Trang chủDi sảnBao giờ mới áp dụng bảo vệ cấp thiết?

Bao giờ mới áp dụng bảo vệ cấp thiết?


VHO – Cho đến thời điểm này UBND tỉnh Phú Thọ mới ra quyết định “Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, tôn tạo hạ tầng cảnh quan Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng”, trong đó có xây dựng giải pháp xử lý, chống xói mòn một số vị trí có nguy cơ sạt lở trên khu vực núi Nghĩa Lĩnh.

 Bao giờ mới áp dụng bảo vệ cấp thiết? - ảnh 1
Bà Phạm Thị Hoàng Oanh, Phó Giám đốc Khu di tích lịch sử đền Hùng phát biểu tại buổi làm việc với nhóm phóng viên Văn Hóa, chiều 4.9

 Điều này cũng đồng nghĩa với việc, chủ đầu tư dự án và các đơn vị liên quan còn phải mất rất nhiều thời gian để thực hiện qua nhiều công đoạn, thủ tục cần thiết khác thì dự án thành phần chống sạt trượt tại vùng lõi Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng mới có thể triển khai thi công, sau khi được Bộ, ngành thẩm định. Tính bảo vệ cấp thiết đối với các điểm nguy cơ sạt trượt cao sẽ không còn.

Từ xưa đến nay tại đây chưa xảy ra sạt lở đất, đá…?

Thông tin với nhóm phóng viên Văn Hóa, đại diện Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng cho biết, núi Nghĩa Lĩnh (hay còn gọi núi Hy Cương, núi Hùng) nằm trong quần thể di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng có độ cao 175m so với mặt nước biển. Núi Nghĩa Lĩnh có độ dốc cao trung bình từ 10- 25%, khu vực sườn phía Tây có độ dốc khoảng trên 50%. Khu vực đền Hùng nằm trong vùng địa chất biến chất, nâng lên và uốn với ba kiểu: Địa mạo đồi gò (đá mẹ chủ yếu là đá Gnai), địa mạo đồi gò phù sa cổ và bậc thềm thung lũng tích lũy. Do cấu tạo địa chất, địa mạo như vậy nên địa thế ở khu vực đền Hùng chủ yếu là sườn dốc thoải.

“Với đặc điểm cấu tạo địa chất của núi Nghĩa Lĩnh như trên nên từ xưa đến nay tại đây chưa xảy ra sạt lở đất, đá. Tuy nhiên vào năm 2017 tại khu vực sườn phía Tây núi Nghĩa Lĩnh bị hiện tượng sạt trượt”, đại diện Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng cho biết. Những đặc điểm về địa chất, địa mạo của núi Nghĩa Lĩnh mà Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng đưa ra không biết đã căn cứ vào đâu, dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học nào hay bằng tri thức dân gian truyền lại, để rồi nhấn mạnh “tại đây từ xưa đến nay chưa xảy ra sạt lở đất, đá”. Nói cách khác, mức độ tin cậy từ những thông tin về đặc điểm địa chất, địa mạo của vùng lõi Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng thật sự chưa cao, dẫn đến sự hoài nghi về tính bền vững của kết cấu địa chất nơi đây. Ngoài ra, trong bản thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần xử lý, chống xói mòn một số vị trí có nguy cơ sạt lở trên khu vực núi Nghĩa Lĩnh, ở phần đặc điểm địa hình, địa mạo, đơn vị tư vấn, lập dự án cũng không nêu ra bất kỳ số liệu cụ thể nào về địa chất, địa mạo mà chỉ đề cập một cách chung chung. Theo đó, Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng nằm trên vùng đồi núi, phần lớn là đồi thấp, sườn thoải, xen kẽ là những thung lũng, ruộng, đầm, ao, hồ. Địa hình có hướng dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam nhưng không đều với độ dốc từ 0,4 đến 30%. Nơi cao nhất là đỉnh núi Hùng (+154m), núi trọc (100m). Đa số là đồi trọc, địa hình bốc mòn, thực vật kém phát triển…

Dẫn ra như vậy để thấy, ngay cả đơn vị tư vấn, lập dự án thành phần xử lý, chống xói mòn một số vị trí có nguy cơ sạt lở trên khu vực núi Nghĩa Lĩnh trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt cũng chưa tiến hành khảo sát, đo đạc, quan trắc bằng các phương tiện thiết bị, máy móc hiện đại nhằm nhận diện đầy đủ, chính xác về mức độ, tính kết cấu địa chất nơi đây để có một kết luận khoa học. Những vị trí, địa điểm có nguy cơ sạt trượt trên núi Nghĩa Lĩnh mà đơn vị tư vấn, lập dự án đề xuất xử lý cũng chỉ xuất phát từ quan sát bằng “mắt thường” và sự “chỉ điểm” của những cán bộ thâm niên ở Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng. Và với những thông số như vậy nên đến thời điểm này chúng ta chưa đủ cơ sở để đánh giá hiện trạng vùng lõi Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng là ở mức độ nào, nguy cơ ra sao, nhưng chắc chắn rằng hiện tượng sạt trượt hay sạt lở đất, đá nơi đây đã xảy ra khá dày cách đây gần 10 năm.

Cung cấp địa chất khu vực xói lở tại núi Nghĩa Lĩnh

Từ quan sát bằng “mắt thường”, đơn vị tư vấn, lập dự án thành phần xử lý, chống xói mòn một số vị trí có nguy cơ sạt lở trên khu vực núi Nghĩa Lĩnh đã đưa ra bốn vị trí có nguy cơ cần phải có biện pháp. Vị trí số 1 (dọc phía bên trái đường lên bên ta luy âm giáp chùa Thiên Quang): Đoạn có nguy cơ sạt trượt trên chiều dài khoảng 64m, diện tích cần xử lý 1.525m2. Vị trí số 2 (bên trái đường lên bên ta luy âm giáp đền Trung): Đoạn có nguy cơ sạt trượt trên chiều dài khoảng 42m, diện tích cần xử lý 1.135m2. Vị trí số 3 (mái ta luy sau nhà tu lễ đền Thượng): Đoạn có nguy cơ sạt trượt trên chiều dài khoảng 76m, diện tích xử lý 1.780m2. Vị trí số 4 (dọc bên phải lối lên bên ta luy âm, cách cổng đền 250m, gần khu vực gác chuông đền Hạ): Đoạn có nguy cơ sạt trượt trên chiều dài khoảng 50m, diện tích cần xử lý 900m2.

Trên cơ sở thẩm định của cơ quan chức năng, đến nay UBND tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định “Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, tôn tạo hạ tầng cảnh quan Khu di tích đền Hùng”, trong đó có xây dựng giải pháp xử lý, chống xói mòn một số vị trí hiện trạng có nguy cơ sạt lở trên khu vực núi Nghĩa Lĩnh, với bốn vị trí nêu trên. Tuy nhiên, khi đề cập vấn đề này, tại phiên họp Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Tu bổ, tôn tạo hạ tầng cảnh quan Khu di tích lịch sử đền Hùng”, trong đó có dự án thành phần xử lý, chống xói mòn một số vị trí có nguy cơ sạt lở trên khu vực núi Nghĩa Lĩnh, diễn ra hôm 1.8 vừa qua, nhiều thành viên cũng rất quan tâm vấn đề địa chất tại nơi đây. Nhiều nhà nghiên cứu, khoa học yêu cầu “cung cấp địa chất từng khu vực hạng mục công trình triển khai, đặc biệt là khu vực xói lở tại núi Nghĩa Lĩnh”; “Bổ sung các thông tin hiện trạng xói lở, sạt lở, quy mô xói lở, sạt lở tại mỗi vị trí”; “Bổ sung thông tin địa chất của từng hạng mục triển khai, nhất là khu vực xói lở tại núi Nghĩa Lĩnh”…

Những yêu cầu và đề nghị của nhiều thành viên của Hội đồng thẩm định được xuất phát bởi yếu tố địa chất tại vùng lõi của khu di tích chưa được đánh giá, nghiên cứu, khảo sát một cách nghiêm túc, bài bản, khoa học để đưa thông số đảm bảo tính chính xác về mặt hiện trạng. Nhìn bằng mắt thường cùng với hiện trạng sự sạt trượt trong nhiều năm qua có thể thấy đó là nguy cơ tiềm ẩn cao, nhưng ẩn tàng bên trong như thế nào, độ kết cấu ra sao vẫn chưa thể được kiểm chứng. Chính vì vậy, tại nơi đây cần áp dụng các biện pháp khoa học như quan trắc với các trang thiết bị máy móc để cùng nhau nhận diện chân xác hơn, chứ không thể dừng lại bằng “tri thức dân gian”.

Có lẽ cũng vì thế nên trong quyết định “Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, tôn tạo hạ tầng cảnh quan Khu di tích đền Hùng”, trong đó có xây dựng giải pháp xử lý, chống xói mòn một số vị trí hiện trạng có nguy cơ sạt lở trên khu vực núi Nghĩa Lĩnh, UBND tỉnh Phú Thọ đã phải yêu cầu: “Đơn vị chủ đầu tư chỉ được phép triển khai thực hiện bước thiết kế bản vẽ thi công sau khi Bộ TN&MT ban hành quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án theo quy định”. Tuy nhiên với hiện trạng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về sạt trượt đất, đá trên núi Nghĩa Lĩnh, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và những Bộ, ngành liên quan cần tiến hành khảo sát, đánh giá kỹ hiện trạng về mặt địa chất, theo đó có biện pháp cần kíp nhằm bảo vệ các công trình kiến trúc tại vùng lõi khu di tích đền Hùng.

Tại buổi làm việc với nhóm phóng viên Văn Hóa vào chiều 4.9, bà Phạm Thị Hoàng Oanh, Phó Giám đốc Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng cho biết, căn cứ quyết định phê duyệt của UBND tỉnh Phú Thọ, Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Hùng sẽ triển khai thực hiện các bước tiếp theo đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành và tổ chức thực hiện hạng mục dự án nhằm hạn chế tối đa hiện tượng xói mòn tại một số vị trí có nguy cơ sạt trượt trên khu vực núi Nghĩa Lĩnh. 

 Về dự án “Tu bổ, tôn tạo hạ tầng cảnh quan Khu di tích đền Hùng”, trong đó có xây dựng giải pháp xử lý, chống xói mòn một số vị trí hiện trạng có nguy cơ sạt lở trên khu vực núi Nghĩa Lĩnh, Bộ VHTTDL đã có văn bản số 969/BVHTTDL gửi UBND tỉnh Phú Thọ, và lưu ý: “Hiện trạng xung quanh đường lên núi Nghĩa Linh, đền Thượng là rừng đặc dụng có nhiều cây xanh có giá trị, tạo cảnh quan cho di tích, việc xử lý chống xói mòn cần đảm bảo hạn chế tối đa việc chặt bỏ cây xanh, không chặt các cây lâu năm có giá trị; cây trồng mới là cây bản địa phù hợp với thổ nhưỡng, khi sinh trưởng không ảnh hưởng tới hệ thống cây xanh đã có, góp phần tạo cảnh quan cho di tích.

Việc ổn định mái dốc chống sạt trượt bằng phương pháp xếp bao tải đất lưới thép, neo thép kết hợp trồng cây xanh cần được thực hiện thử nghiệm tại khu vực khác, xem xét, đánh giá kết quả trước khi triển khai trên núi Nghĩa Lĩnh”.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/bao-gio-moi-ap-dung-bao-ve-cap-thiet-103969.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển khai hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà rường cổ Bao Vinh

VHO - Ngày 8.11, Ban Quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế đã tổ chức khởi công công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường cổ tại phố cổ Bao Vinh, phường Hương Vinh. Theo kế hoạch, công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường tại 77B Bao Vinh sẽ hoàn thành trong vòng 150 ngày. Dự kiến, trong giai đoạn 2023 - 2026, sẽ có 7 nhà rường cổ ở Bao Vinh được hỗ trợ...

Kỷ niệm 15 năm được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể

VHO - Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11-30.11 sẽ có nhiều hoạt động nhân dịp kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Theo đó, chương trình gặp mặt các nghệ nhân, nghệ sĩ dân ca Quan họ Bắc Ninh, gắn với kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc...

Truyền thống – Văn hiến: Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

VHO - Ngày 7.11 tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại”. Với những góc nhìn và chia sẻ thú vị, tọa đàm khẳng định những giá trị độc đáo của văn hóa Hà Nội, làm sáng tỏ sự chuyển dịch của dòng chảy văn hóa Hà Nội cùng những yếu tố tác động đến sự chuyển dịch này. Hoạt động lao động...

Hoa hậu Kim Hồng bồi hồi nhớ lại lần gặp ông. Trump

VHO - Hôm nay 6.11 (theo giờ. Việt Nam), lại một lần nữa ông. Donald Trump chiến thắng, trở thành. Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47 vào đầu năm tới.Theo Hoa hậu Kim Hồng, biết tin ông Donald Trump đã đắc cử Tổng thống Mỹ, chị rất phấn khởi và mong muốn một dịp nào lại được diện kiến Tổng thống Donald Trump. "Là một công dân Việt Nam tôi mong muốn tình hữu nghị Việt - Mỹ ngày...

Chiêm ngưỡng những di sản vô giá qua những thước phim điện ảnh

VHO - Trong khuôn khổ LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII), sáng 7.11 tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia (Hà Nội), Viện Phim Việt Nam khai mạc triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” . Triển lãm giới thiệu hình ảnh các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận, gồm các Di sản văn hóa vật thể, Di...

Bài đọc nhiều

Dự Án Trùng Tu Di Tích Mỹ Sơn Với Sự Hỗ Trợ Từ Ấn Độ

Quần thể di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, một trong những kỳ quan kiến trúc của nền văn hóa Chămpa, đã được đón nhận một luồng sinh khí mới nhờ vào dự án bảo tồn và trùng tu do chính phủ Việt Nam và Ấn Độ hợp tác thực hiện. Thông qua chương trình hợp tác này, các khu tháp A, H, K tại Mỹ Sơn đã được bảo tồn, trùng tu trong hơn sáu năm dưới...

Triển khai hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà rường cổ Bao Vinh

VHO - Ngày 8.11, Ban Quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế đã tổ chức khởi công công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường cổ tại phố cổ Bao Vinh, phường Hương Vinh. Theo kế hoạch, công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường tại 77B Bao Vinh sẽ hoàn thành trong vòng 150 ngày. Dự kiến, trong giai đoạn 2023 - 2026, sẽ có 7 nhà rường cổ ở Bao Vinh được hỗ trợ...

Truyền thống – Văn hiến: Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

VHO - Ngày 7.11 tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại”. Với những góc nhìn và chia sẻ thú vị, tọa đàm khẳng định những giá trị độc đáo của văn hóa Hà Nội, làm sáng tỏ sự chuyển dịch của dòng chảy văn hóa Hà Nội cùng những yếu tố tác động đến sự chuyển dịch này. Hoạt động lao động...

Giá Trị Lịch Sử Đang Bị Đe Dọa: Thực Trạng Di Sản Hội An Trước Biến Đổi Khí Hậu

Thành phố Hội An, di sản văn hóa thế giới, mang trong mình vẻ đẹp cổ kính và bề dày lịch sử hơn 500 năm, đang phải đối mặt với những đe dọa nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các hiện tượng thiên tai khắc nghiệt như bão, lũ và tình trạng nước biển dâng, gây ảnh hưởng không chỉ đến độ bền của các công trình kiến trúc cổ...

Về Miền Biển: Hòa Mình Trong Lễ Hội Cầu Ngư Của Ngư Dân Việt Nam

Mỗi khi mùa xuân về, biển cả lại rì rào những khúc ca của sự sống, báo hiệu mùa lễ hội Cầu Ngư của ngư dân sắp bắt đầu. Trên các làng chài ven biển, không khí trở nên rộn ràng và háo hức. Người dân háo hức chuẩn bị cho một lễ hội trang trọng, nơi những lời cầu nguyện về một năm mới bình an, may mắn và bội thu được gửi gắm qua từng nghi thức...

Cùng chuyên mục

Nhà Thờ Gỗ Kon Tum: Giao Thoa Văn Hoá Tây Nguyên Trong Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman

Nhà thờ Gỗ Kon Tum, còn gọi là Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, tọa lạc tại trung tâm thành phố Kon Tum và được xem là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Tây Nguyên. Xây dựng từ đầu thế kỷ XX, nhà thờ đã trở thành một biểu tượng không chỉ của cộng đồng Công giáo mà còn của cả vùng đất Kon Tum, mang đậm dấu ấn văn hóa và phong cách...

Dự Án Trùng Tu Di Tích Mỹ Sơn Với Sự Hỗ Trợ Từ Ấn Độ

Quần thể di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, một trong những kỳ quan kiến trúc của nền văn hóa Chămpa, đã được đón nhận một luồng sinh khí mới nhờ vào dự án bảo tồn và trùng tu do chính phủ Việt Nam và Ấn Độ hợp tác thực hiện. Thông qua chương trình hợp tác này, các khu tháp A, H, K tại Mỹ Sơn đã được bảo tồn, trùng tu trong hơn sáu năm dưới...

Triển khai hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà rường cổ Bao Vinh

VHO - Ngày 8.11, Ban Quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế đã tổ chức khởi công công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường cổ tại phố cổ Bao Vinh, phường Hương Vinh. Theo kế hoạch, công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường tại 77B Bao Vinh sẽ hoàn thành trong vòng 150 ngày. Dự kiến, trong giai đoạn 2023 - 2026, sẽ có 7 nhà rường cổ ở Bao Vinh được hỗ trợ...

Kỷ niệm 15 năm được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể

VHO - Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11-30.11 sẽ có nhiều hoạt động nhân dịp kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Theo đó, chương trình gặp mặt các nghệ nhân, nghệ sĩ dân ca Quan họ Bắc Ninh, gắn với kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc...

Truyền thống – Văn hiến: Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

VHO - Ngày 7.11 tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại”. Với những góc nhìn và chia sẻ thú vị, tọa đàm khẳng định những giá trị độc đáo của văn hóa Hà Nội, làm sáng tỏ sự chuyển dịch của dòng chảy văn hóa Hà Nội cùng những yếu tố tác động đến sự chuyển dịch này. Hoạt động lao động...

Mới nhất

Tường minh Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Các nội dung liên quan đến Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vừa được Bộ Giao thông - Vận tải làm rõ theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Các nội dung liên quan đến Dự án...

Hoàng Thùy gợi cảm, MC Hoàng Oanh cao 1,68m tự tin diễn thời trang

Show thời trang SR Celebrating Local Pride mùa thứ 8 quy tụ dàn sao gồm người mẫu Hoàng Thùy, Miss Cosmo 2024 Ketut Permata Juliastrid, á hậu Karnruethai Tassabut... Chi Pu sắc sảo, thanh lịch khi làm 'giám đốc'Tại buổi diễn thời trang "SR Celebrating Local Pride" lần thứ 7, ca sĩ Chi Pu gây ấn tượng với vẻ đẹp...

Nên đi khám trầm cảm ở đâu để được chẩn đoán đúng?

Trầm cảm là một rối loạn tâm lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi và sức khỏe. Để được chẩn đoán đúng từ đó có quy trình điều trị tích cực,...

Bộ ủng hộ tỉnh Bình Định đầu tư đường băng thứ hai của sân bay Phù Cát

Báo cáo Thủ tướng và Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ Giao thông vận tải bày tỏ ủng hộ việc giao UBND tỉnh Bình Định tổ chức thực hiện đầu tư đường băng thứ hai của sân bay Phù Cát. ...

Đồng chí Đặng Khánh Toàn giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Nam Định

(ĐCSVN) - Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng mong muốn tân Bí thư Tỉnh ủy Nam Định phát huy truyền thống của địa phương, năng động, sáng tạo; tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đưa Nam Định phát triển nhanh, bền vững; xứng đáng với kỳ vọng của Trung ương, đưa Nam Định vươn lên mạnh...

Mới nhất