Trang chủNewsThời sựTham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của...

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc


Các Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành và Hoa Ry đồng chủ trì thảo luận
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành và Hoa Ry đồng chủ trì buổi thảo luận

Đánh giá của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho thấy, mặc dù rất cần thiết phải được ban hành, nhưng dự án Luật về lĩnh vực dân tộc rất khó về xác định phạm vi, đối tượng điều chỉnh, mục tiêu của dự án Luật; đồng thời cũng có nhiều vấn đề mới trong nội dung.

Tại Hội thảo khoa học “Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc” do Hội đồng Dân tộc tổ chức đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, tham góp ý kiến vào dự thảo Luật, chuyên gia độc lập Nguyễn Đức Lam cho biết, nhiều văn bản Luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam như: Bộ Luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Di sản văn hóa… đã có một số nội dung cụ thể hóa các quy định tại Điều 5 của Hiến pháp 2013; thể hiện quyền bình đẳng của các dân tộc, nguyên tắc đoàn kết, tôn trọng nhau, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc. Hiến pháp 2013 cũng đã nhấn mạnh trách nhiệm của Nhà nước ban hành, thực hiện những chính sách phù hợp đối với các DTTS.

“Các DTTS trong quá trình phát triển gặp những thách thức, khó khăn mà nếu chỉ áp dụng những chính sách chung, thì khó được khắc phục, cải thiện. Để hỗ trợ đồng bào các DTTS thực hiện quyền bình đẳng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, Nhà nước cần dành nhiều ưu tiên trong triển khai các chính sách phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS”, ông Lam nhấn mạnh.

Chuyên gia độc lập Nguyễn Đức Lam.
Chuyên gia độc lập Nguyễn Đức Lam.

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, hiện chưa có bất kỳ luật nào điều chỉnh các vấn đề chung về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, các chính sách cho vùng DTTS và miền núi. Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ vẫn là văn bản pháp lý cao nhất về công tác dân tộc;…

Khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng, ban hành Luật về lĩnh vực công tác dân tộc, chuyên gia độc lập Nguyễn Đức Lam cho rằng, về nội dung, dựa án luật cần cụ thể hóa quy định tại Điều 5, Hiến pháp 2013 về bảo đảm sự thống nhất của các dân tộc; bảo đảm bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm các hành vi kỳ thị, chỉa rẽ dân tộc

“Nội dung của dự án luật cũng cần quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các DTTS phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước. Hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến đồng bào DTTS phải toàn diện, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và phát huy lợi thế, tiềm năng của vùng và tinh thần tự lực của đồng bào”, ông Lam kiến nghị.

TS. Trần Thị Yên, Trưởng Ban Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc, Viện Khoa học giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
TS. Trần Thị Yên, Trưởng Ban Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc, Viện Khoa học giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Đồng quan điểm cần phải thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc, TS. Trần Thị Yên, Trưởng Ban Nghiên cứu Giáo dục Dân tộc, Viện Khoa học giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) khẳng định, hIện nay, Luật Giáo dục nhiều điểm liên quan đến đồng bào DTTS chưa được thực hiện như tinh thần của Hiến pháp năm 2013 mà chỉ mang tính đặc thù. Vì vậy, cần điều chỉnh những vấn đề này trong Luật về lĩnh vực dân tộc sẽ tạo sự thống nhất, điều kiện phát triển bền vững giáo dục vùng DTTS, củng cố lòng tin của đồng bào DTTS với chủ trương của Đảng, Hiến pháp, Pháp luật và chính sách của Nhà nước. 

Để thể chế hóa một cách đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng về giáo dục dân tộc, TS. Yên cho rằng, trong dự án Luật về lĩnh vực dân tộc, cũng cần quy định nội dung chính sách hỗ trợ trẻ em, học sinh, sinh viên người DTTS và các chính sách liên quan; qui định về hệ thống trường, lớp ở vùng DTTS; quy định về tiếng nói, chữ viết các DTTS;… 

TS. Nguyễn Khánh Phương, Viện trưởng Viện Chiến lược y tế (Bộ Y tế) tham gia tham luận
TS. Nguyễn Khánh Phương, Viện trưởng Viện Chiến lược y tế (Bộ Y tế) tham gia tham luận

Đóng góp nội dung trong lĩnh vực Y tế, TS. Nguyễn Khánh Phương, Viện trưởng Viện Chiến lược y tế (Bộ Y tế) nhìn nhận, những năm qua, Nhà nước đã có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; nhiều bộ luật cũng có các quy định liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS.

“Tuy nhiên, hiệu quả triển khai các chính sách về chăm sóc sức khỏe đối với đồng bào DTTS chưa đạt được như kỳ vọng. Khoảng cách chênh lệch trong chăm sóc sức khỏe giữa các vùng miền và nhóm dân tộc còn cao; cơ sở vật chất y tế ở vùng DTTS và miền núi còn thiếu, chưa đồng bộ, trang thiết bị y tế nghèo nàn, thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế;…”, TS. Phương cho biết.

Khẳng định sự cần thiết ban hành Luật về lĩnh vực dân tộc, TS. Nguyễn Khánh Phương cho rằng, nội dung dự án Luật cần thể hiện rõ về quyền được chăm sóc sức khỏe của đồng bào DTTS, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, miền và các nhóm dân cư (cụ thể là đồng bào DTTS).

“Ngoài ra, Luật cần thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của Nhà nước, chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể và người dân trong công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS; Lâu nay, chúng ta chỉ  thực hiện cơ chế đặc thù đối với các chính sách chăm sóc sức khỏe đồng bào DTTS ở vùng khó khăn, điều này khác với HIến pháp 2013 về đồng bào DTTS được thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Do vậy, Luật về lĩnh vực dân tộc có thể điều chỉnh làm rõ nội dung, điều mục nhằm thể chế hóa chính sách đối với đối tượng được quyền thụ hưởng chính sách y tế. ”, TS. Phương khuyến nghị.

Tham dự và đóng góp ý kiến tại Hội thảo khoa học này, ông Ksor Phước, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội cho rằng, nhìn từ thực tế, dù chúng ta có Hiến pháp 2013, Bác Hồ ban hành có Sắc lệnh về công tác dân tộc, chính sách dân tộc; cùng một hệ thống văn bản, chính sách cụ thể về dân tộc đã được ban hành bao phủ trên hầu hết các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Song do chúng ta nhìn nhận và cách làm không được rõ ràng, ví dụ như việc xác định, phân định về thành phần DTTS. Ngay khái niệm về người bản địa, thì có thể hiểu là họ ở đây từ rất lâu, trước khi có nhà nước, hoặc mới có nhà nước…

Ông Ksor Phước, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội phát biểu làm rõ thêm một số cơ sở lý luận trong dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc
Ông Ksor Phước, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội phát biểu làm rõ thêm một số cơ sở lý luận trong dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Do vậy, việc xây dựng Luật phải căn cứ vào đặc điểm lịch sử DTTS, trong đó, trước tiên là xác định đặc điểm chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ví dụ như là có ngôn ngữ chung, di sản văn hoá các dân tộc thiểu số cũng là di sản văn hoá dân tộc Việt Nam; cùng một Tổ quốc, cùng trách nhiệm, nghĩa vụ đối với Quốc gia.

Theo ông Ksor Phước, trên thực tế, nói đến DTTS, người ta thường nghĩ ngay đến họ là đối tượng nghèo; cộng đồng yếu thế nhất; là đối tượng dễ bị tổn thương; là những đối tượng dễ bị đối xử bất bình đẳng…; Do vậy, luật điều chỉnh gì để hạn chế những vấn đề này, đảm bảo tất cả các dân tộc đoàn kết bình đẳng, cùng tiến bộ.

Chúng ta phải rà lại tất cả các luật, những nội dung liên quan đến đồng bào DTTS, việc xây dựng Luật dân tộc, phải đạt mục tiêu là bình đẳng trên tất cả các lĩnh vực, các mặt cuộc sống, phải phát huy được nội lực để phát triển chứ không chỉ là giúp đỡ. Xác định Luật là cơ sở pháp lý cao nhất để đồng bào thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình. 

Dựa trên các nguyên tắc cơ bản là đảm bảo: điều kiện nơi sinh sống của đồng bào DTTS phải tốt hơn nơi cũ; Tạo điều kiện để bà con dân tộc tiếp cận, hội nhập với hàng hóa lớn, hội nhập quốc tế, để bà con không đứng ngoài sự phát triển chung của đất nước; phải làm sao khuyến khích để bảo vệ, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, coi đó là tinh túy của văn hóa Việt Nam; Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, không chăm lo sẽ dễ bị tụt hậu, chỉ có con đường khoa học kỹ thuật là con đường tiến lên, rút ngắn sự phát triển, vươn lên hội nhập với quốc tế. Đồng thời, đặc biệt quan tâm đến bình đẳng về chính trị…

Theo ông Sơn Phước Hoan, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, cho rằng, cần kế thừa những vấn đề đã nghiên cứu, để tránh việc dự Luật không chồng chéo và phải đồng bộ. Đồng thời, phải quy định rõ các cấp cho cơ quan quản lí về công tác dân tộc. Chính sách dân tộc nên lấy đồng bào dân tộc làm trung tâm, để thực hiện chính sách đồng đều đối với mọi địa bàn.

Ông Sơn Phước Hoan, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu tham gia ý kiến
Ông Sơn Phước Hoan, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu tham gia ý kiến

Đặc biệt, tránh việc sung đột chính sách, Luật về lĩnh vực dân tộc cần làm rõ để không phải lúng túng khi triển khai. Trong công tác phối hợp cần nêu rõ cơ quan nào là chủ trì để rõ vai “nhạc trưởng” khi giải quyết các sự việc xảy ra trong thực tế tại mỗi địa phương.

Về tên gọi của dự Luật về lĩnh vực dân tộc, nhiều đại biểu thống nhất đề tên Luật Dân tộc. Đại biểu Danh Út, nguyên Phó Chủ tịch HĐDT nêu ý kiến, để bám vào trọng tâm mà yêu cầu đặt ra, thì theo ông nên ngắn gọn tên gọi là “Luật Dân tộc”. 

Hoà thượng Danh Lung, phát biểu đồng thuận việc định hướng tên gọi Luật Dân tộc
Hoà thượng Danh Lung, phát biểu đồng thuận việc định hướng tên gọi Luật Dân tộc

Đồng quan điểm với ông Danh Út, Hoà thượng Danh Lung, Phó ban Hoằng pháp TW GHPGVN, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer, Phó Trưởng ban Giáo dục Phật giáo T.Ư, trụ trì chùa Candaransi, nêu rõ: Thống nhất với tên gọi Luật Dân tộc, đối tượng áp dụng là DTTS. Hòa thượng cũng cho rằng, việc xây dựng những nội dung, điều luật, những vấn đề thể hiện trong Luật phải thể hiện được cho đối tượng là đồng bào dân tộc.

Ngoài các ý kiến trên, Hội thảo cũng được nghe rất nhiều ý kiến tham góp của các đại biểu nhằm làm rõ những vấn đề tồn tại, bấp cập trong hệ thống chính sách dân tộc hiện hành cần điều chỉnh, thống nhất, qua đó để thấy được vì sao phải có Luật về lĩnh vực dân tộc… 

Phát biểu kết thúc Hội thảo, ông Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đã cảm ơn, đánh giá cao những ý kiến đóng góp tâm huyết trách nhiệm xung quanh các vấn đề xây dựng Luật về lĩnh vực dân tộc. Trên cơ sở những thông tin, đóng góp quan trọng này, Hội đồng Dân tộc tiếp tục rà soát bổ sung; đồng thời tiếp tục có những hội thảo chuyên đề sâu hơn để có từng bước hoàn thiện hồ sơ dự thảo Luật…

Hội đồng Dân tộc của Quốc hội: Tổ chức Hội thảo khoa học: ‘Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc’





Nguồn: https://baodantoc.vn/tham-gop-y-kien-the-che-hoa-day-du-chu-truong-cua-dang-ve-linh-vuc-cong-tac-dan-toc-1726803247012.htm

Cùng chủ đề

Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá văn hóa truyền thống, phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc

Kế hoạch kèm theo quyết định này nêu rõ mục đích nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, các già làng, trưởng bản, người có uy tín và đồng bào dân tộc thiểu số về công tác bảo tồn, phát...

Thông điệp về hòa hợp dân tộc và quan hệ tốt đẹp Việt Nam-Vatican qua thư của Giáo hoàng Francis

Thư của Giáo hoàng Francis gửi Giáo hội Công giáo Việt Nam cho thấy quan hệ Việt Nam-Vatican ngày càng phát triển tốt đẹp, đồng thời là sự công nhận nỗ lực bảo đảm tự do tôn giáo, hòa hợp dân tộc của đất nước hình chữ S.

Việt Nam nỗ lực triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Công ước CERD nhằm bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu...

Việt Nam đã lên kế hoạch và đang nỗ lực triển khai Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) nhằm tăng cường sự thụ hưởng các quyền bình đẳng về mọi mặt của người dân tộc thiểu số (DTTS).

Vươn tầm phát triển du lịch di sản

Sản phẩm du lịch phong phú, độc đáo Vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta có hệ thống di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, là tiềm năng, lợi thế so sánh trong phát...

Người con đầu tiên của bản vùng biên xứ Nghệ đỗ Đại học Y Hà Nội

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Vi Thị Thảo (học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An) là một trong 7 học sinh dân tộc ít người có điểm thi khối KHTN cao được tỉnh Nghệ An tuyên dương.Giấc mơ thành bác sĩTrong căn nhà sàn đơn sơ ở bản Kẽm Đôn, xã biên giới Tri Lễ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), Vi Thị Thảo chia sẻ chỉ có học...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sẽ có 330 đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lâm Đồng lần thứ IV, năm 2024

Đại hội cũng là dịp tôn vinh, biểu dương các tập thể và cá nhân tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng và khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tinh thần tự lực, tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Qua đó, tạo nên khí thế thi đua sôi nổi trong các tầng lớp Nhân dân, thúc đẩy sự đoàn kết và tinh thần phấn đấu...

Bình Phước: Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Kết thúc hội thi, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho đội thi xã Thuận Lợi; trao giải Nhì cho đội thị xã Tân Hưng và giải ba được trao cho đội thi xã Đồng Tiến. Krông Nô (Đắk Nông): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc Nguồn: https://baodantoc.vn/binh-phuoc-to-chuc-hoi-thi-tim-hieu-phap-luat-ve-cong-tac-dan-toc-1726819286877.htm

Hội đồng Dân tộc của Quốc hội: Tổ chức Hội thảo khoa học: “Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh...

Hội thảo do Hội đồng Dân tộc của Quốc hội chủ trì tổ chức, với dự tham dự của các đại biểu là Thường trực Hội đồng Dân tộc; Thường trực các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; đại diện lãnh đạo các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các chuyên gia, nhà khoa học; Lãnh đạo và chuyên viên Vụ Dân tộc, Văn phòng Quốc hội. Các ông, bà nguyên là lãnh đạo...

Phú Lương (Thái Nguyên): Đào tạo nghề, giúp bà con vùng đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Bà Đỗ Thanh Bình, Phó Trưởng phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, cho biết: Trong những năm qua, để công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đúng với nhu cầu của người dân, các ngành nghề phù hợp với thế mạnh của địa phương và với quy hoạch phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quy hoạch xây dựng nông...

Ngân hàng Chính sách Xã hội: Bổ sung khoảng 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách, tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt...

NHCSXH cũng thực hiện gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ đối với các món vay đến hạn trả nợ (triển khai đối với các món vay phát sinh nợ đến hạn từ tháng 9/2024). Thời hạn thông thường tối đa là 12 tháng đối với các khoản cho vay ngắn hạn và tối đa 1/2 thời hạn cho vay đối với các khoản cho vay trung và dài hạn.Ngày 17/9, Chính phủ đã ban hành Nghị...

Bài đọc nhiều

Tập đoàn của ông Donald Trump đề xuất đầu tư sân golf, tổ hợp vui chơi, giải trí tại Hưng Yên

Tập đoàn The Trump Organization thuộc sở hữu của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump vừa bày tỏ mong muốn được đầu tư khách sạn, sân golf và tổ hợp vui chơi, giải trí tại Hưng Yên. Tập đoàn The Trump Organization của Mỹ muốn đầu tư tổ hợp sân golf, khách sạn và vui chơi giải trí tại Hưng Yên - Ảnh: TTXVN Ngày 16-9 vừa qua, đại diện Tập đoàn The Trump Organization (Mỹ) đã có buổi làm việc...

Sập cầu ở thành phố Hòa Bình

Cầu Ngòi Móng trên đường tỉnh 445 ở thành phố Hòa Bình bị sập rạng sáng nay, may mắn không gây thiệt hại về người. VTC.vn

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, cách Đà Nẵng 210km

(Dân trí) - Rạng sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 trong năm. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6. Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết lúc 4h ngày 19/9, vị trí tâm bão vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng 210km về phía Đông Bắc,...

Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày, nghỉ lễ Quốc khánh 2025 4 ngày

Bộ Nội vụ thống nhất với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra về việc sẽ nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tiếp. Nghỉ lễ Tết là dịp nhiều bạn trẻ có thời gian thả dáng, chụp ảnh lưu giữ thanh xuân ở các địa điểm nổi tiếng - Ảnh: NAM TRẦN Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương...

Hà Nội tiếp tục lọt top điểm đến du lịch một mình tốt nhất thế giới

Báo Telegraph của Anh vừa đưa Hà Nội vào danh sách những điểm đến tốt nhất thế giới, mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người đi du lịch một mình. Theo tờ báo của Anh, Việt Nam là đất nước hiếu khách và có giá cả vô cùng phải chăng. Bên cạnh đó, nơi đây cũng có nhiều điều thú vị dành cho những du khách "độc hành". Những du khách đi du lịch một mình hoàn toàn có thể...

Cùng chuyên mục

Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước phát biểu bế mạc Hội nghị. (Ảnh: Phạm...

Rafaelson chính thức có quốc tịch Việt Nam, được ra sân ở vòng 2 V-League

VOV.VN - Cầu thủ Rafaelson chính thức có quốc tịch Việt Nam với tên gọi Nguyễn Xuân Son và đủ điều kiện ra sân từ vòng 2 V-League 2024/2025.   Ngày 20/9, Rafaelson nhận quyết định được công nhận là công dân Việt Nam. Anh mang tên Nguyễn Xuân Son, sẽ đá cho CLB Nam Định với tư cách cầu thủ nhập tịch. Nguyễn Xuân Son sinh năm 1997 tại Brazil. Anh sang Việt Nam đá cho Nam Định đầu năm 2020....

Tổng Bí thư: Tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của đảng, thực sự là “bộ tổng tham mưu”

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của đảng, thực sự là hạt nhân trí tuệ, là “bộ tổng tham mưu”, đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước. Chiều 20/9, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, hội...

3 mẹ con bị lũ cuốn khi qua cầu tràn ở Nghệ An

XEM CLIP: Tối nay (20/9), lãnh đạo UBND huyện Anh Sơn cho biết, gần 16h cùng ngày, tại cầu Khe Cốc (xóm 4, xã Hoa Sơn) xảy ra sự việc 3 mẹ con bị nước cuốn. Nhân chứng tại hiện trường kể, 3 mẹ con đi xe đạp điện qua cầu tràn khi nước lũ lên nhanh, bất ngờ bị cuốn trôi theo dòng nước. Hai người con đã kịp thời bám lấy bụi tre và được mọi người kịp...

Đảng bộ Báo Công Thương tổ chức Lễ kết nạp đảng viên mới năm 2024

Trong thời gian qua, được sự chỉ đạo và giúp đỡ của Đảng uỷ Báo Công Thương trong việc bồi dưỡng phát triển đảng viên, Chi bộ 1, Chi bộ 2 đã thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên mới. Căn cứ vào quy định Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, với sự quan tâm của lãnh đạo Đảng ủy, sự giúp đỡ của các đồng chí đảng...

Mới nhất

Kinh nghiệm ứng phó bão số 4: Không chủ quan và quyết liệt phòng từ sớm

VOV.VN - Bão số 4 đổ bộ vào bờ và nhanh chóng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Cơn bão này không mạnh nhưng cán bộ, nhân dân và những lực lượng nòng cốt ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị - vùng được dự báo là nơi bão đổ bộ trực tiếp đã không chủ quan, thực...

Rafaelson chính thức có quốc tịch Việt Nam, được ra sân ở vòng 2 V-League

VOV.VN - Cầu thủ Rafaelson chính thức có quốc tịch Việt Nam với tên gọi Nguyễn Xuân Son và đủ điều kiện ra sân từ vòng 2 V-League 2024/2025.   Ngày 20/9, Rafaelson nhận quyết định được công nhận là công dân Việt Nam. Anh mang tên Nguyễn Xuân Son, sẽ đá cho CLB Nam Định với tư cách cầu thủ...

Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/9, tại trụ sở Trung ương Đảng diễn ra ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Hội nghị.

Tổng Bí thư: Tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của đảng, thực sự là “bộ tổng tham mưu”

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của đảng, thực sự là hạt nhân trí tuệ, là “bộ tổng tham mưu”, đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước. Chiều 20/9, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, Tổng Bí thư - Chủ tịch...

Mới nhất

Những tấm lòng vàng