Trang chủPolitical ActivitiesNâng cao năng lực xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Nâng cao năng lực xây dựng văn bản quy phạm pháp luật


(Bqp.vn) – Xác định đúng vị trí, vai trò, phản ánh tầm nhìn chiến lược của Ðảng về sự cần thiết phải tiếp tục củng cố, tăng cường quốc phòng về mọi mặt, những năm qua, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn quân quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, chương trình về xây dựng, hoàn thiện pháp luật của Đảng và Nhà nước, với mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quân sự, quốc phòng, cơ yếu đồng bộ, thống nhất, khả thi, thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.


Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban soạn thảo dự án Luật Phòng thủ dân sự, ngày 04/11/2022.

Đến nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về lĩnh vực quân sự, quốc phòng, cơ yếu cơ bản đầy đủ, đã tạo hành lang pháp lý để bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm để công dân thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình trong bảo vệ Tổ quốc; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị – xã hội của đất nước. Cụ thể, Bộ Quốc phòng đã chủ trì soạn thảo, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành nhiều dự án luật, nghị quyết, như: Luật Quốc phòng; Luật Dân quân tự vệ; Luật Cơ yếu; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Phòng thủ dân sự; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Nghị quyết của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc…

Tuy nhiên, vẫn còn một số nhiệm vụ của Quân đội chưa được luật hóa, như tác chiến không gian mạng; phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu…, nên khi có tình huống xảy ra, Quân đội tham gia giải quyết dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng chống phá do thiếu cơ sở pháp lý; do đó, đặt ra yêu cầu phải nâng cao năng lực xây dựng văn bản QPPL.

Đặc điểm xây dựng văn bản QPPL về quân sự, quốc phòng, cơ yếu

Ngoài những đặc điểm chung, pháp luật về quân sự, quốc phòng, cơ yếu có đặc thù riêng, xuất phát từ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nội dung của chính sách điều chỉnh thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng, cơ yếu, tiềm lực quốc phòng, bảo đảm quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống các văn bản QPPL thuộc những ngành, lĩnh vực khác và thống nhất, đồng bộ trong hệ thống văn bản QPPL của Việt Nam, có tác động qua lại và bổ sung cho nhau để điều chỉnh các hoạt động trong phạm vi toàn quốc. Trong đó có các đặc điểm nổi bật là:

Hình thức văn bản QPPL do Bộ Quốc phòng xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, gồm các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; thông tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Nội dung văn bản QPPL do Bộ Quốc phòng chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành điều chỉnh trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, cơ yếu chứa đựng nhiều thông tin bí mật nhà nước; áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân người nước ngoài hoạt động, cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Hình thức và đối tượng lấy ý kiến tham gia góp ý một số dự án, dự thảo văn bản QPPL được lựa chọn kỹ, nhằm bảo vệ thông tin bí mật nhà nước trong dự án, dự thảo văn bản QPPL.

Chủ thể tham gia xây dựng văn bản QPPL ở Bộ Quốc phòng do nhiều cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước theo chuyên ngành thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng, cơ yếu, đề xuất xây dựng, khi được chấp thuận (phê duyệt) thì chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị của các Bộ, ngành, địa phương liên quan; các cơ quan, đơn vị trong Quân đội tổ chức soạn thảo theo quy định. Nguồn nhân lực tham mưu và thực hiện soạn thảo các dự án, dự thảo văn bản QPPL chủ yếu do các sĩ quan QĐND Việt Nam – những người làm nhiều nhiệm vụ “vừa cầm súng, vừa cầm bút” thực hiện.

Các giải pháp nâng cao năng lực xây dựng văn bản QPPL

Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 09/11/2022 đánh giá: “Qua hơn 35 năm đổi mới và hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991, bổ sung, phát triển năm 2011), công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Nhận thức, lý luận về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ngày càng thống nhất, đầy đủ và sâu sắc hơn. Hệ thống pháp luật đã được hoàn thiện một bước cơ bản; vai trò của pháp luật và việc thực thi pháp luật được chú trọng trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước và xã hội”. Bên cạnh đó, Nghị quyết chỉ ra hạn chế, bất cập, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, quản lý và bảo vệ đất nước trong tình hình mới; đồng thời, xác định rõ mục tiêu là: “Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng XHCN vào năm 2045”; với trọng tâm là: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán; bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật”.

Thiếu tướng Hàn Mạnh Thắng báo cáo kết quả nghiên cứu Đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật quân sự, quốc phòng, cơ yếu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, ngày 16/7/2024.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quân sự, quốc phòng, tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc, thống nhất để Quân đội thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, tiến tới góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trước hết là chú trọng các nội dung sau:

Một là, đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng cán bộ. Công tác cán bộ là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng cao là đầu tư cho phát triển lâu dài và bền vững. Xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ làm công tác pháp chế, xây dựng pháp luật phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ.

Để đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng cán bộ cần phải giải quyết trước một bước chất lượng người đứng đầu. Người đứng đầu phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết; đồng thời phải là người có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, bản lĩnh nghề nghiệp cao, tầm bao quát lớn; có phương pháp làm việc khoa học, thành thạo công nghệ thông tin, kỹ thuật số, xử lý công việc có nguyên tắc và phải có hiểu biết sâu sắc lĩnh vực quản lý, đặc thù ngành Pháp chế, công tác xây dựng pháp luật nói chung, trong Quân đội nói riêng.

Bên cạnh đó, phải chú trọng và thực hiện đúng quy định về công tác tuyển chọn, tuyển dụng cán bộ đủ tiêu chuẩn, tiêu chí vào tổ chức pháp chế, cơ quan được giao đảm nhiệm công tác pháp chế xây dựng pháp luật là yêu cầu quan trọng và cấp thiết. Việc tuyển chọn, tuyển dụng cán bộ vào bất kỳ ngành, lĩnh vực nào cũng cần chú trọng bảo đảm phù hợp giữa chuyên ngành đào tạo, cấp học với vị trí chuyên môn đảm nhiệm. Đây là cơ sở đầu tiên để cán bộ có thể nhanh chóng thích ứng, phát huy được kiến thức, năng lực, sở trường trong thực hiện nhiệm vụ, công việc cũng từ đó mà thông suốt, đảm bảo chất lượng, tiến độ. Việc tuyển chọn cán bộ vào làm công tác pháp chế, xây dựng pháp luật phải bảo đảm về tiêu chí, tiêu chuẩn, năng lực giải quyết công việc; trong đó, cán bộ được đào tạo chuyên ngành luật là yêu cầu cơ bản, nền tảng. Các tiêu chí, tiêu chuẩn về học vấn, trình độ chuyên môn, thời gian, kinh nghiệm công tác cũng cần được thực hiện đúng quy định.

Hai là, nâng tầm chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Cán bộ, đảng viên phải thực hiện trách nhiệm nêu gương theo phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Cán bộ lãnh đạo, quản lý có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng lực dồi dào, đủ sức xử lý công việc trong mọi tình huống; sớm tìm ra hướng giải quyết trong những tình huống khó khăn, phức tạp nhất; có uy tín cao, luôn là niềm tin vững chắc cho người dưới quyền; là tấm gương mẫu mực, bình dị. Về tâm lý, cán bộ cấp dưới bao giờ cũng mong muốn học được ở lãnh đạo cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức, lối sống, ứng xử, hoặc khả năng thành thạo, uyển chuyển trong xử lý chuyên môn nghiệp vụ hay “vẻ đẹp” trong lối sống giản dị đời thường.

Ba là, nâng cao trình độ, năng lực của các chủ thể trong xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản QPPL phải nắm chắc, thực hiện nghiêm quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn và thẩm quyền ban hành; có giải pháp cụ thể, đồng bộ để xây dựng, bố trí, điều động, luân chuyển các cán bộ, công chức có năng lực làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại, đáp ứng các yêu cầu công việc đặt ra. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ; chú trọng khai thác, ứng dụng tối đa thành tựu của khoa học, kỹ thuật, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng pháp luật. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương; phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong nghiên cứu xây dựng, đề xuất chính sách và soạn thảo, trình văn bản quy phạm pháp luật. Khắc phục triệt để tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản QPPL. Kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật được xem xét là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, là tiêu chuẩn xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan và nhất là người đứng đầu.

Chỉ huy các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo văn bản trực tiếp tham gia soạn thảo và chỉ đạo công tác này; chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, trường hợp không thống nhất được hoặc vượt thẩm quyền giải quyết, kịp thời báo cáo và đề xuất hướng giải quyết. Chịu trách nhiệm trước chỉ huy cấp trên về tiến độ và chất lượng văn bản soạn thảo của cơ quan, đơn vị mình.

Cơ quan, đơn vị được giao phối hợp soạn thảo cử cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập, nghiên cứu góp ý, trả lời cơ quan lấy ý kiến dự thảo văn bản QPPL đúng thời hạn. Cơ quan thẩm định, thẩm tra dự thảo các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cử cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập; tiếp nhận hồ sơ, thực hiện thẩm định, thẩm tra đúng quy trình, thời hạn và chịu trách nhiệm với ý kiến thẩm định, thẩm tra.

Bốn là, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu chuyên ngành trong hoạt động xây dựng pháp luật. Thống nhất nhận thức, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quân sự, quốc phòng là công việc gắn liền với chức trách, nhiệm vụ của người chỉ huy, cán bộ chuyên môn của các ngành và cán bộ pháp chế; là phương thức tham mưu cơ bản, phản ánh chất lượng tham mưu của cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ; là căn cứ, công cụ pháp lý chủ yếu để người chỉ huy, quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đồng thời là công cụ để cán bộ, chiến sĩ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.

Xác định rõ trách nhiệm và phát huy vai trò chủ trì của các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp, cơ quan thẩm định, cơ quan trình và cơ quan thẩm tra văn bản. Chỉ huy cơ quan, đơn vị được giao chủ trì xây dựng văn bản nắm chắc số lượng văn bản do cơ quan mình chủ trì xây dựng; trực tiếp chỉ đạo quyết liệt, tổ chức soạn thảo đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo chất lượng nội dung và tiến độ trình ban hành theo chương trình đã đăng ký và theo yêu cầu của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng.

Năm là, làm tốt công tác đảm bảo cho xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Tập trung nguồn lực, bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực, trách nhiệm thực hiện công tác xây dựng văn bản QPPL bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Thiết lập bộ phận chuyên trách, chuyên sâu làm công tác xây dựng văn bản trong các cơ quan, đơn vị; phát huy vai trò của cán bộ pháp chế; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan của Bộ Quốc phòng với các cơ quan chuyên môn của các Bộ, ngành liên quan trong công tác xây dựng văn bản.

Hội nghị tư vấn thẩm định dự thảo Thông tư quy định một số nội dung về lựa chọn nhà thầu trong phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, ngày 01/8/2024.

Tăng cường tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ kiểm tra, rà soát, xây dựng văn bản cho cán bộ pháp chế, cán bộ thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn bản QPPL. Chú trọng bảo đảm kinh phí, trang bị vật chất cho hoạt động xây dựng văn bản QPPL. Cùng với việc bảo đảm từ ngân sách nhà nước, hoạt động xây dựng văn bản QPPL nói chung cần được đảm bảo từ các nguồn ngân sách hợp pháp khác để phù hợp với trách nhiệm xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL.

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quân sự, quốc phòng, cơ yếu bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và khả thi, phục vụ đắc lực cho thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là yêu cầu tất yếu trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đánh giá đúng những kết quả đạt được cũng như chỉ rõ hạn chế, bất cập, trên cơ sở đó có giải pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả để nâng cao năng lực xây dựng pháp luật tiến tới một hệ thống pháp luật về quân sự, quốc phòng, cơ yếu hoàn chỉnh là đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Việc triển khai đồng bộ, kịp thời các giải pháp sẽ góp phần tích cực nâng cao năng lực xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong Quân đội.

Thiếu tướng Hàn Mạnh Thắng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế BQP



Nguồn: https://mod.gov.vn/home/detail?current=true&urile=wcm:path:/mod/sa-mod-site/sa-ttsk/sa-tt-qpan/nang-cao-nang-luc-xay-dung-van-ban-quy-pham-phap-luat-yeu-to-quyet-dinh-su-hoan-thien-cua-phap-luat-ve-quan-su-quoc-phong

Cùng chủ đề

Vũ điệu trên nước

Việt Nam là nơi có hệ thống đa dạng sông, hồ, đầm lầy, rừng ngập mặn, biển tạo nên hệ sinh thái tự nhiên phù hợp với nhiều loài chim nước. Là một nhóm nhiếp ảnh gia có niềm đam mê với đề tài chim, các anh Thuần Võ, Du Mục, Hiếu Lê đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và chụp ảnh các loài chim nước ở Việt Nam. Hãy cùng Vietnam.vn ngắm bộ ảnh “Vũ điệu trên nước” của...

Tốp 20 nhà khoa học trẻ xuất sắc nhận Giải thưởng Quả cầu vàng năm 2024

Sau hơn 2 tháng phát động (từ ngày 3/6 đến 15/8), đơn vị thường trực Giải thưởng là Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ (Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) đã nhận được 69 hồ sơ đề cử của 39 cơ quan, đơn vị, trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp trên cả nước và Đại sứ quán, Hội Thanh niên, Sinh viên Việt Nam ở...

Đang ‘trộm’ cá, con vật dài 2 mét có tên trong Sách đỏ bị bắt

TPO - Sau khi bò vào trộ nò sáo (phương tiện dùng khai thác thủy sản trên đầm phá tại Thừa Thiên-Huế) để ăn cá, một con vật có thân hình giống rắn dài 2 mét đã bị ngư dân bắt giữ, giao nộp cho kiểm lâm. Trưa 20/9, thông tin từ Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận một cá thể động vật hoang dã quý...

Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Tháo rào cản để tạo đà tăng trưởng cho ngành thép 8 tháng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam thu về hơn 6,4 tỷ USD Chiến lược phát triển ngành thép giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đưa ra những định hướng quan trọng, đồng thời mở ra tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm này....

Làng du lịch tốt nhất thế giới ở Quảng Bình sống chung với lũ

  Quảng Bình - Tân Hóa - làng du lịch tốt nhất thế giới ở Quảng Bình ngập sâu trong nước, người dân đã tránh lũ tại chỗ bằng nhà phao có sẵn. Sáng 20.9, trao đổi với Lao Động, ông Trương Thanh Duẫn - Chủ tịch UBND xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết, mưa lớn kéo dài khiến hơn 400 nhà dân bị ngập sâu. Trong 2 ngày qua, mưa lớn kéo dài khiến nước ở các sông dâng cao. Địa hình...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”

(Bqp.vn) - Sáng 20/9, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”.Quang cảnh chương trình.Tại chương trình, Thượng tá Lê Văn Khải, Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 167 (Vùng 2 Hải quân) đã thông tin về tình hình biển, đảo thời gian qua; một số quy định mới của pháp...

Trung tướng Nguyễn Trọng Bình dự Lễ khai giảng năm học 2024

(Bqp.vn) - Chiều 18/9, tại thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Học viện Hải quân tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.Các khối cán bộ, học viên tham dự buổi lễ.Tham dự buổi lễ có Trung tướng Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường (Bộ Tổng Tham mưu); Đại tá Nguyễn...

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

(Bqp.vn) - Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.Hướng di chuyển của bão số 4.Hồi 4 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng 210 km về phía Đông Bắc, cách Quảng Trị khoảng 260 km về...

Lữ đoàn 84 kỷ niệm 40 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba

(Bqp.vn) - Sáng 19/9, Lữ đoàn 84, Cục Tác chiến điện tử (Bộ Tổng Tham mưu) tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày truyền thống (19/9/1984 - 19/9/2024) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba. Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam dự và thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba tặng Lữ đoàn 84.Các đại biểu tham...

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến chào xã giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Triều Tiên

(Bqp.vn) - Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Triều Tiên, chiều 19/9, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến chào xã giao Đại tướng Kang Sun Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Triều Tiên.Đại tướng Kang Sun Nam và Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến.Tại buổi tiếp, Đại tướng Kang Sun bày tỏ vui mừng tiếp Đoàn đại biểu Bộ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam và Triều Tiên triển khai các nội dung hợp tác quốc phòng

(Bqp.vn) - Nhận lời mời của Bộ Quốc phòng Triều Tiên, Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã sang thăm Triều Tiên. Sáng 18/9, tại Thủ đô Bình Nhưỡng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã hội đàm với Trung tướng Kim Min Seop, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Triều Tiên.Quang cảnh...

Trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và Giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch

Ngày 17/9, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã chủ trì Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và Giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch. ...

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế

Như Thương vụ đã thông tin trong kỳ trước, với thủ đoạn giả mạo doanh nghiệp, đối  tượng lừa đảo lừa doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền để mua nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu và lừa doanh nghiệp Pakistan xuất khẩu nguyên liệu chất lượng thấp sang Việt Nam dẫn đến doanh nghiệp Việt Nam bị chiếm đoạt tiền và doanh nghiệp Pakistan không thể tiêu thụ được lô hàng kém chất lượng tại Việt Nam và...

Cùng chuyên mục

Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”

(Bqp.vn) - Sáng 20/9, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”.Quang cảnh chương trình.Tại chương trình, Thượng tá Lê Văn Khải, Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn 167 (Vùng 2 Hải quân) đã thông tin về tình hình biển, đảo thời gian qua; một số quy định mới của pháp...

Điều kiện thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

(MPI) - Nghị định số 113/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động, liên kết, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi đáp ứng các điều kiện sau. ...

Bộ NN-PTNT hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão lũ tại tỉnh Hà Giang

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, bão số 3 đã gây nhiều thiệt hại cho các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang làm 01 người chết, 01 người mất tích, 01 người bị thương. 1.407 ngôi nhà bị ảnh hưởng. Gần 2.200 ha hoa màu, thuỷ sản, hơn 6.400 con gia cầm, 112 con gia súc các loại bị thiệt hại. Nhiều tuyến đường giao thông, công trình thuỷ lợi, giáo...

Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực

Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng trong tháng 8Chỉ số PMI tháng 8 của ngành sản xuất đạt 52,4 điểm, mặc dù giảm so với mức 54,7 điểm trong tháng 7 nhưng vẫn cho thấy mức cải thiện mạnh mẽ của các điều kiện kinh doanh vào thời điểm giữa quý III, trong đó có những điểm nhấn tích cực là sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục...

Khai thác giá trị văn hoá truyền thống tại các điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn...

Trong 2 ngày (19 - 20/9), tại TP. Tây Ninh, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ du lịch gắn với khai thác giá trị văn hoá truyền thống tại các điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh. ...

Mới nhất

Công bố 56 “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024

Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội NDVN đã ký Quyết định số 841-QĐ/HNDTW quyết định về việc tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ V, năm 2024. Để kịp thời...

Hai bộ trưởng cùng bàn xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn cho trạm sạc xe điện

Ngày 20-9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đồng chủ trì cuộc họp về việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến trạm...

Thu hàng trăm nghìn tỷ tiền thuế từ 140 triệu tài khoản kinh doanh online

Hội thảo - Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách Nhà nước năm 2024 (Vietnam Digital Finance 2024) với chủ đề “Đổi mới quy trình nghiệp vụ và hệ thống thông tin ngành Tài chính trong kỷ nguyên số” diễn ra sáng 20/9, tại Hà Nội. Phát biểu khai mạc sự kiện, Thứ trưởng Bộ...

Mới nhất