Trang chủNewsThế giớiLực hút mang tên Trung Á

Lực hút mang tên Trung Á

Chuyến thăm Uzbekistan và Kazakhstan của Thủ tướng Đức Olaf Sholz, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, thu hút sự quan tâm của dư luận bởi liên quan một địa bàn chiến lược: Trung Á.

Trung Á gồm 5 nước (Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan) có diện tích khoảng 5,6 triệu km2, là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên: dầu mỏ, khí tự nhiên và than đá (có ở hầu hết các nước), các loại đất hiếm như litium, uranium có trữ lượng lớn nhất thế giới, tiềm năng dồi dào về thủy điện, có nhiều mỏ sắt, đồng, vàng, muối mỏ… Với dân số gần 80 triệu người, Trung Á đang nổi lên như một khu vực có ý nghĩa địa chính trị quan trọng, với đặc trưng lịch sử phong phú, di sản văn hóa đa dạng, có vị trí chiến lược nằm ở nơi giao cắt giữa châu Á và châu Âu.

Trung Á ngày càng hấp dẫn

Trung Á là vùng đất có nhiều lợi thế trong chiến lược của các nước lớn. (Nguồn: TCA)

Cơ hội trong xung đột

Xung đột ở Ukraine đã và đang gây ra những tác động tiêu cực khắp châu Âu, với sự tàn phá nghiêm trọng tại Ukraine và nền kinh tế Nga bị đình trệ. Tuy nhiên, có một khu vực đã hưởng lợi lớn từ cuộc xung đột này là Trung Á. Năm quốc gia trong khu vực không chỉ tránh được những hậu quả nặng nề của cuộc chiến mà còn tăng cường thương mại và đầu tư, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Các định chế tài chính thế giới đều công bố những đánh giá tích cực về tăng trưởng kinh tế của khu vực Trung Á năm 2023. Theo IMF và WB, GDP các nước trong khu vực năm 2023 tăng 4,6% và dự kiến tăng 4,2% năm 2024.

Kể từ khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt lên Nga do phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, các nước Trung Á đã duy trì chính sách đối ngoại mềm dẻo, đa hướng, khéo léo thực hiện một “hành động cân bằng đa chiều” trong quan hệ với các cường quốc lớn như Mỹ, Trung Quốc và Nga.

Mặc dù có những áp lực từ cả Nga và phương Tây, Kazakhstan và các quốc gia Trung Á khác tiếp tục duy trì hoạt động thương mại với Nga, đồng thời phát triển mối quan hệ với các đối tác phương Tây, nhanh chóng nắm bắt cơ hội để lấp đầy khoảng trống trong chuỗi cung ứng. Kyrgyzstan, Uzbekistan và Kazakhstan trở thành trung gian cho Nga, khi các mặt hàng bị cấm nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu được chuyển hướng qua Trung Á. Điều này giúp các quốc gia này gia tăng mạnh mẽ kim ngạch thương mại với cả Nga, Trung Quốc và châu Âu. Năm 2022, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Kazakhstan và các nước BRICS, chủ yếu là Nga và Trung Quốc đạt 45 tỷ USD.

Riêng Kyrgyzstan, quốc gia nhỏ bé này đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về doanh thu ngân sách, tăng gấp đôi trong năm 2023. Số tiền thu được từ thương mại và các khoản đầu tư nước ngoài đang được tái đầu tư vào các dự án phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực thủy điện. Một ví dụ tiêu biểu là nhà máy thủy điện Kambarata-1, dự án đang được xây dựng để tăng một nửa công suất điện của nước này. Điều đó không chỉ giúp Kyrgyzstan đảm bảo năng lượng cho nền kinh tế đang bùng nổ mà còn tạo cơ hội xuất khẩu điện sang các quốc gia lân cận, vốn đang thiếu hụt năng lượng.

Ngoài Kyrgyzstan, Kazakhstan cũng là một trong những quốc gia hưởng lợi lớn từ cuộc xung đột. Xuất khẩu từ EU sang Kazakhstan đã tăng mạnh, đặc biệt là các mặt hàng như máy móc và thiết bị điện tử. Ngành công nghệ của Kazakhstan đã phát triển vượt bậc, với kim ngạch xuất khẩu công nghệ sang Nga tăng gần 7 lần từ năm 2021 đến năm 2023. Điều này cho thấy sự chuyển dịch trong chuỗi cung ứng quốc tế và tạo điều kiện cho các quốc gia Trung Á mở rộng vai trò của mình trong nền kinh tế toàn cầu.

Trung Á ngày càng hấp dẫn
Kỹ thuật cơ khí là một trong những ngành chính của nền kinh tế Kazakhstan. (Nguồn: Văn phòng Thủ tướng Kazakhstan)

Điều chỉnh chính sách

Trong bối cảnh địa chính trị phức tạp hiện nay, Mỹ có những thay đổi thực tế hơn trong chính sách đối với Trung Á từ chỗ coi khu vực này chỉ là nhà cung cấp nguyên nhiên liệu và đường vận chuyển chiến lược sang chính sách mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với Kazakhstan và Uzbekistan, đặc biệt trong các lĩnh vực phát triển năng lượng sạch, chống biến đổi khí hậu, khai khoáng, coi khu vực Trung Á là Đối tác về cơ sở hạ tầng và đầu tư toàn cầu.

Các nước EU cũng rất nỗ lực tăng cường quan hệ với các nước Trung Á với mục đích tìm nguồn thay thế cho dầu khí của Nga, đáp ứng năng lượng cho cựu lục địa, kể cả năng lượng hạt nhân (Kazakhstan chiếm 40% trữ lượng Uranium toàn thế giới, sản xuất 22 triệu tấn năm 2023), đồng thời tìm cách gây ảnh hưởng với các nhà lãnh đạo trong khu vực để thay đổi quan điểm về Nga. Tuy nhiên, do quá phụ thuộc vào Mỹ nên những nỗ lực này chỉ mang tính hình thức.

Mới đây, Modern Diplomacy nhận định, trữ lượng dầu khí dồi dào của Trung Á khiến các nước phương Tây có thêm một lựa chọn quan trọng giúp bảo đảm an ninh năng lượng. Khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và trữ lượng khoáng sản này cũng đem lại những cơ hội hấp dẫn cho các nền kinh tế phương Tây trong việc mở rộng chuỗi cung ứng.

Lâu nay, các công ty của Kazakhstan – quốc gia lớn nhất Trung Á là nguồn cung titan, berili, tantal, niobi… cho nền kinh tế các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Cuối năm 2023, chuyến thăm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Kazakhstan đã mang lại những thỏa thuận đáng kể giúp Paris mua được các khoáng sản và kim loại quan trọng phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Kim ngạch thương mại giữa Kazakhstan và Đức năm 2023 tăng 41%, đạt 3,9 tỷ USD, trong 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch vượt 2,3 tỷ USD. Kể từ 2005 đến nay, Đức đã đầu tư vào Kazakhstan gần 6,7 tỷ USD.

Thúc đẩy hợp tác nội vùng

Cuộc xung đột ở Ukraine đã không chỉ làm gia tăng thương mại mà còn kích thích sự hợp tác nội vùng ở Trung Á. Trước đây, các quốc gia này thường xảy ra xung đột về lợi ích kinh tế và chính trị, nhưng hiện nay, họ đã ý thức đoàn kết để tận dụng các cơ hội phát triển, hàng loạt dự án được xây dựng và triển khai trên tinh thần củng cố các liên kết kinh tế nội khối.

Thông qua thúc đẩy quan hệ kinh tế và ngoại giao chặt chẽ hơn với các nước láng giềng, Trung Á đang tìm cách khai thác tiềm năng để trở thành một trung tâm thương mại, đầu tư và trao đổi văn hóa, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và thịnh vượng, giải quyết các vấn đề chung như thiếu hụt năng lượng và quản lý biên giới. Thương mại, đầu tư và du lịch giữa các nước trong khu vực đang tăng mạnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội.

Ngoài ra, sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và hậu cần trong khu vực cũng đang được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư từ các đối tác quốc tế. Các dự án đầu tư này không chỉ giúp cải thiện điều kiện vận chuyển hàng hóa mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, từ nông nghiệp đến công nghệ. Đặc biệt, kể từ sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, sự xuất hiện của Hành lang vận tải quốc tế xuyên Caspi (TITR), một mạng lưới vận chuyển trải dài khắp Trung Á, biển Caspi và vùng Caucasus, đã nổi lên như một giải pháp thay thế cho các tuyến vận tải do Nga kiểm soát.

Trung Á ngày càng hấp dẫn
Hành lang vận tải quốc tế xuyên Caspi (TITR) nổi lên như một giải pháp thay thế cho các tuyến vận tải do Nga kiểm soát. (Nguồn: Dreamstime)

Trong 30 năm qua, tuyến vận tải này đã chứng kiến lưu lượng giao thông gia tăng, nhất là sau thời điểm tháng 2/2022. Theo Tổng thư ký Hiệp hội TITR Gaidar Abdikerimov, hiện có 25 công ty vận tải từ 11 quốc gia tham gia TITR. Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2023, hơn 2.256 triệu tấn hàng hóa đã được vận chuyển qua hành lang này. Đầu năm 2024, các tổ chức tài chính châu Âu và quốc tế công bố khoản cam kết trị giá 10,8 tỷ USD để phát triển TITR, nhằm giảm sự phụ thuộc vào tuyến vận tải phía Bắc (NSR) của Nga.

Khi bất ổn gia tăng trên Biển Đỏ do các cuộc tấn công của lực lượng Houthi cũng như việc phương Tây áp các lệnh trừng phạt đối với Moscow, các tuyến đường vận chuyển truyền thống trở nên kém an toàn. Việc định tuyến vận tải tránh kênh đào Suez cũng làm gia tăng đáng kể chi phí và thời gian vận chuyển. Trong bối cảnh đó, TITR bỗng nhiên trở thành giải pháp mang tính đột phá, đem lại lợi ích cho chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp kết nối thương mại giữa châu Á và châu Âu không bị đứt quãng.

Trung Á ngày càng hấp dẫn
Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp lãnh đạo các nước Trung Á theo hình thức đối thoại C5+1 bên lề kỳ họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốctại trụ sở Liên hợp quốc ở New York ngày 19/9/2023. (Nguồn: AP)

Một điểm đáng chú ý là các quốc gia Trung Á đã liên kết với nhau để hình thành cái gọi là định dạng C5, tạo ra một khối thống nhất trong các cuộc đàm phán quốc tế. Sự hợp tác này không chỉ tăng cường vị thế của khu vực trên trường quốc tế mà còn giúp các quốc gia này tận dụng tốt hơn cơ hội từ cả “Đông và Tây”.

Tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp các nhà lãnh đạo Trung Á tham dự Hội nghị thượng đỉnh C5+1 (cơ chế hợp tác gồm Mỹ và 5 nước Trung Á) tại New York – một sự kiện lịch sử đánh dấu lần đầu tiên Tổng thống Mỹ tham dự hội nghị C5+1. Washington và các đối tác đã thảo luận về hàng loạt chủ đề như an ninh khu vực, hợp tác kinh tế và phát triển bền vững, qua đó nhấn mạnh sự quan tâm và đóng góp ngày càng lớn của Mỹ trong khu vực.

Cuối năm 2023, chuyến thăm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Kazakhstan đã mang lại những thỏa thuận đáng kể giúp Paris mua được các khoáng sản và kim loại quan trọng phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo quốc tế như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Á trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu.

Đức “được mùa”?

Thủ tướng Olaf Scholz trở thành Thủ tướng Đức đầu tiên đến thăm khu vực Trung Á sau nhiều thập kỷ. Theo giới chuyên gia, trong chuyến công du lần này, ông Olaf Scholz tìm kiếm sự liên kết chặt chẽ hơn với các nước Trung Á, đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực năng lượng và kinh tế, khai thác nguồn dầu khí dồi dào của Trung Á để thay thế nguồn cung từ Nga.

Năm 2023, Kazakhstan xuất khẩu 8,5 triệu tấn dầu sang Đức, chiếm 11,7% tổng lượng dầu nhập khẩu của Đức và tăng từ khoảng 6,5 triệu tấn trước xung đột Nga – Ukraine. Sự gia tăng này đưa Kazakhstan trở thành nhà cung cấp lớn thứ ba của Đức sau Na Uy và Mỹ, theo dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang Đức. Trong khi đó, các khoản đầu tư của Đức vào Kazakhstan tăng 64% vào năm 2023 so với năm 2022.

Trung Á ngày càng hấp dẫn
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và nguyên thủ các nước Trung Á tại Astana, Kazakhstan ngày 17/9. (Nguồn: EFE)

Một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với ông Olaf Scholz liên quan đến vấn đề địa chính trị. Thủ tướng Đức muốn lắng nghe lãnh đạo các đối tác Trung Á đánh giá các diễn biến ở Nga và vấn đề tuân thủ các lệnh trừng phạt Nga của phương Tây tại Trung Á. Tuy nhiên, ông Olaf Sholz đã bị Tổng thống Kazakhstan Tokayev “dội gáo nước lạnh” khi khẳng định Nga là nước “không thể chiến bại” về quân sự. Việc leo thang chiến trang tại Ukraine sẽ dẫn tới những hậu quả không thể sửa chữa được đối với toàn thể nhân loại, trước hết đối với tất cả các nước tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Phát biểu của nhà lãnh đạo Kazakhstan chắc chắn sẽ khiến Thủ tướng Đức phải suy nghĩ lại về chính sách leo thang “đối đầu với Nga” tại Ukraine, trong bối cảnh phải đối mặt với sự phản đối ngày càng gia tăng trong nước về sự ủng hộ của chính phủ Đức dành cho Kiev.

Tuy nhiên, Thủ tướng Đức cũng không rời Astana với “hai bàn tay trắng”. Chuyến đi Trung Á của ông đã góp phần tăng cường quan hệ của Đức với các quốc gia hàng đầu trong khu vực là Kazakhstan và Uzbekistan.

Với Uzbekistan, Đức đạt thỏa thuận di cư với Tashkent, hướng tới tuyển dụng lao động có tay nghề cao tại Đức. Tại Kazakhstan, hai bên đạt thỏa thuận tiếp tục hợp tác trong 66 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư 55 tỷ USD, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng, xây dựng, sản xuất khí o xy, xây dựng sân bay, khai thác muối kali và axit boric.

Các nước Trung Á và Đức cam kết tăng cường thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế, thương mại, năng lượng, khai thác khoáng sản, chống biến đổi khí hậu, đấu tranh chống di cư bất hợp pháp, chủ nghĩa khủng bố và cực đoan.





Nguồn: https://baoquocte.vn/luc-hut-mang-ten-trung-a-286803.html

Cùng chủ đề

Đức tìm kiếm gì ở khu vực được xem là ‘sân sau’ của Nga?

Ông Olaf Scholz đang đẩy mạnh hoạt động tiếp cận Trung Á, tìm kiếm sự hợp tác kinh tế và phối hợp địa chính trị khi ông trở thành Thủ tướng Đức đầu tiên đến thăm khu vực này sau nhiều thập kỷ.

Trung Quốc ‘hợp tác thân thiện’ với Na Uy, Nga cảnh báo Trung Đông, pháo kích ở Sudan

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 10/9.

Đức nói đã đến lúc tìm cách thoát khỏi xung đột, ông Trump tự tin tuyên bố “vũ khí bí mật” khiến Nga “bó...

Ngày 8/9, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố đã đến lúc bắt đầu thảo luận về cách chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine.

Đức đã đến lúc tìm cách thoát khỏi xung đột, ông Trump tự tin tuyên bố “vũ khí bí mật” khiến Nga “bó tay”

Ngày 8/9, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố đã đến lúc bắt đầu thảo luận về cách chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine.

Thủ tướng Đức có tin tưởng Tổng thống Ukraine?

Ngày 8/9, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cam kết, chính phủ nước này sẽ không tiếc công sức để điều tra bằng được các hành vi phá hoại đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream).

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”

Tiếp nối thành công của Cuộc thi Sáng tạo ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân 2024, ngày 20/9, Tập đoàn T&T Group chính thức phát động Cuộc thi Sáng tạo ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025. Cuộc thi nhằm tìm kiếm ý tưởng sáng tạo cho Bộ ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025 vừa độc đáo, vừa giàu ý nghĩa và nêu bật được hình ảnh, giá trị thương hiệu của Tập đoàn. Tổng giá trị giải thưởng cuộc thi gần 500 triệu đồng.

Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/9, tại trụ sở Trung ương Đảng diễn ra ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Hội nghị.

Apple Intelligence sẽ được hỗ trợ tiếng Việt vào năm 2025

Trong thông báo mới nhất, Apple cho biết đang lên kế hoạch bổ sung hàng loạt ngôn ngữ trên hệ thống trí tuệ nhân tạo Apple Intelligence, trong đó có cả tiếng Việt.

Thanh niên Việt Nam tiên phong trong quá trình số hóa, hướng tới phát triển bền vững trên toàn cầu

Ngày 20/9, Tòa nhà Xanh Liên hợp quốc tại Hà Nội đã chào đón 50 thủ lĩnh thanh niên và các bạn trẻ có tầm ảnh hưởng đã tham dự sự kiện nhằm nhấn mạnh vai trò trọng tâm của thanh niên trong quá trình số hóa và đổi mới sáng tạo hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam.

Trung Quốc-Nhật Bản nhất trí về việc xả thải tại nhà máy Fukushima

Trung Quốc và Nhật Bản đã đạt được nhất trí về một cơ chế dài hạn cho phép Bắc Kinh giám sát việc xả nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.

Bài đọc nhiều

Cố gắng bảo vệ hợp đồng béo bở, Tổng thống Hàn Quốc thân chinh đến một nước Trung Âu, gửi thông điệp rắn tới...

Ngày 19/9, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 4 ngày đến Cộng hòa Czech.

Lebanon hứng chịu loạt vụ nổ bộ đàm gây hàng trăm thương vong, LHQ “không thể chấp nhận”, HĐBA nhóm họp

Hàng loạt bộ đàm đã phát nổ khắp Lebanon trong ngày 18/9, khiến 9 người thiệt mạng và hơn 300 người bị thương.

Vũ khí hủy diệt nhất của Nga đang ở trạng thái sẵn sàng ‘cực kỳ cao’, Moscow cảnh báo nguy hiểm khi NATO phớt...

Mới đây, Tổng tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Alexander Moiseyev, tuyên bố, Sư đoàn tàu ngầm số 25 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga hiện được trang bị vũ khí mạnh nhất và hủy diệt nhất.

Mỹ kiện chủ tàu Singapore sau thảm họa sập cầu

Theo New York Times, Bộ Tư pháp Mỹ đệ đơn kiện dân sự đòi bồi thường 103 triệu USD từ hai công ty Singapore sở hữu và điều hành tàu container đã làm sập cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, hồi tháng 3. Vụ việc khiến 6 người thiệt mạng và làm tê liệt tuyến giao thông chính ở Đông Bắc nước Mỹ. Hai công ty Singapore...

Cùng chuyên mục

Trung Quốc-Nhật Bản nhất trí về việc xả thải tại nhà máy Fukushima

Trung Quốc và Nhật Bản đã đạt được nhất trí về một cơ chế dài hạn cho phép Bắc Kinh giám sát việc xả nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.

Đồn đoán Israel đưa ra đề xuất ngừng bắn mới, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hoãn thăm đồng minh Trung Đông

Ngày 19/9, truyền thông Israel đưa tin, nước này đã đưa ra đề xuất ngừng bắn mới với phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza.

Mới nhất

Về tay đại gia Thái Lan, một doanh nghiệp lãi đậm, cổ phiếu lên đỉnh

Thị trường chứng khoán ghi nhận thị giá cổ phiếu BMP liên tiếp lập đỉnh, tăng khoảng 34% trong hơn một tháng qua. Với hơn 81 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa thị trường của Nhựa Bình Minh đạt trên 10.000 tỷ đồng. Cổ phiếu BMP lập đỉnh, cổ đông hưởng lợi lớn nhất là Tập đoàn...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tiếp Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản

(MPI) - Chiều ngày 20/9/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã có buổi tiếp ông Takebe Tsutomu, Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam cùng Đoàn công tác đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. ...

Khai mạc Triển lãm trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”

Triển lãm tái hiện không gian Thành phố Hà Nội trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp Triển lãm nhằm giới thiệu đến đông đảo công chúng những tài liệu lưu trữ và hình ảnh minh hoạ về cuộc đấu tranh chống Pháp của quân dân Hà Nội từ cuối thế kỷ 19 đến năm 1954, trong đó rất...

Viettel đổi máy 4G miễn phí cho khách hàng dùng máy 2G

Ngày 20/9, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) công bố hỗ trợ chuyển đổi điện thoại 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng đang dùng máy 2G còn lại. Trong đó, ưu tiên triển khai trước cho 10 tỉnh miền núi vùng Tây Bắc đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của bão,...

Nước lên cao 2m, nông dân Tân Hoá quá quen, lên nhà phao ở, bình thản với lũ

Xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) đã được Tổ chức Du lịch thế giới vinh danh...

Mới nhất