Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc nhờ, dồn lớp, mua nợ thiết bị..., các trường tìm mọi...

Học nhờ, dồn lớp, mua nợ thiết bị…, các trường tìm mọi cách để học sinh đi học lại sau bão lũ


Tìm mọi cách đưa học sinh trở lại trường - Ảnh 1.

Thầy cô giáo ở Trường THPT Trần Nhật Duật (Yên Bình, Yên Bái) dọn bùn trong trường để đón học sinh trở lại – Ảnh: GVCC

Trong khi đó nhiều trường đã có nhiều cách khác nhau để dạy học trong tình huống tạm thời để chờ tái thiết trường lớp.

Học nhờ, dồn lớp

Nếu ở Mường La, Sơn La, học sinh ở điểm trường phải học trong lán lớp tạm thì tại nhiều địa phương thuộc miền núi phía Bắc, hiện có những lớp học phải mượn nhờ nhà văn hóa, nhà dân, các cơ quan. 

Không thể để học sinh nghỉ học quá lâu nhưng nhiều phòng học, nhà bán trú, nhà ăn, bếp ăn trường học phải chờ xây lại. Cũng có những trường còn có nguy cơ phải di dời địa điểm vì nguy cơ tiếp tục sạt lở núi xảy ra bất cứ lúc nào.

Tính tới ngày 19-9, Lào Cai còn 44 trường và 6 điểm trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp. Trong đó Bát Xát có 1 trường và 5 điểm trường, Bắc Hà có 8 trường, Bảo Yên có 33 trường và Si Ma Cai có 1 trường và 1 điểm trường.

Theo Sở GD-ĐT Lào Cai, những trường và điểm trường chưa thể cho học sinh trở lại học được đều trong tình trạng nứt tường, nguy cơ núi tiếp tục sạt lở đổ xuống rất cao. Một số điểm trường học sinh ở các thôn còn bị chia cắt, đường bị sạt lở chưa được giải phóng. Trong số 44 trường, điểm trường kể trên, 1 trường mầm non ở Bảo Yên đã cho học sinh đi học nhưng lại phải tạm ngừng vì nguy cơ sạt lở.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, thầy Đỗ Hữu Mạnh, phó hiệu trưởng Trường phổ thông bán trú xã Nậm Lúc (Bắc Hà, Lào Cai), cho biết tới ngày 19-9 học sinh vẫn chưa thể đi học vì nguy cơ núi sạt xuống trường. Phương án đang được đề xuất là chuyển học sinh cấp THCS của trường đến học nhờ Trường THCS Bảo Nhai. Học sinh tiểu học sẽ đưa về các điểm trường ở các thôn hoặc trường chính ở xã khác học nhờ.

Trường Nậm Lúc sẽ phải di dời đến địa điểm khác và xây mới hoàn toàn. Nậm Lúc là địa bàn gánh chịu thiệt hại rất nặng trong trận bão lũ vừa qua với 8 ngôi nhà dân bị vùi lấp. Trường có 3 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh mất tất cả bố, mẹ và người thân trong gia đình, 5 học sinh mồ côi cha hoặc mẹ. Còn 2 học sinh vẫn đang mất tích, có ít nhất 20 học sinh bị mất nhà cửa, hoặc nhà bị sạt, sập không ở được.

Tại Bát Xát, lãnh đạo Phòng GD-ĐT cho biết có một số điểm lẻ có các lớp mầm non, lớp ghép 1, 2 nhà bị sập, nứt và nguy cơ tiếp tục có núi sạt lở nên hiện các lớp tại những điểm trường này được di chuyển sang học nhờ ở các nhà văn hóa thôn. 

“Nhưng lớp học nhờ cũng tạm bợ. Trẻ mầm non không có chỗ hoạt động, sân chơi. Nhưng lúc này, tìm được chỗ cho lớp mở lại là tốt rồi. Vì việc xây lại điểm trường sẽ không thể làm ngay được”, cô Dương Thị Hoan, chuyên viên Phòng GD-ĐT Bát Xát, chia sẻ.

Đưa học sinh điểm lẻ về trường chính

Ngoài phương án “học nhờ”, huyện Bảo Yên, Bát Xát có phương án đưa học sinh lớp 1, 2 ở điểm lẻ về trường chính và sắp xếp, dồn lớp mầm non ở những điểm lân cận để giải quyết việc thiếu chỗ học do lớp học, điểm trường bị sạt, nứt.

Ngày 19-9, những trẻ mầm non và học sinh ở A Lù (Bát Xát) – xã bị thiệt hại nặng, bị cô lập nhiều ngày do lũ – cũng được đưa về trường chính để các bé sớm trở lại học tập. Trường phổ thông bán trú THCS Phìn Ngan (Bát Xát) phải đưa học sinh lớp 9 về Trung tâm Giáo dục thường xuyên – giáo dục nghề nghiệp của huyện để học nhờ trong lúc trường chưa thể cho học sinh quay lại học.

Yên Bái tới ngày 19-9 vẫn còn một số trường chưa thể cho học sinh trở lại học như Trường tiểu học Yên Ninh, Trường THPT Lý Thường Kiệt (TP Yên Bái). Hai ngôi trường này đều bị ngập trong bùn đất quá dày chưa thể vét bùn, dọn dẹp để đón học sinh.

Không thể để học sinh cuối cấp nghỉ học quá lâu nên từ ngày 18-9, hơn 300 học sinh khối 12 của Trường THPT Lý Thường Kiệt được bố trí học nhờ tại Trường THPT Nguyễn Huệ. Trong khi đó học sinh các khối 10, khối 11 phải cùng các thầy cô giáo và phụ huynh tiếp tục dọn vệ sinh trường lớp. 

Theo thầy Lương Quang Dũng – phó hiệu trưởng nhà trường, hiện nguồn nước để vệ sinh trường rất hiếm nên việc khắc phục bị chậm hơn dự kiến.

Tại huyện Trấn Yên (Yên Bái), thầy Vũ Quang Long – trưởng Phòng GD-ĐT – cho biết hiện còn một số trường mầm non chưa thể khắc phục để mở lại.

Trường tiểu học và THCS Tân Đồng (Trấn Yên) có 8 phòng học bị hư hỏng do sạt ta luy nên khoảng 300/700 học sinh THCS thiếu chỗ học. Trường phải thu xếp chuyển gần 300 học sinh sang điểm trường tiểu học học nhờ để đảm bảo an toàn. 

Theo thầy Long, đã có kế hoạch xây dựng lại 8 phòng học bằng ngân sách hoặc tiền hỗ trợ, nhưng để hoàn thành sẽ phải mất vài tháng nên những học sinh trên vẫn phải học nhờ trong học kỳ 1. Học sinh Trường mầm non An Lạc (Văn Yên, Yên Bái) cũng đang phải đi học nhờ vì trường và bếp bán trú bị sạt.

Bắc Kạn cũng có một số trường, điểm trường đang trong tình trạng nguy hiểm, để học sinh sớm được học tập trở lại, giải pháp trước mắt là di dời học sinh đến điểm học tạm. Trường mầm non Quảng Bạch (huyện Chợ Đồn) bị lượng đất lớn sạt xuống, nhiều vết nứt tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. 

Theo cô Hoàng Thị Mến – hiệu trưởng nhà trường, trường phải tham mưu cho UBND xã để mượn nhà văn hóa làm chỗ học tạm đón học sinh. Hiện 84 trẻ phải học tập, sinh hoạt, ăn bán trú tại nhà văn hóa thôn.

Tìm mọi cách đưa học sinh trở lại trường - Ảnh 2.

Cô trò Trường tiểu học & THCS Đào Thịnh (Trấn Yên, Yên Bái) trong niềm vui trở lại trường – Ảnh: VĨNH HÀ

Phương án phù hợp với điều kiện thực tế

Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GD-ĐT rà soát để có phương án phù hợp đưa học sinh ở các trường, điểm trường chưa thể hoạt động về trường chính hoặc trường khác trong khu vực để học tập.

Đối với học sinh phải di chuyển quá xa nhà thì có phương án phù hợp với điều kiện thực tế để hỗ trợ học sinh được học bán trú, nội trú trong thời gian khắc phục ảnh hưởng của mưa lũ.

Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các sở GD-ĐT chỉ đạo để huy động giáo viên ở các trường trên địa bàn hỗ trợ giáo viên, học sinh, các trường bị thiệt hại do bão lũ để có thể tổ chức dạy học, dạy bù cho học sinh phải nghỉ học do mưa lũ.

Trường hợp những học sinh quá khó khăn không thể đến được trường thì nhà trường có phương án để duy trì sự học cho học sinh như giao bài tập, hướng dẫn học sinh tự học, cử giáo viên trực tiếp hỗ trợ cho học sinh, nhóm học sinh…

Mua nợ tủ cơm, bàn ghế

Tại Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Vũ Chấn (Võ Nhai, Thái Nguyên) gần 200 học sinh đã quay lại trường nhưng thiếu thốn nhiều thứ. Trường vẫn mất điện, nguồn nước sạch sinh hoạt chưa có. Thầy hiệu trưởng chia sẻ để phục vụ sinh hoạt cho học sinh, trường phải dẫn nguồn nước trực tiếp từ các khe suối về khu nội trú.

Trường tiểu học & THCS Minh Chuẩn (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) hiện học sinh cũng trở lại trường nhưng nhiều trang thiết bị phục vụ học tập bị hư hỏng. Cô Vũ Thu Hương, hiệu trưởng nhà trường, cho biết các thầy cô giáo phải tự khắc phục việc thiếu trang thiết bị. “Chúng tôi đã mượn cả tivi của nhà dân để sử dụng cho việc kết nối với Internet phục vụ dạy học trong những ngày này”, cô Hương chia sẻ.

Cô Bùi Thị Phương Nga, hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Lan (TP Yên Bái), chia sẻ dù đã đảm bảo an toàn để đón trẻ trở lại nhưng khó khăn còn ngổn ngang. Trường bị trôi hết đồ dùng dạy học, đồ dùng của bếp ăn bán trú. “Tôi phải mua nợ tủ cơm, tủ lạnh và bàn ghế thay thế, mua toàn bộ bát đĩa, thìa mới cho trẻ”, cô Nga cho biết.



Nguồn: https://tuoitre.vn/hoc-nho-don-lop-mua-no-thiet-bi-cac-truong-tim-moi-cach-de-hoc-sinh-di-hoc-lai-sau-bao-lu-20240920081720307.htm

Cùng chủ đề

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Sở GD-ĐT TPHCM lên tiếng về yêu cầu ‘bắt’ giáo viên dạy thêm

Về tin nhắn có nội dung yêu cầu các phòng GD-ĐT bắt và "kiểm điểm giáo viên dạy thêm đang lan truyền trên mạng xã hội, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM khẳng định đây là trò giả mạo. Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh chụp lại tin nhắn chỉ đạo về vấn đề dạy thêm học thêm của Sở GD-ĐT TPHCM gửi Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức và các quận, huyện. Nội dung tin...

Học sinh, sinh viên Hà Nội “đầu trần, phóng như bay” khi tham gia giao thông

Học sinh, sinh viên không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu, kẹp ba khi đi xe máy điện, xe máy quá phân khối so với độ tuổi quy định... là những hình ảnh dễ bắt gặp trên các tuyến phố của Hà Nội. ...

Không mua bảo hiểm y tế học sinh bị đình chỉ, mời phụ huynh

TRUNG QUỐC - Một giáo viên chủ nhiệm của Trường Tiểu học thực nghiệm Cao Bình (Trung Quốc), gây xôn xao khi thông báo với phụ huynh không mua bảo hiểm y tế rằng con họ sẽ bị đình chỉ học. Sáng 30/10, cô Lôi, một giáo viên chủ nhiệm của Trường Tiểu học thực nghiệm Cao Bình (Tứ Xuyên, Trung Quốc), đăng lên nhóm lớp nội dung: "Phụ huynh chưa điền đơn mua bảo hiểm y tế (BHYT) cho...

Bão Yinxing giật cấp 17, dự báo suy yếu dần khi vào Biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, lúc 19h hôm nay, vị trí tâm bão Yinxing vào khoảng 18,6 độ Vĩ Bắc; 121,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippines).Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 15 (167-183km/h), giật trên cấp 17; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 10-15km/h.Dự báo đến tối mai, bão Yinxing trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kêu lô tô trúng thưởng nè, tại lễ hội Việt Nam Xanh

Nhiều khách tham quan háo hức mang nắp chai đến gian hàng SCG đổi lấy con số may mắn, chờ đợi giây phút hồi hộp quay số lô tô trúng thưởng quà xanh. ...

Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm các tồn đọng kéo dài

Xử lý tồn đọng, kéo dài, gồm khẩn trương trình phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại. Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10-2024 ngày 9-11, Thủ tướng nhấn mạnh nếu gỡ được...

Sản phẩm xanh độc đáo của SCG hút khách tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Không gian xanh của Tập đoàn SCG nằm ngay lối ra vào của Ngày hội Việt Nam Xanh là nơi ‘check-in' ấn tượng với những sản phẩm xanh, thu hút người dân đến trải nghiệm, tham gia những hoạt động náo nhiệt bậc nhất ngày hội. ...

10 sản phẩm OCOP nào được Quảng Ngãi chọn giới thiệu phân phối ở Mỹ?

Quảng Ngãi vừa chọn 10 sản phẩm OCOP đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đăng ký tham gia quảng bá, giới thiệu ở một số hệ thống phân phối tại thị trường Mỹ. Cùng với việc đưa...

Người đàn ông đứng sau GFDI – công ty vay nghìn tỉ lãi suất gần 50%/năm

Công ty TNHH MTV tư vấn đầu tư GFDI do ông Nguyễn Quang Hoàng làm tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật. Sau khoảng 5 năm kể từ khi thành lập, doanh nghiệp tăng vốn gấp 80 lần. Trong một hội thảo...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Chiến thắng với dự án vì người khiếm thính

Với dự án “Sign by Sign”, hệ thống ngôn ngữ ký hiệu hỗ trợ giao tiếp cho người khiếm thính, đội ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội đã giành ngôi Quán quân Sinh viên thế...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. Sáng 9-11, nêu ý kiến về dự Luật Nhà giáo...

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM trong trận chung kết cuộc thi Sinh...

Nghiên cứu, đề xuất cho nhân viên trường học được hưởng phụ cấp nghề

(Tổ Quốc) - Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu, đề xuất cho đội ngũ nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp với vị trí, việc làm, tương xứng với tính chất, mức độ đào tạo. ...

Nhiều điểm mới về chính sách tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới về chính sách nhà giáo so với quy định hiện hành. Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo. ...

Mới nhất

Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh

Thưa các đồng chí, quý vị đại biểu, khách quý! Đại hội XIII đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển...

Đà Nẵng dự kiến khởi công dự án hơn 817 tỷ đồng vào năm 2025

Dự án Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước Khu công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên có tổng vốn đầu tư hơn 817 tỷ đồng dự kiến sẽ khởi công vào năm 2025. Đà Nẵng dự kiến khởi công dự án hơn 817 tỷ đồng vào năm 2025Dự án Tuyến thoát nước chính...

Hậu Giang chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị mới vốn 4.356 tỷ đồng

Dự án có diện tích sử dụng đất khoảng 96,79 ha, với quy mô dân số khoảng 18.500 người. Hậu Giang chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị mới vốn 4.356 tỷ đồngDự án có diện tích sử dụng đất khoảng 96,79 ha, với quy mô dân số khoảng 18.500 người. ...

Xu thế mới của người trẻ và cứu cánh cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Phương pháp trữ đông trứng mở ra nhiều hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, cùng với đó là bảo đảm cơ hội có con cho những phụ nữ đang tập trung cho sự nghiệp, những người mắc bệnh liên quan đến sinh sản, hiểm nghèo... Trữ đông trứng: Xu thế mới của người trẻ và cứu cánh...

Mới nhất