Trang chủKinh tếNông nghiệpBộ NNPTNT sẽ đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết chuyên...

Bộ NNPTNT sẽ đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi


Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành nông nghiệp. Trong đó, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề.

Thứ trưởng có thể cho biết, đến thời điểm này cơn bão số 3 đã gây ảnh hưởng như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp nói chung, nhất là ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng ngành?  

– Ước tính sơ bộ tới thời điểm này, bão số 3 đã gây ngập lụt khoảng 200.000ha lúa; làm thiệt hại 50.000ha hoa màu; cây ăn trái thiệt hại khoảng 61.000ha… Riêng đối với chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, thiệt hại rất nặng nề, trong khi đây cũng là 2 lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất của ngành nông nghiệp.

Theo tính toán sơ bộ, bước đầu bão số 3 gây thiệt hại cho ngành thủy sản khoảng 2.500 tỷ đồng; chăn nuôi thiệt hại 2.000 tỷ đồng. 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến tăng trưởng của ngành nông nghiệp suy giảm khoảng 0,3%, tức gấp đôi cả nước (0,15%). Với các tỉnh miền Bắc, sản lượng lúa gạo và cây ăn trái không lớn lắm, nên những thiệt hại ở lĩnh vực trồng trọt có thể khắc phục nhanh bằng cách đẩy mạnh sản xuất ở ĐBSCL; còn thời vụ thì hiện nay những nơi hứng chịu thiệt hại không còn thời vụ để sản xuất lúa, thay vào đó sẽ đẩy nhanh vụ đông. 

Thứ trưởng Bộ NNPTNT: Không điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu nông sản, quyết tâm phục hồi sản xuất kịp thời - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến.

Theo đó, Bộ sẽ chỉ đạo hội nghị sản xuất đông xuân luôn. Thực tế, với sản phẩm rau màu thì chỉ khoảng 25 – 30 ngày là có thu hoạch; cây ăn trái thì phục hồi dần. Tương tự, với nuôi trồng thủy sản, Bộ cũng sẽ có một hội nghị phục hồi sản xuất sau bão số 3, sẽ mời các tỉnh cùng đưa ra giải pháp. 

Với lâm nghiệp, đến giờ chưa có số liệu cụ thể, song ước tính có khoảng 500.000ha bị thiệt hại. Với các diện tích rừng trồng, chúng ta có thể thu hoạch các cây gỗ bị đổ ngã để làm viên nén, gỗ dăm, đồng thời chuẩn bị cây giống để trồng mới vào mùa xuân.

Thưa Thứ trưởng, đối với sản xuất chăn nuôi, thủy sản, thiệt hại rất nặng nề và cần thời gian dài hơn để khắc phục. Bộ NNPTNT có thể tư vấn thêm bà con giải pháp rút ngắn thời gian nuôi trồng, để kịp thời có sản phẩm phục vụ thị trường cuối năm?

– Thực tế đối với gà công nghiệp, chỉ hơn 1 tháng là có thể xuất chuồng; gà lông màu nuôi trên 3 tháng; vịt, ngan siêu thịt cũng chỉ cần 45 – 50 ngày; riêng con lợn thì sau 4-5 tháng đủ tuổi xuất chuồng. Như vậy, thời gian từ nay tới Tết Nguyên đán và sau Tết còn hơn 4 tháng nữa, chúng ta hoàn toàn có thể phục hồi được lượng sản phẩm bị thiệt hại do bão số 3 và kịp thời phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.

Bộ NNPTNT có đề xuất với Chính phủ như thế nào trong việc khoanh nợ, giãn nợ cũng như thực hiện các quyền lợi bảo hiểm cho các chủ trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại?

– Với những kinh nghiệm khắc phục thiệt hại bão lũ các năm trước, nhất là trận bão năm 2020 ở miền Trung cũng như kinh nghiệm khắc phục thiệt hại dịch tả lợn châu Phi năm 2019, dịch cúm gia cầm…, nếu hỗ trợ theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP thì sẽ không phù hợp với tình hình thực tiễn. Do vậy chúng tôi sẽ đề nghị Chính phủ có một Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3.

Đây sẽ là văn bản quan trọng để chúng ta đạt mục tiêu quan trọng nhất là phục hồi sản xuất đối với các tỉnh bị ảnh hưởng.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT: Không điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu nông sản, quyết tâm phục hồi sản xuất kịp thời - Ảnh 2.

Bão số 3 và mưa lũ sau bão gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp. Ảnh: N.Chương.

Trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, rất nhiều hộ phải vay lượng vốn lớn để sản xuất, vậy Bộ đề nghị phương án hỗ trợ bà con giãn nợ, khoanh nợ, chi trả bảo hiểm như thế nào, thưa Thứ trưởng? 

– Người chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản hàng hóa quy mô lớn hiện nay đều áp dụng quy mô và phương thức chăn nuôi rất hiện đại, đặc biệt là nuôi biển, nhưng hiện có những hộ bị thiệt hại rất lớn, từ vài chục tỷ đồng cho tới cả trăm tỷ.

Như tôi nói bên trên, để giải quyết vấn đề này, trước hết Bộ sẽ có đề xuất trình Chính phủ ban hành Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3, bởi đây là cơn bão có quy mô quá lớn, như Nghị quyết 42 trước đây cũng không bao chùm hết được. Thứ 2 là về giải pháp thực hiện, Bộ sẽ giao cho các Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực họp với các địa phương, hiệp hội ngành hàng để hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật, con giống, vật tư, thức ăn…

Thứ 3, đề nghị Chính phủ có giải pháp đình nợ, giãn nợ cụ thể với những doanh nghiệp, hộ gia đình bị thiệt hại. Đặc biệt phải tiếp tục giải quyết vấn đề bảo hiểm, tái bảo hiểm để phát triển thủy sản, chăn nuôi và các lĩnh vực khác bền vững hơn. 

Ngay sau hội nghị do Thủ tướng Chính phủ chủ trì ngày 15/9, chiều 16/9, Bộ NNPTNT đã họp triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng. Bộ sẽ có văn bản kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo ngân hàng thương mại trên cơ sở xác nhận của các địa phương để đình hoãn, giãn nợ, khoanh nợ, giảm lãi suất, thậm chí có những hỗ trợ để bà con sớm có nguồn lực tái sản xuất trong thời gian ngắn nhất.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT: Không điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu nông sản, quyết tâm phục hồi sản xuất kịp thời - Ảnh 3.

Chị Đặng Thị Lan (thôn Hồng Hà 2, xã Mỹ Tân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) thu dọn những bó hoa cúc bị thối nát do mưa bão. Ảnh: Mai Chiến.

Những thiệt hại đã xảy ra sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm cuối năm thế nào, thưa Thứ trưởng?

– Theo mục tiêu đề ra, riêng nuôi biển năm nay phải đạt 850.000 tấn hải sản; xuất khẩu 800 triệu đến 1 tỷ USD; với chăn nuôi phải đạt 8 triệu tấn thịt, trên 20 tỷ quả trứng, tuy nhiên với những thiệt hại do bão số 3 thì tốc độ tăng trưởng 2 lĩnh vực này sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Để giải quyết nhu cầu thực phẩm từ nay tới cuối năm, nhất là trước, trong và sau Tết, Bộ sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cùng vào cuộc hỗ trợ con giống, thức ăn, vật tư nhằm sớm phục hồi sản xuất, cung ứng đủ cho tiêu dùng nhằm sớm phục hồi CPI, giảm ảnh hưởng tới xuất khẩu và tăng trưởng ở mức thấp nhất.

Với tình hình này, Bộ NNPTNT có tính toán giảm bớt sản lượng xuất khẩu, ví dụ với gạo hay không để bù đắp cho miền Bắc?

– Bộ NNPTNT quyết tâm đạt mục tiêu Chính phủ giao về xuất khẩu nông sản và không điều chỉnh chỉ tiêu.

Chúng ta đã có kinh nghiệm xử lý hậu quả mưa bão ở miền Trung năm 2020 cũng như các năm trước đây, mặc dù khi đó nước trắng trời, nhưng ngay khi nước lũ rút thì toàn hệ thống chính trị, gồm Bộ NNPTNT, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, địa phương, tất cả lực lượng cùng đồng sức đồng lòng bắt tay ngay vào phục hồi sản xuất kịp thời và tôi tin chắc năm nay chúng ta cũng sẽ làm được.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng! 





Nguồn: https://danviet.vn/bo-nnptnt-se-de-xuat-chinh-phu-ban-hanh-nghi-quyet-chuyen-de-ve-ho-tro-phuc-hoi-san-xuat-sau-bao-yagi-20240920161046843.htm

Cùng chủ đề

Xôn xao ‘sách vở phơi la liệt trước cổng trường sau mưa lũ’, nhà trường nói gì?

Theo ông Dũng, hình ảnh sách vở được phơi dọc hai bên đường và trước cổng trường là có thật, nhưng không phải sách vở của học sinh trong trường.Cụ thể, số sách vở, giấy vụn được phơi hai bên đường và trước cổng trường là do một hộ dân sống cách trường khoảng 200m hành nghề thu mua giấy vụn đã...

Hiệu trưởng gửi thư tới sinh viên khi hủy lễ khai giảng, dành tiền ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

Không tổ chức lễ khai giảng năm học mới, ông Hoàng Anh Tuấn - hiệu trưởng Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa gửi thư chúc mừng năm học mới tới các cán bộ, giảng viên và sinh viên.Trong thư, ông Tuấn cho biết cơn bão Yagi đã làm đảo lộn kế...

Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão số 3

VOV.VN - Sự hỗ trợ của quốc tế cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho các nạn nhân của cơn bão số 3 là vô cùng quý giá và Việt Nam rất trân trọng điều này” – Đây là khẳng định của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đưa ra trong cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao diễn ra chiều 19/9 tại Hà Nội.   Theo Người phát ngôn Phạm Thu Hằng,...

Chưa bao giờ nước mắt lại rơi nhiều thế vì người dân bị nạn bão lũ

Bão Yagi và hoàn lưu của bão gây ra những thương đau chưa từng thấy khiến triệu triệu người phải rơi nước mắt xót xa. Vtcnews.vn Nguồn:https://vtcnews.vn/truyen-hinh-27.html

Chính phủ yêu cầu hỗ trợ ngành du lịch khắc phục hậu quả bão lũ

Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), trong đó có chính sách hỗ trợ ngành du lịch. Theo Nghị quyết số 143/NQ-CP ban hành ngày 17.9.2024, phạm vi, đối tượng hỗ trợ là người dân, người lao động, người yếu thế, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp tại các địa bàn bị ảnh hưởng bởi bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hơn 10 ngày qua, nhiều học sinh Hà Nội vẫn chưa được đến trường

Thông tin từ Sở GDĐT Hà Nội cho biết, hầu hết các trường trên địa bàn TP.Hà Nội đã đón học sinh trở lại trường học tập bình thường. Tuy nhiên, vẫn còn 26 trường chưa mở cửa đón học sinh học trực tiếp, gồm 9...

Nước đổ về, dân một xã ở Quảng Bình kéo ra sông Nhật Lệ tung lưới bắt toàn cá đặc sản ngon

Ghi nhận của PV báo Dân Việt, sau những trận mưa lớn, lũ đổ về, người dân ở xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) rủ nhau ra sông Nhật Lệ kéo lưới bắt cá, tôm.Clip:...

Cây sâm Bố Chính, xáo tam phân, trinh nữ chữa nhiều bệnh gì mà doanh nghiệp đổ về Đồng Nai đầu tư?

Đồng Nai có diện tích đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất lớn phù hợp để trồng chuyên canh cây dược liệu hoặc theo mô hình nông - lâm kết hợp. Tỉnh đã thu hút một số doanh nghiệp (DN) đầu tư các vùng trồng dược...

Phó Chủ tịch TP.Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè nói 5 ấn tượng đẹp về Trường Đại học Nam Cần Thơ

Sáng 20/9, Trường Đại học Nam Cần Thơ đã tổ chức lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Tại đây, ông Nguyễn Văn Quang - Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ cho biết, hiện nay, nhà trường đã có cơ sở vật chất...

Nước ngập sâu, bản Rào Tre bị chia cắt hoàn toàn

Clip: Nước ngập sâu, bản Rào Tre, Hương Khê (Hà Tĩnh) với 156 nhân khẩu bị chia cắt hoàn toàn.Cầu tràn bắc qua sông Ngàn Sâu được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép, chiều rộng...

Bài đọc nhiều

Bão số 4 chưa vào nhưng gió mạnh dần, cây bật gốc, đường biên giới ngập sâu

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024, theo cơ quan chức năng, cơn bão có khả năng đổ bộ vào Quảng Bình.Clip: Mưa to, gió lớn...

Cá lòi thòi, con động vật hoang dã, ở Cà Mau, dân vô rừng đước săn bắt ly kỳ như phim trinh thám

Ông Nguyễn Văn Yên, ở ấp Cái Mòi, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau), gắn bó với nghề bắt cá thòi lòi đã hơn 20 năm. Theo ông, trước đây, ở vùng bãi bồi cá thòi lòi nhiều vô kể nhưng ít ai chế biến loài cá này thành món ăn nên giá khá rẻ. Những năm gần đây, nhất là từ khi cá thòi lòi được công nhận nhãn hiệu Cá thòi lòi Ðất Mũi -...

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lắk (Đắk Lắk): Triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, giúp đồng...

Hiệu quả từ vốn vay ưu đãiÔng Phạm Công Hùng, Phó Giám đốc NHCSXH huyện Lắk, cho biết: Từ đầu năm 2024 đến nay, NHCSXH huyện Lắk đã tiến hành giải ngân cho 2.116 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, với số tiền 112 tỷ đồng.Trước khi có Nghị định 28, NHCSXH huyện phối hợp với các xã tập trung ưu tiên nguồn vốn tín dụng chính sách cho người đồng bào DTTS tại các...

HOT: Chuyên gia dự báo thời điểm nào bão số 4 đi vào đất liền các tỉnh Quảng Bình

Cụ thể, theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 11h40 ngày 19/9, bão số 4 nằm trên vùng bờ biển Quảng Bình - Quảng Trị với cường độ cấp 8 - 9, giật cấp 11."Dự...

Cùng chuyên mục

Nước đổ về, dân một xã ở Quảng Bình kéo ra sông Nhật Lệ tung lưới bắt toàn cá đặc sản ngon

Ghi nhận của PV báo Dân Việt, sau những trận mưa lớn, lũ đổ về, người dân ở xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) rủ nhau ra sông Nhật Lệ kéo lưới bắt cá, tôm.Clip:...

Cây sâm Bố Chính, xáo tam phân, trinh nữ chữa nhiều bệnh gì mà doanh nghiệp đổ về Đồng Nai đầu tư?

Đồng Nai có diện tích đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất lớn phù hợp để trồng chuyên canh cây dược liệu hoặc theo mô hình nông - lâm kết hợp. Tỉnh đã thu hút một số doanh nghiệp (DN) đầu tư các vùng trồng dược...

Nước ngập sâu, bản Rào Tre bị chia cắt hoàn toàn

Clip: Nước ngập sâu, bản Rào Tre, Hương Khê (Hà Tĩnh) với 156 nhân khẩu bị chia cắt hoàn toàn.Cầu tràn bắc qua sông Ngàn Sâu được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép, chiều rộng...

Thấy con trăn gấm, động vật hoang dã quý hiếm mắc trong lưới, ngư dân ở Thừa Thiên Huế đem giao nộp công an

Ngày 20/9, Công an xã Giang Hải (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) tiếp nhận một cá thể động vật hoang dã quý hiếm do người dân tự nguyện giao nộp.Đó là cá thể trăn gấm nặng khoảng 10kg do anh Trương Vinh (SN 1978, trú...

Kỹ sư cơ khí một đời say mê sáng tạo máy cuộn rơm

Theo kỹ sư Phan Tấn Bện, hiện nay một số máy cuộn rơm nước ngoài đang có mặt ở nước ta đều là loại máy phải liên hợp với...

Mới nhất

‘Lá chắn bản quyền’ trong AI sẽ bảo vệ ai?

Động thái từ các công ty công nghệ Trong bài phát biểu kéo dài 45 phút tại hội nghị dành cho các nhà phát triển đầu tiên của OpenAI vào đầu tháng 11/2023, CEO Sam Altman đã giới thiệu một chính sách bảo vệ pháp lý gọi là "Lá chắn bản quyền" (Copyright Shield).   "Chúng tôi sẽ can thiệp...

Tăng cường mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Vương quốc Anh

NDO - Tại Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) và Trường Đại học City St George’s - Đại học London, với sự hợp tác cùng Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng Kiến thức ngoại giao và Ngoại ngữ (CEFALT) đã chính thức ký kết Biên bản ghi...

Không gian hiện đại bên trong Cung Thiếu nhi Hà Nội trị giá 1.300 tỷ đồng

(Dân trí) - Sau 3 năm triển khai, dự án Cung Thiếu nhi Hà Nội chính thức đi vào hoạt động vào ngày mai (21/9). Đây là một trong các công trình lớn được khánh thành chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô. Cung Thiếu nhi Hà Nội được xây dựng tại khu Công viên hồ điều...

Hàng trăm nhà dân ngập sâu do mưa lớn tại Quảng Bình

Tính đến 11h trưa ngày 20/9, tại tỉnh Quảng Bình, mưa lớn từ đêm 19/9 và rạng sáng 20/9 đã khiến nước trên các sông, đặc biệt là sông Gianh dâng cao, gây ngập lụt, chia cắt 37 thôn, bản với 600 hộ bị ngập từ 0,5 đến 4m. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/hang-tram-nha-dan-ngap-sau-do-mua-lon-tai-quang-binh-135699.htm

Mới nhất