Trang chủKinh tếNông nghiệpVô một khu rừng ở Kiên Giang, bất ngờ thấy nông dân...

Vô một khu rừng ở Kiên Giang, bất ngờ thấy nông dân nuôi cá bống mú to bự thế này, bán giá nhà giàu


Mô hình nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng phòng hộ giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang) nguồn sinh kế ổn định. 

Dưới bàn tay chăm sóc và bảo vệ của người dân, rừng phòng hộ được khôi phục, ngày càng thêm xanh và phát triển, tăng khả năng chống sạt lở và chống chịu tốt với biến đổi khí hậu.

Những năm qua, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, tình trạng sạt lở bờ biển ngày càng diễn ra nghiêm trọng, nhiều diện tích rừng phòng hộ ven biển bị mất đi ảnh hưởng đến môi trường và đời sống sản xuất của người dân sinh sống tại các địa phương. 

Để bảo vệ và khôi phục lại diện tích rừng phòng hộ ven biển, tỉnh quan tâm triển khai thực hiện các dự án cải tạo, phục hồi và trồng mới nhiều diện tích rừng.

UBND tỉnh Kiên Giang chủ trương thực hiện chính sách giao khoán đất rừng phòng hộ cho người dân địa phương. 

Đây là một trong những giải pháp trọng tâm giúp khôi phục diện tích rừng, đồng thời tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Người dân vừa tham gia trồng rừng trên diện tích đất giao khoán vừa có thể nâng cao đời sống từ việc phát triển các mô hình sinh kế dưới tán rừng phòng hộ.

Toàn huyện Kiên Lương có 1.712ha đất rừng phòng hộ ven biển nằm trên địa bàn xã Dương Hòa, Bình An và thị trấn Kiên Lương. 

Để ổn định sinh kế, tạo việc làm và giúp người dân nhận khoán đất rừng nâng cao thu nhập, thời gian qua, Phòng Kinh tế huyện phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang, chính quyền địa phương thực hiện chuyển giao quy trình sản xuất nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao như nuôi cua, tôm quảnh canh, nuôi cá chẽm, cá mú đen, cá mú trân châu. 

UBND huyện Kiên Lương quan tâm đầu tư hệ thống điện, thủy lợi phục vụ sản xuất, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ con giống, thức ăn, tập huấn kỹ thuật để người dân chuyển đổi sản xuất.

Vô một khu rừng ở Kiên Giang, bất ngờ thấy nông dân nuôi cá đặc sản to bự thế này, bán giá nhà giàu - Ảnh 1.

Anh Nguyễn Đặng Giang, ngụ ấp Ba Núi, xã Bình An (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) nuôi cá bống mú chân trâu dưới tán rừng phòng hộ ven biển. Bống mú trân châu là cá đặc sản bán đắt tiền phù hợp nuôi ở xã Bình An.

Ông Trần Kỳ Bá, ngụ ấp Ba Núi, xã Bình An (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) cùng vợ và các con về nhận khoán đất rừng gần 20 năm. Ngần ấy thời gian, ông đeo đuổi, bám trụ với rừng, nhờ có rừng gia đình ông Bá hiện đã thoát nghèo, có cuộc sống khấm khá hơn. 

Ông Bá cho biết: “Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn nước ở đây rất phù hợp để nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá bống mú trong ao đất. Với diện tích khoảng 5.000m2, tôi chia thành 5 ao chuyên nuôi cá mú trân châu. Mỗi năm thu nhập từ 200 -300 triệu đồng”.

Bên cạnh các mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng, người dân còn tận dụng khai thác bãi bồi để nuôi thêm một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ như sò huyết, hàu, vẹm xanh. 

Anh Nguyễn Đặng Giang, ngụ ấp Ba Núi, xã Bình An nói: “Những năm gần đây, diện tích rừng bị mất khá nhiều do sạt lở bờ biển. Để chống xói lở bờ biển, bảo vệ diện tích đất rừng, tôi đầu tư xây kè đá chiều dài gần 100m, kết hợp thả đá hộc để tạo giá thể nuôi hàu. 

Nuôi hàu không tốn nhiều chi phí, có thể đem lại thu nhập ổn định, lấy ngắn nuôi dài, có tiền trang trải cuộc sống trong thời gian thả nuôi cá mú. Nhờ cách làm này, gia đình có nguồn thu nhập khoảng 300-400 triệu đồng/năm”.

Trưởng Phòng Kinh tế huyện Kiên Lương Nguyễn Hữu Thành cho biết: Dưới tán rừng phòng hộ ven biển, nhiều năm nay, người dân nhận giao khoán đất rừng trên địa bàn huyện thực hiện tốt việc chăm sóc, trồng và bảo vệ rừng. 

Không những thế, người dân tận dụng tốt điều kiện tự nhiên sẵn có để phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi cá mú trong ao đất phát huy hiệu quả kinh tế vượt trội so với nhiều loài thủy sản khác.

Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế, mô hình này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đa số người dân nuôi theo quy mô hộ gia đình, chưa có sự liên kết, nên người dân gặp khó trong việc tìm kiếm đầu ra sản phẩm. 

Nguồn con giống tại địa phương chưa sản xuất được, người dân phải mua con giống nhập khẩu từ nước ngoài nên chi phí sản xuất, giá thành cao. Bên cạnh đó, do đặc điểm phần lớn nông dân nuôi cá dưới tán rừng không chủ động được nguồn nước nên thức ăn từ cá phân dễ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây rừng.

Theo Trưởng Phòng Kinh tế huyện Kiên Lương Nguyễn Hữu Thành, định hướng của huyện trong thời gian tới để phát triển bền vững mô hình thủy sản dưới tán rừng, trong đó có mô hình nuôi cá bống mú, huyện khuyến khích vận động người dân tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác để liên kết sản xuất tạo đầu ra ổn định. 

Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang triển khai chương trình, dự án hỗ trợ để người dân tham gia, tiếp cận với các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất; vận động người dân mở rộng thêm mô hình nuôi thủy sản kết hợp phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng.

Huyện phối hợp với các ngành đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, xây dựng thương hiệu cá mú chân trâu đạt chuẩn OCOP, gắn với bao tiêu sản phẩm.





Nguồn: https://danviet.vn/vo-mot-khu-rung-o-kien-giang-bat-ngo-thay-nong-dan-nuoi-ca-bong-mu-to-bu-the-nay-ban-gia-nha-giau-2024091919151034.htm

Cùng chủ đề

Ở một cái hồ nước nhân tạo đẹp như phim, dân Hà Giang đang nuôi cá lăng chấm, cá đặc sản đắt tiền

Mô hình nuôi cá lăng chấm, cá đặc sản thực hiện tại thôn Mịch A, xã Thuận Hoà, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.Mô hình nuôi cá đặc sản trong lòng hồ, nuôi trên sông nhằm giúp cho HTX và người dân tiếp cận nhanh với...

Cá bông lau, cá đặc sản bơi sông lớn, nay nuôi thành công ở ao đất tại Bến Tre, bán 150.000 đồngkg

Anh Lê Hồng Phương, sinh năm 1975, ở âp 6, xã Bình Thắng, huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre), là người tiên phong thành công với ý tưởng chuyển đổi từ nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn sang nuôi cá bông lau thương phẩm...

Cá linh non xuất hiện dày ở mùa nước nổi Đồng Tháp, giá con sản vật mùa lũ 200.000 đồng/kg

Hiện nay, sản vật cá linh non mùa nước nổi đang được bày bán nhiều ở các chợ trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nên giá bán cá linh non đã giảm “nhiệt”.Vớt cá linh non bán cho khách hàng tại một chợ...

Cá cóc, loại cá đặc sản tên xấu xí, ăn ngon, nông dân An Giang nuôi thành công, bán 150.000 đồng/kg

Nhơn Hội là vùng đất biên giới còn nhiều khó khăn, nhưng với lợi thế sông nước, nông dân nơi đây đã mạnh dạn phát triển nghề nuôi cá lồng bè trên sông, mang lại sinh kế ổn định. Ông Trần Văn Thiệu (ngụ ấp Bắc Đai, nuôi cá cóc trong bè trên sông hơn 10 năm) cho biết: “Cá cóc là loại cá có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc so...

“Cà nhà giàu” đang nuôi thành công ở một xã của Lào Cai thực ra là loài cá gì, xuất xứ từ đâu?

Cách đây 8 năm, gia đình anh Hoàng Văn Xô, thôn Trĩ Trong là 1 trong 2 hộ đầu tiên ở xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai) mạnh dạn đưa con cá tầm về nuôi thử nghiệm. Trước đó, để chuẩn bị đưa loại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thấy chó sủa “căng” sau nhà, một người Bình Định thấy 2 con vật lạ có tên trong sách Đỏ

Hạt Kiểm lâm liên huyện Tuy Phước-TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết, đã làm thủ tục tiếp nhận 2 con tê tê Java do ông Nguyễn Thanh Tuấn (43 tuổi, trú phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn) tự nguyện giao nộp.Theo ông Tuấn, sau...

Phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Cuộc thi viết "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường" do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị được giao nhiệm vụ thường trực, tổ chức. Tại Lễ phát động cuộc thi, nhà...

Trường học đầu tư hàng chục tỷ đồng bị sạt lở khi đang xây dựng, nguy cơ đổ sập ở Thanh Hóa

Ngày 19/9, trao đổi với PV báo Dân Việt, ông Hoàng Văn Thanh, Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh  (tỉnh Thanh Hóa) cho biết: “Trên địa bàn huyện đã xảy ra sạt lở đất làm hư hỏng trường THCS Lâm Phú, xã Lâm Phú và có...

Trung Quốc mua sầu riêng nhiều nhất thế giới, lại trồng được 2.700ha ở đảo Hải Nam, Việt Nam cần làm gì?

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc cần những điều kiện gì?Tại Hội nghị trực tuyến phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc do Cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt...

Bài đọc nhiều

Trẻ em Hà Nội rước đèn đón Trung thu trên thuyền ở vùng ‘rốn lũ’

TPO - Hàng trăm phần quà cùng rất nhiều chiếc đèn lồng, đèn ông sao sáng lung linh trong đêm tối ở làng Tốt Động (huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) như làm quên đi không gian ngập lụt những ngày qua ở vùng đất ngoại thành Hà Nội. Từ tối hôm qua và tối Trung thu hôm nay (17/9), đoàn viên thanh niên của thôn Đừn, thôn...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT đề nghị Thừa Thiên Huế nhìn thẳng những bất cập trong chống khai thác IUU

Ngày 18/9, đoàn công tác của Bộ NNPTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về công tác chống khai thác hải...

Mưa lớn ở Quảng Nam gây ngập lụt ở các nơi dù áp thấp nhiệt đới vẫn còn ngoài khơi biển Đông

Mưa to từ sáng sớm đến đầu giờ chiều nay 18/9, khiến một số đoạn đường, ngầm cầu ở Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam bị ngập cục bộ do mưa lớn. Triển khai các biện pháp bảo vệ...

Cảnh báo mưa lớn nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại Đắk Lắk

Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, trong 24 giờ qua tại tỉnh Đắk Lắk phổ biến có mưa, rải rác mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông. Tổng lượng mưa từ 14h00 ngày 17/9 đến 14h00 ngày 18/9...

Áp thấp nhiệt đới đang tiến vào đất liền, dân Quảng Bình chằng buộc, gia cố nhà cửa

Ghi nhận của PV báo Dân Việt, ngày 18/9, người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương gia cố nhà cửa, đưa tàu thuyền vào nơi tránh trú bão an toàn.Clip: Bộ đội Biên phòng...

Cùng chuyên mục

Thấy chó sủa “căng” sau nhà, một người Bình Định thấy 2 con vật lạ có tên trong sách Đỏ

Hạt Kiểm lâm liên huyện Tuy Phước-TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết, đã làm thủ tục tiếp nhận 2 con tê tê Java do ông Nguyễn Thanh Tuấn (43 tuổi, trú phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn) tự nguyện giao nộp.Theo ông Tuấn, sau...

Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Lan toả không gian xanh, sạch, thân thiện với môi trườngTừ mô hình Farm Bazô trồng cây tre lấy măng, không những chuyển đổi cây trồng phù hợp với địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường, phủ xanh những vùng đất khô hạn, bỏ hoang phí. Anh Lưu Trường Lâm tích cực vận động bà con nông dân chuyển đổi cây trồng những vùng đất sản xuất kém...

Trung Quốc mua sầu riêng nhiều nhất thế giới, lại trồng được 2.700ha ở đảo Hải Nam, Việt Nam cần làm gì?

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc cần những điều kiện gì?Tại Hội nghị trực tuyến phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc do Cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt...

Toàn bộ thuỷ điện trên lưu vực sông Hồng đã ngừng xả lũ

Số liệu quan trắc cho thấy, hồi 9 giờ ngày 19/9, mực nước thượng lưu hồ Thác Bà ở cao trình 57,19m; lưu lượng nước đến hồ là 432m3/s, lưu lượng xả là 738m3/s. Thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng theo quy định tại Quyết định số 740/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chiều 19/9, Bộ NN&PTNT đã có công điện, lệnh Công ty CP Thuỷ điện Thác Bà vận hành...

Mới nhất

Cây cỏ dại mọc khắp nơi nhưng ít người biết là thuốc khoẻ gan, tốt cho khớp

Thài lài trắng có tên gọi khác là cỏ lài trắng, rau trai trắng, cỏ chân...

Kỷ luật nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai

  Thủ tướng có quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách với bà Vũ Thị Mai, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký quyết định của Thủ tướng về việc thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với bà Vũ Thị Mai, nguyên Thứ trưởng Bộ...

Giá cả ở Việt Nam chênh lệch thế nào trong mắt khách Tây?

Tính toán chi phí du lịch Việt Nam, khách Tây bất ngờ vì đồ ăn nhanh, cà phê khá đắt so với quê nhà, còn dịch vụ làm đẹp quá rẻ. Laodong.vn

Nhiễm liên cầu khuẩn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống

Tin mới y tế ngày 17/9: Nhiễm liên cầu khuẩn do thói quen ăn thực phẩm tái, sốngDù đã được cảnh báo nhiều, nhưng mới đây, tại các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô lại tiếp nhận điều trị các ca nhiễm liên cầu khuẩn lợn. ...

Saigon Co.op: Cung ứng hàng hóa cho miền Trung được đảm bảo

Saigon Co.op phối hợp với các nhà cung cấp chiến lược dự trữ thêm nguồn hàng thiết yếu tại các trung tâm phân phối của các đơn vị này nhằm đảm bảo nguồn hàng luôn dồi dào và cung ứng hàng hóa...

Mới nhất