận định.

Theo tiến sĩ Duy, ở nước ngoài, khi giảng viên thực hiện các đề tài thì đơn vị đặt hàng sẽ nghiệm thu theo sản phẩm cuối cùng, còn kinh phí sử dụng như thế nào là do quyền sử dụng của chủ nhiệm đề tài. Tuy nhiên ở VN, chủ nhiệm đề tài phải thực hiện rất nhiều thủ tục hành chính như lập hồ sơ, thuyết minh, giải trình, đấu thầu, hóa đơn đỏ, 3 báo giá… Chưa kể hoàn thành đề tài còn phải thanh, kiểm tra các hoạt động thu – chi…

“Cơ chế đang nặng về thủ tục hành chính gây khó khăn và khiến cho giảng viên phải giả dối hoặc nản lòng, trong khi cái quan trọng nhất là sản phẩm thì lại không được chú ý. Chính vì thế, không ít giảng viên có suy nghĩ ra ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc kết hợp với doanh nghiệp để kiếm tiền từ tri thức của mình, thoát khỏi những thủ tục rườm rà, phức tạp. Những vướng mắc đó tác động rất nhiều đến việc thực hiện các dịch vụ khoa học, công nghệ của trường ĐH, khiến nguồn thu từ hoạt động này bị ảnh hưởng”, tiến sĩ Duy nêu.

Vì thế, tiến sĩ Duy đề xuất nên trao quyền tự chủ cho giảng viên, đặc biệt là đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ được quyền quyết định mọi đề tài, dự án, sử dụng kinh phí, miễn sao ra kết quả nghiệm thu là sản phẩm cuối cùng đạt yêu cầu.

Năng động tìm hiểu nhu cầu thực tiễn

Không phải ngẫu nhiên mà Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường ĐH có đào tạo tiến sĩ phải đáp ứng tiêu chí nguồn thu từ hoạt động khoa học công nghệ đạt tỷ trọng 5% tổng thu. Điều này thể hiện sự năng động và khẳng định giá trị thu được từ chất xám của đội ngũ giảng viên trình độ cao. Bên cạnh đó, đa dạng hóa nguồn thu để các trường không còn phụ thuộc quá nhiều vào học phí, giúp giảm gánh nặng chi phí cho người học.

PGS-TS Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhận định: “Từ năm 2025, tất cả các trường ĐH bắt buộc phải tự chủ. Nhưng phần lớn các trường vẫn đang lệ thuộc vào nguồn thu ổn định là học phí. Để có được nguồn thu từ hoạt động khoa học – công nghệ, các trường, các thầy cô phải năng động và làm nhiều việc hơn. Không thể ngồi yên một chỗ mà phải chủ động đi “săn” đề tài, tiếp cận doanh nghiệp, các địa phương xem họ có nhu cầu gì trong lĩnh vực mình đào tạo. Chắc chắn các trường sẽ có sự cạnh tranh gay gắt với nhau và với doanh nghiệp, nên đòi hỏi năng lực rất cao”.

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM có Trung tâm nghiên cứu công nghệ và thiết bị công nghiệp hoạt động từ năm 1994, cung cấp các dịch vụ nghiên cứu, chế tạo, lắp đặt. Thông qua trung tâm, những nghiên cứu của giảng viên được đưa ra thị trường và có năm doanh thu đạt 200 tỉ đồng. Hiện trung tâm này được chuyển thành Công ty cổ phần Khoa học công nghệ Bách khoa TP.HCM (BKTECHS), doanh thu hàng trăm tỉ đồng mỗi năm, trong đó Trường ĐH Bách khoa TP.HCM có 30% cổ phần nên cũng mang lại nguồn thu vài chục tỉ đồng/năm cho trường.

Từ kinh nghiệm của một cơ sở giáo dục đạt hơn 360 tỉ đồng từ hoạt động khoa học công nghệ, PGS-TS Bùi Quang Hùng, Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP.HCM, cho rằng trường ĐH cần gắn đào tạo, nghiên cứu, tư vấn… với thực tiễn, gắn với nhu cầu doanh nghiệp và thị trường. “Chúng ta làm việc với họ xem họ cần gì, thiết kế các chương trình đào tạo, dự án theo yêu cầu. Cần hình thành hệ sinh thái gắn kết bền vững giữa trường ĐH và doanh nghiệp, đối tác… trên thế mạnh và nhu cầu của nhau. Từ đó trường ĐH tập trung nguồn lực trong hoạt động này, có các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu cốt lõi và điều chỉnh theo thực tiễn tạo nên năng lực cạnh tranh và thương hiệu”, PGS-TS Hùng chia sẻ.




Nguồn: https://thanhnien.vn/gian-nan-dat-chuan-co-so-giao-duc-dh-thieu-nguon-thu-tu-khoa-hoc-cong-nghe-185240920220403951.htm

Cùng chủ đề

TP.HCM kiến nghị để địa phương chủ động tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10

TP.HCM kiến nghị trao quyền chủ động cho các sở giáo dục và đào tạo trong việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Ngày 16-12, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào...

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh mầm non, THPT, học viên hệ giáo dục thường xuyên từ năm học 2025 - 2026. + Nhóm 1: Học sinh học tại các trường ở TP Thủ Đức...

Trường ĐH Trà Vinh đứng thứ 2 Việt Nam về trường ĐH xanh, phát triển bền vững

Trường ĐH Trà Vinh ghi dấu ấn trong bảng xếp hạng UI GreenMetric World University Rankings 2024 và giữ vững vị trí top 200 ĐH xanh, phát triển bền vững hàng đầu thế giới. ...

Trung Quốc dạy về AI cho học sinh ngay từ tiểu học và trung học

Trung Quốc thúc đẩy giáo dục trí tuệ nhân tạo (AI) ở cấp tiểu học và trung học giữa bối cảnh "chiến tranh công nghệ" diễn biến phức tạp và nhu cầu nhân tài AI tăng cao. Trung Quốc đang kêu gọi các trường...

Ngành bất động sản “khát” nhân lực trình độ cao

Ngành bất động sản: kiến thức chuyên môn là chưa đủ BĐS là ngành học nghiên cứu về việc đầu tư nguồn vốn nhằm thực hiện hoạt động mua, xây dựng, nhận chuyển nhượng để bán, thực hiện môi giới dịch vụ tư vấn, dịch vụ sàn giao dịch hoặc quản lý BĐS với mục đích sinh ra lợi nhuận. Hiện nay, ngành BĐS có phạm vi rất rộng. Tùy theo sở thích và định hướng của mình mà sinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Quân đội Việt Nam làm chủ công nghệ đóng tàu quân sự

Ngành đóng tàu quân sự của Việt Nam đã làm chủ công nghệ, sản xuất hàng loạt tàu quân sự cỡ lớn, hiện đại góp phần quan trọng trong việc quân đội bảo vệ đất nước. Hơn 10 năm trở lại đây, ngành đóng tàu quân sự của Việt Nam đã làm chủ công nghệ, sản xuất hàng loạt tàu quân sự cỡ lớn, hiện đại như tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu pháo, tàu tuần tiễu vũ trang,...

Yếu tố quan trọng khi chọn ngành học

Chọn ngành học phù hợp là mong muốn của tất cả học sinh sau khi hoàn tất chương trình giáo dục phổ thông. Đặc biệt trong năm tuyển sinh 2025, lứa học sinh đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tốt...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Giáo sư đầu ngành gian lận nghiên cứu: Chấn động giới y khoa

Chấn động giới y khoa Hoạt động điều tra do Viện Y tế Quốc gia Mỹ tiến hành cho thấy, ông Masliah có dấu hiệu thiếu trung thực trong các nghiên cứu khoa học. Ông sử dụng những hình ảnh đã qua chỉnh sửa rồi tái sử dụng trong các bài báo khác nhau. Các bài báo này đều xoay quanh hoạt động nghiên cứu và điều trị căn bệnh Alzheimer, đây là căn bệnh ông Masliah đã nghiên...

Cùng chuyên mục

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Yếu tố quan trọng khi chọn ngành học

Chọn ngành học phù hợp là mong muốn của tất cả học sinh sau khi hoàn tất chương trình giáo dục phổ thông. Đặc biệt trong năm tuyển sinh 2025, lứa học sinh đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tốt...

10 xinh đẹp Việt trúng tuyển ĐH Harvard: Biết 4 ngoại ngữ, đam mê nhạc cụ, giỏi thể thao

Theo học trong các ngôi trường quốc tế từ nhỏ, Linh Lan sớm đặt ra mục tiêu về “giấc mơ Mỹ”. Từ khi lên lớp 6, cô bé đã nghiêm túc với mục tiêu này. Video: Linh Lan chơi đàn tranh Giữa tháng 12, Phan Linh Lan, học sinh Trường Quốc tế Concordia Hà Nội, nhận tin trúng tuyển vào Đại học Harvard, cũng là ngôi trường duy nhất em nộp đơn trong đợt tuyển sinh sớm năm nay. Theo bảng...

Nhà trường có vô cảm khi để học sinh cởi áo ấm giữa trời lạnh?

Nhiều bạn đọc bình luận về sự việc học sinh Trường tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) phải cởi áo ấm ngồi giữa sân dưới thời tiết 20 độ để dự một hoạt động chuyên đề. Nhà trường có...

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Mới nhất

Chi 90 tỷ đồng tôn tạo di tích thành cổ Quảng Trị

(CLO) Khu di tích Quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị sẽ được nâng cấp, tôn tạo với tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng. ...

Thiết kế phượng bào cho Hoa hậu Quốc gia Việt Nam lấy cảm hứng từ triều Nguyễn

Nhà thiết kế Trần Thiện Khánh cho biết bộ phượng bào cho Hoa hậu Quốc gia Việt Nam mang tên Ngũ phụng tề phi, được lấy cảm hứng từ phượng bào của hoàng hậu và công chúa triều Nguyễn. Mẫu thiết kế phượng bào Ngũ phụng tề phi của nhà thiết kế Trần Thiện Khánh - Ảnh: NTK cung cấp Ban...

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học...

Quân đội Việt Nam làm chủ công nghệ đóng tàu quân sự

Ngành đóng tàu quân sự của Việt Nam đã làm chủ công nghệ, sản xuất hàng loạt tàu quân sự cỡ lớn, hiện đại góp phần quan trọng trong việc quân đội bảo vệ đất nước. Hơn 10 năm trở lại đây, ngành đóng tàu quân sự của Việt Nam đã làm chủ công nghệ, sản xuất hàng loạt tàu...

Mới nhất